Sự Mặc Khải Của Một Người Về Đức Chúa Trời – Tại Sao Chúng Ta Thờ Phượng “Ngôi Lời”

Share

Vui mừng đời đời trong Jêsus Christ

pastedGraphic.png

Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. (Giăng 1:1–2)

Độc giả Kinh Thánh từ trẻ tới già đều thắc mắc vì sao sứ đồ Giăng bắt đầu Phúc âm của mình bằng cách chỉ ra Chúa Jêsus là “Ngôi Lời” đã trở nên xác thịt (Giăng 1:114). Tiếng Hy-lạp của “lời” là logos thường đủ nghĩa trong tiếng Hy-lạp. Nó xuất hiện hơn ba trăm lần trong Tân Ước, có ý nghĩa khác nhau theo bối cảnh khác nhau. Nhưng khi được hiểu với ý liên quan đến Đấng Christ, thì từ nầy lại bị đem ra tranh cãi rất nóng bỏng.

Nhưng Đấng Christ được gọi là Logos thì không chỉ dừng lại ở việc tranh tụng; mà còn thúc đẩy sự thờ phượng nữa. Đối với Cơ Đốc nhân, chúng ta nhấn mạnh vào những lẽ thật về Chúa Jêsus là Ngôi Lời để tôn cao nét đẹp trong cuộc đời và việc làm của Ngài.

Thân phận thiêng liêng

Sứ đồ Giăng có lẽ đã dùng từ logos để liên hệ với tiếng Aramaic bình dân mà ông thường dùng. Bản dịch Kinh Thánh tiếng Canh-đê (những bản dịch và các phần mở rộng lỏng lẻo của Kinh Thánh Cựu Ước) thường chép “lời [memra] của Đức Giê-hô-va”. Do đó, “Duy Y-sơ-ra-ên đã được [Memra của] Đức Giê-hô-va cứu cho, được sự cứu đời đời, đến đời đời vô cùng các ngươi không còn mang hổ mang nhơ! (Ê-sai 45:17)

Hơn nữa, tiếng Hê-bơ-rơ chuẩn của câu Kinh Thánh ở trong Ô-sê 1:7 chép rằng: “Nhưng ta . . . sẽ giải cứu chúng nó bởi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chúng nó”, được diễn giải trong quyển Kinh Thánh tiếng Canh-đê là: “Ta sẽ cứu rỗi chúng nó bằng lời của Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chúng nó”. Vậy, “Ngôi Lời” là cách để xưng Danh của Đức Chúa Trời (YHWH) trong tiếng Hê-bơ-rơ, giống như trong Dân-số-ký 7:8-9, là chỗ Kinh Thánh tiếng Palestine chép rằng: “Có tiếng của Ngôi Lời phán cùng ông [Môi-se] từ chỗ đó [giữa các chê-ru-bim]”. Đức Chúa Trời đã phán cùng Môi-se, nhưng đặc biệt hơn là Logos phán cùng Môi-se.

Ví Đấng Christ như “Ngôi Lời” là một sự quả quyết chính thức về thần tánh của Ngài, bởi vì Kinh Thánh tiếng Canh-đê sử dụng danh hiệu nầy. Chúng ta có quyền dẫn chứng Giăng 1 về sự hằng hữu của Đấng Christ, nhưng chúng ta còn phải thấy Giăng chỉ về Đấng Christ như “Ngôi Lời” là bằng chứng về thần tánh của Ngài, vì người Do thái nói tiếng Aramaic sẽ hiểu ngay phạm trù nầy ở trong thế kỷ đầu tiên.

Sự tự bày tỏ thiêng liêng

Thêm vào đó, logos thường ám chỉ một từ hoặc hành động phát ngôn (Công-vụ 7:22). Đặc biệt hơn nữa, logos có thể mang góc nhìn về sự mặc khải của Đức Chúa Trời, sự tự bày tỏ thiêng liêng của Ngài (Mác 7:13).

Sự hiện thân của Lời Đức Chúa Trời ở giữa loài người phần lớn đều được tỏ ra trong Đức Chúa Jêsus Christ một cách thật oai nghi, Ngôi Lời đã trở nên xác thịt (Giăng 1:14). Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, Ngôi Lời là Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời đã trở nên con người, bày tỏ (khác hẳn) vinh hiển của Đức Chúa Trời (Giăng 1:1–218). Muôn vật được làm nên bởi Ngôi Lời (Giăng 1:3) vì Ngôi Lời (Cô-lô-se 1:16).

Chúa Jêsus, là Ngôi Lời, là Lời sự sống (Giăng 1:4); Ngài ban sự sáng cho thế gian và thắng hơn sự tối tăm. Nhưng thật bất ngờ, Ngôi Lời có sự sống ở trong Ngài (Giăng 5:26) phải chịu chết trên thập tự giá. Qua sự chết và sự sống lại từ cõi chết của Ngài, “Ngài mặc áo nhúng trong huyết, danh Ngài xưng là Lời Đức Chúa Trời” (Khải huyền 19:13). Chúa Jêsus là Logos, không chỉ là Con Trời, mà còn là Đấng Cứu Thế đã đến để bày tỏ Đức Chúa Trời và mục đích của Ngài.

Logos và tạo vật

Chúng ta sẽ bỏ lỡ mất sự vinh hiển về danh hiệu của Đấng Christ nếu chúng ta không quay về lúc ban đầu — một quan sát mà sứ đồ Giăng rất cẩn trọng né tránh, ông đưa chúng ta quay về buổi ban đầu trong Phúc âm của mình. Sự khác biệt ở trong Sáng thế ký 1 giữa Đức Chúa Trời và tạo vật của Ngài là rất rõ ràng. Hơn nữa, Logos không chỉ là Đấng Tạo Hóa của muôn vật, mà Ngài còn là Đấng nâng đỡ muôn vật nữa (Hê-bơ-rơ 1:3). Kinh Thánh chẳng nói về một Đức Chúa Trời đã tạo nên muôn vật mà không đồng thời nâng đỡ tạo vật bằng sự tể trị của Ngài ở trên mọi sự.

Công trình tạo hóa của Đức Chúa Trời xảy ra theo một khuôn mẫu cơ bản: chúng đến từ Cha, qua Logos (Đức Chúa Con), trong Đức Thánh Linh (1 Cô-rinh-tô 8:6). Sáng thế ký 1 cũng nói rõ rằng Đức Chúa Trời là Đấng phán (Đức Chúa Trời phán rằng . . .”). Trước giả Thi thiên cho chúng ta biết rằng: “Các từng trời được làm nên bởi lời Đức Giê-hô-va” (Thi thiên 33:6). Khi Đức Chúa Trời sáng tạo, Ngài cũng bày tỏ, đó là vì sao Đức Chúa Con được gọi là Lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không phán với tạo vật trừ khi Ngài phán qua Logos.

Tất cả lẽ thật đến từ Logos, vì Ngài là Đấng gồm tóm hết thảy chân lý. Lời Logos là cơ sở để Đức Chúa Trời mặc khải với loài người. Ngoài vai trò là Đấng Trung Bảo trong công tác cứu rỗi, Ngài còn là Đấng Trung Bảo cho tất cả sự mặc khải, dù ở trong tạo vật hay Kinh Thánh. Lời Logos sáng tạo, nâng đỡ, phán, truyền thông cho hết thảy tạo vật vài nét tương đồng về Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng tự bày tỏ chính Ngài mạnh mẽ nhất, đó chính là lý do vì sao sứ đồ Giăng nhân cách hóa Ngôi Lời để làm nổi bật khả năng tự bày tỏ chính Ngài của Đức Chúa Trời. Không có Logos, chúng ta không biết gì về Đức Chúa Trời.

Logos và sự cứu chuộc

Nhà Thanh Giáo Stephen Charnock nói về Logos là Đấng liên tục bày tỏ về Đức Chúa Trời với loài người như sau:

Giống như lý lẽ là hình ảnh đẹp ở trong tâm trí, được giải bày ra bằng lời và chữ, thích hợp để bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ, các khái niệm, bản chất và góc nhìn của tâm trí, thì Lời Chúa đã mặc lấy xác thịt, đến từ Đức Chúa Trời để bày tỏ với chúng ta về bản chất và ý muốn của Ngài. Chúa, là Lời Đức Chúa Trời, là Đấng thích hợp nhất để bày tỏ về bản chất của Đức Chúa Trời. (Các tác phẩm của Stephen Charnock, 4:132)

“Tuyên bố hay nhất của Đức Chúa Trời, lời lẽ hay nhất của Ngài phán với loài người, đều (thích hợp) qua Logos”.

Logos có toàn quyền để tuyên bố về sự mặc khải của Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 11:25Giăng 1:18), cho thiên sứ hoặc loài người. Kỳ thực, Charnock viết rằng: ngay cả đối với thiên sứ, khi họ thấy Đấng Christ bị đóng đinh trên thập tự, bị Cha khiến phải chịu đau ốm, bị chôn trong mộ, sống lại từ cõi chết, và thăng thiên về trời để được tôn lên ngôi làm Vua muôn vua và Chúa các chúa, “họ biết nhiều hơn về Đức Chúa Trời và bản chất của Ngài, biết rõ hơn về sự khôn ngoan của Ngài, quý trọng ân điển của Ngài, và cơn thịnh nộ kinh khiếp của Ngài, họ còn làm xong các việc của Đức Chúa Trời ở trong thế giới nầy nữa . . . trong bốn ngàn năm qua họ vẫn tồn tại như vậy đó thôi”.

Trong Logos, tất cả đặc tánh của Đức Chúa Trời đều được bày tỏ và tôn vinh hiển. Thần học tự nhiên cho tội nhân biết mập mờ về Đức Chúa Trời, nhưng vì cớ Logos mà đặc tánh của Đức Chúa Trời được “phơi bày ra” vì chúng có được góc độ của sự cứu rỗi. Charnock nói rằng: “Đấng Christ là sân khấu để tất cả đặc tánh của Đức Chúa Trời bày tỏ ra”. Tuyên bố hay nhất của Đức Chúa Trời, lời lẽ hay nhất của Ngài dành cho loài người, đều đến từ Logos (một cách hợp lẽ).

Tóm lại, khi gọi Đức Chúa Con là Logos, sứ đồ Giăng không chỉ cho chúng ta thấy một chút về bản chất của Chúa Jêsus (Đấng bày tỏ Đức Chúa Trời), mà còn mục đích của Chúa Jêsus nữa: Ngài là Đấng bày tỏ sự cứu chuộc, là điều không chỉ xảy ra bằng lời lẽ mà còn có hành động nữa. Với tư cách là Đấng đã chiến thắng sự chết, Ngài là Logos của Đức Chúa Trời, là Đấng duy nhất có quyền cứu chuộc. Chỉ ở trong Đấng nầy thì chúng ta mới được cứu — Logos — chính là Yahweh.

 

(Nguồn: tienphong.org)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan