Cuộc Ðời Của Sadhu Sundar Singh – P.8

Share

15/ NGỌN LỬA CHÁY TÀN 1922-1929

Một vài người bạn của ông nhận thấy rằng mãn năm 1922 Sadhu đau đớn một cách kỳ lạ. Ông mong được chết năm ấy. Ông đã trọn ba mươi ba tuổi. Vào tuổi đó, Chúa Jesus đã chết và Sadhu cũng mong đi theo bước chân của Ngài.

Nhưng ông không chết, ông sẽ đau khổ vì năm kế tiếp theo đó cha của ông đã qua đời.  

Cũng trong cùng thời gian đó, Ngân hàng Liên Hiệp của Simla bị khánh tận. Ngân quỹ dành cho những chuyến truyền giảng sang Tây Tạng ký thác trong ngân hàng đó không có cách nào lấy ra được. Sự mất mát tiền bạc cũng có một ý nghĩa nho nhỏ, cùng với sự ra đi của người cha dù ông cũng đã già tạo ra những căng thẳng cộng thêm vào sự mệt nhọc sau chuyến đi Âu Châu. Tánh khí nam nhi của ông không còn nữa. Ông thăm một chuyên viên nhãn khoa để khám nghiệm hai mắt vì ông thấy khó chịu. Rât kinh khủng khi ông được báo cho biết một mắt của ông hầu như không còn thấy được nữa và mắt kia cũng sẽ như vậy không lâu. Ông buộc phải nghỉ ngơi hơn bao giờ hết. Sức lực giúp ông sinh hoạt lâu nay như không đủ để chống đỡ mà còn có thể bị lâm vào tình trạng không còn hoạt động được nữa.

Mặc dù bị mất mát tại Ngân Hàng Liên hiệp Simla, ngân quỹ cũng có đủ để ông có thể khởi sự chuyến đi hằng năm sang Tây Tạng. ông đã không bỏ sót một chuyến đi mùa hè nào từ mười lăm năm nay, đôi khi vượt qua biên giới bằng những cửa ngõ khác nhau trong cùng một năm. ông cũng đã từng tìm cách truyền giảng tại những chỗ đó vào mùa đông. Có lần ông bị tuyết phủ kín trong một túp lều suốt mười bảy ngày, lẽ ra số thời gian ấy dùng cho nơi khác thì hay hơn. Năm 1923 ông thực hiện được những chương trình đã hoạch định. Nhưng năm tiếp theo vì sự liên hệ ngoại giao giữa Tây Tạng và thế giới bên ngoài trở nên căng thẳng, các viên chức không cho phép ông đi ngang qua biên giới. Ðó là lần đầu tiên ông đối diện với sự thất bại. Sức cường tráng của ông bị suy giảm, y sĩ khuyến cáo ông đừng nên thực hiện những chuyến truyền giảng như trước nữa và chính ông cũng nhận thấy xuất hiện những chứng bịnh nội thương cần phải được chữa trị.

Tình trạng thất vọng như thế không thể kéo dài.

Ông có đọc sách một ít như ông luôn luôn chỉ nói về Kinh thánh và cuốn sách của thiên nhiên. Cơ hội buộc lòng ông phải viết một vài đề tài và những bài diễn từ của ông đã được ghi bằng tốc ký cũng được lưu hành. Người ta niềm nở tiếp nhận các bài viết ấy. Kết qủa thật khả quan và như vậy Sadhu trong cô đơn có thể làm được hai điều: đọc và viết.

Hầu hết thì giờ của ông bấy giờ là nghỉ ngơi tại một căn nhà nhỏ ở Kotgarh hoặc lưu lại với các bạn tại bệnh viện cùi ở Sabathu. Ông nghỉ ngơi dưỡng bịnh trong ba năm liên tục. Người ta không còn thấy ông đâu nữa nhưng danh tiếng của ông vang dội khắp nơi. Họ đọc sách của ông và những tập bài ngắn do ông gởi ra từ Sabathu. Tình ban thân thích với George Barne, sau đó với Giám mục của Lahore, với C.F. Andrews, với Mục sư J.T. Riddle và với Watson của trại cùi thật có ý nghĩa lớn đối với ông trong thời gian này. Nhiều người ở Ấn độ nghĩ rằng giống như mọi thánh nhân khác, ông đã đi vào thời kỳ hưu hạ để cho tâm linh được tươi mát và ngay trong số bạn bè thân thích của ông cũng nhận thấy rằng ông đã yếu sức nhiều rồi.

Sự thật là ngọn lửa đã cháy sắp tàn.

Năm 1927 ông thông báo cùng ông Watson rằng ông đang dự tính lại bắt đầu sự truyền đạo bên trong biên giới của vùng đất cấm Tây tạng. Các đèo ngang qua những dãy núi đã được mở cửa vì nước trào ra từ băng tuyết của đèo Sutlej cho thấy như vậy. Tuyết đông đá đã bắt đầu tan chảy, các con buôn Tây tạng đã nghỉ qua mùa đông tại các đồng bằng hay các cao nguyên Ấn độ ấm áp nay chuẩn bị trở về. Sadhu gặp họ tại Simla nghe nói về các thành phố, làng mạc ông từng biết và các tu viện, các tịnh xá của các Lama mà ông từng đến viếng. Tháng Tư đến, Sundar lấy tàu từ Sabathu đi Kalka và khởi sự một cuộc hành trình dài, một chuyến “ hành hương” từ Rishikesh dẫn lên cao, những vùng núi non nơi những người du hành đi tìm thánh nhân.

Bốn mươi dặm bên kia Rishikesh, người ta tìm thấy thân xác của Sadhu nằm sải dài trên đất có vũng máu bên đường. Ông bị chứng xuất huyết trong dạ dày và phải trở về. Mấy người bạn con buôn tải ông đưa đến xe lửa Simla. Những người thấy ông trở lại Sabathu, đều lắc đầu và nghĩ rằng ông chẳng bao giờ có thể trở lại Tây tạng được nữa. Họ đã lầm.

16/ CHUYẾN HÀNH TRÌNH CUỐI CÙNG -1929

“Sadhuji, đừng bao giờ liều lĩnh nữa! Ðừng đi trở lại nữa!”  

Saundar trả lời như bao lần: “Tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ trở về từ Tây Tạng!”
Ông đã cam chắc với các bạn rằng ôngg đã từng sắp xếp hết mọi sự, mọi vật dụng tư hữu trong trường hợp không trở về được. Hầu hết đó là những vật dụng cần ích cho con cái của người tin Chúa hoặc lợi ích cho các Giáo sĩ làm việc tại Tây Tạng.

Những người bạn tại Sabathu nhắc nhở ông rằng từ nhiều tháng nay, ông không luyện tập thể dục cho cường tráng và nhất là chuyến hành trình ngang qua các đèo cao 5,486.4 thước( 18000 bộ) như thế mà người leo núi không chuyên tâm tập luyện kỹ càng thì chỉ chuốc lấy nguy hiểm mà thôi. “ Tôi sẵn sàng cho cuộc hành trình mà tôi phải thực hiện” Sadhu trả lời.

Ðã vào tháng Tư năm 1929. Sadhu phải dừng lại Sabathu qua mùa đông và cũng có tham dự đại hội tại Bareilley. Một lần nữa tuyết của mùa đông vừa qua lại bắt đầu tan chảy làm cho những con sông tràn đầy nước. Rồi các tay lái buôn Tây Tạng cũng lại về quê vào hè. Những người hành hương tụ tập tại Kalka, họ đi dọc theo bờ sông Ganges cho chuyến du hành vĩ đại trong năm để về đất thánh Badrinath.

Gần Badrinath đường đi đã cụt, người ta phải đi dọc theo con sông Dauli cho đến đèo Niti, nơi đây có một vài gia đình tín hữu Tin Lành trú ngụ. Một lần nữa,” đoàn hành Hương” rời Badrinath, mà lộ trình là con đường núi non cao tới 6096 mét (20,000 bộ). Những tảng đá khổng lồ treo ngang qua những con đừng mòn chật hẹp và bên kia là dốc đứng cao vời vợi trên 300 thước (1000 bộ). Vào hè có nhiều ngựa và người leo núi đã từng bị rớt chết thảm thiết. Tuyết và băng đá làm cầu bắc ngang kẽ đá sâu thăm thẳm và bây giờ chỉ vài ba khúc gỗ thông làm cầu thay thế chiếc cầu bị gãy. Những cây gỗ ấy chẳng có vật chi chống đỡ từ bên dưới cũng không có gì bám chặt ở đầu cuối. Chúng có thể bị trật rớt giữa hai bờ đá dựng đứng rộng cỡ trên 15 mét mà bên dưới thác nước đổ ầm ầm sâu trên 150 mét.

Tuyết quanh năm, ngay trước mắt và chạy dài đàng xa làm chói mắt, đôi khi không thấy được con đường đi. Vào ngày 13 tháng 4 năm 1929, Sadhu con người cao ráo ấy tiến về cánh cổng nhà thương cùi. Ông cùng với thầy giảng Sunnu Lal, một thầy giảng Ấn độ đã từng dấn thân vào việc phục vụ cho người cùi ở đây, bắt tay ông Watson, Giám đốc nhà thương cùi tại cổng vào. Sadhu đeo kính râm , cầm gậy và cũng như bao lần, chân không giày. Ông và Sunnu Lal đi xuống đồi hướng về Kalka, một thành phố nhỏ trên đồng bằng giáp ranh với những vùng đất cao nguyên và đường xe lửa đưa về Rishikesh, nơi khởi hành của “đoàn hành hương”

Không ai để ý khi Sadhu rời khỏi Kalka, mặc áo cà sa vàng và đeo kính đen dễ làm cho người ta nhận rõ ông. Không có cuốn sách du hành nào ký tên ông. Không có phúc trình nào của cảnh sát báo cáo bất cứ việc gì về ông trong “ đoàn hành hương” đi về Badrinath. Những gia đình Cơ đốc nhân ở gần hồ Mansorowar, trong rặng núi Kailasss cũng không có tin tức gì về ông. Nhưng gần cuối tháng sáu, là thời gian mà ông đã báo trước cho các bạn thân là sẽ trở về và vì vậy mọi người bắt đầu lo âu về ông.

Ðã đến lúc thấy quá trễ để lo và quá trễ để điều tra.

Mọi dấu tích về Sadhu đã biến mất

Ông không trở về nữa.

Cả ngàn bạn Cơ đốc nhân tin rằng ông đã gia nhập vào những vị ẩn tu trên vùng cao nguyên Kailas mà thật ra ông không hề có ý định tìm kiếm một đời sống tĩnh mịch như vậy. Những người khác tin rằng ông đã đi vào đất cấm Tây tạng và đã tử đạo giống như người đồng hương của ông là Kartar Singh dạo nọ.

Nguời nào đã từng biết rõ ông hoặc đã từng gặp ông lần chót đều nghĩ về sức khỏe đáng ngại của ông : sức khỏe kém và cặp mắt một phần đã mù của ông. Họ nhớ đến sự leo trèo lên dốc đứng, những khoang trống sâu thăm thẳm không có cầu. Họ nhớ lại những lời ông nói sẵn sàng cho sự chết và sự sửa soạn trong trường hợp không còn trở về nữa.

Họ biết điều gì đã xảy ra.  

Họ biết người mặc áo cà sa vàng là người mong muốn biến đổi xã hội Ấn độ, là người đã biệt tích và sẽ chẳng trở về nữa.

Sự chết của ông với đời sống mầu nhiệm ấy ít người hiểu cho được trọn vẹn. Họ tin rằng một ngày nào ông sẽ xuống khỏi những núi non hiểm trở đó chắc chắn không còn đúng nữa. Giữa những rặng núi mà ông đã từng băng ngang cũng không có mộ bia ghi nhớ tên ông. Dần hồi, truyền thuyết về ông cũng bị lãng quên. Tuy nhiên những người biết rõ về ông hơn hết cho rằng ông không chết đâu. Quã thật họ nói không sai. Tinh thần của ông vẫn sống trong Hội Thánh của Chúa Cứu Thế Jesus ở miền Bắc Ấn, làm phục hưng cho ý nghĩa của sự hiệp một, tinh thần trách nhiệm và mạo hiểm và một ngày nào đó có ai viết lịch sử Hội Thánh sẽ tìm thấy thông điệp của ông trong những đời sống được biến đổi, sự lãnh đạo và sự phục vụ của biết bao nhiêu người không đếm được cả nam lẫn nữ mà đối với họ, ông là tiếng nói của Thượng đế.

 

Tác giả: Cyril J. Davey.    

Soạn dịch: cố MS Trần như Biên

Nguồn: dangchirstvoluong.worpress.com

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan