Kinh Nghiệm Đức Chúa Trời

Share

Mục sư Al Jandl là một người quản lý kho hàng bách hoá trong nhiều năm. Vào một buối sáng sớm có một vụ cướp kho xảy ra và ông bị bắn vào đầu bằng khẩu súng ngắn tự động 38 ly. Trong những giai đoạn kế tiếp, ông đã kêu xin Ðức Chúa Trời ban cho ông cơ hội để phục vụ Ngài và vài năm sau đó Al hoàn toàn đầu phục Ðức Chúa Trời .

Al là Mục Sư của Hội Thánh Living Stones tại Alvin, Texas. Hội thánh đã trở nên một Hội Thánh lớn nhất trong thành phố và những cộng đồng xung quanh. Hội Thánh cũng năng động trong việc việc mở trường Cơ Ðốc.

Al là người của khải tượng người năng động trong đức tin để đạt đến khải tượng.

 

Lời Giới Thiệu

Vào một buổi sáng, đang khi tôi chuẩn bị đến Hội Thánh để giảng thì có một cuộc điện thoại của vợ của một trưởng lão trong Hội Thánh gọi đến.

Rick, chồng của bà đã bị một cơn đau tim tấn công khiến cho ông ta nằm bất động trên sàn nhà. Bà gọi đến để nhờ cầu nguyện. Tôi đáp rằng: “Hãy đưa ông ta đến bịnh viện”.  Bà ta trả lời: “ Ông biết không, Rick không thể cử đông được.  Ông ta yêu cầu mời các trưởng lão trong Hội Thánh và cầu nguyện .”

Rick đã kêu cầu đến Danh Y Ðại Tài.  Ðức Chúa Trời đã chữa lành cho ông trước khi ông ta mắc phải chứng bịnh hiểm nghèo gây ra do đột quỵ.  Ông ta đã hết lòng tin chắc rằng Ðức Chúa Trời sẽ chữa lành cho ông. Ông ta thật sự tin chắc rằng Ðức Chúa Trời sẽ hành động ÔNG TA ÐÃ THẬT SỰ KINH NGHIỆM ÐỨC CHÚA TRỜI !

 

CHƯƠNG 1

“Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hoà thuận với Ðức Chúa Trời, bởi đức Chúa Jesus Christ chúng ta, là Ðấng đã làm cho chúng ta cậy đức tin vào trong ơn này là ơn chúng ta hiện đương đứng vững; và chúng ta khoe mình trong sự trông cậy về vinh hiển Ðức Chúa Trời.  Nào những thế thôi, nhưng chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy. Vả, sự trông cậy không làm cho hổ thẹn, vì sự yêu thương của Ðức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Ðức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta” (Rô-ma 5:1-5).

Sứ đồ Phao-lô đã viết rằng chúng ta là những người đã được xưng công bình bởi đức tin, là những người đã hoà thuận với đức Chúa Trời, chúng ta đã bước vào ân điển đó là lý do khiến chúng ta đứng vững và vui mừng trong sự hy vọng về vinh hiển của Ðức Chúa Trời và có thể khoe mình trong hoạn nạn! Bạn có nghe rõ điều này không? Trong một nghĩa khác của câu này, Phao-lô đã nói như sau: “Anh em là những người đã được tái sanh có thể vui mừng trong hoạn nạn!”.

Bạn có được kích động để nhảy lên, vui mừng và la lớn lên trong sự mừng vui bởi vì bạn đang đi qua những sự thử thách và khó khăn? Sứ đồ Phao-lô đã nói rằng ông đã có kinh nghiệm như vậy!

Khi đọc đến điều này tôi đã nhìn thấy ông được an tâm một cách lạ lùng. Tôi thật sự đã không vui mừng về những hoạn nạn trong đời sống tôi. Có một bí quyết ở đây, đó là một điều mà tôi không biết- điều mà Phao-lô đã có thể vui mừng giữa sự hoạn nạn.

Phao-lô nói rằng: “Tôi khoe mình trong những hoạn nạn, vì biết rằng hoạn nạn sanh ra sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy. Vả, sự trông cậy không làm cho hổ thẹn”.

Hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy. Vả, sự trông cậy không làm cho chúng ta bị hổ thẹn.

Một chữ cứ tiếp tục lập lại và đọng lại trong tâm linh tôi. Sự rèn tập… sự rèn tập… sự rèn tập… Tôi bắt đầu tập trung suy gẫm về chữ này.

Trong quá khứ tôi đã quan sát rất nhiều người rời bỏ Hội Thánh và đã đánh mất những sự vui thích vào những điều thuộc về Ðức Chúa Trời. Thông thường những người này nói rằng: “Ðức tin không hành động như họ đã nói về điều đó” hoặc là “Tôi đã cố gắng công bố về công việc kinh doanh của mình nhưng không có gì tiến triển cả”.  Tôi đã nghe họ nói như vậy và tự hỏi tại sao điều đó thật khác lạ trong đời sống tôi. Sau đó tôi đã nhận ra điều này trong tất cả mấu chốt trong câu Kinh Thánh này.  Sự hoạn nạn sanh sự nhịn nhục đó là sự nhịn nhục của Ðức Chúa Trời.  Những người đó đã không nhịn nhục khi sự thử thách xảy đến  cho đức tin của họ, vì vậy họ đã không bao giờ kinh nghiệm Ðức Chúa Trời. Bởi vì họ đã không liên tục ở trong sự từng trải Ðức Chúa Trời, họ đã không có hy vọng rằng Ngài sẽ bày tỏ sự giúp đỡ họ thoát khỏi nan đề của họ.  Họ đã đánh mất hy vọng và bỏ cuộc.

Có rất nhiều người trong thân thể Ðấng Christ ngày nay thật sự chưa bao giờ có sự kinh nghiệm với Ðức Chúa Trời.  Những người đã từng trải với Ðức Chúa Trời không bao giờ ngạc nhiên nếu Ngài đang bày tỏ hoặc những gì Ngài đang làm trong một hoàn cảnh. Họ biết chắc điều đó.

Sứ đồ Phao-lô nhận biết Ðức Chúa Trời. Ông đã từng trải Ðức Chúa Trời trong từng lãnh vực của cuộc đời mình.  Phao-lô đã nhận biết Ðức Chúa Trời hành động trong từng hoàn cảnh bởi vì ông bước đi với Ngài mỗi ngày, mỗi tuần. Ðó là lý do tại sao trong từng sự thử thách và trắc nghiệm ông có thể vui mừng!  Phao-lô biết rằng trong từng sự thử thách có một cơ hội để nhận biết Chúa tuyệt vời hơn. Nhiều người trong chúng ta đã nghe về Ðức Chúa Trời, nhưng mỗi người trong chúng ta cần phải kinh nghiệm Chúa một cách cá nhân.

Khi lần đầu tiên tôi khởi sự giảng. Tôi đã nói về sự từng trải của những chức vụ khác. Họ đã có đức tin tốt và đã tạo nên những câu chuyện, và họ đã có rất nhiều câu chuyện như vậy.  Sau đó vào một ngày nọ, tôi đã nhận ra rằng tôi đã không còn giảng những điều gì đã xảy đến với họ hoặc Ðức Chúa Trời đã hành động trong đời sống của họ như thế nào. Tôi đã có từng trải riêng của mình để chia sẻ. Tôi đã chia sẻ về những gì Ðức Chúa Trời đã hành động trong đời sống mình. Tôi đã bắt đầu kinh nghiệm Ðức Chúa Trời một cách cá nhân.  Bây giờ tôi giảng về Ðức Chúa Trời bởi vì tôi đã kinh nghiệm Ngài một cách cá nhân.

Hầu hết những lần khi chúng ta đọc đến đoạn Kinh Thánh nói về sự vui mừng trong hoạn nạn, chúng ta muốn đọc qua cho nhanh. Hoạn nạn là một điều mà chúng ta không muốn nghĩ nhiều về nó. Nhưng nếu chúng ta biết rằng chúng ta có thể vui mừng ngay giữa những thử thách (bởi vì hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy) sau đó chúng ta có thể lợi dụng những gì mà kẻ thù nghịch của chúng ta đã lập mưu ác và chuyển nó thành điều tốt.  Ðó là một nguyên tắc quan trọng hành động trong đời sống chúng ta.

Chúng ta hãy đi xa hơn một chút: “Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn” (Gia-cơ 1:2 ).

Trước tiên chúng ta nghe Phao-lô nói về sự vui mừng trong những hoạn nạn, tại đây Gia-cơ cũng nói giống như vậy.

Câu Kinh Thánh này nói rằng chúng ta hãy vui mừng trọn vẹn đang khi trải qua những thử thách khác nhau. Trong sách Rô-ma, Phao-lô dùng những hoạn nạn. Gia-cơ dùng những sự thử thách. Khi bạn nhìn xem những câu Kinh Thánh này và học tập bạn nhận thấy rằng những từ này có nghĩa là những áp lực, những rắc rối, những thử thách, những khó khăn, và những nan đề.

Bây giờ hãy dừng lại và suy nghĩ. Bạn có thể liên kết những từ “những trắc nghiệm, những thử thách, và những nan đề?”  Tất cả chúng ta đều đã có những nan đề xảy ra vào lúc này hoặc lúc khác. Tôi cũng có thể chia sẻ những nan đề giống như họ vậy.

Bạn có bao giờ thật sự suy nghĩ “tôi xem những nan đề như là sự vui mừng trong đời sống tôi. Tôi vui mừng trong những áp lực và những rắc rối”.

Có lẽ là không.

Trong quá khứ tôi đã cố gắng vui mừng trong những thời điểm hoạn nạn chỉ vì Kinh Thánh có đề cập đến điều này. Nhưng trong suốt thời gian đó tôi đã thật sự tự hỏi: “Tại sao?” Tôi có thể thấy rằng chúng ta đã được ra lịnh phải khoe mình trong những hoạn nạn.  Chúng ta đã được thúc đẩy để khoe mình trong những khi bị hoạn nạn.  Chúng ta đã vui mừng trong hoạn nạn.  Nhưng tại sao?

Phao-lô nói rằng: “ Bởi vì tôi có thể kinh nghiệm Ðức Chúa Trời trong những tình huống này”.  Gia Cơ nói rằng: “Vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục, nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào”.

Khi chúng ta kinh nghiệm Ðức Chúa Trời trong cuộc sống, chúng ta thiết lập sự vững tin nơi Ngài và sự vững tin đó khiến chúng ta trọn vẹn hơn.  Khi chúng ta nhận biết Ðức Chúa Trời là Ðấng Chữa Lành bởi vì Ngài đã chữa lành chúng ta, kinh nghiệm Chúa chữa lành thì tốt hơn là chỉ nghe Ngài là Ðấng Chữa Lành. Tôi đã thấy nhiều người được chữa lành khỏi những căn bịnh hiểm nghèo và rời khỏi giường bịnh, nhưng lý do tôi biết Ngài là Ðấng Chữa Lành bởi vì Ngài đã chữa lành tôi!

Ðức Chúa Trời là Ðức Chúa Trời của sự thịnh vượng, không phải bởi những cuốn sách mà tôi đã đọc hoặc những băng cassettes mà tôi đã nghe, nhưng bởi vì Ngài đã chứng tỏ chính Ngài là Giê-Hô-Va Di-Rê – Ðấng Cung Cấp của tôi.

Trong giai đoạn đầu hầu việc Chúa, với công tác Mục sư cho một Hội Thánh nhỏ tôi thu nhập 1 tuần chỉ 20 đô-la.  Vợ tôi và tôi đã mua một căn nhà trị giá 2.000 đô-la và di chuyển nó đến một vùng quê.  Mái nhà đã phải bị dỡ ra trong khoảng vài tuần lễ trước khi được lợp lại. Trong thời gian đó có một vài ngừơi bạn đến thăm chúng tôi. Tôi nhớ có một người bạn dùng tay lắc lư các tấm trần nhà đang võng xuống. Anh ta chọc quê tôi mà nói rằng: “Anh thật sự tin chắc vào sứ điệp của sự thịnh vượng hả?” Tôi đáp lời: “Anh đánh cuộc với tôi! Tôi biết chắc Lời Ðức Chúa Trời sẽ hành động!” Tôi đã biết chắc rằng, tôi đã từng trải Ðức Chúa Trời là Ðấng Cung Cấp cho tôi.  Ngày nay, vợ tôi và tôi sống trong một căn nhà đẹp và hoàn toàn không mắc nợ.  Lời Ðức Chúa Trời thật sự hành động! Tôi đã kinh nghiệm Ngài là Ðấng Cung Cấp cho tôi.

Tôi biết rằng Ðức Chúa Trời là Cha đầy lòng thương xót. Ðức Chúa Trời của tất cả mọi sự thương xót đã cung ứng trong những hoàn cảnh của tôi, đã nâng đỡ tôi và an ủi tôi trong những sự thử nghiệm sâu sa và những khủng hoảng. Tôi tin chắc rằng Ðức Chúa Trời sẽ cung ứng cho tôi trong những khó khăn sắp tới bởi vì tôi đã kinh nghiệm Ngài trong quá khứ. Trong suốt gian đoạn khó khăn, thử thách khiến cho bạn phải ngóng trông, Ðức Chúa Trời là Ðấng duy nhất để cho bạn nương dưa.  Hãy kinh nghiệm Ngài một cách cá nhân.

Bạn có lẽ đang suy nghĩ về chính mình: “Ðiều đó không bao giờ xảy đến trong đời sống tôi; tôi không nghĩ rằng mình sẽ được kinh nghiệm Ðức Chúa Trời.  “Hãy chờ đợi!” Nếu bạn kiên trì và để cho sự hoạn nạn dẫn đến sự kiên nhẫn, nhịn nhục trong đời sống mình, chắc chắn bạn sẽ kinh nghiệm Ðức Chúa Trời. Bạn sẽ kinh nghiệm Ðức Chúa Trời một cách bền bỉ nếu bạn liên tục kiên trì.  Khi bạn bước qua “Trũng bóng chết” bạn sẽ “không sợ tai hoạ nào vì Ðức Chúa Trời ở cùng” bạn.

Có một lần ma quỷ đến tấn công tôi và nói rằng tôi chắc chắn sẽ chết.  Tôi trả lời: “Không, Không bao giờ! Ta đã thật sự nếm trải Ðức Chúa Trời, ngươi không thể nào giết chết ta được. Cho dù hàng ngàn người sa ngã bên cạnh ta, và hàng chục ngàn người sa ngã bên hữu ta, ngươi sẽ không đến gần nhà của ta được .”

Ðiều này kông phải là ngạo mạn đâu.  Ðó là sự vững tin nơi Ðức Chúa Trời là Ðấng mà tôi đã kinh nghiệm qua những sự hoạn nạn, khó khăn, thử thách.  Tôi đã kinh nghiệm Ðức Chúa Trời!

 

CHƯƠNG 2

“Chớ có ai đương bị cám dỗ mà nói rằng: ấy là Ðức Chúa Trời cám dỗ tôi; vì Ðức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào cám dỗ được, và chính Ngài cũng không cảm dỗ ai. Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình” (Gia-cơ 1:13-14).

Có rất nhiều người không có đủ sự hiểu biết về những sự thử thách và khó khăn. Họ tuyên bố như sau: “Ðức Chúa Trời đã cung ứng cho tôi trong những hoàn cảnh khó khăn thử thách lớn lao, vì Ngài đã tạo nên điều đó” hoặc là “Nếu bịnh tật không xảy ra thì tôi sẽ không bao giờ kinh nghiệm Ngài. Ðức Chúa Trời đã đặt tôi vào hoàn cảnh đó để tôi chú ý đến Ngài”.

Ðức Chúa Trời không bao giờ làm những điều đó trong những sự thử thách và khó khăn. Kinh Thánh nói rõ ràng rằng Ðức Chúa Trời không cám dỗ ai.  Ðức Chúa Trời đã không ném Sa-đơ-rắc; Mê-sác và A-bết-nê-gô vào trong lò lửa hực.  Ðức Chúa Trời không ném Ða-ni-ên vào hang sư tử và Ðức Chúa Trời đã không bỏ các sứ đồ vào tù.  Nhưng Ðức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài giữa lò lửa hục và dẫn dắt 3 bạn Hê-bơ-rơ ra khỏi. Ðức Chúa Trời đã bịt mồm những con sư tử và sự hiện diện của Ngài đã khiến cho các sứ đồ kinh nghiệm và vui mừng trong ngục tù.  Ngài đã không đặt sự thử thách trên họ, nhưng Ngài đã ở cùng họ trong những hoàn cảnh đó.  Ngài phán hứa: “Ta sẽ không bao giờ lìa bỏ con.”

Sa-đơ-rắc; Mê-sác và A-bết-nê-gô đã kinh nghiệm Ðức Chúa Trời.  Nếu tiếp tục đe doạ họ mà nói rằng: các ngươi sẽ bị bỏ vào lò lửa hực một lần nữa.  Họ sẽ bắt đầu vui mừng vì biết chắc rằng Ðức Chúa Trời sẽ tiếp tục giải cứu họ. Họ sẽ khoe mình trong hoạn nạn vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy.  Họ sẽ nói rằng: “Hãy làm đi.  Hãy quăng chúng tôi vào lửa.  Ðức Chúa Trời sẽ bày tỏ sự giải cứu của Ngài như trước”.

Ðức Chúa Trời không phải là kẻ cám dỗ.

“Quỷ cám dỗ đến gần Ngài mà nói rằng: nếu ngươi phải là Con Ðức Chúa Trời, thì hãy khiến đá này trở nên bánh đi” (Ma-thi-ơ 4:3 )

Chữ  “kẻ cám dỗ” cùng nghĩa với từ được dùng trong sách Gia-cơ nói về bước vào những sự cám dỗ. Ðức Chúa Trời không đặt chúng ta vào những sự cám dỗ, và Ngài không phải là kẻ cám dỗ. Kẻ cám dỗ đã đến để chống lại Chúa Jêsus. Ðức Chúa Trời đã không đến để chống lại Chúa Jêsus để khám phá rằng Ngài có phải là Con Ðức Chúa Trời hay không. Rõ ràng ma quỷ là kẻ cám dỗ đã làm việc này!  Nó là kẻ đem đến những khó khăn, những hoạn nạn, những thử thách, những nan đề, những áp lực.

Ma quỷ là kẻ cám dỗ, những sự cám dỗ, những khó khăn, những thử thách là một phần trong kế hoạch của nó để cướp đi Lời Ðức Chúa Trời trong lòng bạn. Trong sách Mác đoạn 4 nói rằng Satan là kẻ đến để cướp Lời đã được gieo. Chúng ta có cùng một ẩn dụ này trong Ma-thi-ơ 13.

“Người nào chịu lấy hột giống nơi đất đá sỏi, tức là kẻ nghe đạo, liền vui mừng chịu lấy; song trong lòng không có rễ, chỉ tạm thời mà thôi, đến khi vì đạo mà gặp sự cực khổ, sự bắt bớ thì liền vấp phạm” (Ma-thi-ơ 13:20-21)

Ðó là những người bỏ cuộc. Vì sao? Bởi vì kẻ cám dỗ đến với những sự hoạn nạn, những áp lực, những thử thách, những nan đề để cướp lấy lời Chúa đã gieo trong lòng họ. Ðức Chúa Trời không cố gắng để cướp Lời Ngài khỏi lòng họ.  Ðó là ma quỷ.  Những sự hoạn nạn sẽ đến nhưng không đến từ Ðức Chúa Trời .

“[Quả thật], Lại khi ở cùng anh em, chúng tôi đã nói trước rằng sẽ có sự khốn khó phải chịu, điều đó xảy đến rồi, và anh em đã biết rõ. Vậy, không thể đợi lâu hơn nữa, nên tôi đã sai Ti-mô-thê đi, để cho biết đức tin anh em ra làm sao, e rằng kẻ cám dỗ đã cám dỗ anh em, mà công phu của chúng tôi trở nên vô ích chăng” (1Tê-sa 3:4-5).

Chữ “Quả thật” (bản tiếng Anh có chữ  “Quả thật”) là một chữ rất mạnh mẽ, nó tương đương với sự thề nguyện trước toà án.  Phao-lô đã nói thật sự những hoạn nạn sẽ xảy đến như chúng tôi đã nói trước. Phao-lô là người đã vui mừng trong những sự hoạn nạn, đã cảnh báo rằng những thử thách, khó khăn, nan đề và những áp lực đã xảy đến rồi.  Ngay khi ông cảnh báo họ, ông đã lo lắng rằng kẻ cám dỗ sẽ cám dỗ họ và họ sẽ thất vọng và bỏ cuộc. Sách Ma-thi-ơ nói rằng “Họ chịu đựng chỉ một chút mà thôi nhưng khi những hoạn nạn, thử thách xảy đến, họ bỏ cuộc.”

Phao lô đã viết điều này trong 1Tê-sa “Bạn SẼ  đi qua những khó khăn, những thử thách và những nan đề”.  Tất cả chúng ta đều biết rằng những hoạn nạn xảy đến trong đời sống mình trong lúc này hoặc lúc khác.  Mỗi khi ma quỷ đặt một điều gì đó trên tôi để huỷ diệt tôi, tôi đã kinh nghiệm Ðức Chúa Trời trong lĩnh vực này.  Bạn cũng có thể kinh nghiệm như vậy, nếu bạn tiếp tục kiên trì.  Ðừng chối bỏ Ðức Chúa Trời.  Ðừng chối bỏ Lời Ðức Chúa Trời. Ma quỷ sẽ không bao giờ có thể đánh bạn nếu bạn trung thành với Lời Ngài. Ðức Chúa Trời luôn ở cùng bạn trong những tình huống đó.

Bạn có lẽ nói rằng: “Ôi Chúa ơi, đây là nan đề tồi tệ nhất mà con từng gặp”.  Nếu bạn thật sự chăm chú, bạn sẽ lắng nghe tiếng phán êm dịu “Ta đang ở với con”.  Ðó là những thời điểm bạn sẽ kinh nghiệm Ðức Chúa Trời trong một cách tuyệt vời.

Chúng ta đọc trong Công vụ 14 và thấy rằng Phao-lô sau khi bị đám đông ném đá, nhưng đã chỗi dậy và tiếp tục đi đến một vài thành phố khác:

“Giục lòng các môn đồ vững lòng, khuyên phải bền đỗ trong đức tin, và bảo trước rằng phải trải qua nhiều nỗi khó khăn mới vào được nước Ðức Chúa Trời” (Công vụ 14:22).

Phao-lô đã nếm trải một số điều về hoạn nạn.  Khi chúng ta đọc đến câu Kinh Thánh này, tất cả chúng ta muốn lấy chữ” nhiều” ra khỏi và thay thế vào chữ “chút ít”.  Không ai trong chúng ta muốn nghĩ rằng mình sẽ trải qua “nhiều” hoạn nạn.  Tuy nhiên, sau khi chúng ta trải qua hoạn nạn, chúng ta sẽ bước vào những lĩnh vực mới.

Chúa Jesus phán rằng: “Các con sẽ có hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy vững lòng, vì Ta đã thắng thế gian rồi!”.  Chúng ta có thể đi từ những điều trong lĩnh vực tự nhiên đến những điều siêu nhiên.  Những người xung quanh bạn có thể sẽ không hiểu tại sao bạn đã điềm tĩnh ngay giữa một nan đề lớn lao như vậy, nhưng bạn thật sự đang kinh nghiệm Ðức Chúa Trời!

Có một số người sẽ nói rằng họ sẽ không bao giờ có nhiều điều tồi tệ. Phao-lô đã có nhiều điều THẬT SỰ tồi tệ, tuy nhiên chúng ta thấy ông không bao giờ phàn nàn.  Phao-lô đã bị xiềng xích trong lao tù, nhưng ông vẫn đưa tay lên và vui mừng.

Phao-lô đã viết: “Tôi đã ở trong biển sâu một ngày một đêm, lại nhiều lần tôi đi đường, nguy trên sông bến, nguy với trộm cướp, nguy với giữa dân mình, nguy với dân ngoại, nguy trong các thành, nguy trong đồng vắng, nguy trên biển.  Tôi đã gặp rắc rối trong mọi mặt của đời sống. Tôi nản lòng, nhưng tôi đã không bao giờ bỏ cuộc.”

Phao-lô đã gặp rất nhiều rắc rối, nan đề trong đời sống ông, dầu vậy ông vẫn vững vàng tiến bước. Tôi tin rằng bởi vì ông đã nhận biết Ðức Chúa Trời và đã kinh nghiệm Ngài nên ông đã trở lại để hoàn tất công việc của mình.  Ông biết rằng Ðức Chúa Trời sẽ luôn luôn ở với ông.

Là những Cơ Ðốc Nhân rất nhiều người trong chúng ta đã cố gắng chạy trốn mọi thử thách, khó khăn xảy đến, nhưng ai muốn sống một cách nhân đức trong Ðức Chúa Jesus sẽ bị bắt bớ.  Chúa Jesus phán rằng những thử thách, khó khăn sẽ xảy đến.  Họ sẽ không tránh khỏi.  Chúng ta đã đánh mất đi những cơ hội kinh nghiệm Ðức Chúa Trời và những phước hạnh ẩn tàng sau những khó khăn thử thách xảy ra xung quanh đời sống chúng ta.  Phao-lô đã vui mừng trong những khó khăn thử thách và vươn tới để nhìn thấy Ðức Chúa Trời trong những tình huống đó.  Phao-lô đã tìm kiếm Ngài trong những thời điểm đó. Chúng ta cũng vậy!

 

CHƯƠNG 3

Tôi đã kinh nghiệm Ðức Chúa Trời đầy dẫy sự thương xót trong một cách tuyệt vời hơn nhiều người khác.  Ðiều này có lẽ vì tôi đã thật sự khao khát ân điển của Chúa nhiều hơn những người khác.

Trong Kinh Thánh, Chúa Jesus đã đuổi bảy quỷ ra khỏi một phụ nữ và Ngài phán với những môn đồ rằng người nào được tha thứ nhiều sẽ yêu mến nhiều. Tôi đã được tha thứ rất nhiều lần trong đời sống tôi. Ðức Chúa Trời đã cứu giúp tôi trong từng chặng đường và khúc quanh của cuộc sống.

Trong một bản tin buổi tối, họ chiếu một đội cấp cứu tai nạn SWAT và cảnh sát cứu giúp một người thoát khỏi cảnh bị chôn vùi trong một toà nhà bị bắn sập. Người đàn ông này dường như bị giết chết.

Có một điều gì đó dấy lên trong lòng tôi. Tôi đã có một khao khát được tiếp xúc và đụng chạm người đàn ông đó. Tôi nhận biết một điều rằng người đàn ông đó cần phải biết: Ðức Chúa Trời là Cha đầy lòng thương xót. Ðức Chúa Trời muốn cứu giúp người đàn ông này trong nan đề của ông. Trong 24 giờ tôi đã chia sẻ sự sống cho người đàn ông trẻ này. Ông ta đã được tái sanh, trở lại đầu phục Lời Ngài, và khởi sự hầu việc Chúa Jesus nơi ông đang ở!

Hầu hết mọi người đều nhận định rằng người đàn ông này sẽ kết thúc ở chổ điên loạn hoặc trở nên một kẻ quấy rối.  Tôi không tin như vậy, bởi vì tôi nhận biết Cha đầy lòng thương xót sẽ giúp đỡ người đàn ông này rất nhiều trong hoàn cảnh bối rối, hỗn loạn của ông. Tôi đã kinh nghiệm Cha đầy lòng thương xót một cách cá nhân.

Trong mỗi lĩnh vực ma quỷ cố đặt áp lực trên tôi.  Ðức Chúa Trời đối đãi và nâng đỡ tôi lên.  Ðức Chúa Trời trở nên tuyệt vời đối với tôi trong giữa những cuộc khủng hoảng.

Bây giờ khi ma quỷ tấn công tôi. Tôi có thể nói như vầy: “Hỡi ma quỷ, ta giống như Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô, ngươi không thể thiêu cháy ta.  Ta cũng muốn ngươi biết rằng ta giống như Ða-ni-ên. Ta không thể bị ngươi cắn nuốt.  Không có một điều nào mà ngươi tạo ra để huỷ hại ta có thể thịnh vượng đựơc. Cho dù những gì xảy đến tồi tệ, Ðức Chúa Trời sẽ xoay chuyển thành những điều tốt cho ta.”

Khi bạn kinh nghiệm Ðức Chúa Trời lần này đến lần khác, bạn sẽ được thay đổi.  Bạn sẽ trở nên can đảm. Ma quỷ có thể tấn công bạn bằng bịnh tật nhưng nó không thế thắng!  Nó sẽ cố gắng đưa bạn đến chỗ tự thương hại chính mình, nhưng bạn sẽ không chấp nhận điều này.  Nó sẽ cố làm cho bạn nản lòng, nhưng bạn lại bay cao hơn trước đây. Nó sẽ cố làm cho bạn suy nghĩ Lời của Ðức Chúa Trời là không thật, hoặc là Lời Ngài sẽ không ứng nghiệm cho bạn, nhưng nó sẽ không thể nào chiến thắng ngoại trừ bạn nhượng bộ hoặc đầu hàng! Nó muốn bạn tự đánh bại chính mình bởi vì nó không thể đánh bại bạn .

Ða-vít là người đã hiểu rõ điều này. Tất cả các người anh của Ða vít có thể đã có từng trải Ðức Chúa Trời cho chính họ nhưng họ đã quá bận rộn. Khi Ða vít thấy Gô-li-át, ông chỉ nhạo cười.  Mọi người còn lại đều run sợ, nhưng Ða vít biết rằng không có một tên khổng lồ nào lớn đủ để đánh bại ông. Ða vít đã kinh nghiệm Ðức Chúa Trời !

Ða-vít có thể suy nghĩ: “Có một lần sư tử đến với tôi, tôi chỉ cần đánh nó vài cái, nắm lấy đuôi nó và quẳng đi. Tôi đã kinh nghiệm Ðức Chúa Trời và Ngài thật vĩ đại trong tôi. Rồi một con gấu già đến tấn công tôi, tôi cũng xử nó như vậy. Tôi đã kinh nghiệm Ðức Chúa Trời trong trường hợp đối diện với sư tử, gấu như thế nào thì giờ đây tôi chắc chắn sẽ kinh nghiệm Ðức Chúa Trời trong hoàn cảnh này như vậy!  Tôi sẽ kinh nghiệm chặt đầu Gô-li-át.  Thế rồi Ða-vít đã cắt đầu Gô-li-át. 

Một số người trong chúng ta sợ hãi “những con sư tử và những con gấu”.  Chúng ta sẽ chạy trốn và ẩn mình khi những nan đề xảy đến. Nan đề cũng chẳng nghĩa lý gì đối với chúng ta cũng giống như Ðavít, nếu chúng ta chỉ chăm xem, tìm kiếm Chúa giữa nan đề. Hãy nhớ rằng, Ðức Chúa Trời không đem những sự cám dỗ để chúng ta kinh nghiệm. Ngài thật sự biết chúng ta mạnh mẽ như thế nào. Ðó là ma quỷ đem sự cám dỗ đến với mọi người. Nếu bạn trở nên nhạy bén với Chúa trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách, Ngài sẽ giải thoát bạn khỏi lò lửa hực và dẫn bạn đến chiến thắng.

Có lần bác sĩ của tôi nói rằng tôi bị chứng tăng tuyến giáp (sẽ dẫn đến bướu cố, mắt lồi). Ông ta nói với tôi rằng ông có một kế hoạch chữa lành cho tôi bằng cách bơm hoá chất vào để đầu độc tuyến giáp. Tôi đã cầu nguyện nài xin Chúa chữa lành và giải cứu tôi.  Vào buổi sáng kế tiếp, bác sĩ cố thực hiện thêm một số kiểm tra và tuyến giáp của tôi hoàn toàn bình thường. Ðiều này vẫn còn hành động một cách trọn vẹn ngày nay. Tôi biết Ðức Chúa Trời với tư cách Ngài phán “Ta là Ðấng Chữa lành ngươi”. Tôi đã kinh nghiệm Ðức Chúa Trời về lĩnh vực đó trong đời sống tôi!

Vào một lần khác tôi bị chứng viêm khớp vai và hai cánh tay. Những khớp xương khuỷu tay, cổ tay và hai tay vô cùng đau đớn. Tôi không thể đưa tay lên ngợi khen Ðức Chúa Trời mà không có sự đau đớn dữ dội. Tôi bắt đầu tìm kiếm Chúa giữa nan đề của tôi và Ngài đã chứng minh một lần nữa Ngài là Ðấng chữa lành cho tôi. Chứng viêm khớp hoàn toàn biến mất trong thân thể tôi.

Tôi đã bị sa ruột và loét bao tử. Tôi đã bị bắn hai lần và trong lúc sắp chết, tôi kêu cầu sự cứu giúp của Ðức Chúa Trời. Tôi lại tiếp tục kinh nghiệm Ðức Chúa Trời là Ðấng Chữa Lành cho tôi. Chúa Jesus hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời vẫn y nguyên! Những gì Ngài đã từng làm cho tôi, Ngài cũng sẽ tiếp tục làm. Những gì Ngài đã làm cho tôi, Ngài cũng sẽ làm cho bạn!

Ma quỷ có thể đến và cố gắng gán bịnh tật hoặc vài chứng bịnh nguy hiểm, nhưng nó đã đem đến lộn địa chỉ! Nó cố gắng làm cho tôi tin rằng sự đau ốm và bệnh tật sẽ giết chết tôi, nhưng tôi không bao giờ để cho nó lừa dối. Tôi đã kinh nghiệm Ðức Chúa Trời! Tôi có thể dao động trong phút chốc, tôi có thể thiếu đi sự kiên nhẫn, nhưng kết quả chắc chắn là phép lạ sẽ xảy ra. Tôi sẽ hoàn toàn được chữa lành!

Ma quỷ có thể đến và nói với bạn: “Họ cầu thay cho ngươi, nhưng ngươi sẽ không cảm nhận được sự khác biệt chút nào đâu”. Ðừng nghe ma quỷ nói. Vì nó cố gắng để lừa dối bạn rằng đức tin của bạn không hiệu nghiệm. Nếu bạn chấp nhận nghe nó, bạn tự đánh bại chính mình. Mỗi lần ma quỷ cố gắng gán một điều gì đó trên bạn, hãy trở nên giống Phao-lô và VUI MỪNG . Bằng cách này hay bằng cách khác bạn sẽ hoàn toàn được lành bịnh! Hãy nhớ điều này, giữa những thử thách bạn sẽ có cơ hội để sự kiên nhẫn hành động trong bạn. Ðang khi bước đi trong sự kiên nhẫn, bạn sẽ kinh nghiệm Ðức Chúa Trời.

Cho dù hoàn cảnh có ra sao đi nữa: con cái nổi loạn, nan đề trong hôn nhân, khó khăn tài chính, nan đề về sức khoẻ… bạn vẫn có thể kinh nghiệm Ðức Chúa Trời trong những hoàn cảnh như vậy. Hãy suy gẫm những lần bạn đã kinh nghiệm Ðức Chúa Trời và đức tin của bạn bắt đầu gia tăng để ứng xử với hoàn cảnh hiện tại.. Hãy nhớ lại Ða-vít: “Tôi đã giết con sư tử, tôi đã giết con gấu”.

Bạn có thể cảm nhận rằng mình đã có nhiều thử thách, trắc nghiệm hơn bất cứ ai khác. Bạn có thể cảm thấy mình giống như một người được sống để trải qua “những khó khăn, thử thách”.  Bạn đã cảm nhận theo cách đó. Tôi cũng đã có suy nghĩ như vậy 5 năm qua và từ thời điểm đó tôi đã trải qua nhiều gấp đôi trước đó. Giờ đây tôi không còn phải lo lắng nhiều về sự khó khăn.  Mỗi lần ma quỷ đến và cố gắng tấn công dồn dập, tôi tin chắc rằng kết quả cũng sẽ như vậy.  Tôi sẽ kinh nghiệm Ðức Chúa Trời  trong việc bước đi với sự thử thách và chiến thắng. Tôi chỉ nói: “Hỡi ma quỷ, hãy cứ tiếp tục tấn công, ta sẽ tìm kiếm Ðức Chúa Trời. Ta đã kinh nghiệm Ngài, và ta biết chắc rằng Ngài sẽ giải cứu ta.”

Có một người đàn ông trong Hội Thánh tên là Rick có một lời chứng rất hùng hồn. Ông ta bị sa ruột nặng và bác sĩ xét nghiệm bảo rằng ông ấy phải giải phẫu. Rick trả lời: “Tôi sẽ không giải phẫu. Cùng một Ðức Chúa Trời – Ðấng đã giải cứu tôi thoát khỏi căn bịnh chí tử cũng sẽ chữa lành chứng sa ruột này”

Vị bác sĩ là một người Do thái. Ông ta nói rằng ông không muốn nghe bất cứ điều gì về Ðức Chúa Trời.  Sau vài tuần, Rick trở lại gặp vị bác sĩ này.  Sau khi xét nghiệm, ông ta xác nhận rằng không hề có một dấu hiệu của chứng sa ruột.

Vị bác sĩ hỏi: “Ông đã làm gì?” Rick đơn sơ trả lời: “Ðức Chúa Trời đã chữa lành tôi”.  Rick đã kinh nghiệm Ðức Chúa Trời trong đời sống mình.  Kinh nghiệm đem đến hy vọng, hy vọng sẽ không khiến BẠN hổ thẹn.  Rick biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy, và sự trông cậy không bị hổ thẹn.

Vào một sáng Chúa Nhật, trong khi tôi chuẩn bị giảng. Vợ của Rick gọi điện đến và báo rằng: “Rick bị cơn đau tim tấn công.  Ông ta bị bại nửa bên trái, lưỡi bị cuộn lại trong miệng, không nói được chỉ ú ớ trong miệng”.

Tôi trả lời bà: “Hãy đưa ông ta đến bịnh viện để được giúp đỡ”.

Bà trả lời: “Ông biết ông ta mà, hãy mời những trưởng lão Hội Thánh đến đây để cầu nguyện cho Rick”.  Các trưởng lão đã đến và cầu nguyện cho ông ta. Sau khi trở về họ báo lại cho tôi: “Thưa Mục sư, chúng tôi thật khó để tin vào những gì đã xảy ra cho Rick, ông ta trông thật nhếch nhác và tội nghiệp. Ông ta nằm cuộn lại và không thể nói được”.

Tôi trả lời: “Các ông có cầu thay cho Rick trong đức tin không?”.   Họ trả lời” Vâng!”  Tôi nói: “Tôi đồng ý với các ông rằng, tôi tin chắc Ðức Chúa Trời sẽ đỡ ông ta dậy”.

Sau đó, chuông điện thoại reo. Chính Rick gọi đến và nói rằng: “Tôi hoàn toàn được chữa lành bởi quyền năng của Ðức Chúa Trời”.

Rick là một điều ngạc nhiên vô cùng cho tôi.  Ma quỷ không thể đánh ngã ông trong thử thách này. Ông ta đã kinh nghiệm Ðức Chúa Trời và tiếp tục. Rick chỉ cười và nói rằng: “Tôi đã giết con sư tử và con gấu, và kẻ khổng lồ chẳng là gì cả”.

Loại đức tin đó cần phải có thời gian để phát triển.  Khi bạn bắt đầu bước đi trong lĩnh vực này mà không có Ðức Chúa Trời, đời sống thuộc linh của bạn sẽ bị chao đảo.  Cần có thời gian để cho sự kiên nhẫn phát triển: hoạn nạn với kiên nhẫn.  Kiên nhẫn đem đến sự kinh nghiệm Ðức Chúa Trời, sự từng trải làm cho hy vọng thêm vững vàng, và sự vững tin trong hy vọng là lý do để cho đức tin hành động và bạn sẽ không bao giờ bị hổ thẹn.

Tôi không khuyên người ta đừng đi đến bác sĩ.  Ðức tin không đến bởi việc cố gắng đẩy Ðức Chúa Trời vào một điều gì đó. Ðức tin này là vững tin nơi Ðức Chúa Trời qua việc bước đi với Ngài mỗi ngày.  Khởi sự kinh nghiệm Ðức Chúa Trời bằng việc nhạy bén với Ngài trong những nan đề nhỏ và sau đó sẽ kinh nghiệm Ngài để “giết những tên khổng lồ”.

 

CHƯƠNG 4

Phao-lô viết rằng những hoạn nạn, những áp lực, những thử thách và khó khăn xảy đến để chống nghịch bạn sẽ sinh ra sự nhịn nhục.  Có rất nhiều người nói về sự nhịn nhục, nhưng chúng ta hãy xem kỹ hơn một chút.  Khi Ðức Chúa Trời bắt đầu xử lý tôi trong những hoạn nạn, khó khăn.  Ngài dùng những ví dụ trong đời sống tôi để  bày tỏ cho tôi thấy sự nhịn nhục hành động trong tôi như thế nào.

Tôi nhớ lại những lần hoàn cảnh thật tồi tệ như chưa bao giờ xảy ra.  Sự thất vọng hiện ra trên mặt tôi.  Tôi thật sự đầu hàng và đắm chìm trong sự bình an của Ðức Chúa Trời. Bạn có bao giờ từng trải điều như vậy ?

Có lẽ bạn đã nghĩ: “Tôi sắp nổi khùng. đã vượt quá giới hạn cho phép. Ðiều này không thể gây phiền toái tôi”.  Mọi việc dường như sụp đổ quanh bạn, nhưng bạn vẫn có thể vui vẻ.  Tại sao?  Bởi vì bạn đã trải qua nhiều thử thách, khó khăn trong sự nhịn nhục mà sự từng trải của bạn cho bạn biết chắc rằng Ðức Chúa Trời sẽ bày tỏ sự cứu giúp đúng lúc và bạn sẽ không bị hổ thẹn bởi vì bạn đã trở nên chiến thắng!  Những nan đề sẽ không còn tác dụng của nó nữa đối với bạn.

Ðiều này rất dễ thấy khi những Cơ Ðốc Nhân non trẻ gặp những nan đề. Nó bày tỏ tất cả.  Họ bước đi cách chậm chạp, thểu não.  Gương mặt của họ thật căng thẳng khi bạn hỏi họ vấn đề thế nào và hai mắt họ tuôn trào những giọt lệ.

Một khía cạnh khác, thật sự khó để nói khi những Cơ Ðốc nhân trưởng thành trải qua những thử nghiệm.  Áp lực không thấy thể hiện trên họ. Tại sao? Bởi vì họ đã kinh nghiệm Ðức Chúa Trời và quyết định bước đi cách nhịn nhục với Ðức Chúa Trời.  Dù mọi sự xung quanh họ đang nổ tung, dường như câu trả lời của họ đang lơ lửng trên không trung, họ vẫn hoàn toàn bình an.  Họ biết chắc những gì Ðức Chúa Trời sẽ hành động.

Có dễ dàng để bước đi trong nơi và sẵn sàng nói với người khác chính xác những gì Ðức Chúa Trời sẽ hành động?  Phao-lô biết rõ những gì Ðức Chúa Trời đã làm.  Ông biết rằng Ðức Chúa Trời sẽ giải cứu ông mỗi lúc, cho dù hoàn cảnh như thế nào đi nữa.

Bạn cũng có thể ở trong cách đó. Bạn không cần phải chặn đứng những khó khăn, thử thách. Bạn có thể biết Ðức Chúa Trời sẽ làm những gì.  Nếu bạn trải qua những hoạn nạn của mình cách nhịn nhục, bạn sẽ giành được thành tích do Chúa ban đó là sự không thể rúng động, sự vững tin như Phao-lô.  Ðừng trốn chạy khỏi những khó khăn, thử thách. Chúa Jesus phán rằng nếu chúng ta ở trong thế gian này, thì chắc chắn chúng ta sẽ có những hoạn nạn.  Cách duy nhất để thoát khỏi những áp lực, khó khăn, thử thách, hoạn nạn là giải thoát khỏi thế gian.  Khởi đầu chăm xem Ðức Chúa Trời giữa những áp lực và những nan đề, bạn sẽ giành ưu thế trên ma quỷ và nó chắc chắn sẽ chuốc lấy sự thất bại!

Hãy nhắc ma quỷ: “Ðấng ở trong ta lớn hơn những kẻ ở trong thế gian”.  Nếu ma quỷ tiếp tục tìm cách tấn công bạn, hãy cho nó biết rằng nó đang chống lại Ðức Chúa Trời. Hãy nhắc cho nó nhớ những gì mà nó đã làm lần vừa qua! Sau khi thất bại trong những cuộc chiến với bạn, nó sẽ nói với những lũ quỹ rằng: “Ðừng đến căn nhà đó. Tao đã đến đó, và hắn đã đạp đầu tao bằng Lời của Ðức Chúa Trời .”

Ngợi khen Ðức Chúa Trời ! Những hoạn nạn ma quỷ dùng để huỷ diệt chúng ta trở nên những dụng cụ chúng ta dùng để chiến thắng!

 

 

CHƯƠNG 5 

“Phao-lô, theo ý muốn Ðức Chúa Trời, làm sứ đồ Ðức Chúa Jesus Christ, cùng người anh em chúng ta là Ti-mô-thê, gởi cho Hội thánh của Ðức Chúa Trời tại thành Cô-rinh-tô, và cho hết thảy thánh đồ ở khắp xứ A-chai: Nguyền xin anh em được ân điển và sự bình an ban cho bởi Ðức Chúa Trời, Cha chúng ta, và bởi Ðức Chúa Jesus Christ! Chúc tạ Ðức Chúa Trời, Cha Ðức Chúa Jesus Christ chúng ta, là Cha hay thương xót, là Ðức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi, Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khốn nạn, hầu cho nhân sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi, thì chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp! Ấy chính Ngài đã cứu chúng tôi khỏi sự chết lớn dường ấy, và sẽ cứu chúng tôi; phải, chúng tôi còn mong Ngài sẽ cứu chúng tôi nữa ” (2Cô-rinh-tô 1:1-4,10).

Phao-lô kinh nghiệm về sự an ủi của Ðức Chúa Trời.  Ông có sự vững tin rằng Chúa sẽ luôn luôn giải cứu mình. Phao-lô biết chắc rằng, nếu ông sẽ phải đối diện với thử thách ngày hôm nay, Ðức Chúa Trời sẽ giải cứu ông. Nếu ngày mai sự thử thách lại đến, Ðức Chúa Trời cũng sẽ ở cùng ông.

Không ngạc nhiên tại sao ông bước đi không sợ hãi. Ông sẵn sàng bước đi những nơi nguy hiểm bất chấp những gì người ta nói với ông, cho dù những điều đó đe doạ đến tính mạng ông. Ông biết rằng chúng không thể làm gì được đối với ông. Phao-lô đã bước ra khỏi lò lửa hực với mùi khói trên những chiếc áo của ông. Ông đã có sự vững tin nơi Ðức Chúa Trời.  Ông biết Cha đầy lòng thương xót.  Ðức Chúa Trời của mọi sự an ủi.  Phao-lô viết: 

“Song tạ ơn Ðức Chúa Trời, Ngài làm cho chúng tôi được thắng trong Ðấng Christ luôn luôn, và bởi chúng tôi, Ngài rải mùi thơm về sự nhận biết Ngài khắp chốn!” (2Cô-rinh-tô 2:14).

Bạn có lẽ nói rằng: “Bạn đã không hiểu hoàn cảnh của tôi. Hôn nhân của tôi thật tồi tệ khiến cho tôi không thể kéo dài được nữa”.  Nếu bạn rời bỏ, bạn sẽ không bao giờ kinh nghiệm Ðức Chúa Trời là Ðấng luôn luôn ban cho bạn sự chiến thắng.  Nếu bạn  kiên trì trong hoàn cảnh như vậy và bước ra khỏi hoạn nạn của mình trong sự nhịn nhục, bạn sẽ có thể làm chứng lại cho mọi người rằng Ðức Chúa Trời đã thay đổi hôn nhân của bạn tuyệt vời như thế nào!

Có thể các con của bạn đang dính líu đến ma tuý. Hãy bền lòng bước ra khỏi nan đề đó với Chúa. Sau đó bạn có thể an ủi những người khác với từng trải chiến thắng của bạn. Bạn sẽ có thể nói rằng: “Con trai của tôi đã từng dính líu với những điều của trần gian nay, nhưng bây giờ nó đang phục vụ Chúa Jesus .”

Phao-lô nói rằng: “Ðức Chúa Trời đã yên ủi tôi trong mọi sự khốn nạn hầu cho tôi có thể an ủi bạn. Ðức Chúa Trời đã giải cứu tôi.  Ngài đang giải cứu tôi, và sẽ luôn luôn.”

Phao-lô có thể nói như thế bởi vì Cha đầy lòng thương xót và Ðức Chúa Trời ban mọi sự an ủi đã hành động trong đời sống ông. Không có một lĩnh vực nào trong đời sống bạn mà Ðức Chúa Trời không thể an ủi và nâng đỡ bạn nếu bạn cho phép Ngài hành động.  Ngài muốn bày tỏ cho bạn biết  rằng Ngài là Cha của sự an ủi.

Áp lực trong đời sống bạn có lẽ không thể tin nổi.  Bạn có cảm nghĩ rằng mình không thể chịu đựng nổi, không thể vượt qua nan đề này.  Bạn dường như đuối sức do bị chi phối trong nhiều lĩnh vực của đời sống.  Nếu bạn bước đi cách nhịn nhục, áp lực đó sẽ sản sinh ra kết quả tốt cho đời sống bạn.  Bạn sẽ nhận biết Chúa càng mật thiết hơn.

Bạn có thể bước ra khỏi mọi thử thách, khó khăn và cám dỗ đang khi nhận biết Ðức Chúa Trời trong cách tuyệt vời hơn trước đây. Ðức Chúa Trời sẽ luôn luôn chứng tỏ về Ngài là Cha của sự thương xót và Ðức Chúa Trời ban mọi sự an ủi.

“Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục” (Gia cơ 1:2-3).

“Như là điều vui mừng trọn vẹn” Gia-cơ nói “khi bạn trải qua những thử thách, khó khăn”. Phao-lô nói theo cách này “Vui mừng (khoe mình) trong những hoạn nạn, vì biết rằng hoạn nạn sanh ra sự nhịn nhục và sự nhịn nhục dẫn đến kinh nghiệm Ðức Chúa Trời”.

Kinh nghiệm Ðức Chúa Trời là điều quan trọng nhất mà bạn sẽ nếm trải. Khi bạn biết những gì Ðức Chúa Trời đang hành động trong đời sống mình, đó là Ngài sẽ luôn luôn giải cứu bạn thoát khỏi những nan đề, bước đi của bạn sẽ sâu nhiệm và vững vàng hơn. Bạn sẽ không bị những nan đề làm cho mình xao xuyến và lay chuyển. Bạn sẽ có thể vui mừng trong giữa những điều đó và dâng vinh hiển cho Ðức Chúa Trời!

“Hỡi kẻ rất yêu dấu, khi anh em bị trong lò thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường. Nhưng anh em có phần trong sự thương khó của Ðấng Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiêu, hầu cho đến ngày vinh hiển của Ngài hiện ra, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót” (1Phê-rơ 4:12-13).

Gia-cơ nói hãy xem như là điều vui mừng trọn vẹn! Phao-lô nói rằng ông khoe mình trong hoạn nạn. Phê-rơ cũng đồng thanh mà nói rằng chớ lấy làm lạ như mình gặp một điều khác thường khi ở trong lò lửa thử thách.  Ông nói rằng hãy vui mừng!  Trong quá khứ tôi đã cố gắng vui mừng bởi vì Kinh Thánh đã nói như vậy.  Bây giờ tôi vui mừng bởi vì tôi có sự vững tin nơi Ðức Chúa Trời. Tôi biết Ngài sẽ bày tỏ và làm phép lạ!

Bạn có thể có cùng một sự tin cậy. Bạn có thể biết rằng Ðức Chúa Trời sẽ bày tỏ sự cứu giúp cho dù hoàn cảnh của bạn như thế nào.  Bạn có thể kinh nghiệm Ðức Chúa Trời sẵn sàng trải qua những hoạn nạn với sự nhịn nhục. Bạn có thể vui mừng giống như Phao-lô, Gia-cơ, Phi-e-rơ và những thánh đồ đã có sự kinh nghiệm Ðức Chúa Trời.  Ðừng sợ hãi khi bạn đối diện với những thử thách, khó khăn, nan đề và sự bắt bớ. Những gì Satan cố tình sử dụng để huỷ phá bạn, Ðức Chúa Trời sẽ dùng điều đó để làm cho bạn tăng trưởng và cho sự vinh hiển của Ngài!

 

KẾT LUẬN

Cuốn sách này nói nhiều về việc chuyển những nan đề của bạn trở nên những sự chiến thắng cá nhân. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể xảy ra qua quyền năng của Ðức Chúa Trời!  Ðức Chúa Trời sẽ hành động trong đời sống bạn, và bạn phải nắm lấy chìa khoá!

Bạn phải bước vào mối liên hệ đúng đắn với Ðức Chúa Trời trước khi Ngài có thể hành động cho bạn.  Chìa khoá là trở nên tái sanh!

Bạn có thể được tái sanh ngay bây giờ.  Bạn hãy cầu nguyện theo sự hướng dẫn sau đây với tất cả tấm lòng:

“Lạy Cha Thiên Thượng, Con đến với Ngài trong Danh Chúa Jesus. Lời Ngài hứa rằng “Bất cứ ai kêu cầu Danh Jesus sẽ được cứu rỗi” (Rô-ma 10:13). Con kêu cầu Danh Ngài và con được cứu.  Lời Ngài cũng nói rằng: “Vậy nếu miệng ngươi xưng Ðức Chúa Jesus ra và lòng ngươi tin rằng Ðức Chúa Trời đã khiến Ngài từ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn miệng làm chứng thì được sự cứu rỗi” (Rô-ma 10:9-10). Con tin với tất cả tấm lòng rằng Jesus Christ là Con của Ðức Chúa Trời. Con tin rằng Ðức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại và con xưng nhận Ngài là Chúa của con. Con cám ơn Chúa rằng CON ÐÃ ÐƯỢC CỨU. AMEN !”

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan