3 Cách Để Tăng Trưởng Trong Sự Kính Sợ Đức Chúa Trời

Share

Ghi chú của tác giả: để thêm lên sự kính sợ Đức Chúa Trời, hãy đọc cuốn A Holy Fear: Trading Lesser Fears for the Lord của Christina Fox.

Các con trai của tôi gần đây đã tập luyện cùng nhau cho một cuộc đua Ma-ra-tông. Trong khi cả hai đều thích chạy, chúng không thể chạy đua ngay từ khi bắt đầu. Trong vài tuần, chúng dần tăng lên số dặm mà chúng chạy. Nhiều điều trong cuộc sống cũng diễn ra như vậy. Để tăng trưởng và phát triển trong một lĩnh vực nào đó, đầu tiên chúng ta phải học. Sau đó chúng ta phải dày công trau dồi. Thực hành. Luyện tập nó. Rồi chúng ta sẽ thấy thành quả của công khó của chúng ta.

Thật cũng như vậy khi nói đến sự kính sợ Đức Chúa Trời. Rất nhiều lần trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta kính sợ Ngài với một sự kính sợ thánh- một sự kính sợ được đổ đầy sự kinh sợ, ngạc nhiên, tôn kính, thờ phượng và yêu thương. Kinh Thánh giáo huấn chúng ta sự kính sợ này là điều chúng ta có thể học và tăng trưởng: Hỡi các con, hãy đến nghe ta; Ta sẽ dạy các con sự kính sợ Đức Giê-hô-va(Thi Thiên 34:11). Nhưng chúng ta không thể tự mình phát triển sự kính sợ này. Đức Chúa Trời cung ứng cho chúng ta tất cả mọi điều chúng ta cần để phát triển nó (Tít 2:11-12; 2 Phi-e-rơ). Thật là ân điển! Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta kính sợ Ngài và rồi cung ứng cho chúng ta đúng những gì chúng ta cần để làm như vậy.

Sau đây là 3 cách thực tiễn chúng ta có thể luyện tập lòng kính sợ Đức Chúa Trời.

1. Học lời Chúa

Để tăng trưởng trong sự kính sợ Chúa, chúng ta muốn hướng trọng tâm sự tập trung của chúng ta vào Lời Chúa về tất cả mọi điều chúng ta cần biết về Chúa. Chúng ta cũng tìm thấy trong các trang Kinh Thánh lý do tại sao chúng ta phải kính sợ Ngài. Đúng vậy, nếu chúng ta không ở trong Lời Chúa, chúng ta không thể trông mong để tăng trưởng trong sự kính sợ thánh của Đức Chúa Trời. Nhà thanh giáo John Bunyan đã phải ngồi tù nhiều năm vì đức tin của ông ấy.

Ông ấy đã viết một cuốn sách tuyệt vời về sự kính sợ Chúa, và trong cuốn sách ông lưu ý về tầm quan trọng việc giữ lời Đức Chúa Trời

Vì như một người uống giáo lý tốt vào linh hồn của mình, người ấy trở nên kính sợ Đức Chúa Trời.

Nếu anh ấy uống nhiều, anh ấy kính sợ Ngài nhiều, nếu anh ấy uống nhưng chỉ một ít, anh ấy kính sợ Ngài nhưng ít, nếu anh ấy không uống chút nào, anh ấy không kính sợ Ngài chút nào.

Khi chúng ta đọc và học Kinh Thánh, chúng ta có thể tự hỏi chính bản thân mình, “Điều này dạy dỗ tôi điều gì về Đức Chúa Trời?” Chúng ta càng học nhiều về Đức Chúa Trời là ai, chúng ta càng tăng trưởng trong sự kính sợ của chúng ta đối với Ngài. Chúng ta có thể tìm những mẫu mực về thuộc tính và tính cách của Ngài. Chúng ta có thể ghi chú rất nhiều tên từng được dùng để mô tả Ngài trong cả Cựu Ước và Tân Ước. Chúng ta có thể tìm bằng chứng về cách con người phản ứng khi họ được gặp gỡ Ngài. Làm như thế chúng ta có thể học được sống trong sự kính sợ thánh đối với Ngài trông như thế nào. Chúng ta cũng có thể đọc và học thêm về những điều Ngài đã làm cho chúng ta trong Đấng Christ. Vì khi chúng ta gặp gỡ ân điển dồi dào của Ngài dành cho chúng ta trong Đấng Christ, lòng của chúng ta không thể nào không đáp lại trong sự kính sợ Ngài.

2. Ghi nhớ những việc Chúa làm

Bạn có phải là một người hay quên giống như tôi? Tôi quên tên của nhưng người mà tôi từng gặp. Tôi quên ngày sinh nhật. Tôi quên mật khẩu. Nhưng tệ hơn nữa là tôi quên Đức Chúa Trời là ai và những gì Ngài đã làm.

Dân sự Chúa cũng hay quên như vậy. Khi Môi se đến và giải cứu họ khỏi ách Nô lệ của Pha-ra-ôn, họ từng thấy những phép lạ và dấu kỳ. Họ từng thấy thiên sứ đem sự chết vượt qua cửa nhà họ trong khi những người còn lại của Ai cập thức dậy vào sáng hôm sau trước cái chết của tất cả những con đầu lòng của họ. Họ chứng kiến Biển Đỏ rẽ ra nên họ có thể bước đi an toàn qua bờ bên kia của Biển Đỏ. Vậy mà khi lần đầu tiên họ cảm thấy đói, họ muốn quay trở lại Ai Cập (Xuất-Ai-cập-ký 16:3). Điều này đã trở nên một khuôn mẫu. Bất cứ khi nào họ đối mặt với khó khăn, họ đều lằm bằm và chống lại Môi-se. Họ dựng một con bò vàng để thờ lạy, họ lo sợ rằng Môi sẽ không trở lại từ núi để dẫn dắt họ (Xuất-Ai-cập ký 32). Mọi thứ trở nên lớn hơn với họ hơn là Đức Chúa Trời, Đấng giải cứu và cứu chuộc họ. Họ quên các công việc của Đức Chúa Trời, và thay vì kính sợ Ngài, họ kinh sợ tất cả những điều khác.

Sau đó Đức Chúa Trời đã ghi khắc vào lịch hằng năm của họ để dân sự của Ngài ghi nhớ về Ngài và tất cả những điều Ngài đã làm cho họ. Từ Ngày Sa-bát đến các lễ hội hằng năm, lễ đón mừng đến lễ tưởng nhớ, họ đã học được tầm quan trọng của việc ghi nhớ và suy ngẫm về Đức Chúa Trời là ai và những gì Ngài đã làm. Để tăng trưởng trong sự kính sợ Đức Chúa Trời, chúng ta cũng cần ghi nhớ công việc Ngài. Chúng ta phải nhớ sự cứu chuộc của chúng ta ra khỏi tội lỗi. Chúng ta phải nhắc lại Phúc âm trong tấm lòng của chúng ta mỗi ngày. Chúng ta phải ghi nhớ tất cả những cách Ngài cung ứng cho chúng ta và đáp ứng những nhu cầu của chúng ta. Chúng ta phải ghi nhớ lòng thành tín và sự chăm sóc của Ngài dành cho chúng ta.

Một cách để chúng ta có thể làm được điều này là ghi lại những gì Chúa đã làm để chúng ta có thể nhìn lại nó khi ký ức của chúng ta mất dần. Một cách khác để nhớ những gì Đức Chúa Trời đã làm là chúng ta hiệp một thờ phượng Ngài với các tín hữu tập vào các ngày Chúa Nhật, hát ca ngợi Ngài, tuyên xưng niềm tin chung của chúng ta, và cùng nhau dùng tiệc thánh.

3. Cầu nguyện để có một tấm lòng kính sợ Chúa hơn

Cuối cùng, nhưng chắc chắn không kém phần quan trọng, chúng ta có thể cầu nguyện để có một lòng kính sợ Chúa lớn hơn. Cầu nguyện là một đặc ân được ban cho con cái Chúa, một điều được mua cho chúng ta bởi người Anh Cả của chúng ta, Chúa Giê-su Christ. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta đáp ứng lại điều chúng ta đã được học trong Lời Đức Chúa Trời. Cầu nguyện là cách để chúng ta ở trong và sống hiệp một với Đấng Christ. Khi chúng ta cầu nguyện với Ngài, chúng ta nhận từ Ngài tất cả những lợi ích từ sự hiệp một của chúng ta.

Trong sự dốc đổ tấm lòng của chúng ta với Chúa, chúng ta lệ thuộc vào Ngài nhiều hơn và bản thân ít hơn. Chúng ta thấy lòng mình được uốn nắn để muốn những gì Đức Chúa Trời muốn hơn những gì chúng ta muốn. Chúng ta trưởng thành để muốn sự vinh hiển và danh tiếng của Ngài được lan tràn khắp thế giới chứ không phải của riêng chúng ta. Thật sự, lời cầu nguyện không những nuôi sống và nuôi dưỡng chúng ta, mà còn biến đổi chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể cầu nguyện để Chúa đem đến bông trái của sự kính sợ thánh.. Như John Bunyan đã viết:

Liệu bạn có lớn lên trong ân điển của sự kính sợ này không? Thế thì hãy cầu nguyện nhiều với Chúa cho sự gia tăng dồi dào của chúng. Vậy, hãy cầu nguyện để Đức Chúa Trời hiệp nhất lòng bạn kính sợ danh Ngài; đây là cách để tăng trưởng trong ân điển của sự kính sợ…vì đó là linh hồn đang cầu nguyện, người mạnh mẽ trong sự cầu nguyện, có tấm lòng kính sợ Chúa bên trong họ.

Kể từ cuộc đua đầu tiên ấy, các con trai tôi đã tiếp tục chạy nhiều cuộc đua hơn. Và để làm được như vậy, chúng tiếp tục luyện tập. Xin cho chúng ta cũng dày công trau dồi và luyện tập qua ân điển của Đức Chúa Trời đang hành động trong chúng ta để chúng ta tăng trưởng trong sự kính sợ Đức Chúa Trời.

 

An Nhiên

(Lược dịch theo: beautifulchristianlife.com)


Christian Fox là một nhà tư vấn, nhà văn và diễn giả, và tác giả của một số sách bao gồm A Heart Set Free: A Journey to Hope Through the Psalms of Lament, Closer Than a Sister: How Union with Christ Helps Friendships to Flourish, Idols of a Mother’s Heart, Sufficient Hope: Gospel Meditations and Prayers for Moms, and A Holy Fear: Trading Lesser Fears for the Fear of the Lord.

Bạn có thể xem thêm các bài viết tại christinafox.com

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan