Kính chào quý vị, hội thánh và các bạn cầu nguyện,
Trong tháng 10, chúng ta sẽ cầu nguyện cho cánh đồng truyền giáo ở Lào.
Dưới đây là các thông tin và 7 điểm cầu nguyện
Cũng hãy cầu nguyện cho chúng tôi, xin Đức Chúa Trời mở cửa cho sự giảng đạo, hầu cho tôi được rao truyền lẽ mầu nhiệm của Đấng Christ…
~ Cô-lô-se 4:3
Nước Lào có địa lý giáp Việt Nam nhưng cho đến nay rất ít người biết đến công trường truyền giáo tại đây. Cơ Đốc giáo đã được rao truyền đến Lào trên 100 năm với nhiều hình thức khác nhau. Trong vòng 10 năm trở lại đây có nhiều hệ phái Tin Lành đã hiện diện phục vụ ở khắp nước Lào cho một cộng đồng dân cư đang phát triển nhanh.
Sau đây là vài thông tin địa lý và văn hóa để hình dung về nước Lào:
– Nước Lào có 16 tỉnh, 1 thành phố (Thủ đô Viêng-chăn). Diện tích: 236.800 km2. Dân số: 6.320.000 người (số liệu năm 2009).
– Dân tộc: Lào có 49 dân tộc, có những dân tộc gồm nhiều nhánh tộc. Theo Thánh Kinh hội Lào ( Laos UBS) người dân ở Lào được chia thành 04 nhóm ngôn ngữ: 1. Lào-Thái, 2. Mon-Khơ Me (Khmu), 3. H’ Mông-Dao, 4. Trung quốc-Tây Tạng. Bên cạnh đó theo thống kê không chính thức có đến gần 2 triệu người Việt Nam đang sinh sống rải rác với các ngành nghề khác nhau trên khắp đất Lào.
– Ngôn ngữ: Tiếng Lào.
– Thể chế chính trị: Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, với những tiền đề để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Có rất nhiều mô hình hoạt động chính trị giống như Việt Nam trong hai thập kỷ gần đây.
– Tôn giáo: Phật giáo là tôn giáo chính tại Lào. Đạo Phật chiếm 85%. Công giáo và Tin lành chiếm khoảng 2% của dân số. Các nhóm tôn giáo thiểu số khác bao gồm những người theo niềm tin Bahai, Phật giáo Đại thừa và Khổng giáo. Một số rất nhỏ người dân không theo tôn giáo nào. Đây là một cánh đồng lớn cho công cuộc truyền giáo đem mọi nhóm dân đến với Đấng Christ.
Theo một thống kê độc lập cho biết ước tính tín đồ Tin Lành lên đến 100.000 tín hữu. Nhiều tín đồ Tin Lành là thuộc nhóm người Mon-Khmer (Khmu), đặc biệt người Khmu ở phía bắc và người Brou ở các tỉnh miền trung. Số lượng tín đồ Tin Lành cũng đã tăng nhanh ở cộng đồng người H’mong và người Yao. Ở thành thị, Tin Lành cũng đã có những phần ảnh hưởng nhất định qua những hoạt động thờ phượng Chúa trong các nhà thờ lớn tại Vientiane, Pakse. Hằng tuần có từ 300 – 500 tín hữu nhóm lại thờ phượng Chúa.
Hội thánh Tin lành/ CMA (LEC) là hệ phái Tin Lành có nhiều tín hữu và cơ sở hội thánh được chính quyền Lào công nhận tư cách pháp nhân, bên cạnh đó có Cơ đốc Phục Lâm cũng được thừa nhận pháp nhân hoạt động. Chính quyền yêu cầu tất cả những nhóm Cơ đốc không thuộc Công Giáo phải hoạt động ở một trong hai tổ chức này. Tín đồ Cơ đốc Phục lâm có trên 1.000 người ở một vài tỉnh thành, Các giáo phái Cơ đốc khác có các tín hữu trong nước nhưng chưa được chính phủ công nhận pháp nhân, nhóm lại thờ phượng Chúa bằng các hình thức khác nhau. Số tín hữu chính thức chưa được công bố.
Mùa gặt đã tới…
Tại thủ đô Viêng Chăn, năm 1960 Hội thánh Tin lành Việt Nam (CMA) đã sai phái Mục sư Giáo sĩ Nguyễn Hậu Nhương đến Lào truyền giáo va có được một số thành quả nhất định. Năm 1975 có nhiều sự kiện chính trị chung cho vùng Đông Dương và Hội thánh cũng bị ảnh hưởng rất lớn, không còn tự do như buổi ban đầu. Hội thánh người Việt không còn hoạt động. Theo Giáo sư Đặng Thị Thanh Ngân – Giảng viên khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào và một số người có uy tín tại Lào đều đồng ý rằng với nhiều lý do khác nhau có trên dưới 2 triệu người Việt đang sinh sống tại tại các tỉnh thành của Lào – gồm người Lào gốc Việt, người Việt sang Lào làm ăn, học tập…
[bs-quote quote=”Mùa gặt thì thật trúng, song con gặt thì ít” style=”style-14″ align=”right” author_job=”Ma-thi-ơ 9:37″][/bs-quote]
Thế nhưng thực tế tại Lào chỉ có vài nhóm tín hữu người Việt tập trung tại Viêng Chăn, họ đang được gây dựng qua các tôi tớ Chúa hoặc các giáo sĩ, số tín hữu người Việt tại thủ đô này chưa tới 100 người được chia thành 4 nhóm khác nhau thờ phượng Chúa và truyền giáo cách độc lập theo khả năng của mình.
“Theo thống kê địa phương, hiện có hơn 300.000 người Việt đang sinh sống tại Viêng Chăn. Đây là cánh đồng rộng lớn để truyền giảng Phúc Âm. Xin cùng cầu nguyện để trong tương lai sẽ có thật nhiều người Việt tại đây trở lại tin nhận Chúa”. Dù con số 2 triệu kia chưa chính xác, thì theo vài thống kê được công bố, gần 100.000 người Việt (Ethnologue, 2016) tại đất nước Phật giáo này, so với số 100 tín hữu thật ít ỏi. Quả thật, như Kinh Thánh chép: “Mùa gặt thì thật trúng, song con gặt thì ít” (Ma-thi-ơ 9:37), cũng là sự trăn trở của các vị Mục sư, Giáo sĩ đặt chân đến Lào trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây muốn truyền giáo cho người Lào và người Việt sinh sống tại Lào.
Mục sư Sẻng Đao, Quản nhiệm Hội Thánh Nongtha (Lào), một trong những lãnh đạo của Tổng Liên Hội Lào (LEC), là người có tâm tình và luôn cưu mang cho cộng đồng người Việt tại Lào đã chia sẻ: “Dù Tin Lành truyền đến Lào sớm hơn Việt Nam, nhưng cho tới nay, cả nước chỉ có khoảng 200 ngàn tín hữu trên 7 triệu dân, do đất nước này Phật giáo là quốc đạo, nên việc truyền giáo bị bắt bớ và gặp rất nhiều khó khăn…”.
Những nhu cầu xin được cầu thay
- Các Giáo sĩ học tiếng Lào đọc và viết để thuận lợi trong công tác thực hành truyền giáo với cộng đồng dân cư người Lào, từ gạch nối này gặp gỡ người Lào gốc Việt để truyền giáo
- Các tín hữu giữ vững được giờ cầu nguyện tại Tháp canh Vientiane, mỗi ngày từ 5g00 đến 6g30 cầu nguyện cho cánh đồng truyền giáo vươn đến các nhóm dân chưa được nghe Phúc Âm
- Các thân hữu cho phép những Giáo sĩ đến thăm nhà, các tín hữu được tăng trưởng tin kính, thoát khỏi sự lo lắng về cơm áo đời này để Hội thánh xây dựng mối liên hệ tiếp tục làm chứng về Chúa cho cộng đồng. Dạy Đạo cho Tân tín hữu
- Hội thánh Chúa – tín hữu Việt nam đang nhóm tại Nhà thờ Anuoh (Vientiane), các nhóm tín hữu khác (3 nhóm) cùng hiệp một trong các chương trình chứng đạo và thăm viếng. Huấn luyện và môn đệ hóa phát triển Hội thánh
- Thủ tục làm Visa cho các giáo sĩ sống truyền giáo lâu dài tại Lào. Tại đây không có visa giáo sĩ, họ chỉ đến Lào để làm các công việc khác và truyền giáo. Chính quyền được nới rộng cánh của để có thể tiếp cận cộng đồng truyền giáo
- Tại 16 tỉnh thành của Lào có người Việt Nam sinh sống nhưng chưa có giáo sĩ đến các nơi đó để giảng Tin lành.
- Khải tượng và sứ mạng lâu dài:
— Khải tượng: Tin Lành đến với các nhóm dân chưa được nghe Tin lành tại Lào và các quốc gia lân cận.
— Nơi nào có người Việt Nam sinh sống nơi đó Tin Lành được rao giảng.
— Sứ Mạng: Đem người hư mất đến với Chúa – Môn đồ hóa – Thực thi Đại Mạng Lệnh Đấng Christ
— Mục Đích: Làm Vinh hiển Đức Chúa Trời qua công tác truyền giáo.
— Kết thân, truyền giảng /môn đồ hóa. Xây dựng Hội thánh vững mạnh, biến đổi cộng đồng cho Đấng Christ. (Rô-ma 1:16)
Kính mến trong Chúa