Nhìn Thấu ‘Thuyết Tiến Hóa’ (Chương 2) – Phá Bỏ Suy Nghĩ Sai Lầm Kinh Điển Trong Thuyết Tiến Hóa (P.1)

Share

Hóa thạch ẩn trong đá tuy không mở miệng nhưng lại biết kể chuyện, chúng đã kể lại những câu chuyện gì từ niên đại xa xưa?

Bạn biết điều gì khiến Darwin rùng mình mỗi khi nghĩ về nó không? Bạn có biết tại sao cổ của hươu cao cổ lại dài như vậy? Có thật là để ăn lá cây mọc trên cao không?

Amidan, tuyến tùng và tuyến ức ở người trưởng thành dường như teo lại, nhưng chúng có thực sự là bị thoái hóa? Bạn có biết điều gì sẽ xảy ra khi bạn phẫu thuật cắt bỏ chúng không?

Vào năm 2011, tạp chí “Science” của Mỹ đã công bố một nghiên cứu thú vị, nếu nhốt một con chuột vào lồng sắt rồi đặt món Chocolate yêu thích của chúng vào một chiếc lồng khác, bạn có đoán được một con chuột hoạt động tự do bên ngoài chiếc lồng sẽ làm gì không?

Bạn có biết trò lừa bịp lớn nhất trong giới khoa học trong lịch sử Anh quốc là gì không? Cái gọi là “vượn người tiên tổ,” cuối cùng đã được xác nhận là loài nào?

Giả thuyết tiến hóa không chỉ tồn tại những sai lầm logic cơ bản, mà cả những dữ liệu thực nghiệm và sự thật khoa học ban đầu dùng để chứng minh giả thuyết tiến hóa cũng đều thất bại, làm lung lay nền tảng của nó từ căn bản.

Thật không may, dưới ảnh hưởng bởi giả thuyết tiến hóa của Darwin, mọi người dần quen với việc không suy nghĩ thêm, lầm tưởng giả thuyết là chân lý, tưởng rằng các giống loài sinh vật trên Trái Đất đều dần dần tiến hóa từ cùng một tổ tiên trong một thời gian dài đằng đẵng; trải qua “chọn lọc tự nhiên” và “cạnh tranh sinh tồn,” các loài ưu thế được lưu lại và hình thành nên nhiều loài sinh vật trên thế giới ngày nay. Giả thuyết tiến hóa đã ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học của nhân loại trong hơn một trăm năm nay.

“Giả thuyết tiến hóa” là một loại ảo tưởng đơn giản và tuyến tính về nguồn gốc của sinh mệnh. Tuy nhiên, ảo tưởng dù sao cũng không thể thay thế sự thật, vậy quan điểm chính xác về sinh mệnh là gì? Từ chương thứ hai, chúng tôi sẽ từng bước phân tích sâu thêm.

Tại sao giả thuyết tiến hóa có rất nhiều lỗ hổng, nhưng nó đã thống trị cộng đồng khoa học trong hơn một trăm năm? Câu hỏi kích thích tư duy này, trong các chương tiếp theo của loạt bài viết “Nhìn thấu thuyết tiến hóa,” chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận với các bạn và từng bước tiết lộ sự thật bên trong.

  1. Không phải “tiến hóa từ từ” mà là “đột ngột bùng nổ”

 1.1 Sự vắng mặt của các loài trung gian – một lỗ hổng mà Darwin công nhận

Thuyết tiến hóa cho rằng, giữa các loài khác nhau có một mối quan hệ họ hàng, một sinh vật có thể nhảy từ loài này sang loài khác. Nếu giả thuyết tiến hóa là đúng thì toàn bộ thế giới sinh vật đều là một loại sinh vật bậc thấp tiến hóa đến một loại sinh vật bậc cao khác, và phải trải qua vô số thế hệ loài trung gian với những khác biệt rất nhỏ.

Nếu giả thiết này là đúng thì ít nhất chúng ta sẽ rút ra được hai kết luận sau:

Thứ nhất, chúng ta hãy phóng to tầm mắt đến toàn bộ không gian trên Trái Đất ngày nay để quan sát, bởi vì môi trường sống của mọi sinh vật trên Trái Đất đang không ngừng thay đổi, bao gồm biến đổi khí hậu, carbon dioxide gia tăng, ô nhiễm môi trường v.v. những sinh vật này cũng sẽ tiếp tục không ngừng “tiến hóa” thành loài có thể “thích ứng với môi trường.”

Hơn nữa, trên thế giới có rất nhiều sinh vật sống trong đủ loại môi trường sinh thái khác nhau, cho nên chắc chắn sẽ tồn tại một mắt xích trung gian trong quá trình biến đổi các loài.

Tuy nhiên, thực tế là tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất đều thuộc về loài của riêng chúng, từ các loài động vật và thực vật khác nhau cho đến loài người cao cấp nhất, tất cả các loài sinh vật đều có loài riêng, trước nay chưa có khoa học gia nào nói rằng đã sản sinh ra một loài trung gian.

Thực tế là hiện nay trên Trái Đất không tồn tại loài trung gian. Trong cuốn “Nguồn gốc các loài,” Chương 6 – “Khó khăn của lý thuyết,” Darwin đã liệt kê bốn khó khăn và ý kiến phản đối, trong đó “loài trung gian” được xếp ở vị trí đầu tiên. “Tính độc đáo của mỗi loại sinh mệnh cụ thể và việc chúng không có vô số giai đoạn chuyển tiếp trộn lẫn vào nhau, là một khó khăn rất rõ ràng… Đây có lẽ là ý kiến phản đối rõ ràng và nghiêm trọng nhất đối với lý thuyết của tôi.” [75]

Thứ hai, chúng ta cùng nhìn lại lịch sử của Trái Đất và đưa tọa độ thời gian trở về những niên đại xa xưa.

Trên Trái Đất có vô số sinh vật, sau khi chúng tử vong, di thể hoặc vết tích của chúng đều bị bùn cát vùi lấp. Sau đó, trải qua thời gian lâu dài, vật chất hữu cơ bị phân hủy, các phần cứng như vỏ, xương, cành, lá v.v. đều bị hóa thành đá, nhưng hình dạng, cấu trúc và một số kết cấu bên trong của chúng vẫn được lưu lại. Tương tự như vậy, các vết tích do sinh vật để lại cũng có thể được lưu lại.

Những vết tích hoặc di thể sinh vật hóa đá này được gọi là hóa thạch. Thông qua hóa thạch, chúng ta có thể thấy hình dạng của động vật và thực vật thời cổ đại, từ đó suy ra điều kiện và môi trường sống của chúng, cũng có thể suy ra niên đại hình thành và những thay đổi của địa tầng nơi chôn vùi hóa thạch, v.v.

Nếu sinh vật trên Trái Đất đều là tiến hóa dần dần từ các sinh vật cổ đại, thì những nhà Cổ sinh vật học chuyên nghiên cứu về hóa thạch hẳn là có thể tìm thấy hóa thạch chứng minh rằng một loài “tiến hóa” thành loài khác.

Ví dụ, nếu loài A thực sự có thể dần dần tiến hóa thành loài B, thì có thể tìm thấy một “hình thái biến hóa dần dần chuyển tiếp” giữa hai loài. Hóa thạch có đặc điểm của cả A và B này được gọi là “mắt xích trung gian.”

Do đó, Darwin đã viết trong cuốn “Nguồn gốc các loài” rằng: “Số lượng các mắt xích trung gian và chuyển tiếp, giữa tất cả các loài đang sống và đã tuyệt chủng, hẳn là lớn không thể tưởng tượng nổi. Nhưng chắc chắn rằng, nếu thuyết này [về sự tiến hóa] là đúng, thì chúng đã tồn tại trên Trái Đất.” [76] (The number of intermediate and transitional links, between all living and extinct species, must have been inconceivably great. But assuredly, if this theory [of evolution] be true, such have lived upon the earth.)

Darwin muốn nói rằng nếu các sinh vật thực sự tiến hóa dần dần từng bước từ động vật không xương sống thành động vật có xương sống, từ cá thành động vật lưỡng cư, bò sát rồi đến chim và động vật có vú, vậy thì các hóa thạch sinh vật thuộc loại trung gian hẳn là phải có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.

Nhưng cho đến nay, mặc dù các nhà khảo cổ học đã rất nỗ lực để tìm kiếm những loại sinh vật trung gian này, nhưng vẫn chưa phát hiện hóa thạch nào như vậy. Hồ sơ hóa thạch có thể nói là đã làm Darwin thất vọng.

Nếu là hóa thạch thì sẽ không có trầm tích chọn lọc. Vậy tại sao lại chỉ thiếu hóa thạch của các loại sinh vật trung gian này? Một lời giải thích có lẽ hợp lý hơn, đó là những loại sinh vật trung gian này chưa bao giờ xuất hiện.

Sau này, trong cuốn “Nguồn gốc các loài” Darwin đã thừa nhận rằng: “Tính khác biệt của các dạng sống cụ thể, và việc chúng không được trộn lẫn với nhau bằng vô số mắt xích chuyển tiếp, là một khó khăn rất rõ ràng… Tại sao mọi thành hệ địa chất và mọi địa tầng lại không chứa đầy các mắt xích trung gian? Địa chất học chắc chắn sẽ không tiết lộ bất kỳ chuỗi hữu cơ nào của sự tiến hóa tinh vi và dần dần như vậy; và đây có lẽ là sự phản đối rõ ràng và nghiêm trọng nhất đối với lý thuyết của tôi.” (The distinctiveness of specific forms, and their not being blended together by innumerable transitional links, is a very obvious difficulty…… Why then is not every geological formation and every stratum full of such intermediate links? Geology assuredly does not reveal any such finely-graduated organic chain; and this, perhaps, is the most obvious and serious objection to my theory.) [77]

1.2 Hóa thạch không thể chứng minh cho thuyết tiến hóa

Thiếu các loại hóa thạch trung gian là khó khăn lớn nhất trong việc chứng minh giả thuyết tiến hóa, đó là vết thương trí mạng đối với giả thuyết tiến hóa.

Vào thời điểm đó, Darwin đã đổ lỗi cho sự không đầy đủ của hồ sơ hóa thạch. Sau hơn 100 năm nỗ lực, các khoa học gia đã phát hiện rất nhiều địa tầng được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh, họ cũng đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về các hóa thạch được bảo tồn trong đó, nhưng vẫn không thể tìm được các loại hóa thạch trung gian.

Sau khi đánh giá các hóa thạch, ông Stephen Jay Gould, Giáo sư Cổ sinh vật học tại Đại học Harvard ở Hoa Kỳ đã kết luận rằng: “Nói tóm lại, nếu tiến hóa có nghĩa là sự thay đổi dần dần của một loại sinh vật thành một loại sinh vật khác, thì đặc điểm nổi bật của hồ sơ hóa thạch là không có bằng chứng nào cho sự tiến hóa cả.” (In short, if evolution means the gradual change of one kind of organism into another kind, the outstanding characteristic of the fossil record is the absence of evidence for evolution.) [78]

Tiến sĩ Colin Patterson (1933~1998) [79] là nhà cổ sinh vật học người Anh và là chuyên gia có thẩm quyền về nghiên cứu hóa thạch. Ông đã làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (Natural History Museum) ở London từ năm 1962 đến năm 1993. Trong một bài giảng vào năm 1981 tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ (American Museum of Natural History), ông nói rằng: “Quý vị có thể nói cho tôi biết bất cứ điều gì về sự tiến hóa,” ông hỏi thính giả của mình, “bất kỳ điều gì, dù chỉ là một bằng chứng thực sự?” (“Can you tell me anything about evolution”, he asked his listeners, “any one thing, that is true?”)

Vào ngày 10/04/1979, Tiến sĩ Patterson đã gửi một bức thư cho kỹ sư hàng không vũ trụ người Mỹ Luther Sunderland với tiêu đề: “Không có bất kỳ hóa thạch nào có thể chứng minh cho thuyết tiến hóa!!” (Not one fossil of evidence fossil for evolution!!) Nội dung được trích lược như sau:

“Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của ngài về việc thiếu minh họa trực tiếp đối với quá trình chuyển đổi tiến hóa trong cuốn sách của tôi. Nếu tôi biết bất kỳ thứ gì, hóa thạch hay sinh vật sống, tôi chắc chắn sẽ đưa chúng vào [sách]. Ngài gợi ý rằng mời một nghệ sĩ tới để hình tượng hóa những quá trình biến đổi này, nhưng anh ta sẽ lấy thông tin từ đâu? Tôi không thể cung cấp nó một cách trung thực, nếu tôi để người nghệ sĩ tùy ý phát huy, điều này có gây hiểu lầm cho độc giả không?

…… Tuy nhiên, ngài Gould và những người của Bảo tàng Hoa Kỳ khó có thể phủ nhận khi họ nói rằng không có hóa thạch chuyển tiếp. Bản thân là một nhà cổ sinh vật học, tôi bận rộn với các vấn đề triết học trong việc xác định các dạng tổ tiên trong hồ sơ hóa thạch. Ngài nói rằng ít nhất tôi nên ‘đưa ra một bức ảnh hóa thạch mà từ đó từng loại sinh vật được hình thành.’ Tôi sẽ thẳng thắn nói rằng – không có một hóa thạch nào như vậy để người ta có thể đưa ra lập luận chặt chẽ. Lý do là những tuyên bố về tổ tiên và dòng dõi không thể áp dụng cho hồ sơ hóa thạch.” [80]

(I fully agree with your comments on the lack of direct illustration of evolutionary transitions in my book. If I knew of any, fossil or living, I would certainly have include them. You suggest that an artist should be asked to visualize such transformations, but where would he get the information from? I could not honestly provide it, and if I were to leave it to artist licence, would not this mislead the reader?

……Yet Gould and the American Museum people are hard to contradict when they say there are no transitional fossils. As a paleontologist myself, I am much occupied with the philosophical problems of identifying ancestral forms in the fossil record. You say that I should at least “show a photo of the fossil from which each type of organism was derived.” I will lay it on the line – there is not one such fossil for which one could make a watertight argument. The reason is that statements about ancestry and descent are not applicable in the fossil record.)

Thư của Tiến sĩ Patterson gửi kỹ sư Sunderland vào năm 1979: “Không có bất kỳ một hóa thạch nào có thể chứng minh cho thuyết tiến hóa!!” (Ảnh chụp màn hình trang web)

1.3 “Vượn người tiên tổ” không tồn tại

Trong phân loại sinh học hiện đại, con người thuộc chi người (Homo), phân họ người (Hominidae), bộ linh trưởng (Primates), lớp động vật có vú (Mammalia), ngành động vật có xương sống (Chordata), giới động vật (Animalia) [81]; còn loài vượn hiện đại thuộc vượn tay dài (Hylobatidae), họ người (Hominidae), bộ linh trưởng (Primates), lớp động vật có vú (Mammalia), ngành động vật có xương sống (Chordata), giới động vật (Animalia) [82].

Giả thuyết tiến hóa cho rằng cả người và vượn đều có một tổ tiên chung được gọi là “vượn thủy tổ,” trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài, “vượn thủy tổ” đã dần dần tiến hóa thành hai loài khác nhau là người hiện đại và khỉ hiện đại.

Lý thuyết và hình ảnh trực quan về quá trình tiến hóa từ linh trưởng nguyên thủy đến con người đã được in trong sách giáo khoa trong hơn một trăm năm, ngoài ra còn có một số bằng chứng khảo cổ học tuyên bố đã tìm thấy “vượn người tiên tổ.” Tuy nhiên, những cái gọi là bằng chứng này có thực sự tồn tại hay không?

Nếu chúng ta tìm thấy một vài bộ phận bị hỏng nằm rải rác trên đường cao tốc như gương, lốp xe, tấm kim loại, v.v., làm sao chúng ta có thể chắc chắn rằng tất cả chúng đều đến từ cùng một chiếc sedan? Chúng thậm chí có thể không đến từ một chiếc sedan, mà là từ một chiếc xe máy hoặc xe bán tải.

Hầu hết các hóa thạch được tìm thấy đều là lẻ tẻ rải rác, xương hàm ở chỗ này, xương chân hoặc răng ở chỗ kia, các khoa học gia nhất định phải làm rõ liệu các mảnh đó có đến từ cùng một cá thể hay không, mức độ khó khăn cho việc này là có thể hình dung ra được. Độ khó của việc tái tạo lại sinh mệnh nguyên thủy từ những mảnh hóa thạch, cũng giống như cố gắng mô tả một tòa nhà phức hợp khi nó đã đổ nát chỉ còn sót lại một mảnh tường vậy.

Tuy nhiên, ngữ khí chắc chắn của giáo viên trong lớp học và mô hình tái tạo bộ xương của thuyết tiến hóa trong bảo tàng sẽ khiến học sinh và du khách lầm tưởng rằng đã tìm thấy “mắt xích còn thiếu.” Rất ít người nhận ra rằng những mô hình tái tạo này đã được chứng minh là chắp vá lại với nhau, và không phải là vượn người tiên tổ.

Mô hình chắp vá của người và tinh tinh được trưng bày cạnh nhau tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ (AMNH). (Ảnh: Nhóm biên soạn “Nhìn thấu thuyết tiến hóa”)

Những hóa thạch người vượn nổi tiếng nhất được cho là “mắt xích còn thiếu” giữa vượn người cổ đại và người hiện đại là người Neanderthal, người vượn Lucy ở Đông Phi, người Java ở Indonesia v.v.

1.3.1 Người Neanderthal không phải là tổ tiên loài người

Vào năm 1857, những mảnh sọ người và một số mảnh xương khác đã được phát hiện trong các hang động đá vôi ở Thung lũng Neanderthal, tây bắc nước Đức. Giáo sư giải phẫu học Hermann Schaaffhausen (1816~1893) ở thành phố Bonn, Đức phân tích các mảnh hóa thạch này, thấy rằng trán thấp và hẹp, gờ mày lớn gần như nối liền với nhau tạo thành một khối phồng ngang, vòm đỉnh phẳng và hộp sọ có kích thước bất thường. Ông đã bị chấn động. Ông cho rằng hài cốt này thuộc về “một chủng tộc chưa khai hóa và man rợ,” có thể coi là những cư dân cổ xưa nhất ở Âu Châu [83].

Quan điểm của ông Schaffhausen đã được một người tán thành giả thuyết tiến hóa, nhà sinh học, giải phẫu học người Anh Thomas Henry Huxley (1825~1895) ủng hộ. Một mặt, ông Huxley thừa nhận rằng hộp sọ của người Neanderthal rất tương tự với hộp sọ của loài vượn, nhưng mặt khác, ông lại cho rằng nó có thể được đặt trong mắt xích tiến hóa từ vượn thành người, cho rằng mắt xích trung gian của quá trình tiến hóa từ vượn thành người đã được tìm thấy.

Đến năm 1864, Tiến sĩ William King (1809~1886), nhà giải phẫu học ở Ireland đã tuyên bố rằng đó là hài cốt thuộc về một loài người vượn giữa người và vượn, đồng thời đặt tên cho nó là “người Neanderthal” (Homo neanderthalensis). [84]

Tuy nhiên, Gs.Ts Rudolf Virchow (1821~1902), người sáng lập ngành tế bào học đương đại và là nhà nghiên cứu bệnh học nổi tiếng, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng đã cho rằng đó là hài cốt của một ông lão bị bệnh khớp. Giáo sư Virchow phủ nhận bộ hài cốt đó là bằng chứng hóa thạch của con người sơ khai. [85]

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Matthias Krings thuộc Viện Động vật học, Đại học Munich, Đức (Zoological Institute, University of Munic) đã tiến hành phân tích vùng siêu biến đổi của DNA ty thể (mtDNA) trong xương của “người Neanderthal.” Họ phát hiện “người Neanderthal” không phải là tổ tiên của người hiện đại, và cho rằng người Neanderthal đã tuyệt chủng mà không đóng góp gene cho người hiện đại. Luận văn của họ đã được công bố trên tạp chí uy tín “Cell” vào năm 1997. [86]

Sau đó, Tiến sĩ Krings đã nghiên cứu lại gene tại vùng siêu biến II của DNA ty thể (mtDNA) của xương “người Neanderthal” và xác nhận rằng, mtDNA của người Neanderthal nằm ngoài cây phát sinh loài có liên quan đến mtDNA của con người hiện đại. Điều này đã củng cố thêm cho kết quả nghiên cứu “người Neanderthal” không phải là tổ tiên của người hiện đại hồi năm 1997. Luận văn của ông đã được công bố trên tạp chí uy tín “Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ” (PNAS) vào năm 1999 [87].

Nói tóm lại, đã có nhiều nghiên cứu khác nhau bác bỏ kết luận “người Neanderthal là tổ tiên của người hiện đại.” Mặc dù các tạp chí “Science” [88] và “Nature” [89] sau này đã báo cáo những điểm tương đồng vô cùng nhỏ giữa gene của người Neanderthal và người hiện đại, nhưng điều đó cũng không thay đổi kết luận rằng “người Neanderthal” không phải là tổ tiên của loài người.

1.3.2 Lucy không phải là tổ tiên chung của vượn và người

Vào năm 1974, mẫu hóa thạch “Lucy” đã được phát hiện ở Đông Phi, được xếp vào loài “Australopithecus afarensis” và từng được coi là tổ tiên chung của vượn và người.

Nếu là bộ xương của “vượn người thủy tổ” thì nó phải có những đặc điểm chung giữa người và vượn. Các khớp tay chân của con người hầu như thẳng và kéo dài, trong khi các khớp của khỉ thường cong. Đây là điều có thể nhận thấy rõ ràng về mặt giải phẫu.

Tuy nhiên, một bài viết của nhà giải phẫu học Jack Stern và Randall L. Susman của Trung tâm Khoa học Y tế – Đại học New York được công bố trên tạp chí “Nhân học Sinh học Hoa Kỳ” (American Journal of Physical Anthropology) vào năm 1983 cho rằng, đầu gối của Australopithecus không có đặc điểm hiện đại ở mức độ rõ ràng, cấu trúc tổng thể khớp gối của nó tương thích với mức độ vận động lớn của động vật sống trên cây, hơn nữa nó có các ngón tay và ngón chân dài, cong, là đặc trưng của các loài sống trên cây [90].

Mặc dù bài báo có tựa đề “Liệu Lucy có thực sự đứng trên đôi chân của mình?” (Did Luky actually stand on her own two feet?) của tờ “New York Times” được phát hành vào năm 1983, là thời điểm các khoa học gia đang tranh luận về việc Lucy có đi thẳng hay không [91], nhưng khi ngày càng có nhiều bằng chứng được phát hiện sau đó, danh tính thực sự của Lucy đã lộ diện.

Tiến sĩ Charles Oxnard, cựu giáo sư giải phẫu và sinh học người tại Đại học Tây Úc đã tiến hành phân tích hóa thạch Australopithecus bằng máy tính, ông kết luận rằng Australopithecus không liên quan đến tổ tiên của con người, mà chỉ là một loài vượn đã tuyệt chủng. Kết luận này đã được công bố vào năm 1987 trong cuốn sách “Fossils, Teeth, and Sex: New Perspectives on Human Evolution” (Tạm dịch: Hóa thạch, răng và giới tính: Những quan điểm mới về sự tiến hóa của loài người) do Đại học Washington phát hành. (The australopithecines may well have been sibling groups to both the African apes and humans. This is an idea that would remove the australopithecines from being closely related to the human lineage and would place them unequivocally within an evolutionary radiation. Of these lineages, some, australopithecines, became extinct; some African apes, are almost extinct; only one genus, Homo, survives strongly at the present time). [92]

Trong một bài báo có tựa đề “Problems with Lucy and Skull 1470” (Lucy và vấn đề xương sọ 1470) đăng trên trang web của Đại học North Carolina tại Chapel Hill, Giáo sư David Plaisted, Tiến sĩ khoa học máy tính tại Đại học Stanford đã trích dẫn quan điểm và bằng chứng của ba vị, Stern, Susman và Oxnard nêu trên. [93]

Vào năm 2012, một bài báo trên tạp chí “Science” đã phân tích hóa thạch xương bả vai của các cá thể Australopithecus afarensis và phát hiện rằng, nó vẫn giữ các đặc điểm của việc leo trèo và là một loài leo trèo tích cực [94].

Vì vậy, có rất nhiều bằng chứng cho thấy Australopithecus afarensis là một loài vượn đã tuyệt chủng. Đến đây, địa vị “vượn người thủy tổ” của Luky không còn đứng vững được nữa.

Mặc dù vậy, người ta vẫn tạc tượng Lucy, gắn tay và chân người lên đó rồi đưa vào trong viện bảo tàng, khiến mọi người lầm tưởng rằng Lucy là tổ tiên chung của con người và loài vượn, và con người là do khỉ tiến hóa thành.

1.3.3 Người Java chắp vá

Gs.Ts Eugene Dubois (1858~1940) là bác sĩ nội khoa kiêm nhà giải phẫu học người Hà Lan. Vào năm 1891, ông đã tìm thấy một hộp sọ, một mảnh xương đùi và ba chiếc răng ở Sangiran, đảo Java, Indonesia; chúng được ghép lại và gọi là “người đàn ông Java” (Java man) sống vào thời rất xa xưa.

Sau đó đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về mẫu vật này. Đầu tiên, không rõ liệu những chiếc xương này có đến từ cùng một loài hay không, chúng rất có khả năng là được chắp vá lại. Một số khoa học gia cho rằng phát hiện của Giáo sư Dubois chỉ là một con vượn, một số người khác thì cho rằng đó là một bộ xương người hiện đại bị bệnh, còn có một số người lại cho rằng đó là sự kết hợp giữa xương đùi của người hiện đại và hộp sọ của vượn. Sir Arthur Keith (1866~1955), nhà giải phẫu học tại Đại học Cambridge đã nghiên cứu và phát hiện, hộp sọ được phát hiện kia rõ ràng là của con người ngày nay, dung lượng não của nó nằm trong phạm vi dung lượng não của con người hiện đại. [95]

Giáo sư Rudolf Virchow, một nhà nghiên cứu bệnh học được mệnh danh là “Cha đẻ của bệnh học,” mới đầu đã rất hào hứng với phát hiện “Java man.” Ông đã đích thân đến thăm giáo sư Dubois và mời ông đến diễn thuyết ở Berlin, đồng thời phát hành sáu luận văn về khám phá mới này vào năm 1895. Mặc dù vậy, Giáo sư Virchow vẫn không thể chấp nhận phát hiện của Dubois là sự bổ sung cho cây tiến hóa của loài người. Không thể phủ nhận rằng chiếc xương đùi có đặc trưng của người nguyên thủy, còn chiếc hộp sọ thì giống vượn hơn. Ông phân loại những di cốt này thuộc về hai sinh vật khác nhau, cho rằng chiếc xương đùi ốm yếu là của con người, trong khi hộp sọ là của một con vượn rất lớn. [96]

Nói tóm lại, tất cả những hóa thạch từng được người ta coi là “tổ tiên của loài người” như “người Neanderthal” và “Lucy” đều không phải là tổ tiên của loài người; “Java man” là thứ được chắp vá từ các loại xương động vật khác nhau; ngoài ra còn có “người Piltdown” và “Nebraska man” cũng đã bị phát hiện là trò lừa gạt, không có một cái nào có thể được chứng minh là tổ tiên xa xưa của người và vượn.

Tổ tiên giả định của “người vượn” cho đến nay vẫn chưa được tìm thấy, còn giả thuyết “con người tiến hóa từ khỉ” thì vẫn chưa được nghiệm chứng bằng hóa thạch.

1.4 Không có loài trung gian giữa khủng long và chim

Chim thủy tổ (Archaeopteryx) từng được coi là loài trung gian giữa khủng long và chim, và được dùng để chứng minh thuyết tiến hóa của Darwin.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu đối với Archaeopteryx, lông vũ, xương, cấu trúc não và cấu trúc tai trong của nó đều rất giống với các loài chim hiện đại [97]. Cấu trúc tai trong của Archaeopteryx cho thấy nó có thính giác và cảm giác thăng bằng rất tốt.

Nhà cổ sinh vật học Alan Feduccia thuộc Khoa Động vật học tại Đại học North Carolina cũng đã chỉ ra trên tạp chí “Science” rằng, các phiến lông trong các lông bay chính của Archaeopteryx phù hợp với mô hình bất đối xứng ở các loài chim ngày nay, sự bất đối xứng này biểu thị cho khả năng bay của chúng [98]. Ở đây giải thích một chút, lông vũ trên cơ thể của các loài chim ngày nay là đối xứng, sự bất đối xứng chủ yếu thể hiện ở lông bay, đặc biệt là sự bất đối xứng của các phiến lông tiếp xúc với luồng không khí khi đang bay.

Những đặc điểm này cho thấy Archaeopteryx đã có những điều kiện cần thiết để bay, chứ không phải là một giai đoạn chuyển tiếp trong quá trình tiến hóa.

Hóa thạch Archaeoraptor được cho là bằng chứng tốt nhất về sự tiến hóa từ khủng long ăn thịt thành chim. Vào tháng 3 năm 2001, Tiến sĩ Timothy B. Rowe thuộc Khoa Khoa học Địa chất tại Đại học Texas ở Austin đã công bố nghiên cứu về hóa thạch Archaeoraptor tại các địa tầng kỷ Phấn trắng ở Trung Quốc trên tạp chí “Nature.” Nghiên cứu của ông phát hiện hóa thạch này là giả mạo, là sự kết hợp giữa đuôi của một con khủng long và bộ xương của một loài chim nguyên thủy [99].

Các đồng tác giả của bài viết này bao gồm: Tiến sĩ Richard A. Ketcham, nhà khoa học tại Khoa Khoa học Địa chất; Tiến sĩ Matthew Colbert, trợ lý nghiên cứu viên; Tiến sĩ Cambria Denison ở phòng thí nghiệm Cổ sinh vật có xương sống; Từ Tinh (Xing Xu) ở Viện Cổ sinh vật có xương sống và Cổ sinh vật học, Viện nghiên cứu Trung ương Bắc Kinh, Trung Quốc, và Tiến sĩ Philip J. Currie ở Bảo tàng Cổ sinh vật học Hoàng gia Tyrrell, Drumheller, Alberta, Canada.

Do đó, có rất nhiều bằng chứng cho thấy Archaeopteryx không phải là loài trung gian giữa chim và khủng long, cũng như không có loài trung gian nào giữa hai loài này.

1.5 Đặc điểm của các hóa thạch thách thức “giả thuyết tiến hóa”

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, Tiến sĩ Patterson, chuyên gia hóa thạch người Anh, không muốn sử dụng hóa thạch giả để đánh lừa công chúng vì ông phát hiện rằng không có hóa thạch nào có thể chứng minh cho giả thuyết tiến hóa. Đây có thể nói là sự thức tỉnh đầu tiên sau khi ông Patterson nhận ra sai lầm của “giả thuyết tiến hóa,” còn nghiên cứu về hóa thạch của nhà cổ sinh vật học người Mỹ Gould sau đó là một bước tiến thực chất hơn.

Vào những năm 70 của thế kỷ 20, Giáo sư Cổ sinh vật học Stephen Jay Gould (1941~2002) của Đại học Harvard đã đánh giá lại toàn bộ các hóa thạch từ khắp nơi trên thế giới. Ông kết luận rằng, lịch sử của tuyệt đại đa số các sinh vật hóa thạch đều chứa hai đặc điểm mâu thuẫn với phương thức tiến hóa từ từ của giả thuyết tiến hóa [100]:

(1) Tính ổn định: Ngoại hình của đa số các loài xuất hiện trong địa tầng đều giống hệt như khi bị đào thải. Ngay cả khi có những thay đổi về hình dạng, chúng cũng rất hạn chế và không thể hiện ra chiều hướng tiến hóa.

(2) Đột ngột xuất hiện: Kết quả các cuộc khảo sát trên thế giới đã khẳng định, không phải loài nào cũng dần dần biến đổi từ “tổ tiên,” trái lại, các loại sinh vật khi xuất hiện đều đã “hoàn toàn hoàn chỉnh.”

Nói tóm lại, nếu tiến hóa có nghĩa là sự thay đổi dần dần của một sinh vật thành một sinh vật khác, thì đặc điểm nổi bật của hồ sơ hóa thạch chính là không có bằng chứng cho sự tiến hóa.

Ví dụ, một sinh vật cổ đại tên là “bọ ba thùy” đã được các nhà khảo cổ học phát hiện là sống trên Trái Đất của chúng ta từ 600 triệu đến 260 triệu năm trước, từ 260 triệu năm trước trở về sau thì đã biến mất. Bọ ba thùy đã được chứng minh là một trong những sinh vật tồn tại lâu nhất ở thời tiền sử. Kể từ khi được phát hiện cho đến khi nó biến mất hoàn toàn, thời gian trôi qua là 340 triệu năm, nhưng bọ ba thùy vẫn là bọ ba thùy, nó không hề có sự tiến hóa nào cả. Nó thực sự không hề tiến hóa trong 340 triệu năm cho đến khi tự nhiên biến mất. Điều này có thể chứng minh rằng không tồn tại một bằng chứng mạnh mẽ nào cho thuyết tiến hóa.

Vậy nên, hóa thạch không những không thể ủng hộ cho giả thuyết tiến hóa mà còn đặt câu hỏi sâu sắc về khả năng “tiến hóa từ từ.”

Tính ổn định và sự xuất hiện đột ngột của hóa thạch là thách thức đối với giả thuyết tiến hóa. (Ảnh: Epoch Times)

 1.6 Hóa thạch kỷ Cambri: Sự bùng nổ của sự sống

Kỷ Cambri vào khoảng 541 triệu đến 485.4 triệu năm trước là một thời kỳ quan trọng trong lịch sử của sự sống trên Trái Đất.

Trước kỷ Cambri, không có động vật phức tạp nào và hồ sơ hóa thạch là vô cùng ít ỏi. Vào năm 1909, người ta đã phát hiện một số lượng lớn hóa thạch động vật biển từ kỷ Cambri tại Burgess Shale ở Canada. Các hóa thạch bao gồm 20 đến 35 Ngành khác nhau như động vật chân đốt, tay cuộn, giun, thân lỗ, dây sống v.v. Có hơn 17,000 loài được biết là đã sống sót đến kỷ Permi cách đây 250 triệu năm. Hiện tượng này được gọi là Sự bùng nổ của Sự sống vào kỷ Cambri (Cambrian Life’s Explosion) [101].

Động vật chân đốt mang tính biểu tượng của kỷ Cambri là bọ ba thùy. Bọ ba thùy có cơ thể phẳng, phân đoạn và mạ tầng, điều này giúp bảo vệ chúng trong một đại dương có nhiều động vật ăn thịt. Bọ ba thùy có rất nhiều loại và kích cỡ, có chiều dài từ 1mm đến hơn 2 feet (0.6 mét), nó đã được chứng minh là một trong những loài động vật thời tiền sử tồn tại thành công và lâu dài nhất.

Dấu vết trên đá của bọ ba thùy từ 500 triệu năm trước. Bọ ba thùy thuộc lớp Bọ ba thùy, là động vật chân đốt hình nhện biển đã tuyệt chủng. (Ảnh: Merlin74/Shutterstock)

Kỷ ambric ó rất nhiều loại hóa thạch. (Ảnh: Marcel Clemens/Shutterstock)

Các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện hiện tượng tương tự trong khi nghiên cứu về nhóm hóa thạch Trừng Giang ở Trung Quốc, xác nhận sự xuất hiện đột ngột của sự sống. Họ đã tìm thấy hóa thạch của rất nhiều loại động vật khác nhau từ 530 triệu năm trước ở Trừng Giang, bao gồm động vật thân lỗ, sứa, xúc tu, giun, giun nhung, tay cuộn, các loại động vật chân đốt và bậc cao nhất của động vật có dây sống hoặc động vật không dây sống. [102]

Theo giả thuyết tiến hóa của Darwin, các sinh vật phải trải qua quá trình tiến hóa rất chậm trong thời gian dài, tích lũy các biến dị nhỏ và dần dần tiến hóa thành “chi” mới, “họ” mới và “ngành” mới thông qua chọn lọc tự nhiên. Đối chiếu với số lượng lớn các loài xuất hiện trong kỷ Cambri, chúng buộc phải trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài, nhưng tại sao những quá trình này lại không được ghi lại đầy đủ trong hồ sơ hóa thạch?

Đây là một câu hỏi rất then chốt. Trên thực tế, rất có khả năng là do sinh mệnh không phải bắt nguồn từ một quá trình tiến hóa lâu dài mà là một sự kiện đột ngột, có thể thực sự tồn tại cái gọi là thời kỳ “khởi nguyên của sự sống.”

Vào năm 1972, Giáo sư Cổ sinh vật học Stephen Jay Gould tại Đại học Harvard và Gs.Ts Niles Eldredge, nhà Cổ sinh vật học kiêm người phụ trách Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ đã cùng đưa ra “thuyết cân bằng ngắt quãng” (punctuated equilibrium), cho rằng các loài trải qua tình trạng đình trệ trong thời gian dài, sau đó là sự thay đổi nhanh chóng trong thời gian tương đối ngắn bởi các sự kiện độc lập, chẳng hạn như sự hình thành của một thảm họa địa chất lớn, sau đó duy trì sự ổn định lâu dài, trong thời gian này dường như trong cơ thể sinh vật không có sự biến đổi. [103]

Nói tóm lại, sự bùng nổ sự sống ở kỷ Cambri thực sự là một sự kiện rất kỳ lạ, chắc chắn phát hiện này đã mang đến những thách thức không nhỏ cho giả thuyết tiến hóa.

1.7 Nghiên cứu DNA ty thể: con người và hầu hết động vật đều bằng tuổi nhau

Trong siêu thị, mỗi mặt hàng đều có mã vạch để làm dấu hiệu phân biệt; tương tự như vậy, các loài khác nhau trên Trái Đất cũng có một mã vạch nằm trên gene có thể đại diện cho danh tính của loài này, được gọi là mã vạch DNA (DNA barcoding).

Để nhận dạng các loài động vật, gene COI (cytochrom c oxidase I) của ty thể thường được sử dụng làm trình tự mã vạch DNA phổ quát. [104]

Vào năm 2018, ông Mark Stoeckle, trợ lý nghiên cứu cao cấp tại Đại học Rockefeller, New York và ông David Thaler tại Đại học Basel ở Thụy Sĩ đã công bố một luận văn nghiên cứu trên tạp chí “Human Evolution.” Trong đó, họ đã cùng hàng trăm nhà nghiên cứu trên khắp thế giới tiến hành nghiên cứu về 100,000 loài động vật và 5 triệu ảnh chụp gene từ cơ sở dữ liệu GenBank của Hoa Kỳ. Họ phát hiện, dựa vào tính đa dạng nucleotide trong vùng COI của các cá thể khác nhau trong cùng một loài, sẽ có thể tính được thời gian mà loài này xuất hiện lần đầu tiên. [105]

Kết quả đáng ngạc nhiên nhất của nghiên cứu này, đó là sự đa dạng di truyền COI của mã vạch DNA của hầu hết các loài trên Trái Đất là “gần như giống nhau.” Nói cách khác, 9/10 các loài trên Trái Đất ngày nay, bao gồm người, chim, cá, gấu, v.v., đều được hình thành trong khoảng từ 100,000 đến 200,000 năm trước, mà không phải tiến hóa từ từ như cây tiến hóa mô tả.

Nghiên cứu này đã được nhiều trang báo chính thống đăng tải lại, bao gồm cả Yahoo và Phys.Org [106], trang theo dõi thông tin khoa học mới nhất ở Anh quốc. Phóng viên Marlowe Hood của AFP đã thực hiện một cuộc phỏng vấn độc quyền với các nhà nghiên cứu, sau đó đăng một bài bình luận nói rằng, việc các loài sinh vật xuất hiện đột ngột với số lượng lớn là hoàn toàn khác biệt với giả thuyết tiến hóa cho rằng “các loài sinh ra thông qua quá trình tiến hóa từ từ.” Ông David Thaler, một trong những nhà nghiên cứu, khi được phỏng vấn đã gọi đó là “sự bối rối của Darwin.”

Một luận văn khác từ Đại học Rockefeller công bố trên Phy.Org [107] cho biết, một phát hiện thú vị khác của nghiên cứu này là xét từ đặc điểm của gene, rất khó để tìm ra “loài trung gian” – bước đệm của sự tiến hóa giữa các loài. Khi được phỏng vấn, Tiến sĩ Thaler cho biết: “Lý giải của Darwin về ‘nguyên nhân của sự vắng mặt các loài trung gian’ vẫn là một vấn đề rất lớn.”

Tiến sĩ Thaler bổ sung thêm: “Nghiên cứu này là một phương pháp mới cho thấy các loài là ‘hòn đảo trong không gian theo trình tự.’ Mỗi loài đều có trình tự chung rất hẹp và rất cụ thể của riêng mình, giống như hệ thống điện thoại của chúng ta có các mã số ngắn và duy nhất để phân biệt các thành phố với các quốc gia.”

Tiến sĩ Thaler còn nói rằng: “Nếu các cá thể là các hành tinh, thì các loài chính là các tinh hệ. Chúng là các cụm sao dày đặc trong không gian mêng mông rộng lớn.”

Một bài đánh giá trên tờ “Evolution News & Science Today” có tựa đề “Con người và động vật (phần lớn) đều cùng độ tuổi?” đã nêu bật một khám phá về nguồn gốc của các loài hoàn toàn khác với giả thuyết tiến hóa [108]. Nghiên cứu này chỉ ra một quy luật gần như giống với hiện tượng xuất hiện đột ngột của các sinh vật kỷ Cambri – tức là sự sống dường như luôn xuất hiện đột ngột trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải tiến hóa từ từ.

Nhân loại nên nghiêm túc xem xét và nghiên cứu vấn đề này, tiếp nhận, tiếp thu hoặc đưa ra những học thuyết mới với một tinh thần cởi mở hơn thì mới có thể tìm ra câu trả lời đích thực về nguồn gốc của sinh mệnh.

1.8 Hóa thạch kể lại những câu chuyện gì?

Thông thường, xác động vật và thực vật sẽ biến mất rất nhanh sau khi tử vong, vì động vật ăn xác thối và vi sinh vật sẽ nhanh chóng phân hủy chúng. Một số lượng lớn hóa thạch động vật và thực vật sở dĩ được bảo tồn là vì chúng đã được chôn ngay sau khi chết. Trừ khi bị chôn vùi nhanh chóng và hóa đá ngay sau đó, nếu không thì di thể của đa số các sinh vật sẽ không thể bảo tồn.

Hiện tượng hóa thạch thực ra là gợi ý về sự tồn tại của các thảm họa. Hồ sơ địa chất học cho thấy sự tồn tại của các sự kiện thảm họa, và tuổi địa chất của hóa thạch có thể chính xác là thời điểm xảy ra thảm họa. [108] (xem “Chương 8” để biết chi tiết).

Vào ngày 08/11/2021, tờ “The Deseret News” đã đăng tải một bài viết với tựa đề “Tại sao hóa thạch 300 triệu năm tuổi được phát hiện ở Utah này lại khiến giới cổ sinh vật học xôn xao” (Why this 300 million-year-old fossil discovered in Utah has the paleontology) [110]. Bài báo đưa tin: Một bộ xương sống hóa thạch 300 triệu năm tuổi đã được khai quật tại Công viên Quốc gia Canyonlands ở Utah. Nó dài khoảng 1.5 feet (45.72cm), có xương sống giống như động vật có vú, có trước hóa thạch khủng long lâu đời nhất khoảng 50 triệu năm. Theo giả thuyết tiến hóa của Darwin, loài động vật có vú có xương sống sớm nhất là Morganucodon [111], xuất hiện vào đầu kỷ Jura cách đây khoảng 205 triệu năm, nhưng chiều dài của nó chỉ có 10cm, tương đương với kích thước của một con chuột nhà. Làm thế nào mà một động vật với xương sống lớn như vậy lại xuất hiện vào 300 triệu năm trước?

Theo giả thuyết tiến hóa, loài người “tiến hóa” dần dần từ thực vật, động vật, vượn người, xảo nhân (Homo habilis), trực nhân (Homo erectus), trí nhân (Homo sapiens) v.v. mãi cho đến khi con người hiện đại xuất hiện tại thời kỳ đồ đá mới vào khoảng 10,000 năm trước Công nguyên [112]. Nhưng những khám phá địa chất cho thấy tại những niên đại xa xôi hơn trước khi nhân loại xuất hiện đã tồn tại dấu chân của con người, điều này càng khiến người ta khó lý giải [113]. (Xem “Chương 8” để biết thêm chi tiết).

Nói tóm lại, những sự thực như hiện tượng bùng nổ sự sống đã được chứng minh bằng các hóa thạch kỷ Cambri, con người và hầu hết các loài động vật được sinh ra trên Trái Đất ở cùng độ tuổi được phát hiện bởi nghiên cứu về DNA ty thể, sự xuất hiện của động vật có xương sống khổng lồ cách đây 300 triệu năm, v.v. là những đòn tấn công mạnh mẽ đối với giả thuyết tiến hóa của Darwin.

Các hóa thạch không những không ủng hộ giả thuyết tiến hóa mà dường như còn kể một câu chuyện khác về nguồn gốc của sinh mệnh, là một phiên bản khác với phiên bản về khái niệm “tiến hóa dần dần” của Darwin.

Các loài sinh vật trên Trái Đất rất khó có thể tiến hóa đơn lẻ, tuyến tính và từ từ như Darwin đã nói, mô hình đó khó có thể giải thích khám phá của các khoa học gia. Phát hiện của các nhà khoa học luôn cho thấy rằng sự sống trên Trái Đất có thể đã phát sinh theo một hình thức bùng nổ và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Nói cách khác, trong một thời gian rất dài sau khi sự sống bùng nổ, chúng đã bị tuyệt chủng bởi các sự kiện thảm họa; sau đó lại tái sinh, lại tuyệt chủng, tuần hoàn lặp lại, như vậy mới có thể giải thích một cách hợp lý cho các kết quả nghiên cứu khoa học khác nhau đã nêu ở trên.

 

(Còn tiếp)

Tài liệu tham khảo:

  1. Darwin, Charles. On the origin of species by means of natural selection, or, The preservation of favoured races in the struggle for life . London: J. Murray, 1859.https://www.vliz.be/docs/Zeecijfers/Origin_of_Species.pdf
  2. Darwin, Charles. On the origin of species by means of natural selection, or, The preservation of favoured races in the struggle for life . London: J. Murray, 1859.https://www.vliz.be/docs/Zeecijfers/Origin_of_Species.pdf
  3. Darwin, Charles. On the origin of species by means of natural selection, or, The preservation of favoured races in the struggle for life . London: J. Murray, 1859.https://www.vliz.be/docs/Zeecijfers/Origin_of_Species.pdf
  4. Phillip E. Johnson. Darwin On Trial. Used with permission of Phillip E. Johnson and Regnery Gateway Publishing Co. Electronically Enhanced Text (c) Copyright 1993 World Library, Inc. Copyright 1991.http://maxddl.org/Creation/Darwin%20On%20Trial.pdf
  5. Paul A. Nelson. News and Commentary. Origins & Design 17:1. Colin Patterson Revisits His Famous Question about Evolution http://www.arn.org/docs/odesign/od171/colpat171.htm?fbclid=IwAR0jfWBP88HUDXwOJUrxu4hbTjO3hTzQPrcUYMjD-s3gm5lb007MCyl24kc
  6. Colin Patterson, personal communication. Luther Sunderland, Darwin’s Enigma: Fossils and Other Problems, 4th edition, 1988, 88-90.
  7. Groves, C.P. Wilson, D.E. & Reeder, D.M.. Mammal Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference (3rd ed.). Baltimore, Maryland: Johns Hopkins University Press. 2005. ISBN 978-0-8018-8221-0. LCCN 2005001870. OCLC 62265494. OL 3392515M. NLC 001238428.http://www.departments.bucknell.edu/biology/resources/msw3/browse.asp?id=12100795
  8. Linda J. Lowenstine, Rita McManamon, Karen A. Terio. Editor(s): Karen A. Terio, Denise McAloose, Judy St. Leger, Pathology of Wildlife and Zoo Animals. Academic Press, 2018, Pages 375-412, Chapter 15 – Apes. ISBN 9780128053065, https://doi.org/10.1016/B978-0-12-805306-5.00015-8.
  9. Rosen G. (1977). Rudolf Virchow and Neanderthal man. The American journal of surgical pathology, 1(2), 183–187.https://doi.org/10.1097/00000478-197706000-00012https://sci-hub.st/10.1097/00000478-197706000-00012
  10. Walker, J., Clinnick, D., & White, M. (2021). We Are Not Alone: William King and the Naming of the Neanderthals. American Anthropologist, 123(4), 805-818.https://doi.org/10.1111/aman.13654
  11. Rosen G. (1977). Rudolf Virchow and Neanderthal man. The American journal of surgical pathology, 1(2), 183–187.https://doi.org/10.1097/00000478-197706000-00012
  12. Krings, M., Stone, A., Schmitz, R. W., Krainitzki, H., Stoneking, M., & Pääbo, S. (1997). Neandertal DNA sequences and the origin of modern humans. Cell, 90(1), 19–30.https://www.cell.com/cell/fulltext/S0092-8674(00)80310-4?_returnURL=https%3A%2F%2Flinkinghub.elsevier.com%2Fretrieve%2Fpii%2FS0092867400803104%3Fshowall%3Dtrue
  13. Krings, M., Geisert, H., Schmitz, R. W., Krainitzki, H., & Pääbo, S. (1999). DNA sequence of the mitochondrial hypervariable region II from the neandertal type specimen. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America, 96(10), 5581–5585.https://doi.org/10.1073/pnas.96.10.5581
  14. Benjamin Vernot Joshua M. Akey ,Resurrecting Surviving Neandertal Lineages from Modern Human Genomes.Science 343,1017-1021(2014).DOI:10.1126/science.1245938; https://sci-hub.st/10.1126/science.1245938
  15. Prüfer, K., Racimo, F., Patterson, N. et al. The complete genome sequence of a Neanderthal from the Altai Mountains. Nature 505, 43–49 (2014).https://doi.org/10.1038/nature12886https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1038/nature12886
  16. Stern, J. T., Jr, & Susman, R. L. (1983). The locomotor anatomy of Australopithecus afarensis. American journal of physical anthropology, 60(3), 279–317.https://doi.org/10.1002/ajpa.1330600302https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1002/ajpa.1330600302
  17. Sandra Blakeslee. May 3, 1983. The New York Times. DID LUCY ACTUALLY STAND ON HER OWN TWO FEET?https://www.nytimes.com/1983/05/03/science/did-lucy-actually-stand-on-her-own-two-feet.html
  18. Oxnard, C.E. Fossils, Teeth, and Sex: New Perspectives on Human Evolution, ISBN: 9780295963891. https://books.google.ch/books?id=8fdoQgAACAAJ. 1987, University of Washington Press. https://archive.org/details/fossilsteethsexn1987oxna/page/n9/mode/2up?q=australopithecines. Commented by David A. Plaisted. Problems with Lucy and Skull 1470 http://www.cs.unc.edu/~plaisted/ce/lucy.html
  19. David A. Plaisted. Problems with Lucy and Skull 1470. http://www.cs.unc.edu/~plaisted/ce/lucy.html. Accessed on June 2 2023.
  20. Green, D. J., & Alemseged, Z. (2012). Australopithecus afarensis scapular ontogeny, function, and the role of climbing in human evolution. Science (New York, N.Y.), 338(6106), 514–517.https://doi.org/10.1126/science.1227123
  21. Java Man. (2023, February 9). New World Encyclopedia, Retrieved 23:52, June 3, 2023 from https://www.newworldencyclopedia.org/p/index.php?title=Java_Man&oldid=1099870
  22. Rosen G. (1977). Rudolf Virchow and Neanderthal man. The American journal of surgical pathology, 1(2), 183–187.https://doi.org/10.1097/00000478-197706000-00012
  23. Alonso, P. D., Milner, A. C., Ketcham, R. A., Cookson, M. J., & Rowe, T. B. (2004). The avian nature of the brain and inner ear of Archaeopteryx. Nature, 430(7000), 666–669.https://doi.org/10.1038/nature02706https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1038/nature02706.
  24. Feduccia, A., & Tordoff, H. B. (1979). Feathers of Archaeopteryx: Asymmetric Vanes Indicate Aerodynamic Function. Science.https://doi.org/1021https://sci-hub.st/10.1126/science.203.4384.1021
  25. Rowe, T., Ketcham, R. A., Denison, C., Colbert, M., Xu, X., & Currie, P. J. (2001). Forensic palaeontology: The Archaeoraptor forgery. Nature, 410(6828), 539–540.https://doi.org/10.1038/35069145
  26. Phillip E. Johnson. Darwin On Trial. Used with permission of Phillip E. Johnson and Regnery Gateway Publishing Co. Electronically Enhanced Text (c) Copyright 1993 World Library, Inc. Copyright 1991.http://maxddl.org/Creation/Darwin%20On%20Trial.pdf
  27. Cambrian Period. National Geographic.https://www.nationalgeographic.com/science/article/cambrian
  28. Rafferty, John P.. “Chengjiang fossil site”. Encyclopedia Britannica, 12 Nov. 2015, https://www.britannica.com/place/Chengjiang-fossil-site. Accessed 29 June 2023.
  29. Stephen Jay Gould. American paleontologist.https://www.britannica.com/biography/Stephen-Jay-Gould
  30. N Hebert, P. D., Cywinska, A., & Ball, S. L. (2003). Biological identifications through DNA barcodes. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences, 270(1512), 313-321.https://doi.org/10.1098/rspb.2002.2218
  31. Y. Stoeckle, D.S. Thaler. Why should mitochondria define species? Human Evolution. Vol. 33; n. 1-2 (1-30) – 2018. DOI: 10.14673/HE2018121037; https://phe.rockefeller.edu/wp-content/uploads/2018/12/Stoeckle-Thaler-Final-reduced-002.pdf
  32. Marlowe Hood. Sweeping gene survey reveals new facets of evolution. MAY 28, 2018.https://phys.org/news/2018-05-gene-survey-reveals-facets-evolution.html
  33. Rockefeller University. Far from special: Humanity’s tiny DNA differences are ‘average’ in animal kingdom. MAY 21, 2018.https://phys.org/news/2018-05-special-humanity-tiny-dna-differences.html
  34. New Paper in Evolution Journal: Humans and Animals Are (Mostly) the Same Age? Evolution News. June 8, 2018, 2:00 PMhttps://evolutionnews.org/2018/06/humans-and-animals-are-mostly-the-same-age/
  35. Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “catastrophism”. Encyclopedia Britannica, 24 Jun. 2013, https://www.britannica.com/science/catastrophism-geology. Accessed 8 May 2023.
  36. Amy Joi O’Donoghue. Why this 300 million-year-old fossil discovered in Utah has the paleontology world buzzing? Rare creature found in Utah’s Canyonlands National Park. Nov 8, 2021, 8:24pm CEST.https://www.deseret.com/utah/2021/11/8/22770397/rare-fossil-canyonlands-national-park-petrified-forest-paleontology-discovery-reptile-mammal
  37. Polly, Paul David. “Morganucodon”. Encyclopedia Britannica, 12 Oct. 2018, https://www.britannica.com/animal/Morganucodon. Accessed 29 June 2023.
  38. Tattersall, Ian. “Homo sapiens”. Encyclopedia Britannica, 16 May. 2023, https://www.britannica.com/topic/Homo-sapiens. Accessed 4 June 2023.
  39. McNutt, E. J., Hatala, K. G., Miller, C., Adams, J., Casana, J., Deane, A. S., Dominy, N. J., Fabian, K., Fannin, L. D., Gaughan, S., Gill, S. V., Gurtu, J., Gustafson, E., Hill, A. C., Johnson, C., Kallindo, S., Kilham, B., Kilham, P., Kim, E., DeSilva, J. M. (2021). Footprint evidence of early hominin locomotor diversity at Laetoli, Tanzania. Nature, 600(7889), 468-471.https://doi.org/10.1038/s41586-021-04187-7

 

 

 

Nguồn: https://www.epochtimesviet.com

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan