5 Cái Bớt Của Một Cơ Đốc Nhân Tái Sinh

Share

Trong lúc toàn bộ Kinh Thánh nhấn mạnh sự chắc chắn và bảo đảm cho các Cơ đốc nhân được tái sinh thì có một phần của Kinh Thánh lấy chủ đề này làm trọng tâm – Thư Giăng thứ nhất.

Khi đọc kỹ 1 Giăng, chúng ta ghi chú được lập luận với 5 phần trình bày sự bảo đảm cứu chuộc – năm cái bớt khi sinh ra của Cơ đốc nhân. Đây là những tính cách và dấu chỉ của một người được tái sinh qua đức tin trong Chúa Giê-su.

[bs-quote quote=”1 Điều vẫn có từ ban đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã sờ về Ngôi Lời sự sống. 2 Vì sự sống đã xuất hiện, chúng tôi đã thấy và làm chứng về sự sống ấy. Chúng tôi loan báo cho anh chị em sự sống vĩnh phúc vốn ở với Chúa Cha và đã xuất hiện cho chúng tôi thấy. 3 Điều chúng tôi đã thấy và nghe, chúng tôi loan báo cho anh chị em để anh chị em cũng được thông công với chúng tôi. Và sự thông công của chúng tôi là với Đức Cha và với Con Ngài, Chúa Cứu Thế Giê-su. 4 Chúng tôi viết điều này để niềm vui của chúng ta được trọn vẹn.” style=”style-19″ align=”center” author_name=”1 Giăng1:1-4″ author_job=” (BDM 2002)”][/bs-quote]

1. Cái Bớt Của Sự Tuyên Xưng.

Thứ nhất là cái bớt của sự tuyên xưng, được diễn tả trong 1 Giăng 5:1: “Ai tin rằng Đức Giê-su là Chúa Cứu Thế thì sanh bởi Đức Chúa Trời.” Trước khi được bảo đảm về sự cứu chuộc, bạn phải tin nhận và được cứu. Bạn phải tuyên xưng Chúa Giê-su Christ là Chúa. Có người tưởng rằng họ được cứu vì họ lớn lên trong một văn hóa Cơ đốc, hay họ đã đi đến nhà thờ suốt cuộc đời của mình, hay được báp tem, hay đã sống một đời sống tốt lành. Nhưng họ lại chưa bao giờ tuyên xưng một cách cá nhân và công khai rằng Chúa Giê-su là Cứu Chúa và Chúa của họ.

Kinh Thánh dạy rằng chúng ta là những tội nhân, bị phân cách khỏi Chúa bởi một bản chất tội lỗi. Chúng ta không bao giờ có thể sở hữu, mua hay có cách leo đến nước Trời. Chúng ta không bao giờ có thể được cứu bởi những nổ lực hay sự làm lành của chính mình. Đó là lý do Chúa trở nên một con người sống một đời sống toàn vẹn công chính, chết trên thập giá, đổ huyết Ngài ra cho chúng ta, và sống lại từ kẻ chết. Ngài đã trả giá cho chúng ta, chịu nhận sự đoán xét của chúng ta trên Ngài, và Ngài ban cho chúng ta những cơ hội để được tái sinh.

2. Cái Bớt Của Sự Thay Đổi.

Nếu cái bớt thứ nhất là sự tuyên xưng Đấng Christ là Cứu Chúa và Chúa của chúng ta, cái bớt thứ hai là một đời sống được biến đổi, như chúng ta thấy trong 1 Giăng 2:29: “những ai hành động công chính là người được Ngài sinh ra.” Khi thật đúng là Chúa Giê-su cứu chuộc chúng ta, thì điều đó làm nên sự khác biệt trong cách chúng ta suy nghĩ, hành động, nói ra và ứng xử. Kinh Thánh nói rằng, “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, người ấy là tạo vật mới, những gì cũ đã qua đi, nầy, mọi sự đều trở nên mới.” (2 Cô-rinh-tô 5:17, BTTHĐ 2010)

Khi chúng ta bắt đầu thực hành sống công chính, những thói quen của chúng ta thay đổi. Đang khi còn sống trên thế gian này, chúng ta sẽ không là người hoàn toàn và vô tội; nhưng nếu chúng ta là những Cơ đốc nhân, chúng ta cần ứng xử như là những Cơ đốc nhân. Nếu chúng ta nói rằng chúng ta được cứu nhưng đời sống của chúng ta chẳng có gì thay đổi, thì đang có những điều gì đó sai trật trong chúng ta. Chúng ta không được cứu bởi việc làm lành nhưng chúng ta được cứu để làm lành, và Tin Lành là một nhân tố làm thay đổi đời sống của chúng ta. 

3. Cái Bớt Của Lòng Thương Xót. 

Những người thật sự được cứu cũng mang cái bớt của lòng thương xót. Làm sao có thể biết được mình là một Cơ đốc nhân. Bởi những điều bạn tin, cách bạn sống, và bởi những người mà bạn yêu mến. Tình yêu thương là một chủ đề được nhắc đi nhắc lại trong 1 Giăng, và sứ đồ Giăng không để cho có một chút nghi ngời nào về cách tình yêu thương thẩm thấu vào đời sống của những Cơ đốc nhân thật.

Các con yêu dấu!,” ông viết, “Chúng ta hãy yêu thương lẫn nhau, vì tình yêu thương xuất phát từ Đức Chúa Trời. Ai thương yêu thì đã được Đức Chúa Trời sinh ra và nhận biết Đức Chúa Trời.. . . . Chúng ta đã vượt qua cõi chết, đến sự sống vì chúng ta yêu thương anh chị em mình.” (1 Giăng 4:7; 3:14, BDM 2002). Bạn có thật là yêu thương những anh chị em của mình trong gia đình của Đức Chúa Trời không? Những người thật được cứu là những người vui mừng với và chúc phước cho gia đình đức tin, gia đình của Đức Chúa Trời.

4. Cái Bớt Của Sự Tranh Chiến.

Dấu hiệu thứ tư của việc được cứu thật sự là tranh chiến. Theo 1 Giăng 5:4, “vì người nào sinh ra từ Đức Chúa Trời chiến thắng được thế gian. Đây là sự chiến thắng đã chiến thắng thế gian, chính là đức tin của chúng ta.” Chữ “chiến thắng” bao hàm việc có một cuộc tranh chiến. Chúng ta phải đối diện với một kẻ thù mà chúng ta phải chiến thắng. 

1 Giăng 2:14 nhận diện kẻ thù của chúng ta là ma quỷ, “Hỡi các bạn trẻ, tôi viết cho các bạn vì các bạn mạnh mẽ, lời Đức Chúa Trời ở trong các bạn, và các bạn đã chiến thắng ma quỷ.” (BTTHĐ 2010). Trong những câu kế tiếp, Giăng nói: “15 Chớ yêu thế gian cùng những gì trong thế gian. Nếu ai yêu thế gian thì sự kính yêu Đức Chúa Cha không ở trong người ấy. 16 Vì mọi sự trong thế gian như dục vọng của xác thịt, ham muốn của mắt, và sự kiêu ngạo về cuộc sống, đều không đến từ Đức Chúa Cha mà đến từ thế gian. 17 Thế gian với những dục vọng của nó đều qua đi, nhưng ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời.” (1 Giăng 2:15-17).

Khi bạn thật sự được sinh bởi Đức Chúa Trời, bạn sẽ tăng trưởng để trở nên một người đắc thắng trong những lúc đối phó với những cám dỗ xung quanh – thế gian, xác thịt và ma quỷ. Có thể bạn không thắng hơn tất cả mọi cám dỗ trong mọi lúc, nhưng bạn sẽ tiến triển trong con đường càng ngày càng chiến thắng và càng ít đi thất bại vì bạn đang trở nên mạnh mẽ hơn trong Đấng Christ và trong quyền năng của sự vâng phục Lời Chúa.

5. Dấu Bớt Của Sự Ứng Xử

Điều vừa chia xẻ ở trên dẩn đến điểm sau cùng: Chúng ta có thể thấy chứng cớ cho giá trị của sự cứu chuộc trong ước muốn ứng xử theo một cách làm đẹp lòng Chúa. Theo 1 Giăng 3:9, “Ai được Đức Chúa Trời sinh ra thì không phạm tội, vì bản chất của Ngài ở trong người ấy. Người ấy không thể phạm tội vì đã được Đức Chúa Trời sinh ra.”

Nếu không cẩn thận, chúng ta dễ diễn giải rằng câu này dạy là bất cứ ai được sinh bởi Đức Chúa Trời không bao giờ phạm tội. Điều này sẽ nghịch lại với những phân đoạn khác trong Kinh Thánh mô tả cho thấy chúng ta thường sa ngã và thất bại.

Trong 1 Giăng 3:9, từ ngữ tội là trong thể chủ động bất định thời hiện tại để diễn tả một hành động liên tục. Giăng không nói rằng bất cứ ai có phạm tội thì không sinh bởi Đức Chúa Trời. Vì điều đó sẽ khiến tất cả chúng ta không đủ tiêu chuẩn. Nhưng Giăng nói rằng, “Bất cứ ai tiếp tục ý định phạm tội, vi phạm luật pháp Chúa với lòng cứng cõi bất chấp và tiếp tục trong sự tà ác thì không có sự bảo đảm về sự cứu chuộc.”

Nếu chúng ta thật sự được cứu, chúng ta sẽ than khóc về những tội lỗi của mình, xưng nhận chúng ra và tìm kiếm ân sủng của Chúa để sống tốt hơn.

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: crosswalk.com)

 

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan