Những Lãnh Đạo Vĩ Đại Sống Bởi Lòng Tin Quyết Mạnh Mẽ

Share

Nền tảng thật sự của sự lãnh đạo mang tầm ảnh hưởng chính là tính cách, không phải sức hút cá nhân. Và một khía cạnh trong tính cách của một người lãnh đạo là những sự tin quyết mà họ đã được phó thác cách sâu nhiệm. Những người lãnh đạo vĩ đại có lòng tin vô cùng chắc chắn. Một quan điểm là điều mà bạn sẽ dùng lý lẽ để tranh luận; còn sự tin quyết chính là điều sẽ khiến bạn (sẵn sàng) sống chết vì nó. Đặc biệt là, các mục sư cần phải xác định được những sự tin quyết mà bởi đó (giúp) họ có thể chịu đựng được mọi loại khó khăn, và cách duy nhất để đứng lên vì những điều tin quyết mạnh mẽ này là sống dựa vào sự cảm biết sâu nhiệm trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.

Nếu Đức Chúa Trời kêu gọi bạn đến với công tác lãnh đạo, thì không điều gì có thể ngăn cản bạn được. Danh tính của bạn (được định nghĩa) dựa vào mối quan hệ của bạn với Chúa, chứ không phải bởi sự chấp nhận của những người mà bạn đang lãnh đạo hoặc bởi thế giới xung quanh đang dõi theo bạn. Thay vì sống trong cái bẫy của sự so sánh hoặc sợ hãi những gì mọi người sẽ nghĩ về bạn, bạn cần phát triển những sự tin quyết của chính mình – theo nguyên tắc thần học, theo nguyên tắc đạo đức và theo thực tế – và đứng vững với chúng.

Những Sự Tin Quyết Mạnh Mẽ Sẽ Được Thử Nghiệm

Hãy tin trước hết rằng những sự tin quyết của bạn sẽ được thử nghiệm bởi ít nhất 8 khía cạnh sau:

1. Sự Đùa Cợt: Khi bạn ở trong vị trí lãnh đạo, một trong những điều đầu tiên mà mọi người sẽ làm để khiến bạn chối bỏ lòng tin quyết của mình đó là đem bạn ra làm trò cười. Lòng tin quyết của bạn đôi khi có thể trở thành một sự đùa cợt (của họ).

2. Sự Nản Lòng: Một trong những vũ khí mạnh nhất của kẻ thù chính là sự nản lòng. Vì sao? Vì lòng tin quyết, theo bản chất tự nhiên, cần sự can đảm để giữ cho vững vàng. Sự nản lòng thường đến giữa chừng khi bạn đang hoàn thành được một nửa kế hoạch rồi hoặc đang lưng chừng ở trên núi. 

3. Sự Sợ Hãi: Sợ hãi là một trong những sự đe dọa lớn nhất đối với lòng tin quyết của một người lãnh đạo. Ngay cả khi đặt mình vào vị trí của những nhân vật truyền thông thế tục, tôi vẫn thường nói rằng tôi cần phải kính sợ Chúa hơn bất cứ con người nào khác. Đó là vì một ngày nào đó, trước mặt một mình Ngài mà thôi, tôi sẽ phải khai trình việc mình đã giữ vững sự tin quyết Ngài giao phó cho tôi như thế nào.

4. Sự Bất Hòa: Có một vài điều sẽ làm cằn cỗi sự tăng trưởng của một hướng đi hoặc một Hội Thánh còn nhanh hơn cả những câu chuyện tầm phào. (Đó chính là) Một tin đồn hoặc một lời buộc tội sai lầm sẽ có khả năng phá hủy thanh danh của một người lãnh đạo. 

5. Sự Chia Rẽ: Người lãnh đạo có thể giữ cho mọi người cùng chung một hướng đi là cả một thách thức lớn, nhưng đó là điều rất quan trọng. Và bởi vì công tác lãnh đạo chính là khiến cho tất cả mọi người cùng làm việc với nhau hướng đến một mục tiêu chung, nên thách thức này đặc biết khó khăn đối với người lãnh đạo khi phải đổi diện. 

6. Sự Sao Lãng: Nếu như kẻ thù không thể gây chia rẽ mọi người có cùng một hướng đi chung, hắn sẽ đem đến những sự sao lãng. Một vài sự sao lãng có thể gây ra hầu hết các vấn đề trầm trọng nhất lại thường không phải là những điều xấu mà lại là những điều tốt, nhưng lại không phải là những điều tốt nhất mà lẽ ra chúng ta nên chọn làm. 

7. Sự Phỉ Báng: Phao-lô bị truy lùng bởi những Cơ đốc nhân chủ trương giữ truyền thống đạo Do Thái. Nê-hê-mi đã phải đối đầu với San-ba-lát. Chúa Giê-xu thì bị buộc tội là lộng ngôn một cách sai lầm. Đó chính là những người tiên phong đi trước, những người sẽ có nhiều khả năng bị đâm sau lưng. Đây là hiệu ứng phụ của một sự ảnh hưởng đang lan rộng. 

8. Sự Nguy Hiểm: Kinh Thánh thực ra chưa bao giờ hứa ban cho những người tin một đời sống “an toàn tuyệt đối khỏi mọi sự nguy hiểm”. Ngược lại, những người lãnh đạo và có tiếng nói sẽ trải qua sự bắt bớ và đối mặt với những sự nguy hiểm trong suốt hành trình thực hiện sứ mạng. 

Kẻ thù sẽ cố gắng dùng tất cả tám thủ đoạn này để ngăn cản bạn khỏi công việc lãnh đạo. Vậy bạn sẽ làm gì khi phải đối diện với sự chống đối như vậy? Đừng bỏ cuộc! Hãy bám chặt vào những sự tin quyết của bạn. Hãy kiên trì. Hãy nín chịu. Khi bạn cam kết với những sự xác tín của mình, không điều gì sẽ có thể khiến bạn bỏ cuộc. Và một thái độ “không bỏ cuộc” là một tính cách điển hình quan trọng của bất kì một lãnh đạo vĩ đại nào. 

 

Hồng Ân

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan