Tôi thừa nhận tôi có vấn đề này. Đã nhiều lần tôi đối phó với “những đêm tăm tối của linh hồn.” Trên thực tế, trước đây tôi đã viết hai bài về mối quan tâm này:
- Tại sao các nhà lãnh đạo Cơ đốc giáo phải đấu tranh với “Đêm tối của linh hồn” (Why Christian Leaders Struggle with “Dark Nights of the Soul”)
- Tại sao các nhà lãnh đạo trẻ Cơ đốc giáo đã trải qua “Những đêm đen tối của tâm hồn” (Why Young Christian Leaders are Already Experiencing “Dark Nights of the Soul”)
Tôi vẫn đang học cách đối phó với những trận chiến này, nhưng đây là một số bước đã giúp tôi qua đó mà tăng trưởng:
1/ Tôi chú tâm suy ngẫm về sự chăm sóc của Đức Chúa Trời trong quá khứ.
Đó là những gì tác giả Thi thiên đã làm trong Thi thiên 42-43: ông nhớ lại thời kỳ thờ phượng tốt đẹp trong quá khứ ngay cả khi ông phải vật lộn với sự tuyệt vọng ở hiện tại. Tôi phải bắt mình làm điều này trong những thời điểm khó khăn, nhưng điều đó luôn luôn đem lại kết quả xứng đáng khi tôi không còn chú ý đến bản thân và quay trở lại với sự thành tín của Đức Chúa Trời.
2/ Tôi nhớ rằng tôi không phải là người lãnh đạo hội thánh đầu tiên phải vật lộn theo cách này.
Trên thực tế, những nhà lãnh đạo trung tín, quan trọng hơn tôi rất nhiều như Martin Luther và Charles Spurgeon đã phải vật lộn với những thời điểm khó khăn này. Nếu những người này chiến đấu, tôi chắc chắn cũng không ngạc nhiên. Thật vậy, tôi thấy những lời của Spurgeon là hữu ích: “Hầu hết chúng ta đều bị trầm cảm. Dù chúng ta có thể thường xuyên vui vẻ chúng ta phải có những khoảng thời gian bị loại bỏ. Kẻ mạnh không phải lúc nào cũng mạnh mẽ, kẻ khôn ngoan không phải lúc nào cũng sẵn sàng, kẻ dũng cảm không phải lúc nào cũng can đảm, và kẻ vui mừng không phải lúc nào cũng hạnh phúc. ”[1]
3/ Tôi tìm kiếm sự hỗ trợ cầu nguyện của những người khác.
Tôi không luôn luôn thực hiện bước này nhanh nhất có thể, nhưng tôi thường làm được điều đó. Trong nhiều trường hợp, tôi thậm chí không nói cho những người bạn cầu nguyện của mình vấn đề là gì — thứ nhất, vì tôi nói chung là người kín đáo, và thứ hai, vì tôi không thể luôn diễn đạt thành lời những gì tôi đang trải qua — nhưng những người này thường thậm chí không hỏi. Họ chỉ cầu nguyện — và nhờ đó mà tôi thấy được hy vọng
4/ Tôi cố gắng hết sức để nhắc nhở bản thân rằng “điều này rồi cũng sẽ qua đi.”
Một người bạn tốt trong hội thánh thứ hai mà tôi làm mục sư thường nhắc nhở tôi về lẽ thật này. Sự tuyệt vọng của ngày hôm nay có thể rất sâu thẵm, nhưng niềm vui của ngày mai rất đáng để chiến đấu. Chúa nhân từ đưa chúng ta đi qua thung lũng. . . từng khoảnh khắc. . . từng bước một . . . từng giờ . . . từng ngày.
5/ Tôi không bỏ bê những giờ tâm giao với Chúa.
Đôi khi tôi phải làm việc chăm chỉ để giữ đức tin ở đây, nhưng tôi biết tôi sẽ không tìm được sự làm mới lại của Chúa nếu bỏ bê thời gian của tôi với Chúa. Ngay cả “làm theo thông lệ” cũng có thể có tác dụng khi đó là Lời Chúa mà bạn đang đọc; ngay cả những tiếng kêu “Chúa ơi, Ngài ở đâu?” là sự cầu nguyện có giá trị có khi đó là một Đức Chúa Trời yêu thương mà chúng ta nói chuyện với.
6/ Tôi kiêng ăn cho đến khi Chúa ban cho tôi chiến thắng — hoặc làm mới lòng tin của tôi rằng chiến thắng sẽ đến.
Tôi nhận thấy bước bổ sung này hữu ích nhất trong năm qua. Kiêng ăn là biểu hiện của sự khao khát Chúa hơn là khao khát thức ăn, và đó là nơi tôi tìm thấy chính mình trong những đêm tăm tối. Tôi không đặt giới hạn thời gian cho việc nhịn ăn; Tôi chỉ quyết định mỗi sáng hôm sau tiếp tục tìm kiếm Chúa cho đến khi Ngài bước vào. Sự tập trung hàng ngày đó thực sự đã biến trái tim yếu đuối của tôi đi đúng hướng.
Tôi cầu nguyện bài đăng này hữu ích cho bạn ngày hôm nay, đặc biệt là khi bạn chuẩn bị cho buổi thờ phượng vào cuối tuần này.
[1] Charles H. Spurgeon, Lectures To My Students (p. 154). Fig. Kindle Edition.
Ánh Dương
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)