Hãy vui mừng về việc này, mặc dù hiện nay anh chị em phải chịu khổ vì bị thử thách trong ít lâu. Mục đích là để chứng tỏ sự tinh ròng của đức tin anh chị em như vàng, là vật có thể hư nát được thử trong lửa, để nhờ đó anh chị em được ngợi khen, vinh quang và tôn trọng khi Chúa Cứu Thế Giê-xu hiện đến.
I Phi-e-rơ 1: 6-7
Những tai nạn trong cuộc sống không phải do ngẫu nhiên. Đời sống không phải hoàn toàn ngoài dự định. Cuộc sống không phải không có ý nghĩa. Chỉ Chúa mới biết điều gì đang xảy đến.
Chúa đang dệt tấm thảm cho cuộc đời của chúng ta, và nó bao gồm những sợi chỉ trong sáng và u tối, vui vẻ và buồn bã. Để tạo ra sự phong phú, kết cấu và màu sắc. Không có gì đi vào cuộc đời của một đứa trẻ mà không có sự cho phép của Đức Chúa Trời. Tất cả mọi điều đã được Chúa thanh lọc.
Đừng có hiểu lầm tôi. Tôi không nói rằng mọi thứ xảy ra đến trong cuộc đời của chúng ta đều là do ý chỉ hoàn hảo của Chúa. Điều đó không đúng. Có rất nhiều thứ không phải là ý định của Chúa. Nếu chúng ta đi ra ngoài phạm tội, thì đó không phải là ý Chúa. Nếu một ai đó phạm tội chống đối với chúng ta, thì đó không phải là ý chỉ hoàn hảo của Chúa.
Nhưng Chúa có một ý chỉ cho phép. Nếu tôi đi ra ngoài và ăn quá nhiều, tôi phải nhận hậu quả. Nếu tôi đi ra ngoài và hủy hoại cơ thể của tôi, tôi phải nhận lấy hậu quả. Chúa không gây ra điều ác và Chúa không gây ra sự đau khổ. Nhưng Chúa cho phép những điều đó bởi vì nó có một mục đích. Chúa cho phép chúng, và sau đó Ngài sử dụng chúng.
Chúa là một chuyên gia trong việc mang lại điều tốt, từ điều xấu. Chúa có thể đem Phao-lô ra khỏi tù ở thành Phi-líp, nhưng thay vào đó Ngài để Phao-lô vào tù, và người cai ngục trở thành một tín đồ. Đức Chúa Trời có thể bảo vệ Chúa Giê-su khỏi chịu khổ hình trên thập tự giá, nhưng Ngài đã để Chúa Giê-su đi đến đó. Đức Chúa Trời đã để cho chính Con mình chịu đau khổ và chết. Chúa có mang điều tốt lành đến từ các điều xấu nầy không? Tôi thấy rằng Chúa đã làm điều đó !
Chúa đã biến thập tự giá thành sự phục sinh. Những điều chúng ta mong muốn loại bỏ khỏi cuộc sống của chúng ta nhất, thường là những điều Chúa dùng để định hình chúng ta và biến chúng ta thành những người tin kính và thuộc về Ngài. Chúa muốn sử dụng nan đề, để làm tốt cho cuộc sống chúng ta. Có một số việc quan trọng hơn nỗi đau của chúng ta. Đó là những gì chúng ta học từ sự đau khổ nầy. Chúa là Đấng điều khiển mọi việc.
Vậy chúng ta phản ứng thế nào trước tình huống đau đớn hoặc khó khăn ? Sứ đồ Phao-lô nói: ”Vậy nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn. Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng, vô biên”, (2 Cô-rinh-tô 4: 16-17).
Rick Warren
(Nguồn: vietchristian.com)