5 CÁCH THỜI ĐẠI ĐIỆN TỬ SỐ BIẾN ĐỔI CÁCH BẠN SUY NGHĨ

Share

Đời Sống “Kỹ Thuật Số” Của Chúng Ta

Hơn một tỷ người trên toàn thế giới có iPhone. Gần năm tỷ người sử dụng truyền thông xã hội. Một người bình thường dành hai tiếng rưỡi mỗi ngày cho các tài khoản truyền thông xã hội đó và năm giờ nữa chỉ để kiểm tra email. Cái thời của những ngày nghĩ đến Internet như một sở thích được cắm vào tường ở một góc phòng gia đình đã không còn nhớ nữa. Công việc, giáo dục, các mối quan hệ và thậm chí cả việc thờ phượng của chúng ta đang ngày càng diễn ra kỹ thuật số.

Chúng ta thường coi những công nghệ này chỉ là những “công cụ” trung lập làm bất cứ điều gì chúng ta yêu cầu. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Web là môi trường định hình ngôn ngữ giúp thay đổi cách chúng ta suy nghĩ. Câu hỏi không phải là liệu chúng ta có được định hình bởi Web hay không; câu hỏi là, Web định hình chúng ta như thế nào và chúng ta phản ứng thế nào?

Dưới đây là năm cách mà thời đại kỹ thuật số đang thay đổi cách chúng ta suy nghĩ:

  1. Thời đại kỹ thuật số làm phai nhạt đi tầm quan trọng của sự thật

Rất nhiều điều đã được viết về quá trình “dân chủ hóa” thông tin trên Internet. Chắc chắn đúng là công nghệ kỹ thuật số mang lại nền tảng công cộng cho nhiều người.  Họ là những người mà nếu không có kỹ thuật số họ sẽ không có được nền tảng này.

Nhưng “phước lành” này đòi hỏi phải trả giá.  Do tính chất rời rạc, vỡ vụn ra và không nhất quán tiêu chuẩn nội dung của Web, những thứ như bằng chứng, lý luận và kiến ​​thức chuyên môn đã bị gạt ra ngoài lề. Thay vào đó, ý tưởng về tính trung thực đã bị chuyển sang dòng quan niệm cá nhân. “Câu chuyện của tôi là lẽ thật về tôi” là một trong những câu thần chú quan trọng của thời đại kỹ thuật số.

Các cơ cấu quyền lực truyền thống đã nhường chỗ cho một “sự bình đẳng” phù du, điều này có nghĩa là một blogger ngẫu nhiên cũng có quyền lực như một mục sư kỳ cựu, hoặc một tài khoản Twitter ẩn danh có thể chỉ bằng một câu chuyện mạnh mẽ mà đòi hỏi được một sự nhượng bộ.  Trên Web, tất cả chúng ta đều quyền “định nghĩa” sự thực của mình, bất kể là nó có thể khác xa đến đâu đi nửa với sự thật khách quan.

Mọi người tìm kiếm thiên đường ở những nơi sai trật, và internet cũng không ngoại lệ. Trang “Thờ Phượng Kỹ Thuật Số” cảnh báo người đọc về tác hại của công nghệ và đưa ra một giải pháp thay thế hoàn hảo thông qua Kinh thánh và yên nghỉ trong thiết kế hoàn hảo của Chúa.

Nền văn hóa dựa trên dòng quan điểm và tính không nhất quán nội dung và quái gở của Web đòi hỏi những Cơ đốc nhân phải biết và nhắc nhở nhau thường xuyên về những gì là thật. Đây là lý do quan trọng tại sao chúng ta phải tiếp tục nhóm lại với nhau trong nhà thờ. Ở bên nhau về mặt thể xác khi chúng ta hát, cầu nguyện và nghe sự thật sẽ điều chỉnh lại cảm giác thực tế của chúng ta một cách mạnh mẽ để phù hợp hơn với cõi vĩnh hằng. Dòng tuôn đổ của Chúa không phá hủy câu chuyện của chúng ta—mà biến đổi nó, diễn giải nó và mang lại cho nó ý nghĩa và mục đích ngoài những “lượt thích” vô cảm.

  1. Thời đại kỹ thuật số đã tô điểm làm đẹp cho sự giận dữ.

Dường như là toàn bộ internet đều dễ cháy bùng lên. Đăng nhập vào bất kỳ nền tảng truyền thông xã hội nào và bạn khó có thể kéo lướt mười giây mà không gặp phải một bài đăng có lời lẽ nóng nảy, một cuộc tranh cãi và tệ hơn nhiều. Nhiều người không nhận ra rằng những khung nền kỹ thuật số này đang cố tình khơi dậy cảm xúc của chúng ta.

Các thuật toán làm cho những trang web này trở nên vui thích và hiệu quả cũng thao túng khoảng chú ý của chúng ta để những gì gây tranh cãi, thái quá hoặc đơn giản là vô lý có xu hướng nổi lên đầu nguồn cấp dữ liệu của chúng ta. Ngay cả những nền tảng mà chúng ta truy cập chỉ để xem những bức ảnh thú vị hoặc video hài hước cũng có xu hướng thiên về hướng này. Hầu hết chúng ta đều có thể nghĩ đến một ví dụ khi chúng ta đăng nhập vào một số ứng dụng mạng xã hội và nhanh chóng cảm thấy thất vọng và khó chịu vì một cuộc tranh cãi mà chúng ta không tìm kiếm.

Dù có cái gọi là sự tức giận chính đáng, nhưng không có cái gì gọi là sự tức giận chính đáng vĩnh viễn. Các khung nền truyền thông xã hội của chúng ta cố tình thu hút những cảm xúc tiêu cực của chúng ta vì các kỹ sư của họ biết đây là nguyên nhân thúc đẩy việc sử dụng nhiều. Nhưng theo Kinh Thánh, có một điều quan trọng hơn nhiều so với việc thắng một cuộc tranh cãi hay chỉnh sửa ai đó sai trên mạng: vâng phục Chúa Giê-su. “Hãy dẹp cơn giận và bỏ lòng phẫn nộ!” (Thi Thiên 37:8, BTTHĐ 2020) “19Thưa anh em yêu dấu của tôi, anh em phải biết điều nầy: Mọi người đều phải mau nghe, chậm nói, chậm giận; 20vì cơn giận của loài người không thực hiện sự công chính của Đức Chúa Trời.” (Gia-cơ 1:19). Suy nghĩ của người Cơ Đốc là cẩn thận, bình tịnh và yêu thương. Chúng ta có thể nói những sự thật phản văn hóa hoặc sự khôn ngoan không được ưa chuộng với giọng điệu khiêm tốn và cảm thông bởi vì đây chính là điều Chúa kêu gọi chúng ta làm. Ở mức độ mà các địa điểm internet yêu thích của chúng ta khơi dậy sự tức giận của chúng ta và khiến lối suy nghĩ không phải là của Cơ đốc nhân trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn, chúng ta nên hết sức hoài nghi về những vai trò của chúng trong cuộc sống của chúng ta.

  1. Thời đại kỹ thuật số đã trao quyền cho đám đông hỗn loạn.

“Văn hóa xóa bỏ” không phải chỉ diễn ra trên mạng. Tuy nhiên, sự đắm chìm của chúng ta vào sự hiện hữu kỹ thuật số chắc chắn đã mang lại cho nó sự hợp lý trong xã hội chúng ta. Từ nhỏ chúng ta đã quen với việc nhìn thế giới qua máy tính. Máy tính trao cho chúng ta khả năng như là của thần thánh để xóa đi, tắt bỏ tiếng hoặc chặn lại bất cứ thứ gì chúng ta không thích. Tư thế có quyền lực to lớn này trong việc quản lý thế giới của chúng ta đã ăn sâu vào trái tim chúng ta và khiến chúng ta nghĩ rằng những người và ý tưởng mà chúng ta không thích không nên tồn tại. Chúng ta có thể xóa chúng dễ dàng như xóa các từ trên màn hình. Đây là một lý do khiến chúng ta làm bước ngoặt đáng kinh ngạc là chuyển hướng văn hóa của chúng ta đến khuynh hướng làm xấu hổ tủi nhục và bắt nạt hơn là tranh luận. Trong thời đại kỹ thuật số có tính làm tan rã sự đồng cảm, chúng ta muốn có toàn bộ quyền lực trên thế giới của mình và chúng ta cảm thấy mình xứng đáng có được điều đó.

Đám đông theo văn hóa xóa bỏ và phê phán hiếp đáp là trái ngược với sự khôn ngoan Cơ đốc. Trọng tâm của sự tha thứ trong đời sống Cơ đốc nhân đến từ nhận thức của chúng ta rằng chúng ta cũng là tội nhân, chúng ta đáng phải chịu cơn thịnh nộ và chúng ta không thể nhận được lòng thương xót của Đấng Christ nếu không mở rộng lòng thương xót đó cho người khác. Điều này không làm tối thiểu hóa tầm quan trọng của trách nhiệm giải trình, nhưng trách nhiệm giải trình “thật” diễn ra trong bối cảnh của giao ước. Chỉ vì điều gì đó hoặc ai đó xúc phạm chúng ta không có nghĩa là điều đó hoặc người đó không có quyền tồn tại. Thế giới không phải là một chiếc máy tính mà chúng ta lập trình theo ý thích của mình. Đó là một thực tế khách quan tồn tại dưới sự tể trị tối thượng của Đức Chúa Trời.

  1. Thời đại kỹ thuật số đã làm cho chúng ta trở thành những người tiêu dùng thụ động.

Có quá nhiều thứ trên mạng. Số lượng bài viết mới, ảnh mới, video mới và mọi thứ khác tràn ngập. Thông thường, phản ứng của chúng ta trước sự mới lạ không ngừng nghỉ này là lướt xem không mục đích.

Cụm từ “tiêu thụ nội dung” mô tả số lượng người trên thế giới ngày nay đang làm cái việc lấp đầy thời gian. Tuy nhiên, việc tiêu thụ thiếu suy nghĩ này không phải là trung lập. Thật giống như cách nội dung khiêu dâm biến sự thân mật thành một sản phẩm thương mại hóa có thể được sử dụng rồi vứt sang một bên, bản chất của Web có xu hướng biến trải nghiệm của con người thành một thứ có thể tiêu thụ được.

Công nghệ kỹ thuật số thực sự đã làm cho những kiến ​​thức và kinh nghiệm mà trước đây chỉ một số ít người ưu tú mới có thể tiếp cận được một cách rộng rãi. Tuy nhiên, trong quá trình này, chúng ta đã phát triển “sự khao khát kỹ thuật số” có xu hướng thay thế sự tồn tại ngoại tuyến. Thay vì như vậy, chúng ta tránh những cạm bẫy khó xử khi trò chuyện trực tiếp và gửi tin nhắn. Chúng ta dành nhiều buổi tối của mình để “nghiện say sưa” chuyện lướt mạng. Trong lúc đó, chúng ta có thể mơ hồ cảm thấy mình kiệt sức và thất vọng nhưng thường xuyên xoa dịu cảm xúc này bằng nhiều trò giải trí kỹ thuật số hơn.

Thế giới vật chất tốt lành của Chúa đã phá hủy sự quyến rũ của việc tiêu dùng thiếu suy nghĩ. Những giây phút yếu đuối là những giây phút lo lắng bơ phờ mà trong đó chúng ta hy vọng rằng điều gì đó chúng ta tìm thấy trên mạng có thể khiến chúng ta khỏi phải tập chú hoặc được làm thỏa mãn. Đó không phải là những khoảnh khắc chúng ta được bao quanh bởi vẻ đẹp của những ngọn núi phủ tuyết hay những bãi biển trắng như tuyết hay những người bạn và gia đình mà chúng ta yêu thương nhất. Trong những khoảnh khắc đó, chúng ta được đưa ra khỏi chính mình. Hầu hết những lúc đó, ý nghĩ lướt mạng không mục đích vào thời điểm như vậy đều cảm thấy vô lý, thậm chí là vô đạo đức. Không điều gì có thể làm mất đi sức hấp dẫn của việc tiêu dùng bằng một ngày được sử dụng hiệu quả, làm ra, học tập và phục vụ theo cách mà chúng ta biết rằng đã đóng góp điều gì đó, nhờ ân sủng của Chúa, cho những người xung quanh chúng ta. Cuộc chiến chống lại sự tiêu dùng là cuộc chiến để neo mình vào thế giới vật chất mà Chúa đã ban cho chúng ta, và để xem những thứ mà Ngài đã, một cách tể trị,đặt chúng ta bên cạnh.

  1. Thời đại kỹ thuật số đã khiến chúng ta bị mất tập trung, mất sự thỏa lòng và mất phương hướng.

Đọc một cuốn sách mà cứ mỗi mười lăm phút không vớ đến điện thoại, cảm giác giống như một sự kiện Olympic. Sự im lặng và cô độc giống như kẻ thù hơn là bạn bè. Thời đại kỹ thuật số đã khiến chúng ta đắm chìm trong đại dương của những tiếng ồn ào, và nhiều khi chúng ta có cảm giác như không thể suy nghĩ được gì về tất cả những sự mất tập trung.

Nhưng những vấn đề của chúng ta thường là sâu xa hơn khi chúng ta thấy mọi người trên mạng xã hội giới thiệu những phiên bản đã được chỉnh sửa, tuyển chọn của chính họ và thấy trái tim mình thất vọng vì chúng ta không có một cuộc sống tươi đẹp, thú vị như vậy.

Chúng ta cũng bị trật khớp. Chúng ta nhận thấy sự chú ý của mình bị tan vỡ và phân tán giữa thế giới kỹ thuật số và thế giới vật chất, và đó là lý do tại sao chúng ta thấy mình đầu tư tình cảm vào những người mà chúng ta không biết hoặc những tranh cãi mà chúng ta không thực sự quan tâm. Có vẻ như điện thoại của chúng ta giống như là nhà ở của chúng ta hơn là ngôi nhà thực sự của chúng ta.

Phúc âm có thể tạo nền tảng cho chúng ta bằng cách nói thẳng với những cảm xúc này. Lời hứa của Đấng Christ rằng Thánh Linh của Ngài luôn ở cùng chúng ta và có thể xoa dịu tâm hồn chúng ta đủ lâu để chúng ta không cần những tiếng ồn ào liên tục để làm tê liệt sự lo lắng của mình. Trong Đấng Christ, chúng ta có thể tin cậy rằng chúng ta không chỉ có những gì chúng ta cần bây giờ mà còn tin rằng, vào một ngày nào đó, chúng ta sẽ là những người đồng thừa kế với Ngài toàn bộ vũ trụ. Sự bất mãn bị tiêu diệt trước sự tốt lành đầy đủ của Thiên Chúa dành cho chúng ta trong Chúa Giê-xu.  Sự dịch chuyển chỗ đứng của chúng ta trong cuộc sống có thể phải nhường chỗ cho lòng biết ơn đối với cuộc sống mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta, và ngay cả những đau khổ của chúng ta cũng đi đến với những lời hứa về sự chăm sóc của Ngài. Chúng ta có thể tự do chú ý đến nơi chúng ta thực sự đang ở, bởi vì dù chúng ta ở đâu, Ngài vẫn ở bên chúng ta. 

 

 

 

Lược dịch: Ánh Dương (BBT).

Nguồn: https://www.crossway.org

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan