Mối Nguy Hại Của Việc Làm Vừa Lòng Con Người

Share

Có phải là quý vị muốn người ta thích quý vị và sự lãnh đạo của quý vị. Ai mà không muốn như vậy?

Nếu chúng ta thành thật với nhau, hầu hết chúng ta, những người ở trong một vị trí lãnh đạo nào đó, đều muốn được ưa thích. Đó là điều tự nhiên, và đó không phải là một điều hoàn toàn không lành mạnh.

Nhưng có nhiều vị lãnh đạo im lặng thừa nhận điều đó mà sâu thẳm trong lòng họ, họ là những người muốn làm vừa lòng những người khác. Họ luôn luôn đánh giá sự lãnh đạo của họ bằng sự thu hút quần chúng của những quyết định đến từ họ. Đó không phải là sự lãnh đạo tốt trong những thời điểm tốt nhất.

Quyết định đúng thường không phải là quyết định thu hút quần chúng. Làm điều tốt nhất cho mọi người không luôn luôn là làm điều thu hút mọi người. Bất cứ ai đã từng làm cha mẹ trong 10 phút hiểu được sự căng thẳng đó.

Hãy đem một biến cố vào trong quần chúng, đặc biệt là một biến cố sâu xa và lan rộng (như biến cố mà chúng ta đang gặp phải hiện nay), thì nó làm cho sự lãnh đạo làm vui lòng con người trở nên ít hiệu quả hơn lúc bình thường.

 

BIẾN CỐ: MỘT CƠN BÃO TOÀN THIỆN CHO NGƯỜI LÀM VỪA LÒNG NGƯỜI KHÁC.

Một trong những khuynh hướng mà tôi theo dõi rất sát sao là khi biến cố này dồn nén và kéo theo tình trạng sức khỏe tâm thần và cảm xúc của những người lãnh đạo.

Những thăm dò gần đây cho thấy là sức khỏe tâm thần của các lãnh đạo đang tiến đến mức khủng hoảng. Nếu cái tôi của quý vị mỏng manh vào thời điểm tốt nhất, nó làm cho sự lãnh đạo bị khó khăn. Vì điều sẽ làm quý vị vui vẻ (làm vui lòng con người) không những không xảy ra mà nó còn làm cho tình hình trở nên xấu hơn nhiều. Những cơn khủng hoảng tạo ra sức tác động phức tạp hơn, khó hơn và thách thức hơn gấp 10 lần.

Tình trạng hiện nay có những sự chia rẻ chưa từng thấy, sự phân cực, sự hạ thấp giá trị và sự thông tin sai lệch có nghĩa là có được sự đồng ý trong lúc bình thường đã khó rồi. Trong khủng hoảng, điều đó hầu như là không thể.

Kết quả là người lãnh đạo giải quyết khủng hoảng đánh bại người lãnh đạo làm vui lòng con người.

Làm vui lòng con người luôn luôn là một chiến lược lãnh đạo tồi tệ.

Trong một cơn khủng hoảng, nó càng làm tệ hơn nửa.

Nếu có được bất cứ lúc nào để bỏ đi thói quen làm vui lòng con người, ngay bây giờ là lúc để làm điều đó.

Sau đây là 5 cách mà sự làm vui lòng con người làm tổn thương quý vị trong cơn khủng hoảng.

Khi mà quý vị thấy sự làm vui lòng người đưa quý vị và những người mà quý vị lãnh đạo đến chỗ như thế nào thì quý vị sẽ dễ thay đổi hơn.

1. Quý Vị Đặt Sứ Mạng Vào Sự Rủi Ro.

Một mục tiêu mấu chốt của lãnh đạo là hướng dẫn một nhóm người có những khuynh hướng khác nhau cùng đi trong một sứ mạng chung. Đó là lý do lãnh đạo không có tính thiếu can đảm.

Khi quý vị cố gắng làm vui lòng mọi loại người khác nhau, quý vị luôn luôn kết thúc bằng cách bỏ đi sứ mạng.

Có phải bạn muốn di sản của bạn để lại sẽ là như vậy? Tôi không nghĩ như vậy.

Đây là lý do nhiều lãnh đạo kết thúc bằng cách bỏ đi sứ mạng.

Những người bất đồng với quý vị thường không đồng ý với nhau. Cho nên quý vị có thể có ba hay đến năm khải tượng hay ý tưởng nghịch lại với nhau hay nhiều ý tưởng quý vị đang phải cố gắng tổng hợp lại. Nên chẳng có gì phải ngạc nhiên khi quý vị cảm thấy nó làm cho quý vị không làm gì được.

Nó giống như là khủng hoảng về đồng ý về chuyện phải làm cho bữa ăn tối: Quý vị muốn cầm lấy phần ăn đem ra bên ngoài ăn, người phối ngẫu của quý vị muốn ngồi ăn ở bên trong, đứa con cả muốn thịt nướng và đứa con út muốn thịt chiên và phó mát. Không thể nào có được sự đồng ý chung hay làm một quyết định chung, quý vị cuối cùng phải bỏ bữa ăn tối.

Có quá nhiều những “không quyết định” hay quyết định tồi tệ xảy ra vì thiếu sự đồng thuận.

Ngược lại, rất ít ý kiến sáng tạo và tốt đẹp có thể đạt được sự đồng thuận trước khi một người lãnh đạo hành động.

Thực tế là, tất cả những ý kiến mới vĩ đại có giá trị đều tự nó có tính phân chia.

Cho nên thay vì đợi cho đến lúc tất cả đồng thuận, hãy thử làm những điều này:

Đừng xin sự đồng ý của toàn đội, nhưng xin sự cho phép (Quý vị đã có những cơ hội đó. Quý vị là người lãnh đạo).

Lắng nghe mọi người, nhưng làm quyết định tốt nhất mà quý vị có thể làm được.

Nếu quý vị sai, hãy nhận toàn bộ trách nhiệm/

Nếu sự việc cho thấy là quý vị đúng, hãy khiêm nhường và mời những người khác cùng đi trong hành trình.

Những quyết định vĩ đại luôn luôn chỉ nhìn như là những quyết định vị đại khi nhìn lại quá khứ.

2. Quý Vị Không Thích Con Người Mà Quý Vị Đang Trở Thành. 

Người làm vui lòng con người cảm thấy họ đang chiến thắng trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, họ hiếm khi thỏa lòng với những kết quả.

Sau khi thỏa hiệp hết lúc này đến lúc khác, người làm vui lòng con người kết cuộc là không vui vẻ với con người mà họ đang trở thành.

Mỗi lần làm vui lòng con người, họ đang bán đi chính họ.

Về lâu về dài, quý vị mất đi lòng tự trọng và điều đó làm suy yếu thêm sự lãnh đạo của quý vị vốn đã yếu rồi. Thật khó tôn trọng một người lãnh đạo không tôn trọng chính mình.

Khi bị cám dỗ làm vui lòng con người, hãy nghĩ về ai mà quý vị sẽ trở thành trong một hay hai thập niên tới. Sau đó hãy hành động thích đáng.

 

3. Càng Lúc Càng Khó Nghe Tiếng Chúa.

Khi quý vị cố làm vui lòng mọi tiếng nói chung quanh thì càng khó mà nghe được tiếng của Đức Chúa Trời. Hãy cứ vâng phục chỉ tiếng nói đó.

Kinh Thánh trở nên bị giải thích qua sự gạn lọc của những người phê bình.

Quý vị bắt đầu tránh né điều quý vị biết là đúng bởi vì thật quá khó để làm điều quý vị tin là đúng.

Quý vị có muốn mất lòng can đảm cần phải có để có thể nghe được tiếng Chúa? Tôi không nghĩ như vậy. 

4. Người Lãnh Đạo Thật Sẽ Biết Rời Đi. 

Những người lãnh đạo vĩ đại có giác quan thứ sáu thấy ra được sự làm vui lòng con người.

Khi quý vị chịu phục những tiếng nói và sứ mạng thì sa sút, người lãnh đạo tốt nhất của bạn sẽ làm một làn ranh giới hạn.

Chúng sẽ không làm có những tiếng ồn. Chúng sẽ biến mất một cách êm thắm.

Hãy đoán thử điều đó để lại cho quý vị những điều gì?

Nó để lại cho quý vị sự mất đi những người tốt nhất và hàng tá người vẫn không vui vẻ.

Tất cả những điều này dẫn chúng ta đến lý do thứ 5 phải chấm dứt sự làm vui lòng con người.

5. Sau Cùng Không Ai Vui Hết.

Quý vị và tôi đã nghe cả ngàn lần: Khi quý vị cứ phải cố làm vui lòng một ai đó, rốt cuộc là quý vị chẳng làm vui lòng ai hết.

Đây là lý do tại sao đó là sự thật.

Khi quý vị cố làm vui lòng đủ mọi thứ tiếng nói, quý vị không thể theo một con đường rõ ràng hay được hướng đến một mục đích duy nhất. Kết cuộc là quý vị chẳng đi đến đâu hết.

Thử đoán sau cùng thì ai là người ít vui nhất? 

Cho nên hãy nhớ nhé: Những người phê bình không đồng ý với nhau, cho nên họ cần phải được lãnh đạo.

Lãnh đạo đem người ta đến chỗ mà họ thường là không muốn đến trừ khi có sự lãnh đạo của quý vị. Thế nên hãy đưa người ta đến một chỗ nào đó. Hãy giữ lấy điều này, và sau cùng là quý vị sẽ kết thúc ở một nơi tốt lành. 

 

Nguyễn Bình

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan