Được Khai Thông

Share

Đa số chúng ta tin nhận Chúa Giê-xu vì đã kinh nghiệm ơn quyền và phép lạ của Ngài trên đời sống của mình. Do đó những lời làm chứng của chúng ta sẽ rất thu hút với những sự cố và quyền năng bày tỏ của Đức Chúa Trời. 

Nhưng một số không ít những người khác như là Nicole Cliffe đến với Chúa Giê-xu bởi một kinh nghiệm khác nhẹ nhàng, tiềm ẩn nhưng đầy chiều sâu. Đến một thời điểm nào đó, một sự khai thông tâm trí (và linh thần) xảy ra cho họ cũng như cho cô. Vào thời điểm đó, có một vài sự việc bình thường xảy ra với họ, và nó kích hoạt một hành trình mà từng hồi từng lúc của hành trình này xảy ra những sự giải thích, mở mắt bày tỏ sâu xa cho họ và cô. Để rồi họ và cô được cuốn hút vào một hành trình tìm hiểu lẽ đạo Tin Lành qua các văn phẩm Cơ Đốc và sinh hoạt với Hội thánh. Trong hành trình này, cô chợt nhận ra – hay nói chi tiết sâu xa hơn, Đức Thánh Linh mở lòng và mắt thuộc linh của cô – rằng những lẽ đạo Tin Lành đã sẳn có ở trong lòng cô một cách sâu thẵm từ bao lâu nay mà cô lại không thấy ra. Với kinh nghiệm không có gì “phép lạ” như vậy và với chỗ đứng (của cô) từ góc cạnh của một người theo quan niệm không quan tâm đến chuyện thần linh, cô cảm thấy việc một người vô thần tin Chúa là “điên rồ!” Nhưng với chỗ đứng của một người tin Chúa nhìn lại những gì đã trải qua, trong phần cuối của lời chứng của cô, đó là một sự biến đổi toàn diện, lạ lùng và lạ lùng

Đức Chúa Trời đã làm phức tạp đời sống vô thần hạnh phúc của tôi một cách nghiêm trọng như thế nào. 

Tôi trở thành Cơ Đốc Nhân vào ngày 7 tháng 6, năm 2015, sau một cuộc sống trưởng thành vô cùng dễ chịu của chủ nghĩa vô thần vững chắc. Tôi thấy mình như đang kể lại “câu chuyện ấy” mỗi khi mọi người hỏi tôi về nó – dĩ nhiên là cần điều chỉnh một chút đối với khán giả của tôi. Khi nói chuyện với những người có quan điểm không quan tâm đến chuyện thần linh, tôi nhún vai rất nhiều và “Thật điên rồ, phải không? Tuy nhiên, chẳng có gì thay đổi cả!” Khi nói chuyện với các Cơ Đốc Nhân khác, thì còn hơn thế, “Hiển nhiên là điều này vô cùng tuyệt vời, và tôi hoàn toàn được thay đổi”. Nhưng câu chuyện đi xa hơn một chút so với những gì tôi kể.

Là một người vô thần từ hồi Đại học, nhưng tôi đã chín chắn hơn một chút từ khoảng hai đến ba năm trước đó, trong quá trình điều hành một trang web của phong trào nữ quyền, chuyên đăng tải những mẩu truyện sâu sắc về tôn giáo. Cũng giống như nhiều người vô thần khác (những người nhìn chung có đạo đức và đáng yêu giống như cha tôi, một người sẽ từ chối bước vào thiên đàng và thay vì vậy sẽ đợi ở ngoài với chiếc dĩa nhạc Miles Davis), tôi đã bắt đầu chống đối và chỉ trích về tôn giáo, nhưng cuối cùng thì tôi nghĩ rằng có lẽ cũng tốt cho người có lòng tin có đức tin. Tôi đã bám vào điều đó, mặc dù ý tưởng về một Đức Chúa Trời tốt lành Đấng đã tạo dựng và yêu thương chúng ta thật là vô nghĩa, và tất cả những gì chờ đợi chúng ta bên kia nấm mồ là một sự lãng quên đáng vui mừng theo quan điểm vô thần. 

Tôi biết điều đó nghe có vẻ bi quan trầm cảm, nhưng tôi thấy ý tưởng cho rằng sự sống chấm dứt sau khi chết là ý tưởng bảo đảm một cách êm ái trong kết cuộc của nó. 

Tôi bắt đầu gặp gỡ nhiều người có niềm tin, sau khi đã di chuyển đến Utah từ Manhattan, và tôi nghĩ rằng họ thường có sức thu hút trong chính ảo tưởng ngọt ngào của họ. Tôi đã không ước ao mình sẽ tin. Tôi không có sự khao khát nào chưa được khui ra hoặc chưa được trả lời. Tất cả của tôi tưởng chừng đã rất tốt. Nhưng sau đó thì không như vậy.

ĐIỀU TÔI ĐÃ BIẾT

Có hai vấn đề khởi điểm khác nhau đối với sự cải đạo của tôi, và đôi khi tôi bỏ qua vấn đề thứ nhất, vì tôi nghĩ nó đem đến cho mọi người một câu trả lời mà tôi không muốn họ nhận được. Đó là một câu chuyện khá bình thường: Tôi đã trải qua một thời kì khó khăn. Tôi đã lo lắng về đứa con của mình. Có lần tôi nói rằng “Hãy ở với mẹ” với một căn phòng trống. Điều đó thật đáng xấu hổ. Tôi không hiểu tại sao mình nói như vậy, hoặc nói với ai. Rồi tôi rũ bỏ điều đó, tôi tiếp tục sống, tình huống đó tự được giải quyết, tôi đã không nghĩ lại về nó nữa. Tôi biết mọi người hiểu câu chuyện đó như thế nào: Ồ, dĩ nhiên, Nicole đã phải vật lộn và cần một khuôn khổ lớn hơn. Đó là một phần của sự thật, nhưng không phải toàn bộ sự thật. 

Vấn đề khởi điểm thứ hai luôn luôn là điều tôi hướng đến. Lúc đó tôi đang trên mạng và lướt qua Tiểu Sử về Triết gia Dallas Willard của John Ortberg. Các con gái của John là những người bạn thân thiết (với tôi), và tôi đã luôn có một mối quan hệ tuyệt vời với cha mẹ của họ, những người đã đánh động mạnh vào lòng tôi như là cái ảo tưởng ngọt ngào của niềm tin Tin Lành của họ. Vì vậy tôi đã nhấn vào bài viết. 

Ai đó đã từng hỏi Dallas liệu ông ta có tin vào sự hư hoại toàn diện.

“Tôi tin vào sự hư hoại vừa đủ,” ông trả lời ngay lập tức.

Điều đó là gì?

“Tôi tin rằng mỗi một con người đều bị hư hoại vừa đủ để cho khi chúng ta đến thiên đàng, không một ai sẽ có thể nói, “Tôi xứng đáng được điều này.”

Sau vài phút đọc bài viết đó, tôi đã bật khóc. Sau đó cũng trong ngày, tôi lại một lần nữa bật khóc. Và ngày hôm sau, khi đang đánh răng, lúc chìm vào giấc ngủ, lúc đang tắm, khi đang cho những đứa trẻ ăn, tôi lại bật khóc.

Tôi phải chia sẻ ở đây rằng tôi là một người vui vẻ, kiên định. Nếu đây mà là thời Trung Cổ, có lẽ tôi sẽ ở trong một quyển sách dưới tiêu đề “Bốn Tính Khí Tâm Trạng: Đầy Hy Vọng/Thản Nhiên.” (The Four Humors: Sanguine/Phlegmatic)

Vì vậy, thật là bất ổn khi bất thình lình cảm nhận mình như là một chiếc thuyền bị sóng đánh ném tung lên. Tôi không buồn. Tôi không hoảng sợ – chỉ là tôi có quá nhiều cảm xúc. Tất nhiên, tôi đã quyết định mua một cuốn sách của Dallas Willard để đọc về nhân chủng học. Tôi đọc bài “Nghe tiếng Chúa” (Hearing God). Tôi đã khóc. Tôi mua cuốn “Chúa của tôi và tôi” (My God and I) của Lewis Smedes. Tôi cũng khóc. Tôi mua cuốn “Hãy Nhận Lấy Bánh Này” (Take This Bread) của Sara Miles. Tôi cũng khóc. Điều này thật sự mất kiểm soát. Bạn không thể nào đi khắp mọi nơi mà cứ khóc mãi được. 

Lúc đó, tôi đi đến gần một giao lộ, tôi ngồi xuống và tự nhủ: Được rồi, Nicole, mày có hai sự lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất: Mày có thể dừng việc đọc những cuốn sách về Chúa Jesus lại. Lựa chọn hai: mày có thể suy nghĩ với ý định lớn hơn về lý do vì sao mày lại bị choáng ngợp bởi cảm xúc của mình. Tôi chợt nảy ra ý nghĩ là nếu lựa chọn hai chứng minh không có kết quả, tôi luôn có thể trở lại với lựa chọn thứ nhất. Vì vậy tôi đã gửi điện thư cho một người bạn, là Cơ Đốc Nhân, và tôi hỏi rằng liệu chúng tôi có thể nói chuyện về Chúa Jesus được không.

Tôi ngay lập tức hối hận vì đã gửi đi điện thư đó và nếu khả năng của con người có thể được tôi đã kéo nó trở lại qua internet. Công nghệ đã khiến tôi thất vọng, thông điệp của tôi đã đến được với người nhận. Cô ấy nói rằng cô sẽ rất vui khi được nói chuyện với tôi về Chúa Jesus. Có lẽ bạn đã biết điều này rồi, nhưng các Cơ Đốc Nhân đều rất yêu thích được nói chuyện về Chúa Jesus. 

Tôi đã dùng vài ngày trước cuộc nói chuyện của chúng tôi như một kẻ ngốc, tự hỏi rằng thế quái nào tôi lại dự định sẽ hỏi cô ta: Cậu có…yêu thích Chúa Jesus không? Sự quan tâm của Chúa Jesus là gì? Vì sao Ngài lại quở cây vả đó?

[bs-quote quote=”Tôi đã tin vào Đức Chúa Trời. Tệ hơn nữa, tôi đã là một Cơ Đốc Nhân. Đó là nghịch lại với con người phóng túng (của tôi).” style=”style-20″ align=”left” author_job=”Nicole Cliffe”][/bs-quote]

Và bây giờ chúng ta đến phần mà câu chuyện trở nên mất phần thú vị (vì không có sự cố, phép lạ vv… như những lời làm chứng thường nghe thấy) Khoảng một tiếng trước cuộc cuộc nói chuyện của chúng tôi, tôi biết: Tôi đã tin vào Đức Chúa Trời. Tệ hơn nữa, tôi đã là một Cơ Đốc Nhân. Đó là nghịch lại với con người phóng túng (của tôi). 

Hiện giờ, nếu bạn vẫn đang theo dõi, thì bạn biết rồi đấy. Tôi đã khóc liên tục khi nghĩ về Chúa Jesus bởi vì tôi đã bắt đầu tin rằng Chúa Jesus thực sự là Đấng mà Ngài nói, nhưng vì một lý do nào đó, trước đây ý tưởng này đã không thật sự xảy ra với tôi. Nhưng sau đó nó xảy ra, như thể điều đó luôn đúng. Vì thế khi người bạn của tôi gọi điện thoại, tôi đã nói với cô ấy, một cách ngượng nghịu, rằng tôi muốn có một mối quan hệ với Thượng Đế, và chúng tôi đã cầu nguyện, đã cười khúc khích một chút, khóc một chút, và rồi cô ấy gửi cho tôi một chồng sách của Henri Nouwen, và hôm nay thì chúng ta ở đây.

Rồi sau đó, tôi được nhấn chìm (báp-tem) bởi một Mục sư ở Thái Bình Dương khi đang run rẩy trong một bộ đồ không thấm nước quá nhỏ. Tôi đã hát “Lời Cầu Xin Chân Thành” (Be Thou My Vision) và dự Tiệc Thánh trên một bãi biển, trong lúc những người dân địa phương Ca-li lấy làm kỳ quái đứng xem. Tôi đi nhà thờ. Tôi cầu nguyện. Quan điểm chính trị của tôi không có gì thay đổi; nhưng sự sôi sục bên trong mà tôi cố gắng sống bày tỏ ra bên ngoài thì có. Chồng tôi bị tôi làm cho sửng sốt, nhưng rất ủng hộ và yêu thương tôi.

KHÔNG CÒN LẠNH LÙNG

Tôi thường được những Cơ Đốc Nhân khác hỏi rằng “Điều gì đã xảy ra trong giờ đồng hồ đó?” Tôi đáp Chúa đã không hề nói gì với tôi cả. Thay vì vậy, như nhân vật chính trong truyện Kỷ Vật (Memento) để quá khứ của mình hòa vào với phim bản, trong giờ đó tôi hiểu thấu trọn vẹn những điều mà tôi đã biết. Những gì xảy ra trong giờ đó là đỉnh điểm tự nhiên của việc tôi đến với niềm tin. Tôi đã được làm cho tan vỡ để mở lòng với sự mặc khải. Tôi đọc những quyển sách mà tôi cười chê trước khi bị tan vỡ mở lòng, và sự huyền diệu xảy ra và Chúa hiện diện ở đó, và thế là tôi hiểu ra, tôi lớn tiếng nói ra điều đó với một người thứ ba, và sau đó tôi cười khúc khích.

Đây là lý do vì sao sự biện chứng, theo ý kiến của tôi, là cực kì thiếu thuyết phục. (Dallas Willard, theo những gì ghi lại, không bao giờ tranh luận với những người không tin). Đã không có ai có thể, trong suốt cả tỉ năm bằng những lời làm chứng thu hút hoặc bằng cách bày tỏ cho tôi một đời sống rực rỡ với những việc làm tốt đẹp hoặc qua bài hát hoặc thậm chí những quyển sách tuyệt vời nhất, có thể đưa tôi đến với Đấng Christ. Tôi cần phải được vỗ nhẹ vào vai. Tôi cần phải được đưa đến một nơi mà những cuốn sách về Chúa là một điều gì đó tôi có thể trải nghiệm mà không bị khoảng cách. Nó là huyền nhiệm.

Tôi được hỏi rằng việc quyết định trở thành một Cơ Đốc Nhân có kết thúc sở thích khóc mấy lần một ngày mới mẻ thú vị kia không. Sự thật là tôi tiếp tục khóc nhiều hơn là tôi đã làm trước đây dù đó là “Bị Chối Bỏ” hay là “Sự Cố Dallas Willard”. Tôi được khai thông bởi tình yêu, hoặc sự tử tế, hoặc tình bạn nhiều hơn là tôi đã từng nghĩ đến. Đêm qua tôi đã cố gắng giải thích Henri Nouwen là ai cho một vài người anh chị em họ đến thăm, họ phải đem khăn giấy Kleenex cho tôi, một cách ngọt ngào và cẩn trọng, như thể tôi sẽ tan chảy trước mặt họ. Sáng nay tôi đọc được một đoạn trong tờ Texas Monthly, thực sự đã khiến tôi sụp đầu gối xuống về việc thế giới này đổ nát như thế nào, thế mà và lúc này làm sao chúng ta vẫn ngang ngạnh và vui vẻ khi đối diện với sự đổ vỡ đó. Giờ thì tôi không còn một chút nào lãnh cảm thuộc linh nữa. Tôi nói thực đấy

Đã có những thời điểm tôi cảm thấy hơi giống như một người tá điền thời trung cổ, trong sự hoàn toàn tin cậy vào Chúa như lúc này, nhưng lại không thường xuyên làm những gì Ngài muốn, hoặc, giống như Scarlett O’Hara (nhân vật nữ chính trong truyện/phim Cuốn Theo Chiều Gió, Gone With The Wind – người dịch), hoãn lại cuộc trò chuyện với Chúa cho đến khi tôi làm xong việc mình muốn làm. Nó là một tấm màn phông thêu đầy màu sắc làm nổi bật lên khoảng đời sống còn lại của tôi.

Việc chuyển đổi thành Cơ Đốc Nhân của tôi không hề đơn giản. Điều này đã làm phức tạp tất cả các mối quan hệ của tôi, làm thay đổi cách tôi cảm nhận về tiền bạc, làm đảo lộn cá tính công khai của tôi, và khiến tôi tự hỏi mình có nên dùng Twitter nữa hay không.

Tất nhiên, điều này vô cùng tuyệt vời. 

 

Mai Hồng Ân & Trần Ngọc

(Lược dịch theo: christianitytoday.com)


NICOLE CLIFFE là một nhà đồng sáng lập và biên tập của trang web The Toast and Lives in Utah (Bánh Mì Nướng và Cuộc Sống ở Utah)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan