7 Lý Do Tại Sao Cầu Nguyện Không Được Chúa Đáp Lời

Share

Có những lý do tại sao những lời cầu nguyện không được trả lời, mặc dù tôi có một chút không kiên nhẫn được với những vị thánh thiêng liêng là những người để lại ấn tượng rằng họ hiểu sự cầu nguyện sâu xa hơn tất cả mọi người. Những vị đó dạy rằng nếu những người tin Chúa chỉ hiểu biết Lời Chúa tốt hơn – hay có nhiều đức tin hơn trong sự cầu nguyện – thì Chúa đã trả lời tất cả mọi lời cầu xin của họ. Họ sẽ không bao giờ bị bệnh tật hay nghèo đói nửa. Những vị lãnh đạo đó dường như lờ đi sự kiện Chúa Giê-xu là một người nghèo và Sứ đồ Phao-lô tranh chiến với cái dằm xóc trong xác thịt của ông suốt đời. Phao-lô cầu nguyện xin Chúa cất đi sự đau đớn, nhưng Chúa đã không đáp lại lời nài xin này.

Đức Chúa Trời không phải là một ông thần hứa hẹn trả lời mọi yêu cầu nếu chúng ta chỉ tin mạnh mẽ vào quyền năng của Ngài. Có những điều kiện. Có người đã từng nói rằng Chúa trả lời sự cầu nguyện bằng một trong 4 cách: 1/ Vâng; 2/ Không; 3/ Hãy chờ đợi; 4/Ngươi nói giỡn!

Có 7 lý do tại sao những lời cầu nguyện không được Chúa trả lời.

#1: Tội lỗi không xưng nhận ra.

1 Nầy, tay Đức Giê-hô-va chẳng phải ngắn mà không cứu được;
Tai Ngài cũng chẳng phải nặng mà không nghe được đâu.
2 Nhưng chính vì sự gian ác của các ngươi
Đã phân cách các ngươi với Đức Chúa Trời mình,
Và tội lỗi các ngươi đã che khuất Ngài khỏi các ngươi
Đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa.

— Ê-sai 59:1-2 (BTTHĐ 2010)

#2: Một tinh thần không tha thứ

Khi các con đứng cầu nguyện, nếu có chuyện bất bình với ai thì hãy tha thứ, để Cha các con ở trên trời cũng tha thứ những vi phạm của các con.

— Mác 11:25

#3: Một tấm lòng không tin cậy

6 Nhưng phải cầu xin bằng đức tin, không chút nghi ngờ, vì kẻ hay nghi ngờ giống như sóng biển, bị gió dập dồi và cuốn đi đây đó. 7 Người như thế đừng tưởng mình sẽ nhận được điều gì từ nơi Chúa, 8 vì đó là một người phân tâm, không ổn định trong mọi đường lối của mình.

— Gia-cơ 1:6-8

#4: Những động lực không chính đáng.

Anh em cầu xin mà không nhận được vì anh em cầu xin với dụng ý xấu, để dùng cho dục vọng riêng của mình.

— Gia-cơ 4:3

#5: Một quan hệ xa cách trong hôn nhân.

Những người làm chồng cũng vậy, hãy tỏ ra hiểu biết khi chung sống với vợ mình, quý trọng vợ như phái yếu hơn, vì họ sẽ cùng anh em thừa hưởng ân điển sự sống, để không có điều gì ngăn trở sự cầu nguyện của anh em.

— 1 Phi-e-rơ 3:7

#6: Một cố gắng thiếu sự sống.

Vậy, Phi-e-rơ bị giam trong ngục, còn Hội Thánh cứ khẩn thiết cầu nguyện với Đức Chúa Trời cho ông.

— Công Vụ 12:5

Ê-li là người có cùng bản chất như chúng ta. Ông nhiệt thành cầu xin cho đừng mưa thì không có mưa rơi xuống đất trong ba năm rưỡi.

— Gia-cơ 5:17

 #7: Quyền tể trị của Chúa.

15 Vì Ngài phán với Môi-se: “Ta sẽ nhân từ với người nào Ta muốn nhân từ,
Ta sẽ thương xót người nào Ta muốn thương xót.”
16 Vậy điều đó không tùy thuộc vào ước muốn hay sự bôn ba của con người, mà bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời.”

— Rô-ma 9:15-16

Tin Cậy & Vâng Phục

Những nguyên tắc này nằm trong tâm trí tôi vì cái chết của Kristen Sauder, một người nữ mà gần đây tôi có viết về. Hàng ngàn Cơ đốc nhân cầu nguyện cho Kristen được chữa lành chứng ung thu. Họ không chỉ cầu nguyện, họ kiêng ăn và cầu nguyện. Các trưởng lão xức dầu cho cô và cầu nguyện.

Trong khi Kristen sống được vài tháng lâu hơn là các bác sĩ dự kiến, tình trạng của cô tiếp tục tệ hại. Cô chết ở tuổi 45. Dường như là những lời cầu nguyện không được trả lời làm cho nhiều người bối rối tại sao Chúa không luôn luôn trả lời xác định. Hãy xét đến có biết bao nhiêu người công chính cầu nguyện khẩn thiết với những động lực chỉ về sự phục hồi của cô. Tôi có thể chỉ kết luận được điều này không phải là ý của Chúa. Với chúng ta thì điều này là điều không thể hiểu được, nhưng cách của Chúa khác với những cách của chúng ta (Ê-sai 55:8).

Gióp thách thức sự công bình của Chúa và hỏi tại sao có quá nhiều điều kinh khủng xảy ra với ông khi ông đã sống một đời sống công chính. Sau cùng Chúa đáp trả bằng cách hỏi Gióp ông ở đâu khi Chúa khởi đầu sự sáng tạo hay Gióp có thể giải thích được sự hình thành nên thai nhi trong lòng mẹ. Chúa không cho những câu trả lời rõ ràng. Ngài chỉ nhắc Gióp là Ngài là Đức Chúa Trời và Gióp nên tin cậy Ngài để có thể hiểu ra mọi sự vào lúc sau cùng.

Chứng cớ phong phú

Chúa Giê-xu cung ứng chứng cớ phong phú về tình yêu thương của Ngài, được bày tỏ bằng cách Ngài đến thế gian, chịu thương khó và chết cho tội lỗi của chúng ta. Ngài cho chúng ta bằng chứng về quyền năng của Ngài bằng cách sống lại từ kẻ chết. Thế nên chúng ta có lý do chính đáng để tin rằng “Chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những ai yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho những người được gọi theo ý định của Ngài” (Rô-ma 8:28).

Chúa không hứa rằng tất cả mọi lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được trả lời như là chúng ta muốn. Ngài hứa rằng Ngài nghe lời cầu nguyện của chúng ta và sau cùng tất cả mọi sự sẽ được làm đúng theo ý Ngài. Trong cùng lúc, trách nhiệm của chúng ta là không phải hiểu hay giải thích, nhưng là tin cậy và chờ đợi. Đây là bài học mà mỗi một người lãnh đạo hội thánh phải dạy dỗ cho những người trong đàn chiên của mình.

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan