Dấy Lên Một Tiêu Chuẩn Gương Mẫu

Share

CHƯƠNG 1

“Chúa Giê-Hô-Va phán như vầy: Nầy ta sẽ giá tay trên các nước, dựng cờ ta trong các dân. Bấy giờ chúng sẽ bồng các con trai ngươi, vác các con gái ngươi trên vai mà đến” (Ê-sai 49:22)

“Hãy đi qua, bởi cửa thành đi qua; hãy ban bằng đường của dân; hãy đắp đường, hãy đắp đường cái; bỏ hết đá; dựng một cờ xí cho các dân tộc” (Ê-sai 62:10)

Trong khi tra cứu từ ngữ “tiêu chuẩn” và tìm kiếm những ý nghĩa liên quan đến từ ngữ này một cách nghiêm trang, có một ý nghĩa nổi bật đến với tôi như sau : “một khuôn mẫu hoặc một phẩm chất cho những người khác phải tuân theo”.

Có bao giờ bạn nghe cụm từ “Họ thiết lập một tiêu chuẩn quanh đây”? Tất cả chúng ta đều biết từ ngữ này có nghĩa gì.  Nếu bạn đang học trong trường đại học và bạn được trường đại học đó dạy dỗ: “Chúng tôi thiết lập những tiêu chuẩn, chất lượng cho việc giáo dục” sau đó bạn biết rằng điều này sẽ được thực hiện cách khắt khe trong trường.

Hoặc là nói rằng bạn sẽ làm việc với một ai đó, và người đó nó như thế này: “Tôi thiết lập một tiêu chuẩn quanh đây”, bạn biết rằng người đó sẽ làm việc rất cật lực để đạt được sự hài lòng.

Trong một nghĩa khác, họ đang thiết lập một tiêu chuẩn và yêu cầu tất cả mọi người phải thích ứng với tiêu chuẩn đó, hoặc phấn đấu để đạt đến tiêu chuẩn đó.

Cũng một ý nghĩa như vậy, khi chúng ta nói về Lời Chúa rằng Lời Ngài sẽ thiết lập một tiêu chuẩn quanh đây cho đời sống thuộc linh của chúng ta, chúng ta đang nói rằng Lời Chúa là khuôn mẫu hoặc một phẩm chất để mỗi người phấn đấu đạt được trong đời sống chúng ta.

Trước tiên chúng ta hãy nhìn vào lãnh vực tự nhiên, sau đó sẽ xem xét lãnh vực thuộc linh.

Tôi có một người em trai bắt đầu tham dự Hội Thánh Living Stones khi tôi làm Mục Sư cho Hội Thánh và em tôi dành nhiều thời gian với tôi. Một ngày kia, sau khi em tôi tham dự buổi nhóm trong Hội Thánh và nói rằng : “Al, anh quan trọng hóa! Anh quá cầu kỳ! Sao anh cứ đề cập đến những điều không cần thiết? Làm sao anh cứ đề cập đến những điều bên ngoài không đúng nhưng bên cạnh đó nhà của anh hoặc những điều bên ngoài cũng không đúng? Sao anh cứ đề cập đến những điều không cần thiết như vậy? Em xem anh rất thân nên mới nói, anh quan trọng hóa mọi vấn đề!”

Tôi trả lời cho cậu em lúc đó như sau: “Anh biết.  Anh dường như bị dày vò với một nỗi đau khổ. Anh không muốn ở trong điều này, nhưng anh không thể lay chuyển nó.”

Sau đó vào một ngày nọ, cậu em trai trở lại và nói rằng: “Al, anh biết không bởi những hoàn cảnh hiện tại của anh đã thật sự giúp đỡ em.”

“Em nói như vậy có ý gì?”

“Trong công việc của em, có nhiều lúc em không chú tâm làm việc, và không quan tâm để đạt được thành qủa. Có một số công việc em làm nhưng lại không có kết thúc mỹ mãn, và chỉ tạm đủ để đi qua và cũng không ai biết.  Do đó em phải bỏ công việc đó và tìm kiếm một công việc sắp tới. Nhưng từ khi em bắt đầu dành nhiều thời gian với anh. Em đã thay đổi cách suy nghĩ. Bây giờ, cho dù làm điều gì hoặc làm cho bất cứ ai trong chổ làm việc của em, bằng bất kể giá nào em làm cho đến khi nó được kết thúc và trọn vẹn, dù có người khác biết hay là không”

Một trong những người đàn ông trong hội chúng của chúng tôi là một thợ mộc, ông kể cho tôi nghe một câu chuyện xảy ra gần đây, tương tự quan điểm mà em trai tôi đã cố gắng nói với tôi.

Người thợ mộc này làm việc cho một công ty mới và được chỉ định làm việc chung với một nhóm.  Ông ta đi đến với viên quản đốc, thật sự muốn gây ấn tượng tốt, nở một nụ cười “Xin chào! Tôi sẵn sàng làm việc với ông”.  Ông ta chào cách hớn hở.

Viên quản đốc ngước nhìn không chút cảm động và nói: “Anh sẽ không làm việc được một ngày”.

Lui lại với sự ngạc nhiên, người thợ mộc hỏi: “Tại sao thế?”

“Mọi người rời bỏ tôi”

“Tại sao lại thế?” Người thợ mộc tiếp tục hỏi và bắt đầu cảm nhận có đôi chút lo âu về tình huống hiện tại.

“Tôi chỉ thật sự làm việc cật lực. Tôi muốn công việc được trọn vẹn hoặc không có gì cả.”

Người tự mộc tự nghĩ: “ Điều này sẽ không đi đến đâu”.

Bất chấp sự không thiện cảm trước đây của người quản đốc, người thợ mộc nói với tôi rằng ông ta đã học nhiều từ người đàn ông này hơn bất cứ người nào khác mà ông ta từng làm việc trước đây…  Bởi vì, viên quản đốc này thiết lập một tiêu chuẩn cao, thúc ép mọi người kiên quyết làm bằng được và phấn đấu để đạt được.

Nhiều năm trước đây tôi đã làm phụ tá cho một quản đốc giữ kho hàng tạp hoá. Tôi làm việc nhiều năm cho cửa hàng này. Tôi đã nhìn thấy những ông chủ đến rồi ra đi. Những người này không là cột trụ sức mạnh hoặc đã không thiết lập một tiêu chuẩn cao.

Một người chủ đã bỏ cửa hàng ba hoặc bốn lần trong ngày để đi uống rượu. Nếu có bất cứ nhân vật nào quan trọng gọi điện thoại đến tìm ông, chúng tôi đều nói “Ông ta đang ở phía sau, xin chờ một chút”.  Sau đó tôi chạy vọt xuống đường, vào quán rượu và gọi ông ta về.

Tôi đã làm việc với những người quản lý cửa hàng, từ nhà riêng của họ gọi điện thoại đến văn phòng và báo rằng họ đang ở cửa hàng nhưng thật sự là không. Tôi đã được căn dặn những việc cần phải làm và nếu có ai muốn liên lạc với người quản lý, tôi sẽ gọi điện thoại báo cho ông tại nhà riêng để lập tức chạy đến cửa hàng.

Tôi đã từng làm việc với rất nhiều người như vậy.

Sau đó vào một ngày nọ người đàn ông này bước vào cửa hàng của tôi, ông chủ mới của tôi. Chúng tôi băn khoăn không biết ông này sẽ là loại người nào đây, ông ta bắt đầu thay đổi, sắp xếp lại cửa hàng cách mới mẻ chưa từng thấy trước đây.

Ngày đầu tiên ông trưng bày cửa hàng, ông đi lại với cây bút chì và tập giấy trên tay, vẻ mặt rất nghiêm trang, cau mày và hoàn toàn không đồng ý với những điều hiện tại. Ông ta bắt đầu từ cuối cửa hàng, đi lại giữa những dãy kệ ghi ghi… chép chép…

Tôi theo sau ông một cách thận trọng và giữ khoảng cách, gãi đầu và tự nghĩ không biết ông này sẽ làm gì đây.

Người này tìm thấy những điều sai trật trong cửa hàng mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới, ông ta nhanh chóng chỉ ra vào bảo chúng tôi lập tức chấn chỉnh những điều đó.

Ông nhờ tôi kiểm kê hàng hoá bắt đầu từ chổ cuối của cửa hàng, đem xuống tất cả hàng trưng bày trên kệ và bỏ vào những giỏ (cửa hàng này không phải nhỏ, nó lớn nhất trong tiểu bang).  Sau đó tôi lau chùi những kệ, và lau luôn cả phía sau của những chiếc kệ, sau đó sắp xếp hàng trưng bày lại cách trật tự.

Ông ta chú ý đến việc bôi sáp dọc theo cạnh của những dãy kệ, ngay cả những chổ rất khó chạm đến.  Ông bắt chúng tôi phải cúi xuống vào bôi sáp tất cả kệ hàng. Chúng tôi cũng phải lau chùi những cạnh của bảng giá (chổ dính dấu vết băng keo còn để lại. )

Tôi bảo đảm bạn có thể tưởng tượng tình yêu tuyệt vời như thế nào mà tôi dành cho người đàn ông này!

Một ngày nọ ông đến với tôi và chỉ một chổ bày ra trên tường và bảo tôi phải đặt lại tất cả đèn thắp sáng vào chổ cũ.

“Ở chổ đó không có đèn thắp sáng.  Ông đang muốn nói gì?” Tôi hỏi.

“Tôi muốn những chiếc đèn đó phải được lắp vào”.

“Tôi đã làm việc tại đây nhiều năm rồi, và không bao giờ thấy ai thiết kế đèn trên tường tại chổ này!”

“Lắp…đèn…điện…” chỉ ba tiếng chậm rãi nhưng thận trọng, ông ta ra lệnh và không cho phép tôi thắc mắc hoặc là tôi có hiểu hay không.

Vì thế tôi đi đến bức tường và quan sát kỹ lưỡng. Không nghi ngờ gì nữa, bảng hiệu trên tường đã được gắn những chiếc đèn !

Tôi đã làm việc nhiều năm trước nhưng chưa bao giờ được bảo phải gắn đèn tại chổ đó, ngay cả những người quản lý trước đây.

Chúng tôi hoàn toàn vâng lời !

Những điều thật sự không dễ dàng với người đàn ông này. Ông ta có một tiêu chuẩn hoàn toàn khác với những ông chủ trước đây của tôi.  Bất thình lình mọi điều được cải thiện tốt bởi người đàn ông khó ưa, người chủ không mong đợi này của chúng tôi. Ông muốn công việc của cửa hàng được hoàn hảo

Tôi đã đứng tại đó, cố gắng tỏ ra thiện cảm, lịch sự và mỉm cười trong khi ông ta nói chuyện với tôi, nhưng khi ông ta đi khỏi…. những tư tưởng và thái độc của tôi là: “cằn nhằn, hậm hực… thật là một thằng ngốc chúng ta chưa từng thấy!?… Lằm bằm, hậm hực, cằn nhằn.”

Tôi nói thật với các bạn những suy nghĩ của mình, tôi đã học rất nhiều từ người đàn ông đó hơn tất cả những người nào tôi đã từng làm việc chung hoặc ở dưới quyền của họ. Dưới sự cai quản của người này, cửa hàng đó đã gia tăng thu nhập và lợi nhuận thực sự lớn hơn bất cứ cửa hàng nào trong tiểu bang!

Vào một ngày nọ ông nói với tôi thế này: “Al này, thành thật mà nói với anh, điều đó xảy ra trong bất cứ cửa hàng nào mà tôi đi đến.”

Tại sao điều đó đã xảy ra?  Bởi vì người này đủ can đảm và tự tin để thiết lập một tiêu chuẩn cao và yêu cầu tất cả chúng tôi phải đáp ứng.

Khi người em trai của tôi nói tôi quá cầu kỳ, tôi trả lời rằng anh bị dày vò nhiều năm rồi. Tôi đã nghĩ về điều đó trong cách như vậy. Anh đã cố gắng để không trở nên cầu kỳ. Anh thấy đó như là một lỗi lầm. Tôi cố gắng dạy chính mình rằng hãy thoả hiệp đôi chút đi. Hãy tự giảm tiêu chuẩn của mình.

Sau đó Chúa bắt đầu xử lý và dạy dỗ tôi cách thiết lập một tiêu chuẩn như thế nào.

Bạn thân mến, đây là thời điểm để cho Hội Thánh, chính bạn và tôi, thân thể của Đấng Christ thiết lập một tiêu chuẩn và để cho mọi người theo kịp chúng ta !

Thiết lập một tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực của đời sống chúng ta.

Một tiêu chuẩn về công việc làm của Cơ Đốc nhân phải đat được đến nỗi khi bạn hoàn tất một công việc, mọi người trong thành phố sẽ mời gọi bạn mà nói rằng: “Tôi muốn anh làm việc cho tôi bởi vì tôi thấy những tiêu chuẩn mà anh đã thiết lập.”

Người ta sẽ nhìn những Cơ Đốc nhân và Hội Thánh như là “những người thiết lập tiêu chuẩn ở quanh đây”.

 

CHƯƠNG 2 

Abraham Lincoln nói một câu rất hay: “Bạn không nên làm mạnh sự yếu đuối bằng cách làm yếu sự mạnh mẽ”

Nếu không có một tiêu chuẩn để người ta phấn đấu đạt đến, làm thế nào họ có thể làm cho mình tốt hơn?  Làm sao bạn có thể tự mình thoát khỏi đống nhơ nhớp?  Tuy vậy có một số người không thật sự muốn đạt đến một tiêu chuẩn, và thay vào đó họ cố gắng hạ thấp nó xuống theo cách sống và suy nghĩ của họ.

Nếu không có một người nào đứng vững và nói rằng: “Không, đây là tiêu chuẩn, chúng ta sẽ KHÔNG thoả hiệp” thì họ sẽ tiếp tục hạ thấp và hạ thấp tiêu chuẩn đó. Đây là loại thái độ luôn luôn hạ thấp tiêu chuẩn của một người, đó là nguyên nhân gặm mòn mọi thứ xung quanh bạn: những đức hạnh, phẩm cách, phương cách sống của chúng ta, đời sống Cơ Đốc của chúng ta.

Thiết lập một tiêu chuẩn, và một ai đó sẽ khích bác lại. Họ sẽ tiếp tục hạ thấp tiêu chuẩn đó. Sự phản loạn là một hình thức cố gắng không tuân theo một tiêu chuẩn, một sự cố gắng để hạ thấp một tiêu chuẩn.

Chúng ta hãy quan sát những bạn cùng lớp như là một điển hình về những gì tôi muốn bày tỏ ở đây.

Ví như bạn có một nguyên tắc: không ai được phép rời khỏi bàn học nếu không được cho phép. Sẽ có một cậu hoặc một cô học trò với bản tánh nổi loạn sẽ rời khỏi bàn học mà không được sự cho phép.

Bạn sẽ quất vào mông cậu ta, bắt nó trở về bàn của mình và không được rời khỏi ghế ngồi. Nhưng ngày kế tiếp, cậu ta vẫn tiếp tục rời khỏi bàn mà không được sự cho phép. Điều này cứ tiếp diễn cho đến khi bạn nói: “Thôi được, em có thể rời khỏi bàn của mình, nhưng không được đi xung quanh lớp học nếu không có sự cho phép.”

Điều gì sẽ xảy ra? Điều kế tiếp bạn biết đó là, cậu ta sẽ rời khỏi bàn học của mình và đi lại trong lớp học. Vì vậy bạn sẽ phạt cậu ta, cảnh cáo cậu ta và ngày kế tiếp mọi việc cứ lập lại y như vậy.

Vì thế, cuối cùng bạn sẽ nói với cậu ta: “Được , em có thể ra khỏi bàn, đi quanh trong lớp học, nhưng em sẽ không được ra khỏi lớp nếu không có sự đồng ý của tôi.”

Đứa bé này sẽ làm điều gì trước nhất?  Nó sẽ ra khỏi lớp học mà không có sự cho phép.

Đứa bé này đã giúp được những gì qua cách hạ thấp tiêu chuẩn? Các bạn trong lớp của nó sẽ nghĩ gì?

Hãy nhìn xem những hậu quả trong đất nước của chúng ta với sự hạ thấp những tiêu chuẩn:

Mỗi mười năm hoặc trong khoảng như vậy, ngành giáo dục bị ép phải hạ thấp những tiêu chuẩn bởi vì những đứa trẻ từ khước việc học tập. Vì vậy, để đạt được con số những đứa trẻ đi học, họ phải hạ thấp những tiêu chuẩn, điều đó có nghĩa là hạ thấp chất lượng học tập của con cái chúng ta.

Có lần họ đã kêu gào để bãi bỏ luật cấm uống rượu, bây giờ họ muốn hợp pháp hoá tình trạng đồng tính luyến ái, xì ke ma tuý và những điều xấu xa mà bạn đang trông thấy. Và nếu họ có thể hạ thấp những tiêu chuẩn trong những lĩnh vực của đời sống chúng ta thì họ cũng chẳng từ chối.

Hãy thiết lập tiêu chuẩn. Đừng thoả hiệp !

 

CHƯƠNG 3

“Chúng tôi chẳng làm cho ai vấp phạm, hầu cho chức vụ của mình khỏi bị một tiếng chê bai nào” (2Cô-rinh-tô 6:2).

Hỡi những mục sư, hãy tránh xa những điều dính dáng đến nợ nần, những điều thật là tồi tệ đã được nhắc đến. Bởi vì, trong quá khứ, những mục sư đã không trung tín trả những món nợ của họ.

Dầu vậy có một mục sư nổi tiếng đã thiết lập một tiêu chuẩn cao trong chức vụ của mình và giữ gìn điều đó, đến nỗi không có một nhân sự nào của ông đi đến bất cứ ngân hàng nào trong thành phố để mượn nợ. Bởi vì tiêu chuẩn cao mà ông đã thiết lập, bởi vì họ biết rằng chính ông sẽ chịu trách nhiệm về món nợ đó và ông sẽ giữ lời hứa đó. Họ biết sự liêm chính của ông và tiêu chuẩn mà ông đã thiết lập cho nhân sự của mình; vì thế không có liên quan đến một hiểm hoạ nào.

Nếu tất cả chúng ta đều thiết lập những tiêu chuẩn cao trong từng lĩnh của đời sống và chức vụ, sau đó chức vụ của chúng ta sẽ không bị chê bai (như đã xảy ra trong quá khứ) trong những điều mà chúng ta làm .

Đã có lần Hội Thánh trên thế giới đã thoả hiệp; khi họ phớt lờ trước tiêu chuẩn của Lời Chúa và họ đã cố gắng hạ thấp Phúc âm đến mức trung bình một người có thể chấp nhận, về mặt trí tuệ.

Nhưng Lời của Đức Chúa Trời đã không có ý để hiểu về mặt trí tuệ mà thôi. Lời Chúa đã được chỉ định để người tin Ngài có thể thực hiện, bảo hòn nói phải dời đi, và cho dù với con người tự nhiên, nhìn theo mắt tự nhiên không có điều gì xảy ra, nhưng linh của người đó có đức tin khiến cho hòn núi phải dời đi, bởi vì Lời của Đức Chúa Trời là tiêu chuẩn, phán nó phải vâng lời !

Trong quá khứ có nhiều người đến với tôi và cố gắng thuyết phục tôi hạ thấp tiêu chuẩn của Hội Thánh.

“Ông tiếp tục giảng về đức tin nữa sao? Hay là ông sẽ giảng về giao ước của sự chữa lành? Hay là sẽ giảng về sự thịnh vượng?” họ đã gặng hỏi tôi như vậy.

Và tôi trả lời VÂNG

“Ông có dám chắc rằng mình sống và áp dụng một trăm phần trăm những gì ông giảng?”

“Không, tôi không dám khẳng định như vậy. Nhưng tôi sẽ cố gắng để thực hiện.” Bạn có nghe tôi nói không? Tôi đã thật sự cố gắng trong mọi điều của đời sống tôi.

Tiêu chuẩn được thiết lập, và tiêu chuẩn là chính xác. Nó là thật. Nó xuất phát từ miệng của Chúa Jesus. Nó đến từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời .

Và mỗi năm tôi khám phá ra rằng mình đang vươn lên cao hơn, vươn gần đến tiêu chuẩn của Lời Chúa, vươn đến mục đích cao cả về sự kêu gọi của Chúa Jesus Christ.

Dầu vậy vô số Hội Thánh trên thế giới luôn luôn đang cố gắng để thoả hiệp.

Lời Đức Chúa Trời. Tiêu chuẩn của Chúa phán rằng:

“Bởi vậy ta nói cùng các ngươi: Mọi điều các ngươi xin trong lúc cầu nguyện, hãy tin đã được, tất điều đó sẽ ban cho các ngươi.” ( Mác 11:24)

Một số người nói rằng: “Ô, Chúa Jesus không có ý nói như vậy.” Tại sao họ đã nói như thế? Hoặc họ nói: “Điều này thỉnh thoảng xảy ra mà thôi”. Chúa Jesus có nói thỉnh thoảng không?

“Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ này: lấy danh ta mà trừ quỷ; dùng tiếng mới mà nói; bắt rắn trong tay; nếu uống giống chi độc cũng chẳng hại gì; hễ đặt tay trên kẻ đau, thì kẻ đau sẽ lành” (Mác 16:17-18)

Hoặc người ta sẽ nói: “Điều đó đã qua rồi, không còn ứng nghiệm nữa.” Có phải như vậy không? Ở đâu nói là những lời hứa này không còn ứng nghiệm? Lời Chúa phán rằng:

“Trời đất sẽ qua, nhưng lời ta nói chẳng bao giờ qua đi” (Ma-thi-ơ 24:35)

Chúa Jesus phán:

“Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm; lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha” (Giăng 14:12).

Đây là tiêu chuẩn! Đó là những gì đã được chỉ định ban cho chúng ta. Khi kẻ thù nghịch đến để chống nghịch chúng ta, Lời của Đức Chúa Trời là tiêu chuẩn của chúng ta, đó là lối thoát của chúng ta.

 

CHƯƠNG 4

“Cha ta có dạy rằng: lòng con khá ghi nhớ các lời ta; hãy gìn giữ mạng lịnh ta, thì con sẽ được sống. Khá cầu lấy sự khôn ngoan, khá cầu lấy sự thông sáng, chớ quên, chớ xây bỏ các lời của miệng ta; đừng lìa bỏ sự khôn ngoan, ắt người sẽ gìn giữ con; hãy yêu mến người thì người sẽ phù hộ con. Sự khôn ngoan là điều cần nhứt; vậy khá cầu lấy sự khôn ngoan; hãy dùng hết của con đã được mà mua sự thông sáng. Hãy tôn tặng sự khôn ngoan, thì sự khôn ngoan sẽ thăng con lên, làm cho con được vinh hiển, khi con hoài niệm đến” ( Châm ngôn 4:4-8)

Không tin thì dễ

Bao nhiêu người trong các bạn đã thức suốt đêm để đạt được sự vô tín?

Vô tín thì dễ. Hãy hỏi tôi. Tôi đã từng như vậy. Tôi đã thất bại đến ba lần.

Nhưng điều này thật thú vị, khi bạn đi xuống, bạn có thể cảm nhận từng nấc thang và bạn nắm lấy nó. Và khi bạn đang trèo lên. Bạn tự nói với chính mình “Tôi sẽ đạt được! Tôi sẽ đạt được! Tôi sẽ đạt được! Tôi có thể làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi.”

“Vâng” có thể ma quỷ sẽ bảo bạn rằng: “Ngươi đã công bố điều đó nhiều năm rồi.”

Hãy trả lời nó như vầy:

“Đúng vậy, đây là sự công bố của đức tin. Ta sẽ đạt được!  Ta sẽ đạt được! Bởi vì Lời Đức Chúa Trời ban cho ta sự khôn ngoan để thực hiện.”

Lời Đức Chúa Trời là sự khôn ngoan.

Hãy tôn cao sự khôn ngoan thì sự khôn ngoan sẽ thăng con lên. Hãy tôn cao Lời Đức Chúa Trời là chuẩn mực và Lời Chúa sẽ thăng bạn lên. Tôn cao có nghĩa là nhấc lên, dấy lên. Dấy lên tiêu chuẩn. Lời Chúa sẽ thăng bạn lên, đem bạn ra khỏi những hoàn cảnh đang xảy ra để chống lại bạn.

Tất cả chúng ta có những lĩnh vực, nơi mà chúng ta đã để cho những tiêu chuẩn trượt khỏi. Chúng ta cần tái lập chúng lại và bắt đầu vươn lên trở lại.

Tôi thà chết trên nấc thang cao nhất còn hơn là hạ thấp tiêu chuẩn của Lời Đức Chúa Trời và sống trong mức thấp hèn. Tôi thà chết trong mức độ gần đạt được nấc thang tiêu chuẩn của Lời Đức Chúa Trời còn hơn là hạ thấp tiêu chuẩn Lời Chúa để tôi có thể sống trong mức độ mình cố gắng giải thích, bào chữa và cho là phải.

Tôi thà chết trong đức tin còn hơn là sống trong sự vô tín.

Lời Chúa trong sách Gia-cơ hứa rằng hãy hạ mình trước mặt Chúa, đến thì thuận tiện Ngài sẽ nhấc chúng ta lên.

Hãy dừng lại và nhận thức một số điều đúng ở đây.  Muốn được tôn cao, được nâng lên là điều Đức Chúa Trời đặt trong chúng ta. Nếu Đức Chúa Trời đã không muốn nhấc chúng ta lên, thì tại sao Ngài lại bảo chúng ta làm như vậy.

Ngài bảo chúng ta tôn cao sự khôn ngoan (tôn cao Lời Ngài) thì Lời Ngài sẽ nâng chúng ta lên. Hạ mình xuống trước mặt Chúa và đến kỳ thuận hiệp Ngài sẽ nhấc chúng ta lên.

Trong hai năm đầu tiên từ khi tôi được tái sanh, tôi đã cố gắng đè nén mọi điều ở trong tôi muốn dấy lên.” Đó là sự kiêu ngạo” tôi tự nhủ. Nhưng sự kiêu ngạo là tự dấy bạn lên, nắm giữ danh tiếng cho chính mình, tự cho là mình có thể làm được tất cả. Muốn mình được tốt hơn không phải là kiêu ngạo. Đức Chúa Trời không đặt chúng ta ở dưới, Ngài đặt chúng ta ở trên. Ngài đặt chúng ta ở đằng đầu, không phải ở đằng đuôi. Ngài không muốn chúng ta lúc nào cũng bị bắt chẹt. Chúng ta được tạo dựng theo ảnh tượng của chính Ngài.

Ngài tạo dựng chúng ta cho sự thành công. Thành công trong Lời Ngài, trong khi vươn tới tiêu chuẩn cao được thiết lập trong Lời Ngài.

Cho dù chúng ta khởi đầu ở phía dưới cùng, miễn là chúng ta tiếp tục theo đuổi điều này; miễn là chúng ta đang vươn lên, chúng ta chắc chắn sẽ vượt ra khỏi chổ thấp hèn.

Bạn sẽ không đi đến đâu nếu hạ thấp tiêu chuẩn. Những điều này không kéo bạn lên đâu. Hạ thấp Lời của Ngài theo cách của bạn nghĩ ( mức độ thiên nhiên) sẽ không giúp bạn sống đời sống đắc thắng theo như Lời Ngài muốn bạn sống.

Trong những năm đầu thập niên 50, có một người của Đức Chúa Trời đã thiết lập một tiêu chuẩn. “Lời Đức Chúa Trời là đúng. Ngài muốn nói rằng mọi điều Ngài phán và Ngài chỉ chúng ta phải bước đi cách nào, Lời Ngài chỉ bảo chúng ta làm sao đạt đến.” Và Hội Thánh trên thế giới đã ngăn chặn điều này.

“Chúng tôi không tin vào sự chữa lành ở đây, người anh em ơi.”

“Chúng tôi không tin vào những điều nói về đức tin”

“Đừng nói tiếng lạ ở đây. Chúng tôi không tin vào sự hiện diện của Đức Thánh Linh ở đây!”

Nhưng đối với những người thiết lập tiêu chuẩn của họ với Kinh Thánh sẽ không thỏa hiệp hoặc hạ thấp tiêu chuẩn theo ước muốn của con người, nhục dục và thế gian.

“Ngài bị rủa mà chẳng rủa lại, chịu nạn mà không hề ngăm dọa, nhưng cứ phó mình cho Đấng xử đoán công bình; Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhơn những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh” (1Phê-rơ 2:23).

“Tôi ước ao anh em đều nói tiếng lạ cả, song tôi còn ước ao hơn nữa là anh em nói tiên tri. Người nói tiên tri là kẻ trọng hơn kẻ nói tiếng lạ mà không giải nghĩa để cho Hội Thánh được gây dựng”. (1Cô-rinh-tô 14:5).

“Ấy vậy, hỡi anh em hãy trông mong ơn nói tiên tri, và đừng ngăn trở chi về điều nói tiếng lạ.” (1Cô-rinh-tô 14:39)

“Vì anh em biết ơn của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta, Ngài vốn giàu, vì anh em àm tự làm nên nghèo, hầu cho bởi sự nghèo của Ngài, anh em được nên giàu.” (2Cô-rinh-tô 8:9).

“Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển nơi Đức Chúa Jesus Christ’ (Phi-líp 4:19).

“Đó là những lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta.  Đây là cách để chúng ta bước đi và tin cậy.” Khi có người giảng về những lời Chúa hứa trên.  Có phải họ đã cố gắng hạ thấp đức tin người khác bằng cách nói: “Chúng ta sống bởi đức tin. Đức Chúa Trời phán hứa rằng chúng ta được sống trong sự khoẻ mạnh, chúng ta sẽ thịnh vượng, chúng ta sống và cai trị như những vị vua?”  Hay là họ đang cố gắng nâng đỡ đức tin người khác?

Nhưng lập trường của những người giảng về những điều này đã bị kháng cự lại. Hội Thánh chỉ muốn buổi nhóm thờ phượng theo cách này: hát ba bài thánh ca, đọc một đoạn thơ văn, dâng hiến, giảng trong vòng mười lăm phút, sau đó trở về nhà.

Người ta sẽ luôn luôn không thích bạn khi bạn thiết lập một tiêu chuẩn cao hơn những gì họ cảm thấy thoải mái, an nhàn trong bấy lâu.

Chúa Jesus đã từng bước vào hệ thống của Hội Thánh, thiết lập một tiêu chuẩn mới, và đã không được nghênh tiếp cách nhiệt thành bởi thành viên của Hội Thánh.

Hãy xem một ví dụ trong Luca 4:18-21

“Thần của Chúa ngự trên ta; vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, kẻ mù được sáng, kẻ bị hà hiếp được tự do; và để đồn ra năm lành của Chúa. Đoạn, Ngài xếp sách, trả lại cho kẻ giúp việc, rồi ngồi xuống; mọi người trong nhà hội đều chăm chỉ ngó Ngài. Ngài bèn phán rằng: Hôm nay đã được ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà các ngươi vừa nghe đó.”

Ngài đang nói những gì? Đó là điều bạn có thể nhận ngay bây giờ. Nếu bạn đọc đến đây trong tình trạng bịnh tật, bạn có thể rời khỏi trong tình trạng mạnh khoẻ. Nếu bạn mù bạn sẽ không cần phải bị mù nữa khi rời khỏi đây. Giảng tin lành cho kẻ nghèo. Tin lành là gì? Đó là họ không cần phải sống trong tình trạng nghèo khổ nữa.

Chúa Jesus đã cố gắng để hạ thấp họ xuống? Hay là Ngài đã cố gắng để giúp đỡ nâng họ lên? 

Hãy xem những gì xảy ra tiếp theo:

“Ai nấy đều làm chứng về Ngài, lấy làm lạ về các lời đầy ơn lành từ miệng Ngài ra, và nói rằng: Có phải con Giôsép chăng? Ngài phán rằng: Chắc các ngươi lấy lời tục ngữ này mà nói cùng ta rằng: hỡi thầy thuốc, hãy tự chữa lấy mình; mọi điều chúng ta đã nghe ngươi làm tại Ca-bê-na-um, thì cũng hãy làm tại đây, là quê hương ngươi. Ngài lại phán rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, không có một đấng tiên tri nào được trọng đãi trong quê hương mình. Ta nói thật cùng các ngươi, về đời Ê-li, khi trời đóng chặt trong ba năm sáu tháng, cả xứ bị đói kém, trong dân Y-sơ-ra-ên có nhiều đờn bà goá; dầu vậy Ê-li chẳng được sai đến cùng một người nào trong đám họ, nhưng được sai đến cùng một người đàn bà goá Sa-rép-ta, xứ Si-đôn. Trong đời đấng tiên tri Ê-li-sê, dân Y-sơ-ra-ên cũng có nhiều kẻ măc tật phung; song không có ai lành sạch được, chỉ Na-a-man, người xứ Sy-ri mà thôi.” ( Luca 4:22-27)

Dân Giu-đa đã ở trong giao ước với Đức Chúa Trời. Những phước hạnh trong sách Phục truyền là dành cho họ, nhưng bởi sự vô tín, bởi không làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, bởi không đáp ứng với tiêu chuẩn của Ngài, họ đã đánh mất những phước hạnh đó. Họ đi đến những người khác. Chúa Jesus nói với họ rằng họ đã không nhận điều đó trong quá khứ và hiện tại, bởi vì hiện nay họ không tin cậy Ngài. Tiêu chuẩn mới của Đức Chúa Trời đến với họ; nhưng thêm một lần nữa chính họ đã đánh mất những phước hạnh dành cho mình .

Hội Thánh cũng phản ứng tương tự như thế:

“Ai nấy ở trong nhà hội nghe những điều đó, thì tức giận lắm. Họ đứng dậy kéo Ngài ra ngoài thành, đưa Ngài lên đến chót núi, là nơi họ xây thành ở trên, để quăng Ngài xuống” (Lu-ca 4:28-29)

Chúa Jesus đã nói những gì? Đó là họ không cần phải bị bệnh tật nữa. Tấm lòng của họ không cần phải bị ở trong tình trạng tổn thương và tan vỡ nữa. Họ không cần phải sống trong nghèo khó nữa. Họ không cần phải sống trong vũng bùn và sự nhơ nhớp nữa.

Ngài thiết lập một tiêu chuẩn. Ngài kêu họ: “Hãy ra khỏi sự bệnh tật, nghèo thiếu và sự tổn thương của ngươi. Ngươi không cần phải sống theo cách như vậy nữa. Hãy tin cậy Ta. Hãy có đức tin nơi Ta”.

Họ đã muốn giết Ngài vì cớ những lời đó.

Lời Đức Chúa Trời phán với họ thì cũng phán với chúng ta như thế hôm nay, cùng một sự cung ứng cho những người tin cậy Ngài. Phương cách và tiêu chuẩn chúng ta sống đã được thiết lập. Hãy tra xem những câu Kinh Thánh khác:

“Vả, nếu bởi tội một người mà sự chết đã cai trị bởi một người ấy, thì huống chi những kẻ nhận ân điển và sự ban cho của sự công bình cách dư dật, họ sẽ nhờ một mình Đức Chúa Jesus Christ mà cai trị trong sự sống là dường nào!” (Rô-ma 5:17)

“Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta?” (Rô-ma 8:31).

“Hỡi kẻ rất yêu dấu, tôi cầu nguyện cho anh được thạnh vượng trong mọi sự, và được khoẻ mạnh phần xác anh cũng như đã được thạnh vượng về phần linh hồn anh vậy.” (3Giăng 2)

“Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng ban cho mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao?” (Rô-ma 8:32)

“Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần” (Rô-ma 8:37).

“Đấng phát hột giống cho kẻ gieo giống và bánh để nuôi mình, cũng sẽ phát hột giống cho anh em và làm cho sanh hoá ra nhiều. Ngài lại sẽ thêm nhiều trái của sự công bình cho anh em nữa. Như vậy, anh em được giàu trong mọi sự, để làm đủ mọi cách bố thí, hầu cho người khác bởi chúng tôi mà tạ ơn Đức Chúa Trời” (2Cô-rinh-tô 9:10-11)

“Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát, bèn là tâm thần mạnh mẽ, có tình thương yêu và dè giữ” (2Ti-mô-thê 1:7).

Tuy nhiên, khi những người rao giảng tiêu chuẩn này, rất nhiều lần họ đã nhận được sự phản ứng từ Hội Thánh trên thế giới giống như Chúa Jesus đã từng gặp. Tôi cũng đã từng bị đối xử như vậy.

Một ví dụ khác:

“Ê-tiên được đầy ơn và quyền, làm dấu kỳ phép lạ rất lớn trong dân” (Công vụ 6:8).

Ê-tiên đã không làm tổn thương bất cứ ai. Ông ta đã giúp đỡ họ. Ông đã tin vào một tiêu chuẩn cao hơn Hội Thánh vào thời đó đã tin. Ông tin rằng bạn không cần phải bị đau yếu hoặc tàn tật bởi vì Chúa Jesus đã đến để huỷ phá công việc của ma quỷ. Hãy nhìn xem những gì họ đã đối xứ với ông.

“Kéo người ra ngoài thành rồi ném đá người. Các kẻ làm chứng lấy áo xống mình để nơi chân một người trẻ tuổi tên là Sau-lơ” (Công vụ 7:58 ).

Hãy lắng nghe những điều “khủng khiếp” mà những người tin Chúa đã làm trong Công vụ 5:12-16:

“ Bấy giờ, có nhiều phép lạ dấu kỳ được làm ra trong dân bởi tay các sứ đồ; và các môn đồ đều hiệp một lòng nhóm nhau dưới hiên cửa Sa-lô-môn. Dầu vậy, chẳng một kẻ nào khác dám nhập bọn với môn đồ, nhưng dân chúng thì cả tiếng ngợi khen. Số những người tin Chúa càng ngày càng thêm lên, nam nữ đều đông lắm, đến nỗi người ta đem kẻ bịnh để ngoài đường cho nằm trên giường nhỏ hoặc trên chõng, để khi Phi-e-rơ đi ngang qua, bóng của ngừơi ít nữa cũng che được một vài người. Dân sự ở các thành lân cận cũng lũ lượt kéo tới thành Giê-ra-sa-lem, đem đến những người đau ốm và kẻ bị tà ma khuấy hại, thì hết thảy đều được chữa lành.” 

Và hãy nhìn xem những gì “Hội Thánh” đã làm:

“Bấy giờ thầy cả thượng phẩm và những kẻ theo người (ấy là phe Sa-đu-sê) đều đứng dậy, đầy lòng ghen tương, bắt các sứ đồ bỏ vào khám công.” (Công 5:17-18)

Giăng Báp Tít đã làm những gì khiến cho ông bị giết? Đã dấy lên một tiêu chuẩn. Ông ta nói rằng: “Hãy ăn năn, đừng phạm tội”. Ông khuyên bảo vua Hê-rốt đừng phạm tội tà dâm với em dâu của mình.

Còn những tiên tri ngày xưa thì thế nào? Họ đã dấy lên một tiêu chuẩn. Họ đã bảo dân sự hãy ăn năn, bởi sự ăn năn họ có thể trở lại trong giao ước với Đức Chúa Trời và Ngài sẽ chữa lành xứ sở của họ.

Họ đã bị đánh đập, ném đá và giết chết, nhưng họ đã kiên định với lời Đức Chúa Trời và nhất quyết không thoả hiệp.

 

CHƯƠNG 5

“Đức Chúa Jesus cất tiếng phán rằng: hãy có đức tin đến Đức Chúa Trời. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai sẽ biểu hòn núi này rằng: Phải cất mình lên và quăng xuống biển, nếu người chẳng nghi ngại trong lòng, nhưng tin chắc lời mình nói sẽ ứng nghiệm, thì điều đó sẽ thành cho. Bởi vậy, ta nói cùng các ngươi: Mọi điều các ngươi xin trong lúc cầu nguyện, hãy tin đã được, tất điều đó sẽ ban cho các ngươi” (Mác 11:22-24)

Ai đã nói như vậy? Chúa Jesus 

Bạn biết những gì người ta muốn làm không? Hạ thấp tiêu chuẩn đó xuống.

“ Ô, Chúa Jesus đã không có ý nói như vậy đâu.”

“ Ô, điều đó chỉ thỉnh thoảng xảy ra thôi.’

“ Ô, điều này chỉ xảy ra nếu bạn ở Tulsa, Oklahoma.”

Chúng ta sẽ trở nên ngu ngốc khi hạ thấp tiêu chuẩn. Ngay cả nếu chúng ta không thực hiện tiêu chuẩn đó. Hãy giữ gìn tiêu chuẩn đó cách trân trọng như là mục tiêu để bạn phấn đấu để đạt đến.

Tiêu chuẩn đã được thiết lập. Nếu chúng ta cố gắng phấn đấu để đạt đến, chắc chắn chúng ta sẽ làm được.

Có nhiều người đã đến với tôi để cố gắng giải thích khác đi những gì Lời Đức Chúa Trời phán. Họ cố gắng hạ thấp điều đó, họ cố gắng nói với tôi rằng điều này hoặc điều nọ chỉ xảy ra trong một thời điểm nào đó, khi Đức Chúa Trời thấy thuận tiện.

Tôi tin Lời Đức Chúa Trời là chân thật.

Có khi nào đức tin bị thất bại chăng? Tin cậy Lời Đức Chúa Trời ngay cả trong hoàn cảnh dường như không có gì xảy ra sao? Ngay lúc đó bạn dường như muốn nói với chính mình như thế này: “ Có lẽ Chúa Jesus muốn nói rằng đôi khi nó xảy ra, còn lúc khác thì không.”

Không. Lời Đức Chúa Trời là tiêu chuẩn. Đừng hạ thấp Lời Chúa bằng cách suy nghĩ hoặc nói có lẽ thế này, có lẽ thế kia. Hãy tin vào những gì Lời Chúa nói. Hãy phấn đấu xây dựng đức tin của bạn cho đến khi bạn không bao giờ thất bại.

Nếu sự thất bại xảy ra đó là phần của bạn, không phải là phần của Lời Đức Chúa Trời .

Hãy chỗi dậy, giũ sạch chính bạn khỏi bụi bẩn của sự thất bại và cố gắng một lần nữa. Hãy tiến lên. Hãy vững tin.

 

CHƯƠNG SÁU

Tôi dám chắc rằng họ đã gọi Phi-e-rơ, Phao Lô cũng như những sứ đồ khác là những người cuồng tín. Các sứ đồ tin vào những gì Chúa Jesus phán với họ một cách không nhượng bộ và thoả hiệp. Họ đã đặt đức tin của mình nơi Chúa và cố gắng đạt đến tiêu chuẩn, gương mẫu mà Thầy của họ đã thiết lập cho mình. Và họ đã nhận được kết quả của đức tin.

Những tín hữu, chúng ta, Hội Thánh có nhiệm vụ làm ánh sáng cho thế giới này. Chúng ta có nhiệm vụ thiết lập gương mẫu cho trần gian này. Chúng ta cần phải thiết lập những tiêu chuẩn của mình cao hơn những điều của thế gian này và kiên định trong những tiêu chuẩn này. Nhất quyết không thoả hiệp với thế gian.

Hãy xem những công việc làm ăn, kinh doanh của chúng ta có xa rời với Lời của Chúa hay là chúng ta đang cố gắng biện hộ, giải thích để hạ thấp tiêu chuẩn Lời Chúa theo như sự hiểu biết của tâm trí bạn?

Chúng ta cần phải nhìn lại chính mình và xem có những lĩnh vực nào chúng ta đang hạ thấp những tiêu chuẩn. Hãy nhìn xem có những lĩnh vực nào bạn để cho ma quỷ thì thầm và đưa bạn đến sự thoả hiệp.

Đừng nản lòng. Đừng bỏ cuộc. Hãy tiếp tục vươn lên, hãy tiếp tục cố gắng. Hãy tiếp tục tăng trưởng.

Tiêu chuẩn của chúng ta được thiết lập bởi Lời Đức Chúa Trời. Trong khi sống với tiêu chuẩn đó, bạn sẽ trở nên người chiến thắng trong từng lĩnh vực của cuộc sống của bạn.

Trong lĩnh vực thuộc linh cũng như tự nhiên bạn không nên làm cho sự yếu đuối được mạnh bằng cách làm yếu đi sự mạnh mẽ. Làm thế nào bạn có thể giúp đỡ người khác, làm thế nào bạn có thể nâng đỡ họ, nếu bạn tiếp tục hạ thấp những mục tiêu, nếu bạn chỉ muốn mọi sự dễ chịu và an nhàn?

Đây là một sự phấn đấu, một sự vật lộn để đạt đến một tiêu chuẩn cao hầu cho có thể kéo họ thoát khỏi những tình huống khó khăn.

Đời sống Cơ Đốc nhân của bạn đang ở trong mức độ nào? Có những lĩnh vực nào trong đời sống bạn đang hạ thấp những tiêu chuẩn của bạn hoặc của Lời Đức Chúa Trời? Có những lĩnh vực nào mà bạn đã nói rằng: “Ồ, điều đó dành cho người này hoặc người kia chớ không phải dành cho tôi”.

Tiêu chuẩn này dành cho mọi người!

Có phải tiêu chuẩn của bạn hiện tại giống y hệt như ngày đầu tiên mình tin Chúa không?  Bạn có đọc Kinh thánh nhiều hơn trước đây không? Bạn có gia tăng đời sống cầu nguyện của mình không? Ngay lúc này bạn có dành thì giờ ở riêng với Chúa không? Bạn có gia tăng tiêu chuẩn trong công việc làm, trong gia đình mình không?

Hãy đào sâu trong Lời Chúa!

Hãy tra xét lại những mục tiêu của chính bạn!

Hãy dấy lên tiêu chuẩn đó!

KẾT LUẬN

Cuốn sách này nói nhiều về những tiêu chuẩn cao. Để có thể thiết lập những tiêu chuẩn cao và thực hiện những điều này trong thế giới hiện tại, bạn cần có quyền năng của Đức Chúa Trời trong đời sống mình. Bạn cần phải được tái sanh !

Để được tái sanh bạn cần phải sống đời sống thuộc linh với Đức Chúa Trời. Bạn được tái sanh qua việc tin nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa của đời sống mình. Hãy thực hiện từng bước theo lời cầu nguyện hướng dẫn như sau :

“Lạy Cha Thiên Thượng

Con đến với Ngài trong Danh Chúa Jesus . Lời Ngài hứa rằng “bất cứ ai kêu cầu Danh Jesus sẽ được cứu rỗi” (Rô-ma 10:13). Con kêu cầu Danh Ngài và con được cứu. Lời Ngài cũng nói rằng: “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jesus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn miệng làm chứng thì được sự cứu rỗi” (Rô-ma 10:9-10).  Con tin với tất cả tấm lòng rằng Jesus Christ là Con của Đức Chúa Trời. Con tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại và con xưng nhận Ngài là Chúa của con. Con cám ơn Chúa rằng CON ĐÃ ĐƯỢC CỨU. AMEN!”

 

Mục sư Al Jandl

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan