Tiền bạc có sức mạnh hăm dọa. Trong thế giới kinh doanh, của cải có thể giành được hoặc ḅi mất do những yếu tố vượt ngoài sự kiểm soát của con người. Đối với một số nhà doanh nghiệp, những rủi ro trong thị trường là điều gây hứng khởi trong khi đối với những người khác, nỗi sợ về những mất mát tổn hại có thể là điều gây tê liệt. Những người hầu việc Chúa cũng có thể bị đe dọa bởi sức mạnh của tiền bạc để tiếp tục phát triển cơ sở vật chất của hội thánh và để tài trợ cho các dự án mở mang Nước Trời thì cần phải có tiền. Vì điều này mà các mục sư thường thấy thật khó để bẻ trách đời sống của các nhà doanh nghiệp vốn là “trụ cột” của hội thánh. Hầu hết những người lãnh đạo thuộc linh cảm thấy bị cám dỗ để dành cho các cá nhân giàu có sự chú ý đặc biệt và cho thêm họ các đặc quyền trong hội thánh. Sứ đồ Gia-cơ gọi tiêu chuẩn phân biệt này là “thiên vị.””
Hởi anh em, anh em đã tin đến Đức Chúa Giê-xu Christ, là Chúa vinh hiển chúng ta, thì chớ có tây vị người nào. Giả sử có người nhẫn vàng, mặc áo đẹp, vào nơi hội, anh em, lại có người nghèo, quần áo rách rưới, cũng vào nữa; nếu anh em ngó kẻ mặc áo đẹp, mà nói rằng: Mời ngồi đây, là chỗ tử tế; lại nói với người nghèo rằng: Hãy đứng đó, hoặc ngồi dưới bệ chân ta, thế có phải anh em tự mình phân biệt ra và lấy ý xấu mà xét đoán không?
— Gia-cơ 2:1-4
Kết luận của Gia-cơ là tất cả chúng ta phải có cùng tình yêu thương và lòng thương xót đối với nhau không phân biệt vai trò hay địa vị trong cuộc sống của chúng ta. Tình yêu thương không thiên vị với mọi người xua đi nỗi lo sợ bị hăm doạ (xem Giăng 4:18). Vậy thì câu trả lời cho sức mạnh hăm dọa của tiền bạc là hãy yêu thương con người bằng tình yêu thương của Chúa Giê-xu. Vấn đề của thiên đàng không phải ai là người có giá trị hơn, mà ai là người sẵn sàng nhận ân điển cứu chuộc của Đức Chúa Trời? Nếu những người tin Chúa thực hiện chức vụ hay hoạt động nơi thương trường là những tôi tớ ngay thật của Chúa thì việc Ngài kêu gọi chúng ta phục vụ ai không thành vấn đề. Tiền bạc mất đi sức mạnh hăm dọa của nó đối với tấm lòng được kiểm soát bởi tình yêu hy sinh.
Mong muốn được chấp nhận là một nhu cầu hết sức sâu xa của con người. Việc mạnh dạn nói rõ ra sự thật về chính mình có thể là điều đáng sợ. Hầu hết Cơ Đốc nhân kinh nghiệm sự khó khăn khi phải nói cho đồng nghiệp và các bạn hữu chưa tin Chúa về niềm tin cá nhân nơi Chúa Giê-xu và các hoạt động của họ trong chức vụ. Tương tự như vậy, nhiều lần khi nói chuyện với những người hầu việc kinh doanh của mình. Vì cớ sự phân chia trong xã hội chúng ta giữa kinh doanh với sự hầu việc Chúa nên tôi cảm thấy nếu tôi nói với những người hầu việc Chúa về hoạt động kinh doanh của mình thì mức độ tôn trọng mà họ dành cho tôi với tư cách một người hầu việc Chúa chính thức sẽ giảm đi. Thậm chí tôi còn được cho biết là việc một mục sư tự nguyện chu cấp cho chí mình nhờ công việc kinh doanh là không đúng. Lúc đó, tôi nhớ mình đã nói: “Nhưng còn về sứ đồ Phao-lô thì sao?” Có người đã trả lời: “Ông ta là một sứ đồ!” Phải, có lẽ ông còn hơn cả một mục sư, nhưng ông đã viết: “Hãy bắt chước tôi.” (Phi-líp 3:17)
Thận trọng nghĩa là dùng sự khôn ngoan khi nói với người ta về công việc của bạn và điều bạn tin, nhưng sự hăm dọa là một việc khác và dứt khoát không đến từ Chúa. Sứ đồ Phao-lô đã viết cho người môn đồ và người con trai trong đức tin của mình, là Ti-mô-thê: “Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát, bèn là tâm thần mạnh mẽ, có tình thương yêu và dè giữ. Vậy con chớ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta.” (Ti-mô-thê 1:7-8a). Nếu một sự kêu gọi kép là lời chứng của bạn thì đừng hổ thẹn về công tác quyền năng của Chúa trong đời sống bạn.
Là một nhà doanh nghiệp và là một người hầu việc Chúa, tôi thường mang theo trong ví nhiều hơn một loại danh thiếp. Có những lúc danh thiếp kinh doanh của tôi thích hợp hơn và cũng có những lúc tôi sử dụng danh thiếp của người hầu việc Chúa. Có những lý do thực tế rõ ràng cho hành động đó, và tại một số quốc gia, điều này còn liên quan đến sự an ninh. Tuy nhiên, đôi lúc động cơ đằng sau quyết định của tôi là để tránh sự mích lòng hay hiểu lầm. Tất nhiên, chúng ta phải luôn cần đến sự khôn ngoan khi giao tiếp với người khác, nhưng nếu ai trong chúng ta có sự kêu gọi trong hai công việc thì phải cảnh giác đối với sự đe dọa và bất cứ áp lực nào để che giấu công việc “kia” của mình.
Khi chúng ta bước đi theo các mục tiêu của Chúa và làm trọn sự kêu gọi dành cho mình, dầu đó là công việc kinh doanh, sự hầu việc Chúa, phục vụ trong chính phủ hoặc bất cứ vị trí nào khác mà Chúa đã chọn cho mình thì chúng ta bước đi trong quyền năng của sự sống không gì hủy diệt được của Ngài. Những hòn núi của sự bất năng phải khỏi đường đi của chúng ta. Chúa đã cho chúng ta Thánh Linh Ngài hầu cho chúng ta sẽ có quyền phép, tình yêu thương, và năng lực để đưa ra những quyết định thích hợp. Những câu Kinh Thánh như Rô-ma 8:28 dạy chúng ta rằng Đức Chúa Trời đã phú sự khôn ngoan của Ngài để biến đổi thậm chí những tình huống tiêu cực nhất chung quanh chúng ta đề trở nên ích lợi cho chúng ta. Điều kiện duy nhất là chúng ta phải yêu Ngài và được gọi theo ý muốn Ngài đã định! Nếu Chúa ở về phía chúng ta, thì còn là những vật cản đối với những người nam người nữ kiên quyết sống theo ý muốn Đức Chúa Trời.
(Nguồn: vietchristian.com)