“Đức Tin” Của Những Người Nghi Ngờ Ở Trường Đại Học

Share

Một trong những điều bạn sẽ nghe ở các khuôn viên trường đại học là những gì Kinh Thánh miêu tả Chúa Giê-xu là sai với lịch sử. Thí dụ, Chúa Giê-xu có xưng Ngài là Đức Chúa Trời không hay đó là chuyện Hội Thánh dựng lên? Những người theo trường phái nghi ngờ dùng nhóm chữ “Giê-xu của lịch sử” để nói đến ai là người mà họ nghĩ mới “thật sự” là Chúa Giê-xu. Họ dùng “Đấng Christ của đức tin” để nói về người mà hội thánh, đặc biệt là Phao-lô, đã thay đổi Chúa Giê-xu trong các văn phẩm Tân Ước. Lịch sử của cuộc tranh cãi về “Giê-xu của Lịch Sử” (The Jesus of History) và “Đấng Christ của đức tin” (The Christ of Faith) đã sản sinh ra nhiều phiên bản hoàn toàn khác nhau về Chúa Giê-xu.

Chúa Giê-xu Của Lịch Sử

Theo một số người, Giê-xu là một nhà cách mạng chính trị hay xã hội, một người như là một triết gia phái hoài nghi (cynic), một người thánh thiện đầy ơn, một nhà hiền triết Do Thái, một tiên tri của niềm tin vào thời kỳ tận thế, hay chỉ đơn giản là một người đàn ông quê ở Ga-li-lê dạy người ta “bản tính là huynh đệ của con người” và “bản tính là cha của Đức Chúa Trời.” Điều mà tất cả họ đồng ý là các sách tin lành không cho thấy một chân dung chính xác về Chúa Giê-xu thật sự là ai, và vì thế Kinh Thánh không đáng tin cậy.

Chúng ta phải cẩn thận bất cứ khi nào chúng ta gán cho những động cơ, nhưng trong vài trường hợp, những người nghi ngờ Kinh Thánh sẽ phải thừa nhận rằng họ đến với kinh văn (trong Kinh Thánh) với một giả định đã có sẵn và với một hệ tư tưởng chống siêu nhiêu, và thế là họ tiến hành suy xét cứ như là những giả định và hệ tư tưởng này là sự thật – một điều mà trong chính nó đã là một loại cam kết của đức tin 

Thí dụ, một người nghi ngờ có thể nói:

  • Phép lạ là một điều không thể xảy ra trong phương diện vật lý, cho nên tất cả những ghi chép về phép lạ phải là những điều được thêm thắt vào sự kiện lịch sử.
  • Không thể nào có chuyện một người được sinh ra từ một nữ đồng trinh, cho nên câu chuyện giáng sinh đã được thêm vào để có một nền giống như những câu chuyện về những người khác cũng nổi tiếng trong lịch sử được sinh ra từ người nữ đồng trinh.
  • Chúng ta biết là Đức Chúa Trời không thể trở thành con người cho nên Chúa Giê-xu đã không bao giờ nói rằng Ngài là Đức Chúa Trời. Những người viết các sách tin lành phải thêm tuyên ngôn đó vào trong Chúa Giê-xu.
  • Chúa Giê-xu không bao giờ có ý định khởi đầu một hội thánh cho nên những phần nói về hội thánh là những thêm thắt của những người sau này.
  • Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của tình yêu thương, không phải của sự thạnh nộ, cho nên sự phán xét sau cùng (nếu có một điều như vậy) phải kết thúc trong sự cứu chuộc toàn cầu cho mọi người, và thế thì tất cả mọi bàn thảo về hỏa ngục phải bị bác bỏ.

Thử xét đến học giả của thế kỷ thứ 20 là Albert Schweitzer. Ông viết là Chúa Giê-xu nghĩ rằng người có thể khiến đặt bàn tay của Đức Chúa Trời vào hành động sai phái vương quốc của Ngài đến thế gian bằng sự diễn tiến đến việc người bị đóng đinh trên thập tự giá. Khi Chúa Giê-xu bị treo lên thập tự giá và nhận thức được rằng người đã không thành công thì người kêu lên trong sự tuyệt vọng, ““Đức Chúa Trời của Con, Đức Chúa Trời của Con, sao Ngài lìa bỏ Con?” (Mác 15:34). Schweitzer tin rằng Chúa Giê-xu của lịch sử là một tiên tri tin hết sức cả tin về thời kỳ cuối cùng.

Nhưng những giả định về Đức Chúa Trời và sự thực hữu vận hành ngược lại với những gì Kinh Thánh dạy và các Cơ đốc nhân luôn luôn tin vào. Chúng ta tin một Đức Chúa Trời toàn năng, và vì thế tin rằng Ngài có thể làm mọi điều Ngài muốn, kể cả việc trở nên một con người. Là Đức Chúa Trời, Ngài có thể được sinh ra trong dạ của một người nữ đồng trinh, làm các phép lạ, và chết thay cho tội lỗi của nhân loại. Đức Chúa Trời (Cha) có thể khiến Đức Chúa Trời (Con) sống lại từ kẻ chết.

Những điều này, một cách chính xác, là những “giả định” đặt trên nền tảng đức tin, và nếu bạn không tin những điều như là phép lạ, bạn sẽ bôi xóa khỏi tin lành tất cả những gì nói đến phép lạ. Nhưng nếu bạn giữ lấy những niềm tin này, không có lý do do gì để tách đi những điều lạ lùng trong các ký thuật tin lành. Những người nghi ngờ có những niềm tin khác, dĩ nhiên, nhưng chúng cũng chỉ là những niềm tin không chứng minh được và cũng dựa trên “đức tin” của họ.

Giáo sư đại học của bạn sẽ có lẽ không dám công khai nhìn nhận rằng những quan điểm của ông ấy hay bà ấy được dựa trên một giả định được chấp nhận trước là sự thật và những hệ tư tưởng chống siêu nhiên. Họ chỉ muốn bạn “tin” rằng sự giảng dạy của họ dựa trên “những sự kiện thật.” Đừng bị lừa dối.

 

Bài viết từ Why I Trust the Bible: Answers to Real Questions and Doubts People Have about the Bible.

Nguyễn Bình

(Lược dịch theo: thenivbible.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan