Nhìn thấu ‘Thuyết Tiến Hóa’ (Chương 3): Sinh Học Phân Tử Phủ Định Giả Thuyết Tiến Hóa (P.1)

Share

Vào giữa và cuối thế kỷ 20, ngành khoa học công nghệ sinh học được rất nhiều nhà sinh vật học kỳ vọng và nhiệt tình tham gia. Nó đã có một bước phát triển nhảy vọt như nấm mọc sau mưa. Không phụ lòng mong đợi, nhận thức về cơ thể con người đã thâm nhập đến tầng diện vi quan, điều mà thời đại của Darwin không thể tưởng tượng được.

   Sinh học phân tử đã cung cấp cho nhân loại những khám phá mới nào về sinh mệnh? Trong chương này, chúng ta hãy cùng nhau lãnh hội sự kỳ diệu của cơ thể con người và tế bào, cũng như bí ẩn của thế giới DNA.

   Đối diện với dịch cúm Tây Ban Nha và virus corona mới, các khoa học gia từng tìm mọi cách để lây nhiễm cho một nhóm đối tượng thử nghiệm, thậm chí nhỏ virus vào mũi họ, nhưng họ vẫn không bị lây nhiễm. Vì sao vậy? Bởi vì cơ thể con người chúng ta có một lực lượng tinh nhuệ bẩm sinh bảo vệ chúng ta cả ngày lẫn đêm, thần kỳ tương tự như “Ngự lâm quân” hoặc “Thiên long bát bộ.”

   Con người chúng ta có thể nhìn thấy đồ vật, đi lại, cảm thấy nóng lạnh, suy nghĩ, ghi nhớ và có cảm xúc … Tất cả những điều này không thể tách rời hoạt động bình thường của đại não chúng ta. Đại não có thể được ví như “trung tâm xử lý thông tin” phức tạp nhất trong cơ thể con người.

   Một siêu xe thể thao được thiết kế tỉ mỉ, sẽ rất khó lái nếu thiếu đi bất kỳ một linh kiện nào đó của động cơ. Cấu trúc cơ thể con người tinh mỹ, phức tạp và thần kỳ bí ẩn như vậy, lẽ nào lại không phải được thiết kế và sáng tạo ra hay sao?

   Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của cơ thể con người. Các tế bào của con người giống như một thành phố được quy hoạch công phu: màng tế bào giống như một con hào bảo vệ thành, nhân tế bào giống như bộ tư lệnh; DNA mang thông tin của sinh mệnh theo phương thức tinh chuẩn và ưu nhã không gì sánh được. Nếu chiểu theo lý thuyết về đột biến ngẫu nhiên của Darwin, để tạo ra một loại protein kích cỡ trung bình thì số lượng tổ hợp nucleotide cụ thể cần thiết sẽ lớn đến mức không thể tưởng tượng được.

   Quý vị có biết, các khoa học gia đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về gene, và cuối cùng phát hiện: quy luật biến đổi gene và mục đích thực sự của sinh mệnh, kỳ thực khác rất nhiều so với “giả thuyết tiến hóa” của Darwin.

   Giả thuyết “Cây sự sống” của Darwin được các thế hệ sau mô tả là “cây phát sinh loài.” Quý vị có biết rằng cái “cây đại thụ che trời” ấy không hề có đốt trên thân cây, bởi vậy, nó thực chất chỉ là một bụi cây ngắn. Mối quan hệ họ hàng và vị trí của các loài khác nhau trong “dòng họ sinh vật” do Darwin và những người ủng hộ ông đề ra, thường là những thế hệ hỗn loạn, không có sự phân biệt tổ tôn.

   Khi sinh mệnh đầu tiên trên Trái Đất được sinh ra, là DNA có trước, hay protein có trước? Câu trả lời của sinh học phân tử là phải có đồng thời cả hai, không thể thiếu cái nào. Sự thật không thể tránh né này nói cho chúng ta biết rằng, nếu không phải “Đấng sáng tạo” trong vũ trụ đã có bản thiết kế sinh mệnh trên Trái Đất và chuẩn bị trước các thành phần cấu trúc cần thiết, thì về cơ bản không thể có bất kỳ sinh mệnh nào trên Trái Đất được sinh ra.

   Như nhà sinh vật học phân tử Michael Denton đã nói, “thuyết tiến hóa” là “lời dối trá lớn nhất của thế kỷ 20.” Những nghiên cứu khám phá của sinh học phân tử đã giáng một đòn trí mạng nặng nề vào “giả thuyết tiến hóa,” và đã đến lúc cho nó một “kết luận cuối cùng.”

***

   Giả thuyết tiến hóa ra đời trong cuộc Cách mạng Công nghiệp phương Tây vào thế kỷ 19. Khi đó, hiểu biết của con người về các hiện tượng sự sống còn rất hữu hạn. Những gì Darwin nhìn thấy là cấu trúc vĩ mô của các loài khác nhau hoặc các cơ quan trong cơ thể, ông không biết sự phức tạp to lớn vốn có trong các tế bào, mô và cơ quan. Ông cũng biết rất ít về kết cấu và chức năng của các phân tử sinh học khác nhau ở trong tế bào. Mãi cho đến giữa và cuối thế kỷ 20, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ sinh học phân tử, con người mới dần dần nhận thức sâu sắc hơn về sự phức tạp của sinh mệnh.

   Ngày 14/04/2017, các nhà nghiên cứu từ Đại học Utah, Đại học Caltech và Đại học Hoàng gia Luân Đôn đã công bố một bài báo trên tạp chí Science. Họ phát hiện tiên mao (lông roi, flagella) của vi khuẩn Escherichia coli có thể được gọi là “động cơ nano quay” (rotary nanomotor) nhỏ nhất thế giới. Mặc dù nó chỉ có kích thước 25 nanomet, tương đương với kích thước của 100 nguyên tử, nhưng cấu trúc của nó vô cùng tinh tế, có tổng cộng 50 phần do khoảng 30 phân tử protein khác nhau cấu thành. Chúng tự thực hiện nhiệm vụ, phân công và hợp tác, có thể phối hợp với nhau một cách có hệ thống theo cơ chế đã định. Thiếu bất kỳ một cái nào thì cũng không thể hoạt động bình thường được. [173]

   Tiên mao của vi khuẩn (flagella) là động cơ phân tử protein và bộ máy nano phức tạp nhất, hiệu quả nhất và tinh vi nhất trong giới tự nhiên. Do tính phức tạp cao nên nó luôn là điểm khó khăn trong nghiên cứu sinh học. Nếu chiếu theo thuyết tiến hóa của Darwin, căn bản không thể giải thích flagella tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp như thế nào. Flagella chỉ có thể được chế tạo và lắp ráp theo quy trình nghiêm ngặt, không thể phát triển một cách tự phát và ngẫu nhiên. Một con vi khuẩn bé nhỏ mà còn tinh vi và phức tạp như vậy, huống chi là cơ thể con người?

   Bác sĩ Geoffrey Simmons tại Trường Y trực thuộc Đại học Illinois từng nói: “Tôi tin rằng các bác sĩ là một trong những người quan sát tốt nhất quá trình của sinh mệnh. Đa số mọi người quan sát cơ thể con người từ một bề mặt phẳng. Từ góc độ đó mà xét, mọi khía cạnh của cuộc sống dường như tương đối đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào thế giới vi quan, người ta có thể dễ dàng thấy rằng hầu hết mọi sinh vật đều khó mà giải thích cho được …” [174] Thuận theo sự hiểu biết ngày càng sâu sắc về các hiện tượng trong cuộc sống, ngày càng có nhiều bằng chứng nghiên cứu về sinh học tế bào người và sinh học phân tử đặt ra những nghi ngờ và thách thức đối với giả thuyết tiến hóa.

1. Sự kỳ diệu của cơ thể con người

   Khi Darwin đề xuất thuyết tiến hóa, đối với ông, các sinh vật giống như những chiếc hộp đen. Ông hoàn toàn không biết các tổ chức tinh vi của sinh vật ở cấp độ phân tử. Ông cho rằng sinh mệnh rất đơn giản và có thể dễ dàng tiến hóa từ vật chất vô tri vô giác. Ngày nay, chiếc hộp đen này đã được mở ra. Bắt đầu từ giữa thế kỷ trước, sự phát triển của kính hiển vi điện tử và công nghệ hóa sinh đã mở ra cánh cửa lớn cho việc nghiên cứu tế bào. Khi đó, người ta mới phát hiện các thành phần cơ bản của một hệ thống sinh mệnh – bao gồm các tế bào và các phân tử sinh học – và các quá trình sinh hóa liên quan đến sự sống là phức tạp đến mức không thể tưởng tượng được.

   Trong chương thứ hai của loạt bài “Nhìn thấu thuyết tiến hóa,” chúng tôi đã giới thiệu kết cấu tinh xảo mà phức tạp của con mắt và chức năng thu nhận vật thể của nó, cùng với sự sắp xếp gọn gàng và có trật tự của 10 lớp võng mạc. Ngoài ra còn có một cơ chế dây chuyền, trong đó các tế bào cảm quang chuyển đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện cho đến khi tạo ra thị giác. Những cơ chế phức tạp này đều khiến mọi người kinh ngạc không thôi. Bởi vậy, không có gì lạ khi Darwin “rùng mình” mỗi khi nghĩ đến chuyện này.

   Trong cuốn “Nguồn gốc các loài,” Darwin đã viết: “Nếu có thể chứng minh bất kỳ cơ quan phức tạp hiện có nào không thể được hình thành thông qua vô số thay đổi nhỏ và liên tục, thì lý thuyết của tôi sẽ hoàn toàn không thể đứng vững.” [175]

   Cơ thể con người có rất nhiều ví dụ về các hệ thống phức tạp không thể đơn giản hóa, trong đó ít nhất bao gồm hệ thống tim mạch, hô hấp, miễn dịch, thần kinh, thị giác, vị giác, đường tiêu hóa, da và nội tiết, v.v. Ví dụ, tim của chúng ta mỗi thời mỗi khắc đều đang đập, vận chuyển không biết mệt mỏi máu cũ giàu chất thải trao đổi chất đến phổi và gan để chuyển hóa thành máu mới, sau đó lại vận chuyển đến toàn bộ cơ thể.

   Ở cấp độ tế bào, các chức năng sinh lý của con người cần nhiều loại yếu tố điều tiết và vòng phản hồi, cũng như hàng nghìn gene tương tác và các protein cụ thể để có thể hoạt động. Các tế bào giao tiếp với nhau thông qua các tín hiệu phân tử để điều chỉnh các chức năng và hành vi sinh lý của tế bào. Các cơ chế báo hiệu này rất quan trọng đối với sự tồn tại, biệt hóa, tăng sinh và sống sót của tế bào. Những liên kết giữa các gene và protein tương ứng này không thể phát sinh đơn giản thông qua các đột biến hoặc thay đổi ngẫu nhiên.

   Tính chất siêu phức tạp của các hệ thống sinh mệnh còn thể hiện ở tính không thể giản lược. Tức là tất cả các nhân tố của hệ thống phải tồn tại đồng thời, nếu thiếu bất kỳ phần nào thì hệ thống sẽ mất đi chức năng vốn có. Vì nó không thể giản lược, cho nên về mặt logic, một hệ thống như vậy không thể phát triển thông qua những cải tiến tuần tự và dần dần như Darwin đã giả định.

   Hai đặc điểm trên đã được nhà hóa sinh người Mỹ, Gs.Ts Michael Behe (1952-) ​​của Đại học Lehigh ở Pennsylvania, Hoa Kỳ, tóm tắt trong cuốn “Hộp đen của Darwin” (Darwin’s Black Box). [176]

   Ngoài ra, tính siêu phức tạp của các hệ thống sinh mệnh còn thể hiện ở “hệ thống dự phòng” (Systemic redundancy), tức là bổ sung thêm các phụ kiện dự phòng cho một hệ thống [177]. Có thể nói những cơ chế như vậy có rất nhiều trong cơ thể con người, giúp tăng tính ổn định và độ tin cậy của các chức năng của cơ thể, tương tự như cơ chế bù trừ hoặc tự sửa chữa [178].

   Ví dụ về cơ chế bù trừ trong cơ thể con người bao gồm: khi một cơ quan hay hệ thống bị tổn thương hoặc suy giảm chức năng, các cơ quan hoặc hệ thống liên quan khác có thể điều chỉnh và tăng cường chức năng của chúng nhằm bù đắp cho sự mất mát hoặc duy trì hoạt động chung của cơ thể. Ví dụ, khi chức năng của một quả thận bị tổn thương, quả thận còn lại sẽ tăng cường chức năng lọc để duy trì quá trình chuyển hóa và bài tiết bình thường của cơ thể.

   Giống như việc quý vị có một chiếc xe hơi, và hệ thống dự phòng chính là mang theo một chiếc lốp dự phòng. Nếu một trong các lốp xe ô tô bị hỏng, quý vị có thể ngay lập tức thay lốp dự phòng và tiếp tục lái xe mà không bị mắc kẹt bên vệ đường. Hoặc máy tính của quý vị bị lỗi không thể khởi động bình thường, nhưng nếu như trước đó quý vị đã thực hiện chương trình khởi động sao lưu, nó là một hệ thống hoàn chỉnh và độc lập, vậy thì sau khi khởi động chương trình sao lưu, máy tính vẫn có thể chạy bình thường.

   Nếu chương trình sao lưu và lốp dự phòng này không được thiết kế từ trước, vậy làm sao chúng có thể tồn tại ở đó? Đây chính là “sự thần kỳ.” Cơ sở chính của giả thuyết tiến hóa của Darwin chỉ hợp lý trong tình huống có sự chọn lọc môi trường, nó không thể áp dụng cho tương lai. Vì vậy, sự phức tạp và bí ẩn của hệ thống cơ thể con người không thể được giải thích bằng giả thuyết tiến hóa của Darwin.

   Khi thiết kế cơ thể con người, có thể cân nhắc đến các tình huống bất ngờ có thể xảy ra với cơ thể con người, từ đó thiết kế trước các cơ chế tự sửa chữa dự phòng này – Là ai trong vũ trụ này có thể làm được như vậy? Nếu chúng ta có thể tạm gọi ngài ấy là “Đấng sáng tạo,” thì không còn nghi ngờ gì nữa, cơ thể kỳ diệu của con người là một kiệt tác của “Đấng sáng tạo.”

Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ về sự kỳ diệu của cơ thể con người.

1.1 Thần hộ mệnh của sức khỏe con người

   Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 là một trong những đại dịch nghiêm trọng nhất tấn công nhân loại trong hơn một thế kỷ. Các khoa học gia lúc bấy giờ rất muốn biết tác nhân gây bệnh là gì và nó lây nhiễm cho con người như thế nào.

   Vào năm 1918, các bác sĩ ở Boston đã tiến hành một nhóm thí nghiệm thử thách đối với con người. Họ cố ý sử dụng mô chứa virus trong cơ thể của một bệnh nhân cúm Tây Ban Nha để tạo ra một chất lỏng, sau đó nhỏ vào mắt, mũi hoặc miệng của những đối tượng khỏe mạnh. [179]

   Đối tượng thử nghiệm của nghiên cứu này là một nhóm tù nhân tại nhà tù quân sự trên đảo Deer ở Cảng Boston. Nhóm tù nhân này được thông báo họ sẽ được ân xá nếu tham gia vào thí nghiệm và may mắn sống sót sau khi bị lây nhiễm cúm.

   Những nhân viên thí nghiệm đã chích cho các tù nhân chất lỏng chứa mô phổi bị nhiễm bệnh từ bệnh nhân cúm hoặc nạn nhân của dịch cúm, nhỏ dịch mô bị nhiễm bệnh vào mắt của họ, đồng thời xịt vào mũi và miệng của họ khí dung truyền nhiễm. Những nhân viên thí nghiệm còn lấy máu từ bệnh nhân và chích vào các đối tượng thí nghiệm.

   Ngoài các trường hợp tiếp xúc với các loại chất lỏng này, người ta còn chuyển 10 tù nhân khỏe mạnh đến bệnh viện, nơi các bệnh nhân cúm sắp tử vong đang được điều trị. Ở đó, họ được yêu cầu đứng cạnh các bệnh nhân sắp tử vong này, cúi xuống mặt bệnh nhân và hít vào thật mạnh khi bệnh nhân thở ra. Để bảo đảm các tù nhân thử nghiệm tiếp xúc với virus, các bệnh nhân cúm đã ho vào mặt và miệng của các tù nhân.

   Tuy nhiên, kết quả của thí nghiệm lại khiến mọi người bất ngờ: Không ai trong số 62 tù nhân khỏe mạnh thực hiện thí nghiệm bị nhiễm virus cúm. Không có ai nhiễm bệnh, cũng không có ai tử vong.

   Một nhóm bác sĩ độc lập khác ở San Francisco cũng đã tiến hành một thử nghiệm tương tự trên 50 tình nguyện viên khỏe mạnh, kết quả mà họ thu được cũng tương tự. [180]

   Trong đại dịch virus corona (COVID-19) từ năm 2020 đến 2023, tạp chí Nature đã công bố một thí nghiệm tương tự do các khoa học gia Anh quốc thực hiện vào năm 2022. Kỹ thuật lần này tiên tiến hơn, họ dùng chất lỏng chứa virus corona (SARS-CoV-2) để nhỏ vào mũi người khỏe mạnh. Điều này rõ ràng là để bảo đảm rằng virus đã xâm nhập vào cơ thể con người. [181]

   Trong số 36 tình nguyện viên khỏe mạnh tham gia thí nghiệm, có 16 người đã nhiễm virus, nhưng tất cả đều có các triệu chứng rất nhẹ, những người còn lại đều không bị nhiễm bệnh.

   Tại sao có một số người không bị nhiễm bệnh cho dù họ tiếp xúc với virus như thế nào? Mỗi người khỏe mạnh chúng ta đều được Thượng Thiên ban tặng một bộ hệ thống phòng ngự thần kỳ, tinh diệu, phức tạp và thông minh, có thể chống lại các vi sinh vật ngoại lai một cách hiệu quả – đó chính là Hệ thống miễn dịch. [182]

   Mặc dù bề ngoài con người có thể trông giống nhau, nhưng nếu chúng ta “mang” trên mình một con “mắt” có thể nhìn thấy thế giới vi mô, thì có thể nhìn thấy hệ thống miễn dịch ở cấp độ vi mô giữa mọi người có sự khác biệt. Nó khác biệt như thế nào?

   Có người có hệ thống miễn dịch mạnh hơn một chút, có người thì yếu hơn, do đó khi tiếp xúc với cùng một lượng virus từ bên ngoài, một số người sẽ bị nhiễm bệnh còn một số người thì không. Vậy hệ thống miễn dịch của một người khỏe mạnh bình thường sẽ như thế nào?

   Nếu chúng ta ví cơ thể con người như một tòa lâu đài kiên cố, thì hệ thống miễn dịch sẽ giống như một đội quân tinh nhuệ do “Thiên long bát bộ” hoặc “Ngự lâm quân” tổ thành. Chúng bảo vệ sức khỏe cho cơ thể con người cả ngày lẫn đêm khỏi các loại virus và vi khuẩn. Virus và vi khuẩn giống như những kẻ xâm lược xảo quyệt muốn đột nhập vào tòa lâu đài, tìm kiếm một nơi để có thể tẩm bổ và sinh sôi.

   Cơ chế bảo vệ đầu tiên của cơ thể con người là các rào cản vật lý, bao gồm da, mũi, mắt, v.v. Đây là những rào cản vật lý tuyệt vời có thể ngăn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Nếu ví cơ thể con người như một quốc gia, thì cơ chế bảo vệ đầu tiên sẽ giống như “bức tường thành.”

   Tuyến phòng thủ thứ hai của hệ thống miễn dịch là các cơ sở tuần tra trên “bức tường thành” giống như “lính đồn trú.” So với những “bức tường thành” ngăn chặn hoặc xua mầm bệnh ra khỏi cơ thể, thì “lính đồn trú” sẽ chủ động tấn công mầm bệnh thông qua một số cơ chế.

   Ví dụ, trong khoang mũi, cổ họng, khí quản, phế quản, phổi, v.v. đều có các tế bào biểu mô, một số tế bào biểu mô sẽ sản xuất Interferon sau khi nhiễm trùng. Interferon là một chất kháng virus quan trọng. Sau khi kết hợp với các tế bào không bị nhiễm bệnh, nó có thể khởi động một cơ chế đặc biệt để ngăn cản sự nhân lên của virus, từ đó ngăn chặn sự lây nhiễm lan rộng, đây cũng là nguồn gốc của cái tên “Interferon.”

   Khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập được vào cơ thể thì tức là chúng đã phá vỡ hàng rào phòng thủ của tòa lâu đài và bắt đầu di chuyển khắp nơi. Virus giống như những tên trộm, lặng lẽ lẻn vào các tế bào với những kế hoạch xấu xa của chúng, chúng xâm nhập vào mọi ngóc ngách của lâu đài một cách vô cùng bí mật. Còn vi khuẩn thì giống như một nhóm cướp thiết lập thành trì nhỏ của riêng mình trong lâu đài, đồng thời bắt đầu lây lan và nhân lên.

   Dù là trộm hay cướp, chúng đều được tổ chức tốt và chiếm cứ các bộ phận khác nhau. Một số xâm nhập vào da, một số xâm nhập vào đường hô hấp và một số ẩn náu trong đường ruột. Khi virus hoặc vi khuẩn bắt đầu nhân lên, chúng sẽ giải phóng một lượng lớn chất độc, gây ra sự hỗn loạn trong lâu đài. Những chất độc này làm suy giảm chức năng bình thường của tế bào, cản trở cuộc sống của những cư dân bình thường trong lâu đài và ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể con người.

   Lúc này cơ thể có một hệ thống miễn dịch tinh vi hơn để đối kháng. Nó được chia thành hệ thống miễn dịch tiên thiên và hệ thống miễn dịch hậu thiên, tương ứng với tuyến phòng thủ thứ ba và thứ tư của cơ thể con người. Các tế bào miễn dịch khác nhau trong hệ thống miễn dịch này đều có vai trò và kỹ năng đặc biệt khác nhau. Chúng chiến đấu chống lại những kẻ xâm lược, phát động các cuộc tấn công để cố gắng loại bỏ virus và vi khuẩn.

   Hệ thống miễn dịch tiên thiên của tuyến phòng thủ thứ ba là “đội quân tiền trạm” do cơ thể gửi đến khi gặp phải một bệnh nhiễm trùng chưa biết. So với hệ thống miễn dịch hậu thiên, nó có thể chống lại nhiều loại mầm bệnh hơn, nhưng khả năng bảo vệ thì tương đối ngắn. Bạch cầu hạt, đại thực bào, tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) và hệ thống bổ thể đều là một phần của hệ thống miễn dịch tiên thiên. Bạch cầu hạt được chia thành bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid và bạch cầu ưa kiềm.

   Bạch cầu trung tính là những chiến binh tuyến đầu của hệ thống miễn dịch, sở hữu khả năng nuốt chửng và tiêu hóa vi khuẩn. Khi gặp kẻ lạ xâm nhập, chúng tấn công ráo riết, nhốt vi khuẩn trong màng tế bào và tiết độc tố để tiêu diệt chúng. Số lượng bạch cầu trung tính trong cơ thể con người là lớn nhất trong ba loại, tốc độ sản xuất cũng rất nhanh, chúng là những chiến binh phản ứng đầu tiên sau khi cơ thể nhiễm bệnh, đóng vai trò giống như “cảnh sát tuần tra.”

   Bạch cầu ái toan có thể đóng vai trò rất lớn trong việc chống lại ký sinh trùng. Ký sinh trùng là sinh vật đa bào khó nuốt, tuy nhiên, bạch cầu ưa acid không tiêu diệt ký sinh trùng bằng cách thực bào, mà là giải phóng các chất hóa học xuyên qua màng tế bào để tấn công. Vậy nên, vai trò của bạch cầu ái toan khá giống như một “nhân viên khử trùng.”

   Bạch cầu ái kiềm thì giải phóng các hóa chất hóa học để kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể, chúng là yếu tố phổ biến trong các phản ứng dị ứng, giống như “lính cứu hỏa.” Các bạch cầu hạt này sẽ tham gia khi một khu vực nào đó bị viêm (như thể bị cháy).

   Đại thực bào thì giống như “cảnh sát chống bạo động” hay “ngự tiền thị vệ,” chúng có khả năng thực bào mạnh mẽ hơn. Khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào các mô hoặc cơ quan, đại thực bào sẽ nhanh chóng đi đến khu vực bị nhiễm bệnh, nuốt chửng và tiêu hóa những kẻ xâm lược, đồng thời giải phóng các phân tử tín hiệu để hướng dẫn các tế bào miễn dịch khác hành động. So với bạch cầu trung tính, đại thực bào có khả năng tấn công mầm bệnh mạnh hơn và có thể chống lại vi khuẩn trong một thời gian dài.

   Đại thực bào có rất nhiều chức năng. Sau một trận chiến khốc liệt, chúng thường ở lại để thu dọn chiến trường, loại bỏ tế bào chết và các chất thải khác trong cơ thể. Vì vậy nó còn có biệt danh là “công nhân dọn rác,” có thể nói là chăm chỉ vất vả, làm đủ mọi việc nặng nhọc.

   Sau khi nuốt mầm bệnh, các đại thực bào và tế bào đuôi gai sẽ phân tích chúng và chuyển thông tin liên quan đến hệ thống miễn dịch hậu thiên, cho phép hệ thống này tiếp tục đối phó với kẻ thù. Chúng là cầu nối giữa hệ thống miễn dịch tiên thiên và hệ thống miễn dịch hậu thiên. Các tế bào đuôi gai có khả năng phân tích và phân phối thông tin tình báo ưu việt, giống như những “tín hiệu viên” truyền tải thông tin.

   Tế bào NK (tế bào diệt tự nhiên) cũng là một trong những đội quân tiên phong, chịu trách nhiệm chính trong việc tiêu diệt tế bào nhiễm virus và tế bào ung thư đột biến trong cơ thể.

   Các cơ chế và phân tử phòng thủ khác trong “đội hộ vệ” này như “Interferon,” “bổ thể,” “kháng thể” và “cytokine,” chúng giống như vũ khí phòng thủ cầm trên tay với khả năng tiêu diệt kẻ thù rất chuyên nghiệp: có thể trực tiếp tăng cường khả năng chống vi khuẩn của các tế bào khác hoặc phối hợp và điều chỉnh phản ứng miễn dịch.

   Hệ thống bổ thể giống như những viên đạn, có thể tiêu diệt các mầm bệnh, vi khuẩn, virus hoặc tế bào bất thường. Nó còn có thể thúc đẩy khả năng hấp thụ mầm bệnh của tế bào thực bào thông qua “opsonin.” Nói cách khác, nếu ví tác nhân gây bệnh là “cơm” thì bổ thể chính là “nước thịt” làm tăng thêm hương vị, thúc đẩy tế bào thực bào ăn nhiều hơn. Ngoài ra, hệ thống bổ thể còn có thể thúc đẩy các phản ứng miễn dịch khác, chẳng hạn như phản ứng viêm, bài tiết các chất điều hòa chức năng miễn dịch, v.v.

   Rất nhiều cao thủ đã tập hợp lại với nhau như vậy để tiêu diệt virus và vi khuẩn. Cuối cùng, “xác chết” của virus, vi khuẩn sẽ được đại thực bào dọn dẹp một cách sạch sẽ. Nếu hệ thống miễn dịch của con người đủ mạnh, phần lớn virus và vi khuẩn sẽ bị đội quân tinh nhuệ quét sạch ngay sau lần đầu tiên đối đầu, một số ít kẻ lang thang còn lại sẽ không thể tạo ra sóng gió. 

   Hệ thống miễn dịch hậu thiên là một “lực lượng đặc biệt” được đào tạo bài bản có khả năng tiêu diệt nhắm vào những tác nhân gây bệnh nào đó. Chúng là những tế bào lympho, được chia thành tế bào T và tế bào B. Chúng có thể ghi nhớ hình dạng của virus, có khả năng nhận biết và ghi nhớ những kẻ xâm lược, đồng thời giải phóng kháng thể để chống lại mầm bệnh.

   Sau khi hệ thống miễn dịch tiên thiên được kích hoạt, các tế bào đuôi gai và đại thực bào sẽ bắt đầu hấp thụ mầm bệnh, phân tích và nhận diện chúng, đồng thời chuyển những thông tin quan trọng này cho các tế bào T.

   Sau khi nhận được tín hiệu, tế bào T sẽ bắt đầu tiêu diệt mầm bệnh một cách có chủ đích, đồng thời thúc đẩy tế bào B sản xuất kháng thể. Quan trọng hơn, các tế bào T và tế bào B sẽ “ghi nhớ” các đặc điểm của mầm bệnh xâm nhập, nếu có mầm bệnh tương tự xâm nhập lần sau, những lực lượng đặc biệt này có thể trực tiếp nhận ra mầm bệnh mà không cần thông qua hệ thống miễn dịch tiên thiên, và nhanh chóng phản ứng để tấn công kẻ xâm lược. Tế bào B cũng là tế bào lympho. Các tế bào B độc đáo ở chỗ chúng có khả năng tạo ra vũ khí mạnh mẽ và chuyên biệt mà hệ thống miễn dịch có thể sử dụng: đó chính là kháng thể. Tế bào B giống như nhà máy sản xuất vũ khí. Kháng thể giống như càng của “con cua,” có thể khởi tác dụng bắn tỉa.

   Hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta là một lực lượng phòng thủ toàn diện kỳ ​​diệu, linh hoạt và năng động, là tổng hợp của ba lực lượng vũ trang (hải quân, lục quân, không quân), có khả năng chống lại virus một cách ổn định. Tại sao có người tiếp xúc với virus corona nhiều bao nhiêu mà vẫn không bị nhiễm bệnh? Hóa ra trong cơ thể của họ đã có bí kíp võ công như vậy rồi.

   Liệu thuyết “tiến hóa tự nhiên” của Darwin có thể giải thích được hệ thống miễn dịch phức tạp và tinh diệu của cơ thể con người hay không? Lực lượng phòng thủ xuất sắc của một quốc gia cần phải được rèn luyện lâu dài mới có thể hình thành, công phu cao thâm của một người cần phải rèn luyện lâu dài mới có được, có lý do gì để nói rằng hệ thống miễn dịch tuyệt vời của cơ thể con người không phải là một tác phẩm đã được thiết kế và chế tạo công phu đây?

1.2 Hệ thống xử lý thông tin trung tâm của cơ thể người

   Con người chúng ta có thể nhìn thấy đồ vật, đi lại, vận động, cảm thấy nóng lạnh, biết suy nghĩ, ghi nhớ và có cảm xúc. Mỗi phút mỗi giây đều có hàng triệu thứ đang xảy ra trong cơ thể chúng ta. Tất cả những điều này đều không thể tách rời khỏi hoạt động bình thường của đại não và hệ thần kinh.

   Hệ thần kinh của con người giống như một hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin siêu phức tạp. Hàng trăm triệu tế bào thần kinh được kết nối với nhau như những linh kiện điện tử cực nhỏ để tạo thành một mạng lưới thần kinh phức tạp và khổng lồ, đồng thời cũng là một mạng lưới truyền dữ liệu rất phát triển. [183]

   Sự khác biệt lớn nhất giữa các tế bào thần kinh với các tế bào khác là chúng có khả năng phóng điện một cách tự chủ. Khi một tế bào thần kinh nhận được kích thích từ một tế bào thần kinh khác, nó sẽ truyền thông tin đến tế bào thần kinh tiếp theo. Việc truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh có thể ví như đường cao tốc thông tin trong cơ thể chúng ta.

   Đại não là “trung tâm xử lý thông tin” phức tạp nhất trong cơ thể con người. Đại não của con người có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh, không khác mấy so với số lượng các ngôi sao trong Dải Ngân Hà.

   Các tế bào thần kinh trong não là những tế bào quan trọng và phức tạp nhất trong cơ thể chúng ta. Mỗi tế bào thần kinh lại phân thành nhiều sợi trục và sợi nhánh, chúng giống như những sợi dây liên kết nhỏ truyền thông tin từ các vùng khác nhau đến toàn bộ hệ thần kinh.

   Mỗi tế bào thần kinh đều có vai trò và chức năng cụ thể. Các tế bào thần kinh này tạo thành mạng lưới thần kinh phức tạp trong não, tủy sống, các cơ quan và mô khác nhau trong cơ thể, chúng giao tiếp và truyền thông tin qua các xung thần kinh. Sự giao tiếp và truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh được thực hiện thông qua sự chuyển giao vật chất giữa hàng chục nghìn tỷ khớp thần kinh (synapse) và vô số tế bào thần kinh. [184]

   Ngoài việc truyền qua các tế bào thần kinh dưới dạng xung điện, tín hiệu thần kinh còn có thể được truyền tải thông qua các chất hóa học. Khi xung điện đi đến điểm cuối của một tế bào thần kinh, nó sẽ kích thích giải phóng các chất hóa học gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Các chất này truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh, cho phép thông tin vượt qua khoảng cách giữa các tế bào thần kinh, và đạt được mục đích truyền tải thông tin một cách chính xác.

   Hệ thần kinh giống như một hệ thống điều khiển tự động thông minh, có thể tự động điều chỉnh hoạt động của các cơ quan và hệ thống khác nhau để duy trì sự cân bằng và ổn định bên trong cơ thể. Ví dụ, khi cơ thể chúng ta gặp căng thẳng hoặc nguy hiểm, hệ thống thần kinh tự chủ sẽ tự động điều chỉnh nhịp tim và nhịp thở, cho phép cơ thể ứng phó tốt hơn với những căng thẳng và nguy hiểm này.

   Ngoài ra, hệ thống thần kinh cũng có thể điều chỉnh sự bài tiết của các tuyến nội tiết trong cơ thể, chẳng hạn như tuyến giáp và tuyến thượng thận, để duy trì sự trao đổi chất và chức năng sinh lý của cơ thể. Toàn bộ hệ thống thần kinh giống như một hệ thống trí tuệ, thông qua việc không ngừng học hỏi và điều chỉnh giúp chúng ta có thể thích ứng tốt hơn với những thay đổi và thách thức bên ngoài.

   Vì vậy, những hệ thống thần kinh tinh diệu và phức tạp này không thể nào sinh ra do đột biến ngẫu nhiên. Bất kỳ một hệ thống đường sá, một mạng lưới thông tin liên lạc nào cũng cần trí tuệ và công sức của các kỹ sư và nhà thiết kế để tạo ra nó. Có lý do gì để nói rằng một hệ thần kinh kỳ diệu như vậy của cơ thể con người không phải là một tác phẩm được thiết kế và chế tạo công phu?

   Trên thực tế, mỗi hệ thống trong cơ thể con người đều rất phức tạp và tinh vi, đồng thời mỗi hệ thống đều có những đặc điểm và chức năng riêng biệt. Ví dụ, ngoài hệ thống miễn dịch có thể xác định và tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập nói trên, hệ tiêu hóa có thể phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng, hệ hô hấp có thể trao đổi khí oxy và carbon dioxide, hệ tuần hoàn có thể vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan khác nhau … Mỗi cơ quan đều thực hiện nhiệm vụ riêng của mình để duy trì sự cân bằng trong cơ thể.

   Cho đến nay, con người vẫn chưa hoàn toàn nhận biết và nắm vững được sự phức tạp của toàn bộ hệ thống sinh mệnh. Điều này không chỉ đúng ở cấp độ hệ thống sinh học, mà ở cấp độ tế bào cũng vậy. Lấy ví dụ về các con đường chuyển hóa protein, gene và chất béo của tế bào người. Các khoa học gia càng nghiên cứu về chúng, họ càng thấy chúng đều là những mạng lưới hệ thống siêu phức tạp và khổng lồ, căn bản không thể giải thích bằng giả thuyết tiến hóa của Darwin.

1.3 Tế bào người tinh diệu và phức tạp

   Trong phần này, chúng ta cùng bước vào và lãnh hội thế giới tế bào tuy nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hầu như tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất đều được tạo thành từ các tế bào rất nhỏ. Mặc dù các tế bào nhỏ đến không đáng kể và rất khó phát hiện bằng mắt thường, nhưng dưới kính hiển vi, chúng lại là những sinh mệnh sống động. Chúng giống như những quốc gia hay thành phố độc lập, mang trong mình sức sống và tràn trề sinh lực. Là đơn vị cơ bản của sinh mệnh, tế bào sở hữu cấu trúc và chức năng phức tạp. Chúng phối hợp với nhau theo phương thức khiến người ta kinh ngạc, tạo thành thế giới sinh vật đầy màu sắc mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

   Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của cơ thể con người. Bên trong tế bào, các cấu trúc khác nhau của tế bào được phân khai bằng các vỏ bọc khác nhau, chúng thực hiện các chức năng riêng một cách độc lập. [185]

  Các tế bào của con người giống như một thành phố được quy hoạch tốt, màng tế bào giống như một con hào, nhân tế bào giống như một trụ sở chính, ribosome giống như một nhà máy sản xuất, mạng lưới nội chất giống như một trung tâm hậu cần hoặc nhà kho, bộ máy Golgi có thể ví như một bưu điện hoặc trung tâm phân loại, ty thể giống như một nhà máy điện, lysosome giống như một trung tâm tái chế rác, trung thể giống như cơ sở kiến thiết hạ tầng đô thị, tế bào chất giống như không gian đô thị và môi trường.

   Trong mỗi tế bào tồn tại hàng vạn cơ chế sinh lý sinh hóa phức tạp, các cơ chế này đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chúng phụ trách duy trì trạng thái cân bằng nội môi của tế bào, thực hiện các quá trình như sao chép DNA, tổng hợp và vận chuyển protein cũng như tự bảo vệ v.v. Quý vị có thể tưởng tượng rằng, bên trong các tế bào nhỏ bé này đang diễn ra hàng nghìn quá trình được xúc tác bởi enzyme và tự động diễn ra, giống như các loại hoạt động của một thành phố bận rộn.

  1. Màng tế bào (Cell membrane): Giống như một con hào, là lớp bao bọc bên ngoài tế bào, nó kiểm soát chính xác sự ra vào của các chất. Nó bao gồm một lớp lipid kép chứa rất nhiều kênh protein và thụ thể, chúng kiểm soát sự di chuyển ra vào của các chất, đồng thời điều tiết việc truyền tín hiệu giữa bên trong và bên ngoài tế bào.
  2. Nhân tế bào (Nucleus): Nhân tế bào nằm ở trung tâm tế bào, nó giống như một tổng hành dinh được màng nhân bảo vệ và bao bọc. Nó chứa vật liệu di truyền của tế bào, có vai trò kiểm soát sự tăng trưởng, phát triển và chức năng của tế bào. Trong số các sinh vật đã được biết đến, hầu hết tất cả đều sử dụng DNA làm vật liệu di truyền, còn một số ít thì sử dụng RNA, chẳng hạn như một số virus.
  3. Ribosome: bề ngoài trông hơi giống chiếc bánh hamburger, là cỗ máy tổng hợp protein quan trọng trong tế bào, có thể ví như một nhà máy sản xuất. Nó nằm trong tế bào chất, được tổ thành từ protein và RNA ribosome. Tuy nhiên, quá trình lắp ráp ribosome không hoàn toàn hoàn thành trong tế bào chất, có một số bước quan trọng diễn ra trong hạch nhân (nucleolus). Có thể xem hạch nhân là nhà máy chế biến ribosome. [186]

   Đầu tiên, những khu vực cụ thể trong hạch nhân sẽ thực hiện phiên mã RNA ribosome (rRNA). Những khu vực cụ thể này được gọi là vùng tổ chức hạch nhân hoặc tiểu khu nguyên phân hạch nhân. Ở những vùng này, các phần cụ thể của DNA được phiên mã thành các phân tử tiền thân của rRNA. Sau đó, các tiền chất rRNA này sẽ được gia công và chỉnh sửa để tạo thành các phân tử rRNA trưởng thành.

   Tiếp theo, các vùng khác trong hạch nhân sẽ phụ trách liên kết rRNA trưởng thành với các protein cụ thể, tạo thành tiền thân của ribosome. Những tiền chất này sau đó được vận chuyển vào tế bào chất thông qua các lỗ nhân. Ở trong tế bào chất, các tiền chất này sẽ tiếp tục trải qua quá trình trưởng thành và lắp ráp, cuối cùng hình thành nên các ribosome với đầy đủ chức năng.

  1. Ti thể (Mitochondria): Giống như nhà máy điện, là nơi sản xuất năng lượng chủ yếu. Chúng tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, tạo ra phân tử năng lượng ATP mà tế bào cần.
  2. Mạng lưới nội chất (Endoplasmic reticulum): Có thể ví như trung tâm hậu cần hay nhà kho. Mạng lưới nội chất là một hệ thống màng phức tạp chịu trách nhiệm tổng hợp, gấp nếp và gia công protein trong tế bào, đồng thời tham gia vào quá trình vận chuyển và phân phối các chất nội bào. Giống như một trung tâm hậu cần, mạng lưới nội chất phụ trách xử lý và phân phối các phân tử sinh học quan trọng bên trong tế bào, bảo đảm chúng có thể đến đúng nơi cần đến và phát huy tác dụng vào đúng thời điểm.
  3. Bộ máy Golgi (Golgi Apparatus): Có thể so sánh với bưu điện hoặc trung tâm phân loại. Trách nhiệm chủ yếu của bộ máy Golgi là tiếp tục gia công và phân loại các protein được tổng hợp bởi mạng lưới nội chất. Nó đánh dấu, sắp xếp và đóng gói các protein này để chúng có thể được chuyển đến nơi cần đến như màng tế bào, các bào quan hoặc được tiết ra bên ngoài tế bào. [187]
  4. Lysosome: Giống như trạm xử lý rác thải, nó tham gia vào quá trình phân giải tế bào và xử lý chất thải.
  5. Trung thể (Centrosome): Giống như cơ sở thiết kế hạ tầng đô thị, nó là một trung tâm tổ chức các ống vi thể, có vai trò cung cấp hình dạng và hỗ trợ cho tế bào. Nó cũng có thể điều chỉnh tiến trình chu kỳ tế bào.
  6. Tế bào chất (Cytoplasm): Giống như không gian và môi trường trong đô thị, đó là môi trường lỏng bên trong màng tế bào, chứa các bào quan và chất hòa tan khác nhau. Nó là nơi diễn ra rất nhiều hoạt động của tế bào, bao gồm quá trình trao đổi chất, tổng hợp protein và sản xuất năng lượng.

   Các cấu trúc này hợp tác với nhau và cùng nhau thực hiện các chức năng của tế bào giống như một thành phố cỡ nhỏ. Với giả thuyết tổ hợp ngẫu nhiên của Darwin, làm sao có thể tạo ra các tổ hợp kết cấu phức tạp và phối hợp làm việc một cách hài hòa đến như vậy? Việc xây dựng một thành phố đòi hỏi phải thiết kế cẩn thận, quy hoạch bố cục, hao phí nhân lực, vật lực và thời gian. Tế bào của con người với thiết kế tinh diệu và chức năng hoàn hảo như vậy, nếu không phải là được thiết kế công phu, thì làm sao chúng có thể vận hành nổi đây?

1.3.1 Có thể xem tế bào gan là nhà máy sinh hóa của cơ thể con người

   Gan giống như nhà máy sinh hóa trong cơ thể con người, nó quản lý quá trình chuyển hóa ba chất dinh dưỡng chính là carbohydrate, chất béo và chất đạm. Các tế bào gan cũng giống như những công nhân trong một nhà máy, mỗi tế bào đều có nhiệm vụ của mình và sở hữu nhiều loại chức năng kỳ diệu. [188]

   Trước hết, tế bào gan là “bậc thầy dự trữ năng lượng.” Khi chúng ta cần năng lượng, nó sẽ giải phóng glucose dự trữ và bơm trực tiếp vào máu để cung cấp cho toàn bộ cơ thể.

   Thứ hai, gan còn là “trợ thủ đắc lực cho tiêu hóa.” Nó sản xuất và tiết ra mật, giúp chúng ta tiêu hóa và hấp thụ chất béo trong thức ăn. Giống như một người quản gia chu đáo, nó giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn và cơ thể dễ dàng hấp thụ thức ăn hơn.

   Ngoài ra, tế bào gan còn là “bậc thầy sản xuất.” Nó có thể tổng hợp và tiết ra rất nhiều loại protein và hormone quan trọng, ví dụ như albumin huyết tương và các yếu tố đông máu v.v. cung cấp cho các hoạt động bình thường của cơ thể.

   Một chức năng quan trọng khác của gan là nó hoạt động như một “trung tâm giải độc.” Khi chúng ta tiếp xúc với các loại thuốc hoặc chất độc hại, các tế bào gan sẽ chuyển đổi chúng thành các chất an toàn hoặc phân giải hoàn toàn chúng. Gan giống như một vệ sĩ dũng cảm, bảo vệ toàn bộ hệ thống của chúng ta khỏi bị tổn hại.

   Không chỉ vậy, tế bào gan còn có một siêu năng lực, nó thực sự có thể “tự sửa chữa”! Khi gan bị tổn thương, các tế bào gan sẽ tức tốc sinh sôi và phân chia để sửa chữa vùng bị tổn thương, khiến gan khôi phục lại lực sống.

   Nói tóm lại, các tế bào gan giống như một biệt đội siêu anh hùng đa chức năng, sở hữu nhiều khả năng và đặc điểm đáng kinh ngạc. Chúng hoạt động âm thầm trong cơ thể để bảo đảm cơ thể chúng ta hoạt động bình thường. Cho dù đó là dự trữ năng lượng, tiêu hóa, giải độc, sửa chữa hay sản xuất, thì đều không thể tách khỏi sự vất vả phó xuất của những tế bào gan trung thành này.

   Gan có nhiều trí tuệ và khả năng như vậy, làm thế nào mà nó làm được điều đó? Điều này có liên quan đến cấu trúc đã được thiết kế và tổ chức tỉ mỉ của các tế bào gan.

   Chúng ta hãy cùng tham quan cấu trúc bên trong của tế bào gan. Vừa bước vào bên trong tế bào gan, chúng ta đã như bước vào một thế giới mê cung kỳ thú!

   Đầu tiên, mạng lưới nội chất thô giống như một nhà máy sản xuất protein bận rộn, không ngừng tổng hợp và đóng gói các loại protein quan trọng khác nhau. Những protein này có thể là siêu anh hùng trong tế bào, chịu trách nhiệm thực hiện nhiều hoạt động sống còn.

   Sau đó, quý vị sẽ bước vào vương quốc của mạng lưới nội chất trơn, ở đây giống như một nhà máy đang bận rộn tổng hợp chất béo. Những chất béo này là quý tộc trong tế bào, đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và dự trữ năng lượng. Chúng giống như “quý phi” bên trong tế bào, cũng có thể nói là người bảo quản năng lượng của cơ thể.

   Ở đây dùng từ “quý phi” để ẩn dụ vai trò của chất béo trong tế bào, chất béo đóng vai trò quan trọng bên trong tế bào tương tự như địa vị của quý phi ở trong cung. Chất béo là thành phần cấu trúc và dự trữ năng lượng trong tế bào, đồng thời có vai trò bảo vệ và duy trì chức năng bình thường của tế bào.

   Tiếp đó, chúng ta sẽ đến bộ máy Golgi, đây giống như một căn phòng hóa trang bí ẩn. Bộ máy Golgi chịu trách nhiệm đóng gói, chải chuốt và phân loại protein một cách tỉ mỉ, như thể khoác cho chúng những bộ y phục thời thượng để chúng có thể đến đích một cách chuẩn xác.

   Cuối cùng, chúng ta đến với ti thể, nó giống như trung tâm năng lượng của tế bào gan. Ti thể giống như một nhà máy phát điện cấp tốc, không ngừng sản sinh ra phân tử năng lượng ATP để cung cấp năng lượng cho các tế bào gan. Tế bào gan là một nhà máy sinh hóa, nó cần nhiều năng lượng để thực hiện các chức năng sinh lý khác nhau, và ti thể giống như nguồn năng lượng xanh cung cấp năng lượng cho nhà máy này.

   Nói tóm lại, mỗi bào quan trong tế bào gan đều có vai trò quan trọng của riêng mình. Chúng cùng nhau hoạt động khiến gan trở thành một vương quốc sinh hóa tràn đầy sức sống!

   Những điều ở trên là để nói rằng, tế bào gan là những tế bào rất phức tạp, sở hữu nhiều loại cấu trúc và chức năng tinh xảo để có thể thực hiện nhiều hoạt động sinh lý quan trọng. Chiểu theo thuyết tiến hóa của Darwin, làm thế nào để phát triển từ đơn giản đến phức tạp, tạo ra các chức năng trao đổi chất và sinh hóa tinh vi như vậy? Chiểu theo thuyết tiến hóa của Darwin, căn bản không có cách nào để giải thích. Ngay cả một nhà máy hóa chất trong thành phố cũng cần được thiết kế và xây dựng tỉ mỉ, chẳng phải chức năng tinh xảo của tế bào gan đã được thiết kế công phu hay sao?

1.3.2 Cơ chế biệt hóa có hướng của tế bào rất phức tạp và bí ẩn

   Sự phát triển của cơ thể con người là bắt đầu từ một tế bào mầm duy nhất. Tế bào này biệt hóa thành các tế bào sinh dưỡng với các chức năng sinh lý và sinh hóa khác nhau tùy theo nhu cầu của từng bộ phận trong cơ thể, từ đó tạo ra các cơ quan và mô khác nhau như gan, não, tim, mắt, v.v.

   Mọi người thử nghĩ xem, đây chẳng phải là một điều rất thần kỳ hay sao? Thử hỏi, giả thuyết tiến hóa của Darwin làm thế nào để giải thích: một tế bào gốc có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào sinh dưỡng với các chức năng khác nhau trong một khoảng thời gian ngắn tùy theo nhu cầu của cơ thể con người chúng ta?

   Điều này cho thấy rằng các tế bào giống như một thể sống thông minh với khả năng xử lý, lưu trữ và truy xuất thông tin đáng kinh ngạc, tương tự như các hệ thống máy tính mà chúng ta sử dụng. Chúng có các cơ chế tương tự như ngôn ngữ và hệ thống giải mã để giao tiếp và lý giải. Đồng thời, tế bào còn sở hữu các chức năng như kiểm soát chất lượng, nhúng dữ liệu kỹ thuật số, vận chuyển và phân phối, lắp ráp đúc sẵn và tự sao chép v.v.

   Mọi người đều quan tâm đến vấn đề sinh mệnh con người được tạo ra như thế nào. Kỳ thực, mỗi sinh mệnh khi mới bắt đầu thai nghén cũng là một quá trình rất kỳ diệu.

   Ví dụ, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nội mạc tử cung sẽ trải qua một loạt thay đổi để chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh làm tổ và hình thành nhau thai. Điều này được gọi là Phản ứng tế bào quyết định (Decidual Cell Reaction, DCR), nó là một trong những quá trình sinh lý quan trọng của nội mạc tử cung trong thời kỳ đầu mang thai.

   Trong cuốn sách “Thuyết tiến hóa: Vẫn là một lý thuyết trong khủng hoảng” (Evolution: Still A theory in Crisis) vào năm 2016, Giáo sư Michael Denton, một nhà sinh học phân tử nổi tiếng người New Zealand, đã trích dẫn một luận văn trên tạp chí “Sinh lý tế bào” (Journal of cellular physiology). Ông lấy phản ứng Decidual khi thai nghén mà luận văn này phát hiện để làm ví dụ, nó nói lên sự phức tạp của quá trình biệt hóa tế bào. [189]

   Những thay đổi này bao gồm biến đổi tế bào, hình thành các tế bào đa bội lớn, tích lũy glycogen và lipid trong tế bào chất, thay đổi các điểm tiếp xúc cũng như liên kết giữa các tế bào, và tu sửa các thành phần tổ thành bề mặt tế bào. Những thay đổi này cung cấp sự hỗ trợ và bảo vệ cần thiết để phôi thai hình thành, đồng thời thúc đẩy sự phát triển và làm tổ bình thường của phôi.

   Nói một cách đơn giản, sự biến đổi mô này là sự chuyển đổi một loại tế bào sang một loại tế bào khác có bề ngoài và chức năng gần như tương tự. Trong quá trình này, tế bào đã tích lũy một số lượng lớn các vật chất năng lượng và cấu trúc cụ thể, đồng thời các điểm tiếp xúc và liên kết giữa các tế bào cũng bị thay đổi. Sự biến đổi này xảy ra trong nội mạc tử cung, nhưng đồng thời cũng liên quan đến những thay đổi trong các thành phần bên ngoài của tế bào, chẳng hạn như giảm khe hở giữa các tế bào và thay đổi cấu trúc của chất nền.

Luận văn này đã ghi lại những thay đổi trong biểu hiện của hàng trăm gene trong quá trình biệt hóa tế bào:

   “Chúng tôi đã tìm thấy 322 gene cho thấy sự khác biệt đáng kể trong biểu hiện … Trước đây, 312 gene này được cho là không liên quan đến quá trình Decidual. Phân tích rất nhiều chức năng cho thấy rằng tổng hợp protein, biểu hiện gene, cấu trúc và tu sửa chất nhiễm sắc là những chức năng sửa đổi phù hợp nhất trong quá trình Decidual. Các gene liên quan cũng (tham gia) … biệt hóa, tăng sinh tế bào và truyền tín hiệu.” [190]

   “Không có gì ngạc nhiên khi sự phân hóa của một loại tế bào phức tạp như vậy liên quan đến rất nhiều thay đổi khác nhau trong biểu hiện gene. Một câu hỏi rõ ràng được đặt ra là: Có phải những thay đổi này xảy ra theo phương thức của Darwin, mỗi lần một gene, tức là gene thứ nhất, gene thứ hai, gene thứ ba, cho đến gene thứ 322? Hoặc là, liệu các mẫu biểu hiện gene độc đáo có liên quan đến quá trình Decidual có thể phát sinh từ biến hóa của các yếu tố bên trong theo kiểu nhảy vọt (per saltum) hay không?”

   Sự biến hóa theo kiểu nhảy vọt mà Giáo sư Denton đề cập là một sự thay đổi đột ngột, rõ ràng không phải là khái niệm tiến hóa dần dần mà Darwin đưa ra.

   Sự thực đã chứng minh, quá trình biệt hóa tế bào phức tạp hơn nhiều so với tưởng tượng của Darwin. Làm thế nào mà các đột biến ngẫu nhiên lại có thể tạo ra một loạt các kết quả có trật tự, tinh vi cao như vậy, điều mà ngay cả con người cũng không thể thực hiện được? Rõ ràng, đây chẳng phải là một bộ cơ chế đã được thiết kế công phu từ trước hay sao?

2. DNA đầy bí ẩn

   Trong nhân tế bào của con người có một đại phân tử sinh học độc đáo gọi là aciddeoxyribonucleic, tên viết tắt tiếng Anh là DNA. DNA bao gồm hàng chục nghìn đoạn mã di truyền mã hóa protein, chúng giống như các chỉ lệnh đã được mã hóa cẩn thận, hay còn gọi là “gene.”

   Các chỉ lệnh này được phiên dịch và chuyển thành các protein khác nhau của tế bào, thực hiện các chức năng độc đáo của riêng chúng. Bất kỳ loại trao đổi chất và khả năng sinh sản nào của sinh mệnh cũng đều bắt nguồn từ những gene này. DNA là vật chất mang gene.

2.1 “Xoắn kép” và “Siêu xoắn”

   Trong hơn bảy thập niên qua, các khoa học gia đã tiết lộ DNA mang thông tin của sinh mệnh với độ chính xác vô song như thế nào.

   Một trong những câu chuyện khoa học quan trọng và nổi tiếng nhất của thế kỷ 20 là vào năm 1953. Nhà hóa sinh người Mỹ James D. Watson (1928-) và nhà vật lý người Anh Francis Crick (1916-2004) đã công bố lần đầu tiên trên tạp chí Nature rằng: DNA bao gồm hai chuỗi nucleotide bổ sung, mang tất cả thông tin di truyền sinh học và kiểm soát các hoạt động sinh học thiên biến vạn hóa [191]. Sự kiện quan trọng này đã đánh dấu bước tiến của sinh học hiện đại vào giai đoạn sinh học phân tử. [192]

   DNA chứa đựng tất cả thông tin của sinh mệnh. (Ảnh: Yurchanka Siarhei/Shutterstock)

   DNA được tạo thành từ bốn nucleotide khác nhau (adenine, cytosine, thymine và guanine).

   Một tế bào của con người có 3.2 tỷ nucleotide, chúng được sắp xếp theo một trình tự chính xác, có thể mã hóa và hình thành ít nhất 25,000 loại enzym và protein phức tạp [193].

   DNA của con người sử dụng bảng chữ cái gồm bốn chữ cái để lưu trữ thông tin di truyền phong phú. Nó vượt xa mọi ngôn ngữ máy tính do con người thiết kế ra. Toàn bộ bộ gene của con người chứa 3.2 tỷ chữ cái di truyền, vì vậy không khó để lý giải tại sao DNA có thể là vật mang mã di truyền. [194]

   Các khoa học gia hiện đã phát hiện con người có ít nhất khoảng 20,000 gene. Nếu mỗi sợi DNA trong tế bào người kéo dài ra là khoảng 4cm, thì 46 sợi DNA nối tiếp nhau sẽ có chiều dài 2 mét (6 feet). Nếu nối DNA của tất cả các tế bào trong cơ thể con người lại với nhau thì có thể dài đến 67 tỷ dặm, tương đương với khoảng 150,000 chuyến đi khứ hồi tới Mặt Trăng. [195]

   Với chiều dài như vậy, nhân tế bào nho bé không thể chứa nổi. Kết quả là, DNA tiếp tục xoắn trên đỉnh của chuỗi xoắn kép, trở thành một chuỗi siêu xoắn, giống như hình dạng sau khi xoắn một chiếc dây điện thoại đời cũ.

   DNA được siêu xoắn thành nhiều lớp, bao gồm cả việc được quấn quanh bởi một nhóm protein gọi là histone, nhóm này cuộn DNA chặt hơn để tạo thành nhiễm sắc thể. Cuối cùng, sau khi được nén vào nhân, 4cm DNA ban đầu chỉ còn kích thước không quá 6 micromet (µm), DNA đã được nén gần 10,000 lần, tương đương với việc nhét một sợi dây mỏng dài 1,000 mét vào một lon nước giải khát cao 10cm.

   Đây mới chỉ là một đoạn DNA, trong mỗi tế bào soma của một người bình thường đều có 23 cặp nhiễm sắc thể (NST). Nói cách khác, mỗi nhiễm sắc thể đều là kết quả của các gene bị cuộn và nén lại.

   Trên thực tế, quá trình nén DNA rất phức tạp và tinh tế, nó được thực hiện thông qua rất nhiều cơ chế, bao gồm cả sự hình thành và điều hòa của chất nhiễm sắc. Chất nhiễm sắc là một cấu trúc phức tạp do DNA, histone và các yếu tố điều hòa khác tổ thành.

   Muốn luồn một sợi dây mỏng dài 1,000 mét vào một lon nước giải khát cao 10cm, thì đó là cả một công trình phức tạp cần rất nhiều nỗ lực mới có thể làm được. Làm thế nào có thể đóng gói và nén DNA một cách phức tạp và có trật tự như vậy, nếu không có sự tham gia của một nhà thiết kế đầy trí huệ?

2.2 Học thuyết trung tâm của sinh vật học

   Thông tin của sinh mệnh được phiên mã từ DNA để tạo ra RNA, sau đó được dịch mã thành protein, đây là “học thuyết trung tâm” nổi tiếng trong sinh học phân tử.

   Quá trình sản xuất protein cần có sự tham gia của rất nhiều protein và cofactor đặc biệt, trong đó bao gồm ít nhất hai bước chính. Bước đầu tiên được gọi là “phiên mã,” lấy DNA làm khuôn mẫu để tạo ra chuỗi RNA tương ứng. Chuỗi RNA này được làm từ các nucleotide tương tự và các phân tử đường hơi khác một chút.

   Bước thứ hai được gọi là “dịch mã.” Lúc này, chuỗi RNA thông tin (mRNA) sẽ ra khỏi nhân, đi vào tế bào chất và phối hợp với ribosome để dịch mã thành protein. Trong quá trình này, ribosome sẽ căn cứ vào các codon RNA thông tin, điều phối RNA vận chuyển (tRNA) đưa acid amin đến các vị trí tương ứng trên chuỗi protein được tổng hợp, bảo đảm độ chính xác của quá trình tổng hợp protein.

   Một codon bao gồm ba nucleotide cụ thể và tương ứng với một acid amin. Một chuỗi codon cuối cùng được dịch mã thành một chuỗi acid amin dài. Đây là cấu trúc một chiều của protein, sau đó nó sẽ được gấp lại thành một protein chức năng với cấu trúc ba chiều cụ thể. 25,000 protein được mã hóa trong gene của tế bào người sở hữu hàng nghìn chức năng, bao gồm truyền tín hiệu từ bề mặt, duy trì nồng độ chất điện giải cụ thể trong giới hạn vô cùng chặt chẽ, lưu trữ và sử dụng năng lượng, sản xuất protein và phân chia tế bào. Nói chung, DNA trong mỗi tế bào chịu trách nhiệm sản xuất và xử lý các chức năng được phối hợp và liên kết với nhau một cách tỉ mỉ trong tế bào.

   Đây vẫn chỉ là đơn giản nói về việc lưu trữ thông tin của các cặp base của gene. Nếu như xem xét cấu trúc ba chiều của histone, nhiễm sắc thể và sự biến đổi DNA bằng di truyền học biểu sinh, sự biến đổi biểu hiện protein sau khi phiên mã và dịch mã, v.v., thì thông tin về sinh mệnh chứa đựng trong đó gần như là vô hạn.

2.3 Bài toán “con gà” và “quả trứng”

   Ngay cả khi thí nghiệm mô phỏng quá trình tổng hợp các phân tử sinh học từ các chất vô cơ của đội ngũ nhà sinh vật học người Mỹ Stanley L. Miller diễn ra trong bầu khí quyển nguyên thủy; nói cách khác, giả sử các acid amin và những chất tương tự có thể được tạo ra từ các chất vô cơ trong bầu khí quyển nguyên thủy, thì nó vẫn còn cách rất xa với nguồn gốc của sinh mệnh. Điều này là do thuyết tiến hóa không thể giải thích mối quan hệ logic giữa thời gian sản xuất protein và DNA.

   Quá trình trao đổi chất của sinh vật là do gene quy định. Gene là các đoạn của nhiễm sắc thể. Ngoại trừ một số sinh vật nhân sơ (chủ yếu là virus thực vật) sinh sản bằng RNA, hầu hết các sinh vật đều sinh sản bằng cách sao chép DNA. Vì vậy, để tạo ra sinh mệnh, trước tiên DNA (hoặc RNA) phải được tạo ra. Các thể thực khuẩn sinh học đơn giản nhất (virus chuyên ăn vi khuẩn) có cấu tạo chủ yếu là một lớp vỏ và các phân tử DNA bên trong, nhưng quá trình hình thành DNA trong tự nhiên gặp phải hai khó khăn rất lớn.

   Điều phức tạp là thứ tự sắp xếp các nucleotide trong phân tử DNA. Chính nhờ sự sắp xếp khác nhau của bốn nucleotide mà DNA tạo ra các gene khác nhau, từ đó tạo ra các protein khác nhau và các hợp chất khác cần thiết cho sinh mệnh, sau đó phát triển ra các đặc điểm sinh học khác nhau.

   Các khả năng sắp xếp và tổ hợp của bốn nucleotide này trong phân tử DNA là một con số vô cùng lớn, vượt xa sức tưởng tượng của con người. Tuy nhiên, chỉ một trong những khả năng này là có thể tạo ra sinh mệnh đầu tiên. Xác suất của sự kết hợp ngẫu nhiên một cách chính xác này là bao nhiêu?

   Chiều dài trung bình của protein ở sinh vật nhân chuẩn là 361 acid amin, ở vi khuẩn là 267 và ở cổ khuẩn là 247 [196]. Mỗi acid amin đều được xác định và mã hóa dựa vào ba nucleotide liền kề (được gọi là codon) trên chuỗi DNA dài. Một phân tử protein cỡ trung bình bao gồm 340 acid amin cần được mã hóa bởi một DNA chứa khoảng một nghìn nucleotide.

   Ngay cả khi có sự tồn tại của hình thức tự tổ chức, thì do DNA chỉ bao gồm bốn nucleotide, các nucleotide của phân tử DNA có sự sắp xếp và kết hợp khác nhau, cho nên có tổng cộng 4¹⁰⁰⁰ (tương đương với 10⁶⁰⁰) phương thức tổ hợp. Con số này rốt cuộc lớn đến mức nào?

   Giả sử chúng ta có thể kiểm tra các phương thức sắp xếp DNA khác nhau này với tốc độ một tổ hợp mỗi giây. Bắt đầu từ bây giờ, mỗi giây chúng ta kiểm tra một phương thức tổ hợp, thì thậm chí trong suốt thời gian tồn tại của vũ trụ (vũ trụ này đã tồn tại được khoảng 13.8 tỷ năm, mỗi năm có 365 ngày, mỗi ngày có 24 giờ, mỗi giờ có 60 phút và mỗi phút có 60 giây, vậy vũ trụ đã tồn tại được khoảng 13.8 tỷ năm × 365 ngày × 24 giờ × 60 phút × 60 giây = khoảng 4.35 ×10¹⁷ giây, nhiều nhất cũng không vượt quá 10¹⁸), cũng chỉ là một phần rất nhỏ của 10⁶⁰⁰. Điều này có nghĩa là các phân tử DNA hoàn toàn không thể tạo ra từ sự kết hợp ngẫu nhiên.

   Phân tử DNA mà người ta thấy ở sinh vật nhân sơ đơn giản nhất cũng chứa vài nghìn nucleotide. Có thể thấy rằng dù vũ trụ có bao nhiêu tuổi và tốc độ “tiến hóa” nhanh đến đâu, thì khả năng tạo ra các phân tử DNA cần thiết cho sinh mệnh đầu tiên bằng sự kết hợp ngẫu nhiên cũng gần như là bằng không.

   Thứ hai, sự hình thành phân tử DNA cần có sự tham gia của nhiều loại enzyme khác nhau, mà enzyme lại là một loại protein, nhưng protein chỉ có thể được tổng hợp dưới sự hướng dẫn của các gene trên chuỗi DNA.

   Giống như câu hỏi “quả trứng hay con gà có trước,” khi sinh mệnh đầu tiên được tạo ra thì phân tử DNA có trước hay protein (enzim) cần thiết cho sự hình thành DNA này có trước? Câu trả lời là, phải đồng thời có cả hai, không thể thiếu cái nào. Sự thật không thể tránh né này nói cho chúng ta biết rằng, nếu không phải “Đấng sáng tạo” đã có bản thiết kế sinh mệnh và chuẩn bị trước những vật chất cần thiết để sản xuất sinh mệnh, thì về cơ bản không thể có bất kỳ sinh mệnh nào được sinh ra.

2.4 Ưu điểm lưu trữ vô song

   Ngoài việc thiếu bằng chứng về sự hình thành tự phát của protein hoặc nucleotide, một vấn đề không thể vượt qua khác của giả thuyết tiến hóa là thông tin phức tạp chứa trong DNA. [197]

   Do DNA có ưu điểm rõ ràng trong việc lưu trữ dữ liệu, các nhà khoa học đã cố gắng tối ưu hóa các sơ đồ lưu trữ dữ liệu của con người bằng cách tìm hiểu cách DNA lưu trữ dữ liệu. Vào năm 2012, nhà di truyền học của Đại học Harvard, Tiến sĩ George Church (1954—) đã phát hiện mỗi gram DNA có thể lưu trữ đến 1.28 petabyte (PB). [198]

   Nhà hóa học Jonathan Sarfati giải thích: “Lượng thông tin có thể được lưu trữ trong DNA có kích thước bằng đầu cây kim. Khi in ra giấy, bề dày của chồng giấy có thể gấp 500 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. [199]

   Ông Chu Hồng Y (Zhou Hongyi), người sáng lập Công ty Công nghệ 360 Trung Quốc, đã bày tỏ quan điểm của mình trong bài diễn văn qua video tại “Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính Sohu” vào năm 2022 rằng: “Tôi vẫn tin vào Đấng sáng tạo, tôi không thực sự tin vào thuyết tiến hóa. Chuỗi xoắn DNA, từ khả năng lưu trữ của nó mà xét, một gram DNA có thể lưu trữ 1 EB dữ liệu. Hiện tại tôi đang lưu trữ 2 EB dữ liệu, phải sử dụng hàng trăm nghìn máy chủ, hoàn toàn không thể so sánh được. Nói về trí tuệ nhân tạo, tôi xin lấy một ví dụ, nếu dùng thuật toán học sâu (deep learning) để mô phỏng khả năng của một con chuột, thì có thể cần tới lượng điện cho một thị trấn nhỏ. Thế nhưng đại não con người thông minh như vậy, nó lại chỉ tiêu thụ 25 watt điện, đại não lớn hơn một chút thì có thể là 50 watt, cũng chỉ tiêu tốn chừng đó năng lượng thôi. Nhưng nếu dùng thuật toán học sâu của trí tuệ nhân tạo, nếu như có thể mô phỏng năng lượng của mỗi chúng ta ngồi đây, thì khả năng là tiêu thụ lượng năng lượng của cả Trái Đất cũng không đủ. Cuối cùng, thế giới có thể hoạt động hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào mức tiêu thụ năng lượng. Tôi nghĩ vậy.”

   1 EB = 10⁹ GB, tức là một tỷ lần GB, gấp khoảng 4 triệu lần dung lượng lưu trữ của điện thoại di động iPhoneX hàng đầu ở giai đoạn hiện tại. Về mặt lưu trữ dữ liệu, DNA có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp lưu trữ truyền thống.

   Mặc dù lời của ông Chu Hồng Y khá ngắn và không có quá nhiều điều để thảo luận, nhưng ông đã chỉ ra một chủ đề khiến người ta phải suy nghĩ: trí tuệ chứa trong DNA của con người khác biệt một trời một vực so với trí tuệ nhân tạo.

   Những số liệu trên là minh chứng rằng DNA không thể được tạo ra một cách tự phát thông qua cơ chế tiến hóa của Darwin; trí tuệ nhân tạo dù nỗ lực đến đâu cũng không thể so sánh được với khả năng chứa đựng của DNA. Vậy thì, sinh mệnh đầy trí huệ nào đã thiết kế và tạo ra DNA bí ẩn của cơ thể con người?

2.5 Sự phức tạp của DNA khiến giả thuyết tiến hóa tê liệt

   Dựa trên thông tin mã hóa phức tạp của DNA, cấu trúc bất khả tư nghị của DNA và lượng thông tin mã hóa khổng lồ chứa trong hàng tỷ nucleotide, không khó để đi tới kết luận sau: Có những vấn đề nghiêm trọng về tính khả thi trong việc giải thích nguồn gốc hóa học của sinh mệnh thông qua lý thuyết “chọn lọc tự nhiên và tiến hóa dần dần” của Darwin.

   Các gene giữa loài này với loài khác rất khác nhau. Theo giả định của Darwin về các đột biến ngẫu nhiên, phần lớn các đột biến là ngẫu nhiên, chỉ có một xác suất rất nhỏ để tạo ra một đột biến có ý nghĩa. Để một đột biến có ý nghĩa có thể tồn tại và truyền lại đời sau một cách ổn định, nó phải vượt qua rất nhiều sự kiện với xác suất cực kỳ nhỏ. Xác suất tạo ra một đột biến gene có ý nghĩa là rất nhỏ, nhiều đột biến gene xảy ra cùng một lúc như vậy, tích lũy lại chính là một con số thiên văn.

   Những thay đổi nhỏ, ngẫu nhiên và được tích lũy dần dần qua hàng triệu năm mà giả thuyết tiến hóa mô tả, là không thể giải thích cho những thay đổi kỳ lạ đã xảy ra trong lịch sử quá khứ của thế giới sinh vật. Giả thuyết tiến hóa hầu như bị tê liệt khi đối mặt với sự phức tạp và tinh diệu của hệ thống cơ thể con người, tế bào và các đại phân tử sinh học v.v.

   Giáo sư Michael Behe từng nói rằng: “Giới khoa học bị tê liệt khi đối mặt với sự phức tạp to lớn của tế bào mà hóa sinh học hiện đại phát hiện. Không có một khoa học gia nào của Harvard, Viện Y tế Quốc gia hay Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, cũng không có một người đạt giải Nobel nào có thể trình bày chi tiết cách thức tạo ra lông mao của vi khuẩn, thị lực của con người hoặc quá trình đông máu, hoặc làm thế nào phát triển ra bất kỳ quá trình sinh hóa phức tạp nào theo phương thức của Darwin. Tuy nhiên, con người chúng ta đang tồn tại ở đây, thực vật và động vật đang tồn tại ở đây, các hệ thống phức tạp đang tồn tại ở đây, tất cả những thứ này đã đến đây theo một cách nào đó. Vậy làm thế nào mà điều đó xảy ra, nếu không phải theo cách của Darwin?” [200]

   Ông Antony Flew, một trong những người vô thần nổi tiếng, từng nói: “Tôi nghĩ vai trò của vật liệu DNA là, thông qua sự phức tạp gần như không thể tin được của các sắp xếp cần thiết để tạo ra sự sống, đã chứng minh rằng, bắt buộc phải có sự tham dự của một loại trí tuệ, thì mới có thể khiến các yếu tố vô cùng đa dạng này hoạt động hài hòa với nhau.” [202]

   Khi bước vào một căn phòng, chúng ta sẽ thấy khung cảnh mà mọi thứ được sắp xếp một cách có trật tự, giống như một bức tranh được vẽ công phu, mỗi yếu tố đều ở đúng vị trí của nó. Trực giác cho chúng ta biết rằng nhất định là có ai đó đã dọn dẹp ở đây. Căn phòng toát lên bầu không khí được quản lý, như thể có một người bảo vệ vô hình đằng sau nó. Mọi thứ đều được sắp xếp mà không có một chút lộn xộn hay vô tổ chức nào.

   Chúng ta có thể hình dung rằng người quản lý căn phòng này là một chuyên gia tổ chức với khả năng thiết kế xuất sắc. Họ có lẽ đã dành rất nhiều thời gian và suy nghĩ, tỉ mỉ chọn vị trí của từng đồ vật, bảo đảm chúng hài hòa với nhau và dễ dàng tìm thấy. Căn phòng này giống như một vũ trụ thu nhỏ, thể hiện sự quyến rũ của trật tự và trí tuệ của con người. Đó là sự tôn vinh dành cho Đấng thiết kế, sáng tạo và bảo hộ con người.

   Sự thần kỳ của cơ thể con người và bí ẩn của DNA khiến mọi người không thể không trầm trồ: Đằng sau điều này nhất định phải có sự tham gia của các sinh mệnh có trí huệ khác (“Đấng sáng tạo”), thì mới khiến các cấp độ của cơ thể con người đều có thể triển hiện ra các cấu trúc và chức năng kỳ diệu bí ẩn như vậy!

(Còn tiếp)

 

(Nguồn:https://www.epochtimesviet.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan