Khi sự phát triển của bạn bị đình trệ, đây thường là cơ hội để bạn khám phá những điều mới mẻ về bản thân và hội thánh của bạn.
Sự phát triển bị trì trệ là một thứ làm suy nhược những người lãnh đạo hội thánh. Sự phát triển bị trì trệ, thực hiện khải tượng ở mức cầm chừng và hội thánh bị khựng lại hay sa sút dễ làm cho những người lãnh đạo, có cảm giác như bồi thẩm đoàn từ thiên đường đã trở lại với một bản án. “Với tội danh lười biếng trong mục vụ lãnh đạo và giảng dạy kém cỏi, chúng tôi thấy bị cáo có tội về mọi tội danh!”
Khi sự tăng trưởng ngừng lại, các mục sư và lãnh đạo thường hay tự kết án mình. Chắc chắn đó là một thời điểm dễ bị tổn thương. Hãy đối mặt với vấn đề. Những người lãnh đạo hội thánh phải làm gì khi hội thánh ngừng phát triển?
1. Lắng Nghe
Tôi biết bạn đang đọc bài viết này để biết “việc cần làm” và điểm đầu tiên tôi muốn nói là HÃY LẮNG NGHE chứ không phải là việc cần làm.
Khi sự phát triển ngừng lại, các mục sư và lãnh đạo chúng ta thường hành động quá nhanh, với một sự nhầm tưởng rằng nơi nào có một loạt hoạt động thì nơi đó đang có tiến bộ. Nhiều cuộc họp hơn, nhiều chương trình hơn, nhiều email hơn, nhiều tầm nhìn hơn. Không điều gì trong số này vốn dĩ là sai nhưng trước tiên chúng ta không nên hành động chỉ vì theo bản năng phản ứng bằng việc làm.
Tuy nhiên, sự năng động của chúng ta làm lộ ra một vấn đề sâu sắc hơn. Ẩn sâu ở đâu đó trong tâm trí chúng ta là một niềm tin không hề lay chuyển rằng tầm vóc của hội thánh là thước đo chính xác về hiệu quả lãnh đạo hoặc rao giảng của chúng ta. Dưới gánh nặng nô lệ hóa đó, khao khát thấy sự tăng trưởng hội thánh với ý thức quản trị ân sủng của Đức Chúa Trời trở nên thứ yếu. Ý muốn chứng tỏ danh tính hay tiếng tăm của hội thánh là chủ yếu! Việc phá vỡ rào cản tăng trưởng tiếp theo có nghĩa là hội thánh của chúng ta vẫn quan trọng và chúng ta vẫn quan trọng.
Sự tăng trưởng vang vọng lại với chúng ta rằng những ân tứ của chúng ta vẫn có vai trò của chúng. Tuy nhiên, ở lần đếm cuối cùng, có khoảng 10 tỷ lý do tại sao Chúa có thể có làm cho một hội thánh địa phương cứ có cùng một kích cỡ, hoặc thậm chí là nhỏ hơn, trong một thời mùa nào đó.
Stanley là một thí dụ điển hình. Tư duy “chức vụ của tôi phải tuyệt vời” của ông đã bị một cú đánh kinh khủng vào cái tháng mà hội thánh của ông ngừng phát triển khi mà một tháng ngừng phát triển trở thành chín tháng và sau đó tăng gấp đôi lần nữa. Việc Stanley không thể khởi động bất sự chuyển động nào nào đã khiến ông chậm lại đủ lâu để lắng nghe. Những câu hỏi mà ông bắt đầu suy ngẫm đã trở thành tia X của linh hồn ông. Điều đó có nghĩa gì khi lòng nhiệt thành của tôi đối với chức vụ dường như gắn liền với mức gia tăng lên của hội thánh chúng ta? Điều này nói gì về định nghĩa của tôi về thế nào là thành công? Nếu hội thánh của tôi không bao giờ phát triển nữa, tôi có thể tìm thấy niềm vui trong việc tuôn đổ ra và được tuôn đổ vào, cho những linh hồn này không?
Thông qua sự đột phá được phước của một mùa bị đình trệ, Stanley đã làm quen với một sự thật đã được thời gian thử thách từ Đức Chúa Trời, Đấng điều khiển mọi sự tăng trưởng. Có những sự thấu hiểu quý giá và vĩnh cửu mà chúng ta chỉ có thể đạt được thông qua nỗi bức xúc về một hội thánh trì trệ.
Đó là lý do tại sao lắng nghe rất quan trọng.
Nếu sự phát triển của hội thánh nơi bạn bị đứng khựng lại, hãy diễn dịch nó như một lời mời để thoát khỏi tâm trạng bức rức để đến gặp gỡ Chúa. Là Cha trên trời nhân từ của chúng ta, Đức Chúa Trời muốn chúng ta đến gần và trải nghiệm loại tăng trưởng quan trọng nhất – sự thân mật với Đức Chúa Trời qua làn gió tươi mát của Lời Ngài. Đừng chậm trễ, hãy bắt đầu ngay bây giờ. Hãy cầu nguyện, đọc, nghe, lặp lại. Và khi bạn đang lắng nghe, hãy đặt một vài câu hỏi: Có những cách nào mà quá trình phát triển trong quá khứ đã đẩy bạn khỏi sự thân thiết với Đấng Vun Trồng không? Có những lĩnh vực nào mà mục vụ của chúng ta đã thay thế danh tính trong Chúa của chúng ta không?
Hãy xem thời gian không tăng trưởng này như một lời kêu gọi rõ ràng để tăng trưởng trong Đức Chúa Trời. Đừng lo lắng về việc khám phá những ý tưởng chiến lược sẽ mở ra lọ thuốc tăng trưởng, hãy lắng nghe tiếng nói của Chúa; học cách quan sát và chờ đợi; “Hãy yên tịnh trước mặt Đức Giê-hô-va và chờ đợi Ngài.” (Thi 37: 7, BTTHĐ).
Và khi chúng ta tăng trưởng sự mật thiết với Đức Chúa Trời, điều gì đó quan trọng hơn sự phát triển của hội thánh sẽ xảy ra. Những lời của Ngài trở thành niềm an ủi cho tâm hồn chúng ta, là ngọn đèn soi sáng chúng ta trong bóng tối, và là ánh sáng cho đôi chân của chúng ta. (Thi 119: 105) Chúng ta học được bí quyết của sự thỏa lòng để tâm hồn chúng ta có thể được hưng vượng cho dù hội thánh của chúng ta “bật lên phát triển hay đang đi xuống” (Phi-líp 4: 11–13). Sự bình an của Đức Chúa Trời – loại bình an vượt qua sự hiểu biết của con người một cách lạ lùng – làm bão hòa tâm hồn chúng ta và làm cho trái tim chúng ta được vui mừng lên.
2. Học Biết
Tiếp tục làm, vì thực sự có nhiều việc phải làm khi Hội thánh của bạn ngừng phát triển. Tôi học biết được điều này từ kinh nghiệm, từ những thời điểm mà hội thánh hoặc tổ chức mà tôi đang lãnh đạo dường như đã ngừng lại quá lâu ở mức thấp nhất của biểu đồ trì trệ. Mặc dù mọi phần trong tôi đều ghét đi vào quỹ đạo đó, nhưng nhìn lại nhắc nhở tôi rằng nó đã mang lại một cơ hội quan trọng để tôi hạ mình và tương tác với những người khác trong một thời mùa của sự học biết. Sự học biết của tôi.
“Tại sao” đằng sau sự trì trệ không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhưng tôi có thể nghĩ ra ít nhất một lý do được (Chúa) cài đặt sẳn cho trải nghiệm này. Sự trì trệ là một lời mời của Đức Chúa Trời để khiêm tốn học cách lãnh đạo của bạn và nhà thờ của bạn được những người khác trãi nghiệm. Điều này không có nghĩa là bạn đang làm bất cứ điều gì sai. Tôi nhớ có lần chúng tôi bắt đầu giảng dạy một giáo lý nhất định mà theo quan điểm của các trưởng lão, là điều cần thiết cho sự chính thống và tương lai của hội thánh chúng tôi. Chúng tôi đã dạy chúng và một số người đã rời hội thánh như là “thoát hiểm.” Nhìn từ bên ngoài, hội thánh đã vượt xa ra khỏi sự trì trệ để bị sa sút toàn diện. Nhưng những trưởng lão của chúng tôi hiểu rằng, đôi khi, sự thiếu tăng trưởng trong thực tế là kết quả của đà tiến tới sự lành mạnh và sứ mệnh. Đó là lý do tại sao không bao giờ là tốt khi phản ứng một cách bốc đồng trước một kết quả trong mặt nổi theo kiểu tâng bốc quá mức một gian hàng nhỏ.
Nhưng khi hội thánh của bạn ngừng phát triển theo thời gian, hãy cân nhắc hành động này: học hỏi. Có rất nhiều câu hỏi — những câu hỏi tốt — mà chúng ta không hỏi khi các chỉ số cho biết mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Một biểu đồ tăng trưởng hình cái chảo chỉ ra sự trì trệ sẽ trở thành một lớp học tuyệt vời để mang lại nghiên cứu mới mẻ về các chủ đề thường bị che khuất bởi sự phát triển. Dưới đây là một danh sách ngắn để bắt đầu suy nghĩ của bạn.
- Bắt đầu với khả năng lãnh đạo và giảng luận của bạn,
- Hãy xem vai trò của những trưởng lão — mọi người có đứng đúng vị trí trưởng lão không?
- Các giá trị của hội thánh có thực sự phù hợp với văn hóa hội thánh không?
- Việc ủy thác các trách nhiệm và chức vụ trong hội thánh có diễn ra một cách lành mạnh không?
- Mọi người trải nghiệm gì khi họ đến thăm?
- Tầm nhìn về sự thành công của hội thánh có bao gồm sứ mệnh với các chỉ số xác định không?
- Danh tiếng của Hội thánh trong cộng đồng là gì?
Hãy suy nghĩ về các vòng tròn đồng tâm của những người tiếp xúc, những người có thể có quan điểm và ảnh hưởng trong hội thánh. Chọn công cụ tốt nhất của bạn để khai thác ý kiến của họ. Ở đây những trưởng lão có thể giúp đỡ. Nhờ họ hỗ trợ trong việc tập hợp các câu hỏi chính và các danh mục cần thiết để khám phá. Hãy khiêm tốn và nhẹ nhàng tiếp cận vợ để hỏi ý kiến của nàng, sau đó chuyển đến những người lãnh đạo hội thánh. Ăn trưa tâm tình với các vị có ơn phân biện cũng như các thành viên lâu năm. Hãy xem liệu bạn có thể kêu gọi hoặc gửi câu hỏi cho các nhà lãnh đạo cộng đồng, những người đã rời khỏi hội thánh, những người có đến thăm và không quay trở lại, thực sự, bất kỳ ai có thể giúp thông báo quan điểm của bạn về hội thánh từ quan điểm của một người ngoài cuộc. Mời những người lớn tuổi tham gia cùng bạn trong quá trình này.
Đừng lãng phí mùa trì trệ của bạn. Thành thật mà nói, nó có thể không dẫn đến việc có nhiều người tham gia hội thánh, nhưng có nhiều điều quan trọng đối với Đức Chúa Trời hơn là việc bạn có hay không có được nói đến trên mạng trực tuyến hay trong thành phố của bạn. Hãy hạ mình và học hỏi, ý thức rằng trong khi Đức Chúa Trời chống lại những nhà lãnh đạo kiêu ngạo cho rằng họ hiệu quả, thì Ngài ban ân điển tuyệt vời cho những người khiêm tốn tự tin rằng luôn có nhiều điều để học hỏi (Gia-cơ 4: 6).
3. Lãnh đạo
Khi hội thánh ngừng phát triển, sự lãnh đạo trở nên quan trọng hơn. Đã qua rồi những thành tựu và sự tôn trọng không thể nghi ngờ được ban tặng một cách dễ dàng trong quá trình phát triển. Mọi việc trở nên khó khăn. Mọi người có thể giả thuyết rằng có một vấn đề cần giải quyết. Đôi khi họ cho rằng bạn là vấn đề cần giải quyết. Họ có thể chọc ngoáy, thúc giục và chọc phá bạn bằng những mối quan tâm hoặc giả thuyết của họ. Người chăn chiên khôn ngoan hiểu rằng nếu mọi người không quan tâm, họ sẽ không hỏi. Khả năng lãnh đạo có nghĩa là người đó sắp xếp lại trải nghiệm để nhà thờ lập danh mục các chỉ số xác định thành công của mình cho những thứ họ có thể kiểm soát. Việc trồng và tưới nước vẫn là trách nhiệm của chúng ta. Sự trưởng thành là tùy thuộc vào Đức Chúa Trời (1 Cô 3: 6).
Lãnh đạo khi hội thánh bị trì trệ đưa các mục sư và lãnh đạo vào một tình trạng căng thẳng tế nhị. Chúng ta phải khiêm tốn đánh giá và thậm chí khơi dậy những thay đổi. Nhưng — và điều này rất quan trọng — điều này phải được thực hiện mà không đặt Đức Chúa Trời vào bất kỳ bổn phận nào phải đáp lại những nỗ lực của chúng ta. Nếu sự trì trệ là một cách khắc phục đơn giản, thì hàng trăm nghìn hội thánh trên toàn cầu có thể chỉ cần áp dụng một cách khắc phục và tự tin du hành đến vùng đất mới của hội thánh vĩ mô (megachurchland). Không, lãnh đạo có nghĩa là quan điểm, lòng dũng cảm, sự quyết tâm và một cuộc chiến chống lại chủ nghĩa hoài nghi.
Sự phát triển đình trệ cũng là một lời mời gọi để phục hưng hội thánh trong sứ mệnh của mình. Bạn có thể chỉ ra những cách đa dạng mà hội thánh của bạn đang tìm cách trồng và tưới phúc âm không? Có những cách nào mà dân sự của bạn đang vượt ra khỏi thế giới của họ để chào đón những người khác thông qua lời chào, lòng hiếu khách, đi thăm, những đội thực thi sứ mạng, phục vụ cộng đồng – và danh sách cứ tiếp tục không ngừng. Hướng dẫn hội thánh tiến đến những cố gắng phước hạnh này không có gì đảm bảo cho sự phát triển. Nhưng lãnh đạo họ mà không có sứ mệnh nào ngoài bản thân họ là một bảo chứng cho sự trì trệ.
Hỡi các trưởng lão, nếu hội thánh của bạn bị đình trệ, hãy mời mọi người vào cuộc hành trình của riêng bạn với câu hỏi hóc búa. Hãy cho họ biết đây là một gánh nặng mà bạn gánh. Mô tả thời mùa đã cám dỗ bạn như thế nào và bạn đã tìm thấy hy vọng ở đâu. Chia sẻ về cách bạn đã nương tựa vào Đức Chúa Trời và những người khác, thậm chí nói về một số thực hành hoặc đoạn văn đã được chứng minh là đặc biệt có ý nghĩa. Hãy bày tỏ đức tin của bạn rằng Đức Chúa Trời sẽ trao cho một số chiến lược có thể thúc đẩy sự phát triển. Sự tương tác trung thực và sự gắn bó tin kính của bạn không chỉ là sự thể hiện khiêm tốn về nhu cầu của bạn đối với Đức Chúa Trời, mà còn là kiểu lãnh đạo khơi dậy lòng tin nơi người khác.
Các hội thánh hàng đầu đang xuống dốc theo hình biểu đồ vòng cung sẽ bày tỏ ra hầu hết mọi điểm yếu thuộc linh trong cuộc sống của bạn. Nó không là để cho những tấm lòng yếu đuối. Nhưng hãy tìm một mục sư hài lòng với tầm cỡ của hội thánh của mình trong khi vẫn kêu gọi hội thánh này đến với sứ mạng và bạn sẽ tìm thấy một lãnh đạo xứng đáng để noi theo.
NHÌN VỀ TƯƠNG LAI
Chắc chắn, chúng ta cảm thấy sự mong manh dễ tan vỡ của chính mình khi hội thánh của chúng ta không phát triển. Nhưng những thời mùa đó không cần phải là những liều thuốc làm suy nhược chúng ta. Khi mục sư và các vị lãnh đạo hướng về Đức Chúa Trời và thành thật dẫn dắt qua sự yếu đuối, họ sẽ khám phá ra không chỉ sự thành công mà còn là sự đầy đủ nổi bật của ân điển tuyệt vời. Và trong những khoảnh khắc mà sự tin cậy vào Đức Chúa Trời gặp phải sự trì trệ đơn điệu, họ sẽ phát hiện ra “Ân điển Ta đầy đủ cho con, vì sức mạnh của Ta trở nên trọn vẹn trong sự yếu đuối (của con)” (2 Cô 12: 9).
Nguyễn Trọng
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)