New Yorker Đúng Và Sai Như Thế Nào Về Chủ Nghĩa Kỳ Thị Trong Hội Thánh Mỹ Da Trắng

Share

Bài bình luận của Michael Luo được báo New Yorker đăng tải vào ngày 2 tháng 9. Tôi không biết cho đến khi một người bạn từ thời thơ ấu, một người Do Thái theo cánh Dân Chủ phóng túng, gửi đến cho tôi. Bài có đề tựa “Vấn Đề Thượng Đẳng Da Trắng Của Cơ Đốc Giáo Hoa Kỳ” – “American Christianity’s White-Supremacy Problem,” và nó đưa lên một số quan tâm rất nghiêm trọng. Luo đã đúng và sai trong những gì?

Luo bắt đầu bài bình luận của ông với một giai thoại từ cuộc đời của Frederick Douglas khi vẫn còn là một người nô lệ. Lúc chủ của ông trở thành một Cơ đốc nhân, thay vì trở nên tử tế và nhân đạo hơn, như Douglas đã hy vọng, điều ngược lại lại trở thành sự thật. Douglas viết, “Nếu chuyện đó tác động trên tính cách của ông ta, nó làm ông ta thêm độc ác và đáng ghét trong mọi đường.”

Xấu hơn nửa, chưa hết đâu, chủ của Douglas lấy làm phải với những hành vi độc ác của ông ta bằng những câu Kinh Thánh, làm cho sự xưng nhận Cơ đốc của ông càng đáng ghê tởm. Nhưng Luo ghi chú rằng đây không phải chỉ là vấn đề cho Cơ đốc nhân da trắng của thế kỷ 19. Luo cho chúng ta biết là, “Trong một thăm dò toàn quốc vào năm 2019, 86% Cơ đốc nhân Tin Lành da trắng và 70% của cả Tin Lành lẫn Công Giáo da trắng nói rằng “lá cờ của Liên Minh Miền Nam (trong thời nội chiến Nam-Bắc – LND) là một biểu tượng của lòng hãnh diện hơn là kỳ thị (da đen– LND). Hơn hai phần ba những người Cơ đốc da trắng cho rằng chuyện những người Mỹ da đen bị bắn chết bởi cảnh sát là những sự cố riêng lẻ hơn là một phần của một khuôn mẫu chung sai phạm trong cách đối xử; và có hơn 6 trong số 10 người Cơ đốc da trắng bất đồng với tuyên ngôn rằng “những thế hệ của sự nô lệ và kỳ thị đã tạo ra những tình trạng làm cho người da đen khó có thể thoát ra khỏi giai cấp bần cùng.”

Chắc chắn đối với một số người Mỹ thì lá cờ Liên Minh là một biểu tượng của miền Nam hơn là chủ nghĩa kỳ thị. (Không phải là người miền Nam nên với tôi những cảm xúc đó hoàn toàn xa lạ với tôi.) Và có nhiều người có lương tâm, dựa theo những dữ liệu mà họ đã duyệt qua, tin rằng người Mỹ gốc Phi Châu không bị chọn riêng ra để cho cảnh sát giết. Nhưng tôi nhận ra là khó có thể tưởng tượng ra làm sao mà “hơn 6 trong số 10 người Cơ đốc da trắng” bác bỏ điều mà tôi cho là một tuyên bố tự nó chứng thực: tức là, tuyên bố nói rằng “những thế hệ của sự nô lệ và kỳ thị đã tạo ra những tình trạng làm cho người da đen khó có thể thoát ra khỏi giai cấp bần cùng.”

Những cảm xúc này được hậu thuẩn bởi một cuốn sách được bàn luận nhiều do Robert P. Jones viết, White Too Long: The Legacy of White Supremacy in American Christianity – Đã Quá Lâu Với Người Da Trắng: Di Sản của Thuyết Da Trắng Thượng Đẳng Trong Cơ Đốc Giáo Mỹ, mà Luo trích dẫn. Và chúng là bối cảnh lịch sử trong một cuốn sách quan trọng của Jemar Tisby, The Color of Compromise: The Truth about the American Church’s Complicity in Racism – Màu Sắc Của Thỏa Hiệp: Sự Thật Về Sự Đồng Lỏa Của Hội Thánh Mỹ Trong Chủ Nghĩa Kỳ Thị, cũng được Luo trích dẫn.

Trong một chừng mực, Luo nhắc chúng ta về những thất bại và điểm mù của hội thánh Mỹ, ông đã làm tốt điều này. Và với những điểm mù đang hiện hữu, ông cũng làm tốt để khiến chúng ta chú tâm đến chúng.

Nhưng có những sai sót rõ ràng trong bài bình luận của ông.

Trước hết, ông ghi chú rằng, “Trong những thăm dò đo lường về sự thân thiện mà người ta cảm nhận về người da đen, cảm xúc của người Tin Lành da trắng vượt quá mức của toàn dân. (Trả lời của những nhóm da trắng Cơ đốc khác cũng gần như vậy). Vậy là đại đa số cơ đốc nhân da trắng vẫn giữ thái độ không quan tâm đến những biểu tượng của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và nghi ngờ về sự thực hữu của vấn đề bất bình đẳng chủng tộc.”

Vậy thì điều này nói gì cho chúng ta viết? Có lẽ là Cơ đốc nhân Tin Lành thật không có tấm lòng yêu thương. Có lẽ họ thật sự tin vào sự hòa giải chủng tộc. Có lẽ họ thật lòng muốn sửa sai khi họ nhận ra chúng. Và có lẽ những “biểu tượng của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng” chẳng có ý nghĩa gì với họ, cho nên họ không màng đến chúng. Và có lẽ họ không nhận ra một số lãnh vực của sự bất bình đẳng chủng tộc.

Đây là những tiếng kêu gào quá sâu xa hơn là chuyện một ông chủ là Cơ đốc nhân da trắng đối xử xấu xa với một người nô lệ da đen trong danh nghĩa Cơ đốc giáo, trích dẫn Kinh Thánh khi đánh đập một cách vô nhân đạo cái sở hữu mà ông ta bỏ tiền ra mua.

Nhưng có điều nhắc nhỡ chúng ta về tính quan trọng của sự thành thật và đối thoại liên tục. Nếu có những điều không bén nhạy về phía các Cơ đốc nhân da trắng thành thật, thì khi họ nhận biết ra, họ sẽ trở nên bén nhạy. Chúng ta hãy tiếp tục nói chuyện với nhau theo cách vượt qua những đường ranh giới sắc tộc và chủng tộc.

Thứ hai, Luo lập đi lập lại một số tính cách đã bị tính cách hóa lừa dối về Tổng Thống Trump và những người ủng hộ ông ta, tô vẽ ông ta như là một người kỳ thị chủng tộc được những nhóm Cơ đốc nhân da trắng kỳ thị đi theo với chủ trương rằng “Chủ nghĩa quốc gia Cơ đốc” có nghĩa một nước Mỹ da trắng.

Theo đó Luo, chỉ đến việc Trump bị buộc tội “do dự về lên án những người biểu bình theo chủ nghĩa quốc gia da trắng ở Charlottesvill, và lấy Trung Quốc làm con dê tế thần cho cơn đại dịch Coronavirus.” Về mặt sự kiện, như đã được chỉ rõ ra một cách không ngừng, Trump ngay lập tức lên án những người biểu tình theo chủ nghĩa quốc gia da trắng ngay trong ngày xảy ra diễn biến, đưa ra những tuyên bố mạnh hơn nửa trong các buổi họp báo sau đó. Và “dê tế thần” Trung Quốc – mà nhiều người phải lập luận rằng chẳng phải là “dê tế thần” gì cả – thì không có chút gì là về chủng tộc. Nếu vi khuẩn bị tố cáo là được làm ra hay xuất phát từ một chính quyền chống Mỹ như là chính quyền Canada, Trump sẽ gọi nó là vi khuẩn Canada (hay một cái tên gì đó nghe sắc bén hơn),

Với những Cơ đốc nhân hô khẩu hiệu “MAGA” (Make American Great Agan – Làm Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại), tôi chắc chắn là có một số trong họ là những người kỳ thị mơ ước về một nước Mỹ da trắng. Nhưng đại đa số những người mà tôi có tương tác với là những người có những vấn đề với cánh tả chứ không phải là với người da đen; với vấn đề đạo đức chứ không phải là với người có da màu. Luo không đem nhân tố này vào một cách thích đáng.

Điều thứ ba, Luo bắt lỗi những người chủ trương xóa bỏ nô lệ như Charles Finney của thời 1800s và chống tách biệt chủng tộc như Billy Graham của thời 1900s là đã chủ trương thắng những linh hồn hơn là chống chủ nghĩa kỳ thị.

Chúng ta biết chắc là Luo không công kích những vị lãnh đạo này về vị trí của họ. Và ông nhắc đến Martin Luther King, Jr đã khuyên Graham giữ gìn tập chú của mình vào việc giảng Tin Lành. Nhưng Luo không nhận ra rằng đây là những nguyên tắc dựa trên Kinh thánh và có cơ sở xã hội. Chúng ta rao giảng Chúa Giê-xu và ăn năn trước hết, để điều đó sẽ trực tiếp đưa đến những hành động xã hội đẹp lòng Chúa.

Finney, trong phần của ông, đã tiên đoán một cuộc tắm máu nếu chủ nghĩa xóa bỏ nô lệ được đặt trước tiên và sự phục hưng là hạng nhì. Ông biết rằng nếu không có một thay đổi vĩ đại của những tấm lòng ở cấp độ quốc gia, thì điều xảy ra sau đó là một cuộc nội chiến với cái giá trả hết sức cao.

Có lẽ là cuộc nội chiến là không thể tránh được. Nhưng phương pháp của Finney là thay đổi xã hội bằng cách thay đổi những tấm lòng, trong khi cùng lúc đó mạnh mẽ chống lại chế độ nô lệ (Về cách áp dụng hiện đại của nguyên tắc này, xin xem Flipping the Courts and Turning the Hearts – Lật Lại Những Tòa Ánh Và Thay Đổi Những Tấm Lòng) Graham theo một chiến lược tương tự, biết rằng sự kêu gọi và ân tứ chính yếu của ông là về một người truyền giảng, trong khi cũng hiểu rằng một sự tận hiến Cơ đốc thật sự phải sau cùng được kết quả bằng sự chấm dứt sự ngăn cách chủng tộc (segregationism). Luo xem đây là một sự thiếu kém, làm cứ như là Finney và Graham đã thiếu mất với sự kêu gọi của họ, mà điều này chắc chắn không đúng và không là thật.

Và đánh mất những điều như thế này phá đi tuyên bố kết luận lớn tiếng của Luo. Ông viết, “Ngày nay ‘tôn giáo muốn giữ lấy nô lệ’ được giảng dạy trên Fox News, các chương trình đối thoại trên radio theo khuynh hướng bảo thủ, và những thành phần còn lại của hệ thống truyền thông cánh hữu; mỗi ngày chúng mang đến những lời chứng dối. Sự ban phước của Chúa Giê-xu cho những người làm nên sự hòa bình đòi hỏi các Cơ đốc nhân đối diện với những tổ chức này, là những cơ chế mị dân và dùng danh nghĩa Vương Quốc để gây chia rẽ.”

Giá như mà ông viết tinh tế và chính xác hơn, tìm kiếm sự hiểu biết về những người mà ông định “cho thấy rõ” về họ, bài bình luận của ông đã có thể xây dựng hơn rất nhiều. Sự phóng đại của ông và những tuyên bố sai lạc của ông làm ông lạc hướng ra khỏi những vấn đề quan trọng mà ông tìm cách giải quyết.

 

Nguyễn Trọng

(Lược dịch theo: mychristiandaily.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan