Trung tâm nghiên cứu về Cơ Đốc Giáo Toàn Cầu, có trụ sở đặt tại Viện Thần Học Gordon Conwell, đã xuất bản một bản báo cáo xuất sắc về sự tăng trưởng của Cơ Đốc Giáo Toàn Cầu vào tháng 6 năm 2013.
Bản báo cáo cho thấy những khám phá kinh ngạc khi nhìn đến 20 quốc gia có chỉ số tăng trưởng cao nhất.
- 19 quốc gia trong 20 quốc gia đó là ở Châu Á và Châu Phi
- 11 quốc gia trong 20 quốc gia đó là những quốc gia Hồi Giáo.
- Trong số 7 nước có chỉ số tăng trưởng Cơ Đốc Giáo đứng đầu thì 4 nước ở Châu Á, 3 nước từ bán đảo Ả-Rập. Thứ tự bảy nước là như sau: Trung Quốc, Nepal, Ả-rập Xê-út, O-man, Căm Bốt, Mông Cổ và Yemen.
- Không có quốc gia nào ở Châu Âu, Bắc Mỹ hay Mỹ La-tinh nằm trong top 20.
Chỉ số tăng trưởng Cơ Đốc cao nhất nằm ở trong những nhóm tôn giáo phi-Cơ Đốc: Hin-đu, Phi-tín ngưỡng, Phật Giáo, Hồi Giáo và Nhóm Tôn Giáo Sắc Tộc (Benin và Sudan). Đa số các nước ở trong top 20 tập trung vào ba khu vực: Đông Á, Tây Phi và Bán Đảo Ả Rập.
Rõ ràng ở những quốc gia đó đang diễn ra rất nhiều điều đáng quan tâm. Bản báo cáo cho thấy như sau:
Châu Á dẫn đầu tăng trưởng hàng năm của Cơ Đốc Giáo bởi cải đạo.
Nhân tố tăng trưởng chính ở Châu Á là sự tăng trưởng do cải đạo. Trung Quốc, Nepal, Cam-pu-chia, Mông Cổ có chỉ số cải đạo cao trong nhóm dân bản địa. Đa số những người cải đạo sang Cơ Đốc là từ nhóm phi-tín ngưỡng, Hin-đu và Phật Giáo. Chỉ số cải đạo cao gấp hai đến tám lần (Trung Quốc là một trường hợp) Chỉ số Tăng Trưởng Dân Số. Hiện tại Trung Quốc có số lượng Cơ Đốc nhân cao thứ ba trên thế giới theo sau Hoa Kỳ và Bra-zin. Lưu ý vào trường hợp Trung Quốc, nếu chỉ số tăng trưởng tiếp tục, Trung Quốc sẽ trở thành nước có nhiều Cơ Đốc nhân nhất vào năm 2030.
Tăng trưởng ở bán đảo Ả-rập là do sự nhập cư làm việc của cơ đốc nhân.
Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu về Cơ Đốc Giáo Toàn Cầu thì con số biểu thị rằng “sự tăng trưởng xảy ra phần lớn là do việc nhập cư để làm việc ở những khu công nghiệp tại những quốc gia giàu có trong khu vực. Rất nhiều người kiếm việc là Cơ Đốc nhân, đến từ những quốc gia như Phi-líp-pin và làm việc tại Tây Á trong hai hoặc ba năm . Vậy nhân tố tăng trưởng chủ yếu ở khu vực này là sự nhập cư.
Tăng Trưởng Chủ Yếu Tại Tây Phi Là Do Sự Gia Tăng Sinh Học Kết Hợp Với Sự Gia Tăng Cải Đạo.
Nhân tố tăng trưởng chủ yếu tại Tây Phi là do sự tăng trưởng sinh học. Bên cạnh đó sự tăng trưởng qua cải đạo cũng khá cao. Có thể thấy là hai nhân tố này tác động lẫn nhau. Số người được sinh ra trong các gia đình cơ đốc nhân tăng cao hơn số người chết cộng với sự giữ gìn được con em trong cơ đốc giáo (do cải đạo và môn đồ hóa con em). Hai nhân tố này tương phản với tình trạng ở các nước Âu Mỹ với số người được sinh ra càng ngày càng thấp trong khi số người trẻ và gia đình trẻ bỏ đạo rất cao. Với phân tích này, có thể kể thêm một nhân tố khác là sự ổn định xã hội và tự do tín ngưỡng từ 1960 tương đối tốt đã cho phép Hội thánh và các tổ chức truyền giáo thực hiện việc môn đồ hóa.
Tóm lược và tổng hợp.
(Nguồn: http://news.oneway.vn/co-doc-giao-dang-phat-trien-manh-me-o-noi-nao/)