Dù là tổ chức doanh nghiệp hay hội thánh, những nguyên tắc thành công và hữu hiệu đều tương tự với nhau. Ở đây là một danh sách ngắn của tôi, dựa trên gần 60 năm phục vụ các hội thánh của Chúa.
1. Hãy chọn lọc người tham gia vào tổ chức của bạn. Nếu chỉ lấy số đông thì sẽ kết thúc tẻ nhạt như là rượu pha loãng với nước
Bạn không muốn mướn một người bê bối, lười biếng hay phá phách vào công ty của bạn. Một hội thánh không nên nhận vào những thành viên không tỏ ra họ là những người theo Đấng Christ.
Các hội thánh có thể đặt ra một thời gian tập sự. Tiếp nhận như là những thành viên nhưng không có đặc quyền thành viên trong năm thứ nhất. Những đặc quyền gì? Phục vụ trong các ban ngành, bỏ phiếu trên những nghị quyết, dạy các lớp học. Và đến cuối năm, họ va những người khác đã tham gia cùng thời điểm được tiếp nhận vào hội thánh với một nghi thức.
Khi có người hỏi câu Kinh Thánh nào cho điều này, tôi trả lời, “Bạn không cần. Đây không phải là không có nền tảng.” Những bài học đến từ những kinh nghiệm đau buồn và lâu năm. Nhận bất cứ ai và mọi người làm thành viên thì bạn sẽ kết thúc với việc đem kẻ thù vào những công việc quan trọng và kín dấu. “
Ít nhất, hội thánh cần có một cuộc phỏng vấn ngắn với mỗi người ứng viên sau khi họ trình bày về họ. Các lãnh đạo hội thánh, cũng cần chuẩn bị một cẩm nang hay chỉ dẫn nói về sự ban phước và lạm dụng chức vụ thành viên trong hội thánh này.
2. Chọn người lãnh đạo là điều quan trọng nhất.
Mỗi một nhóm nói về chính mình bằng những phẩm tính của người lãnh đạo mà nhóm chọn. Điều đó, một cách ngẫu nhiên, áp dụng ở nước Mỹ như là áp dụng ở một hội quán hay Trường Chúa Nhật.
Hãy đọc 1 Ti-mô-thê 3 (BTT 1926) và thấy những phẩm chất mục sư. Đọc Công Vụ 6:1-7 và thấy tương tự như vậy với các chức vụ chấp sự.
Một lần kia, một thượng nghị sỹ say sưa được đề cử vào Tối Cao Pháp Viện. Khi bị đối chất với vấn đề của ông, ông nói, “Nếu được xác nhận, tôi hứa sẽ bỏ uống rượu.” Như việc không ai chấp nhận lời nông cạn như vậy, hội thánh không thể chọn người lãnh đạo có một quá trình “xé” các hội thánh hay phá vỡ lời hứa nguyện hôn nhân. Tha thứ một người là một việc, nhưng tín thác cho họ những điều quý báu của quý vị là một việc khác.
Kinh Thánh có đầy những bài học lãnh đọc. Bạn sẽ tìm ra ba bài học Chúa dạy trong Lu-ca 16:10-12.
3. Cùng lúc với sự trao quyền cho những người quý vị chọn làm lãnh đạo để họ làm tốt công việc của họ là làm họ biết chịu trách nhiệm.
Tôi biết những hội thánh đòi hỏi mục sư phải có hội đồng hội thánh bỏ phiếu cho bất cứ điều gì tổn phí hơn 5 đô la. Và những hội thánh khác đòi hỏi mục sư phải có sự chấp thuận của một ủy ban cho bất cứ điều gì tổn phí hơn 100 đô.
Một số hội thánh cần học biết rằng khi họ kêu gọi một người làm mục sư hay nhân sự, hội thánh phải cho người đó một căn phòng (và phương tiện) để làm việc và không dựng nên những chướng ngại, quá nhiều luật lệ hay những gánh nặng.
Có một lần tôi đặt một người vào trong đội nhân sự để phục vụ về điều hành hành chánh. Điều đầu tiên ông làm là đặt ra luật là mỗi người phải điền vào một mẫu giấy ba bản sao để mua điều đầu tiên cho công tác của chúng tôi. Tôi nói, “Hải ơi, vui lòng làm cho công tác của chúng ta được dễ dàng hơn, chứ không phải khó khăn hơn.” Thế là chấm dứt chuyện mẫu giấy ba bản sao.
Mỗi một mục sư hay lãnh đạo cần họp với các lãnh đạo thường xuyên để thảo luận về công vụ của người đó, để nghe tấm lòng và khuyên nhủ người. Lý tưởng thì đó sẽ là một “Đội Hỗ Trợ Lãnh Đạo” thường trực có 6 người nam và nữ đáng tin cậy. Có một mục sư không trả lời trách nhiệm với một ai trong hội thánh là có sự mời gọi rắc rối vào hội thánh.
Cũng giống như vậy, mỗi một nhân sự lãnh đạo phải có trách nhiệm trả lời với mục sư. Tôi có một người bảo tôi, “Ông không phải là chủ của tôi. Hội thánh kêu gọi tôi vào trách nhiệm này.” Tôi kiên nhẫn với ông ta và nói nhỏ, “Họ kêu gọi ông vì tôi nói họ kêu gọi. Và nếu tôi yêu cầu họ cho ông nghĩ việc, họ sẽ làm điều đó.” Người này mau chóng vào nề nếp.
4. Luôn luôn nhạy bén nhận biết những người có tiềm năng, và thường xuyên huấn luyện các lãnh đạo mới. Không bao giờ bỏ cuộc. Nếu không, khi những lãnh đạo hiện tại chết, về hưu hay dời đi, một khoảng trống trong hàng ngũ lãnh đạo sẽ khiến công việc bị đình trệ.
Hãy bắt đầu huấn luyện những lãnh đạo bằng cách phân nhiệm. Trao cho họ những công tác để làm. Nó sẽ nhân bội lên sự hữu hiệu của bạn. Hãy huấn luyện ban lãnh đạo và chúc phước cho mỗi một người dự phần.
Từng hồi từng lúc, mở những lớp dạy về lãnh đạo cho những người có tiềm năng được chọn. Mời họ cách cá nhân và dạy điều tốt nhất mà bạn có thể làm. Sau cùng, bạn là người đặt tiêu chuẩn mà với đó mọi học viên sẽ sống và làm việc trong suốt phần đời còn lại của họ.
Khi phân nhiệm công việc, bạn không cần thiết phải nói với họ là bạn đang chuẩn bị họ làm lãnh đạo tương lai. Cứ trao cho họ những việc nhỏ và giúp họ làm tốt, sau đó dần dần gia tăng công việc khi họ phục vụ trung tín. Vợ tôi thường làm việc như là một người quản lý của một nhà sách chia xẽ, “Phần thưởng cho một công việc được làm tốt là một công việc lớn hơn.”
5. Trừ khi bạn là một chỉ huy quân sự hay huấn luyện viên đội banh, đừng ra lệnh cho ai phải làm điều gì Hãy dẫn dắt bằng cách làm gương và nếp sống phục vụ (xem 1 Phi-e-rơ 5:3). Nếu không, bạn đang kiếm lấy mọi rắc rối.
Chính bạn là một người làm việc. Hãy làm gương. Chỉ cho người khác cách làm công việc. Ở cùng với họ cho đến khi họ biết làm. Khích lệ và cảm ơn họ. Và từng hồi từng lúc hãy có phần thưởng cho họ.
Khi một hội thánh chọn bạn là Mục sư của họ, họ chưa sẵn sàng để theo bạn. Bạn phải được lòng tin cậy của họ bằng sự trung tín, tình yêu thương và sự phục vụ mẫu mực.
Người chồng đòi hỏi vợ và các con phải vâng phục mình vì “Chúa dựng nên tôi là cái đầu của cả nhà” là anh em với người mục sư đòi hỏi hội chúng đi theo ông mà không được thắc mắc vì “Chúa dựng nên tôi là cái đầu của hội thánh này.” Tôi không biết phải nói làm sao, nhưng hầu như phải gọi cả ông chồng lẫn vị mục sư đó là những người dại. Kinh Thánh dạy hãy yêu vợ theo cách của Chúa thì vợ sẽ làm mọi sự cho ông, hỡi người chồng.
6. Phục vụ mọi người, trẻ cũng như già, người bệnh và già yếu cũng như người có sức khỏe và mạnh mẽ.
Người mẫu mực của bạn là Chúa, rửa chân cho các môn đồ (Giăng 13). Ngài đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ. Và phó sự sống của Ngài làm giá chuộc…
Người hầu việc làm việc để những người khác thành công, không cần sự nhận biết hay chấp nhận, và luôn tìm kiếm những việc cần được làm.
Khi bạn kết thúc phục vụ, hãy nói với chính mình những lời trong Lu-ca 17:10, “Chúng tôi là đầy-tớ vô-ích; điều chúng tôi đã làm là điều chắc phải làm.” Hãy luôn như vậy và kết quả là bạn sẽ đóng một cái cọc xuyên qua trái tim của cái tôi là cái không bao giờ ngưng lòng tham lam sự nhận biết và cảm ơn.
7. Khi bạn phân nhiệm một công tác cho một đồng lao, hãy làm một cách nhẹ nhàng và nhân ái. Và sau đó đừng bỏ mặc họ.
“Ngọc ơi, có thể giúp tôi không? Tôi cần anh hướng dẫn buổi họp ủy ban sắp xếp những người hướng dẫn và tiếp khách ở bãi đậu xe. Chúng tôi đang cố sắp xếp việc quan trọng này để giúp người ta tìm đường đến nhà thờ của chúng ta và cảm thấy đây như là nhà của họ. Tìm người lãnh đạo thích ứng rất quan trọng, và tôi nghĩ rằng anh là người đó. Anh có nói gì không?”
Đừng nói, “Chúa bảo tôi rằng anh là người cho việc này.” Nói như thế là dồn họ vào một góc. Từ chối thì chẳng khác gì nói rằng Chúa lừa bạn. Chỉ nhân ái mà hỏi họ làm. Sau dó hãy theo dõi hỗ trợ họ. Và đó là điều thứ 8.
8. Một người lãnh đạo tốt luôn luôn quan tâm theo dõi một công vụ phân nhiệm.
Tôi có một nhân sự làm việc với nhiều người phụ tá nhưng chỉ trong một thời gian ngắn là họ lần lượt rời đi. Sau cùng tôi phỏng vấn người phụ tá xin nghĩ. “Ông ấy là một người tuyệt với,” cô này nói, “nhưng ông ném chúng tôi vào văn phòng này để làm cả trăm việc mà không bao giờ chỉ cho chúng tôi biết cách làm. Thật là bực mình, và chúng tôi thì không muốn làm ông ấy thất vọng.”
Có hai cách để theo dỏi hỗ trợ: chính quy và bất thường. Cái thứ nhất là sắp xếp một buổi họp trong văn phòng và đòi một báo cáo đầy đủ. “Hoàng à, chúng ta có thể họp sáng mai không? Tôi muốn thấy việc đã trao cho anh tiến triển đến đâu rồi?” Bằng cách báo sớm, bạn cho Hoàng thời gian để làm việc. Cách thứ hai là gọi điện thoại (hay nói khi gặp trong sảnh) và hỏi, “Việc đó tiến đến đâu rồi? Tôi có thể giúp anh điều gì không?”
Nếu bạn chỉ định công việc cho ai nhưng không bao giờ theo dõi hỗ trợ, hầu như chắc chắn là hoặc họ sẽ không làm hoặc làm rất qua loa. Và đó là lỗi của bạn.
9. Khi có một người thành công, thay vì dùng bài học của mình, hãy dùng những bài học họ đã học được trong bước đường thành công.
Chúng ta không bao giờ có điểm đến sau cùng. Lãnh đạo là một chủ đề diễn tiến không ngừng, với những bài học chuyện biệt và những đòi hỏi cho mỗi lãnh vực.
Khi vợ của một vị chấp sự trong phòng giải phẩu, ông ta và tôi cùng ở trong phòng chờ đợi của nhà thương trong vài tiếng đồng hồ. Vì ông là một người điều hành cao cấp của một cơ quan ơ thủ đô Washington và là cựu chủ tịch của Hiệp Hội Ngân Hàng Hoa Kỳ, ông có rất nhiều điều để dạy người mục sư trẻ của ông. Tôi lấy những bài học của ông và đem dùng làm những bài học cho đến ngày hôm nay vẫn có giá trị.
10. Một khi đội của bạn đã hoàn tất dự án, hãy cám ơn mọi người.
Có hàng trăm cách để làm điều này, một số cách thì thích hợp hơn những cách khác. Một công trình lớn đòi hỏi một sự nhận biết, cảm ơn và ăn mừng công khai. Những công trình ít tầm vóc có thể chỉ cần một thiệp cám ơn gửi qua bưu điện.
Khá ngợi-khen Đức Giê-hô-va,
Vì những quan-trưởng đã cầm quyền quản-trị trong Y-sơ-ra-ên,
Và bá-tánh dâng mình cách vui lòng!Các Quan xét 5:2
Đó là điều lý tưởng: Những người lãnh đạo làm việc của họ và có thêm dân sự đến tình nguyện và phục vụ tốt.
Nguyễn Bình
(Lược dịch theo: crosswalk.com)