Luật Pháp Nước Anh Đứng Về Phía Các Bác Sĩ Và Bệnh Viện Từ Chối Cơ Hội Sống Của Bé Gái 5 Tuổi!

Share

Trong văn hóa của sự chết, các bác sĩ Anh quốc hủy hoại cơ hội sống.

Đó chính là tình trạng của Tafida Raqeeb hiện giờ, một cô bé đang chết dần trong một bệnh viện London vì các bác sĩ của cô bé từ chối đưa cô tới một nơi mà cô có thể được chữa trị.

Bé gái năm tuổi này mắc tình trạng hẹp mạch máu hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm đến tính mạng được gọi là “Chứng dị tật động tĩnh mạch”. Các chuyên gia ở Ý có đủ chuyên môn trong việc điều trị tình trạng đặc biệt này, tuy nhiên Bệnh viện Hoàng gia London thực chất vẫn đang giam lỏng Tafida trong những thiết bị y tế của họ.

Học Viện Giannina Gaslini ở Genoa đã triệu tập một đội ngũ y tế dành cho Tafida, và vẫn đang giữ liên lạc với các bác sĩ của cô ở London. Tờ the Sun trích dẫn những dự đoán của các bác sĩ người Ý của Học Viện như sau, “Có một cơ hội tốt để cô bé có thể thoát khỏi tình trạng hôn mê hiện tại mà cô đang gặp phải.”

Yogi Amin, luật sư về quyền công dân, người đại diện cho Tafida, đã đảm bảo với những người (chịu trách nhiệm) đưa ra quyết định (thay cho cô bé) rằng: “Không có bằng chứng nào cho thấy Tafida sẽ bị nguy hiểm trong quá trình di chuyển hoặc ra nước ngoài, và cha mẹ yêu quý của cô có quyền hợp pháp để quyết định chuyển con gái của mình đến một bệnh viện khác để chăm sóc y tế cá nhân.”

Tuy nhiên, Bệnh viện Anh Quốc vẫn từ chối thậm chí là để cho cha mẹ của Tafida đem cô đến với giải pháp điều trị tiềm năng ở Ý bằng mọi chi phí tự túc của họ.

Thực tế, tờ the Sun đã tường thuật lại rằng các bác sĩ người Anh đang có ý định gỡ bỏ mọi thiết bị hỗ trợ sự sống trên Tafida, và nói rằng, “Thà để cho con bé ở đó và chết đi còn tốt hơn.” 

Và một vụ kiện tụng hoàn toàn riêng biệt bởi Barts NHS Trust đang tìm cách để cho phép các bệnh viện quyền hợp pháp để loại bỏ mọi biện pháp chăm sóc y tế nếu có một bệnh nhân nào đó trong tình trạng của Tafida bị xấu đi.

Nhưng cha mẹ của Tafida, Shelina và Mohammed, đã đấu tranh cho sự sống của con gái mình lên Tòa án Tối cao.

Luật sư Jason Coppel QC thuộc Luật Liên minh Châu Âu và Quyền con người đã cáo buộc rằng việc “bị buộc phải ở lại (bệnh viện London) đi ngược với ý định của cô bé”. Ông đã nhấn mạnh điểm mấu chốt, rằng “Cha mẹ của cô bé là những người duy nhất hiện tại có quyền hợp pháp để đưa ra quyết định thay cho cô bé.”

Mặc dù tình trạng sống chết của Tafida như vậy, Thấm phán MacDonald đã trì hoãn đưa ra bất kì một quyết định nào cho đến tận mùa Thu. Ông chỉ nói rằng ông sẽ nghe cả hai phía của cha mẹ và của bệnh viện vào tháng 9.

Tuy nhiên thời gian (đối với Tafida) là vô cùng quan trọng. Ron Liddle của tờ the Sun nêu quan điểm, “Tôi có thể hiểu các bác sĩ đã nói với Mohammed và Shelina rằng họ không thể làm gì hơn nữa cho đứa gái bé nhỏ này. Nhưng điều vượt ngoài sự tin tưởng – vượt trên cả sự tưởng tượng – đó là họ cứ khăng khăng trong việc giữ đứa trẻ ở đó cho đến chết khi mà có một niềm hy vọng thật sự là đứa trẻ sẽ được chữa trị khỏi.” Little tuyên bố,

“Tôi không phải là một chuyên gia y tế, …nhưng tôi rất hiểu rằng nếu như có một niềm hy vọng dành cho Tafida, càng chờ đợi lâu để (tiến hành) điều trị cho con bé, thì kết quả gần như sẽ càng ít khả quan.”

Trường hợp của Tafida rất giống với trường hợp của bé trai 2 tuổi Alfie Evans. Alfie cũng đã mắc chứng Thiếu hụt Acid Trung chuyển – GABA (một căn bệnh về não bẩm sinh), và bố mẹ của cậu bé đã muốn đưa cậu đến bệnh viện Bambino Gesu thuộc sở hữu của Vatican để điều trị thực nghiệm. Các thiết bị máy móc (thời điểm đó) ở Rome đã sẵn sàng và đang chờ đợi để chăm sóc cho Alfie.

Tuy nhiên bệnh viện Alder Hey của Liverpool đã từ chối để cho Alfie đi.

Luật sư Coppel (người hiện đang đại diện cho Tafida) đã biện luận về cơ hội nỗ lực cuối cùng của Alfie – sau khi các bác sĩ của cậu bé rút thiết bị thở trên cậu khoảng 2 ngày – để đưa Alfie tới các chuyên gia tại Bambino Gesu. Vào thời điểm đó, Alfie hoàn toàn tự thở được và có thể thực hiện chuyến đi đến Rome.

Nhưng vị thẩm phán đã ra quyết định chống lại quyền làm cha mẹ (của cậu bé), và Alfie bé nhỏ đã buộc phải ở lại thêm 3 ngày nữa trong bệnh viện Alder Hey của Liverpool cho đến khi cậu bé qua đời.

Tương tự, cậu bé gần một tuổi Charlie Gard được chẩn đoán mắc phải Hội chứng Suy giảm Ty thể DNA, và cha mẹ của cậu bé đã tìm cách đưa cậu tới Mỹ để điều trị thực nghiệm. 

Các bác sĩ Anh Quốc đã quyết định gỡ bỏ máy thở của Charlie để cậu bé chết, thay vì thả Charlie về với cha mẹ với những hy vọng rằng cậu bé có thể được giúp đỡ bởi các chuyên gia người Mỹ.

Bệnh viện Presbyterian của New York đã sẵn sàng cho Charlie (giống như Bệnh viện Gesu ở Rome), nhưng các thẩm phán Anh đã cản trở cha mẹ của Charlie, và cậu bé đã nhanh chóng qua đời sau khi đường thở của cậu bị ngắt.

Có vẻ như đối với nhiều trường hợp, những người Anh – cả y bác sĩ và thẩm phán – đều đã hành xử một cách không thể chấp nhận được từ việc “không gây hại gì” cho tới phủ nhận phép điều trị có lợi đầy tiềm năng mà chỉ dựa vào liệu pháp chăm sóc không có kết quả.

Một đứa trẻ khác, Ashya King 8 tuổi, ở Southampton đã phải chống trọi với căn bệnh U não (tình trạng các tế bào bất thường phát triển trong não). Cha mẹ của cậu bé đã rất băn khoăn về vấn đề điều trị của cậu, và đã muốn đưa cậu đi (chữa trị) bằng liệu pháp proton (liệu pháp trị xạ bằng pro-ton thay vì tia X-ray) ở một nơi nào đó.

Khi bệnh viện từ chối công nhận quyền cha mẹ (của cậu) và để Ashya rời khỏi, Brett và Naghemed King đã lén đưa con trai mình ra khỏi bệnh viện – biến chính mình thành những kẻ chạy trốn vì cớ sự sống của con trai mình.

Một chiến dịch truy lùng trên khắp lục địa Châu Âu đã được phát động chống lại cha mẹ của Ashya. Cuối cùng họ đã bị bắt giữ ở Tây Ban Nha.

Tuy nhiên Ashya bé bỏng đã được điều trị – đó là những gì mà những người cha mẹ “phạm tội” này đã hằng tìm kiếm.

Chính việc điều trị được tìm kiếm một cách bất hợp pháp kia đã cứu Ashya. Ngày nay Ashya đã không còn ung thư, không còn một tổn hại nào về não từ những khối u không còn tồn tại kia.

Ron Little đã thuật lại trong tờ the Sun như sau,

“Những người cha mẹ đó đã đúng. Còn những vị bác sĩ thì đã sai một cách kinh khủng,” “Các chuyên gia y tế của chúng ta, chung quy lại, đều quá xuất sắc. Tuy nhiên đôi khi có một sự kiêu ngạo lố bịch và bướng bỉnh ở những con người này.”

Nhà thờ Anglican cũng đã không giúp đỡ gì. Giám mục John Sherrington của Westminister đã nói rằng ông sẽ cầu nguyện cho Tafida, nhưng ông đã không đưa ra một sự hỗ trợ nào đối với sự sống của Tafida hoặc đối với tình trạng đau lòng của cha mẹ cô bé.

Sherrington thâm chí còn đánh đồng vụ kiện của bệnh viện với sự chết của Tafida và sự đấu tranh của cha mẹ cô bé cho sự sống của cô. “Tôi hy vọng rằng mọi điều đáng phải làm sẽ được đem đến với những ước muốn của cha mẹ của cháu, trong khi vẫn tôn trọng những đánh giá khám chữa bệnh của các y bác sĩ, những người đang chăm sóc cho cô bé,” ông tuyên bố một cách vô vọng và không hề hòa hợp. “Nhiều người trong chúng ta không đủ tất cả những thông tin phù hợp để có thể bảo toàn một cách tốt nhất những phán đoán của mình.” 

Ở Ý, thiết bị hỗ trợ sự sống sẽ không bị gỡ bỏ khỏi những đứa trẻ trừ khi chúng được cho rằng đã bị “chết não”. Tafida không hề bị “chết não”, và có lẽ còn có thể trụ được – chừng nào các bác sĩ không rút ống thở của cô bé – cho đến phiên tòa sơ thẩm vào tháng 9 của cô.

Thông tin mới nhất cho hay vào ngày 3 tháng 10 (2019), Thẩm Phán McDonald đã phán quyết là cha mẹ của em Tafida có quyền đưa em sang Ý chữa bệnh. Cảm tạ Chúa và cảm ơn sự cầu nguyện của hàng chục ngàn người ở Anh cũng như ở khắp thế giới. Cảm ơn Chúa đã dùng nhiều tổ chức Cơ Đốc và các tổ chức nhân quyền (dù không là Cơ Đốc) đã hợp tác trong nhiều cách khác nhau để tranh đấu cho nhân quyền của em Tafida và gia đình của em.

 

Hồng Ân

(Lược dịch theo: alexschadenberg.blogspot.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan