Thí dụ về người gieo giống – Mác 4:1–20

Share

Các câu này chứa đựng chuyện ngụ ngôn về người gieo giống. Trong tất cả chuyện ngụ ngôn mà Chúa đã phán, có lẽ không có chuyện ngụ ngôn nào nổi tiếng như chuyện này. Chẳng có gì dễ hiểu bằng hình bóng quen thuộc của các nhân vật ở trong câu chuyện.[1]  Không có câu chuyện nào có thể áp dụng cách phổ quát và vĩnh viễn như vậy. Hội thánh của Đấng Christ và hội chúng Cơ Đốc còn đứng vững chừng nào, thì câu chuyện ngụ ngôn này còn lưu truyền chừng nấy.

Ngôn từ trong chuyện ngụ ngôn không cần giải thích gì thêm. Một nhà văn cổ từng nói rằng: “Câu chuyện cần được ứng dụng, không phải giải thích thêm”. Bây giờ chúng ta hãy xem câu chuyện này muốn dạy điều gì.

  1. Dọc đường

Trước tiên, chúng ta được dạy rằng có số người nghe Phúc Âm mà tấm lòng của họ giống như người đi dọc đường vậy.

Đó là những kẻ nghe giảng mà không chú ý vào bài giảng. Họ đến thờ phượng vì hình thức hoặc thói quen hoặc để kính trọng loài người. Nhưng họ chẳng quan tâm gì hết về bài giảng. Đối với họ thì chỉ là lời lẽ, tên gọi và bài nói chuyện khó hiểu. Không phải tiền bạc, không phải đồ ăn, không phải đồ uống, không phải quần áo, không phải bầu bạn; mà khi ngồi nghe, họ thường suy nghĩ về những điều khác. Cho dù là luật pháp hay Phúc Âm cũng chẳng sao. Đối với họ, bài giảng chẳng có gì khác ngoài nước đổ lá môn. Cuối cùng, họ đi về mà chẳng khác biệt gì hơn lúc đi vào.

Có vô số người tự xưng mình là Cơ Đốc nhân đang sống trong tình trạng này. Hầu như không có một Hội thánh hoặc nhà nguyện nào mà không có nhiều người như thế. Hết Chúa Nhật này đến Chúa Nhật khác, họ để cho ma quỷ cướp mất hạt giống gieo trên bề mặt tấm lòng của họ. Từ tuần này đến tuần nọ, họ sống không có đức tin, hoặc sợ hãi, hoặc kiến thức, hoặc ân điển – không cảm xúc, không lo lắng, không quan tâm đến niềm tin chẳng khác gì Đấng Christ chưa từng chịu chết trên thập tự giá vậy. Trong tình trạng ấy, họ thường chết đi, bị chôn và hư mất mãi mãi trong địa ngục. Đây là một hình ảnh đáng buồn nhưng lại quá thực tế.

  1. Nơi đất đá sỏi

Thứ hai, chúng ta được dạy rằng có vài người nghe Phúc Âm mà tấm lòng của họ giống như đất đá sỏi ở ngoài đồng.

Đó là những kẻ mà chỉ bị ấn tượng nhất thời về bài giảng nhưng không có kết quả sâu xa, lâu dài và bền vững. Họ thích nghe những bài giảng trong đó có chứa lẽ thật được trình bày cách trung tín. Họ có thể nói cách vui vẻ và nhiệt tình về sự ngọt ngào của Phúc Âm và hạnh phúc mà họ mới vừa nghe. Họ có thể rơi nước mắt trước lời kêu gọi của những người truyền đạo và luyên thuyên cách tha thiết về những xung đột, hy vọng, tranh chiến, mong muốn và sợ hãi ở trong lòng của họ. Nhưng đáng tiếc là họ không có sự ổn định trong niềm tin của mình. “Bản thân họ không có gốc rễ vững chắc, mà chỉ là tạm thời”. Không có công tác thật của Đức Thánh Linh ở trong lòng họ. Ấn tượng của họ giống như cây bóng mát của Giô-na mọc lên sau một đêm và chết đi sau một đêm. Chúng phai mờ cách nhanh chóng khi vừa lớn lên. Sự khốn khổ hoặc bắt bớ không lâu sau [xảy ra] vì cớ Lời Chúa, họ liền lui đi. Sự tốt đẹp của họ giống như mây buổi sáng, như móc tan ra vừa lúc sớm mai (Ô-sê 6:4). Niềm tin của họ không có sự sống nào khác ngoài bông hoa đã bị cắt. Không có rễ và sớm khô héo.

Có nhiều người trong hội chúng ngồi lắng nghe Phúc Âm đang sống trong tình trạng này. Họ không phải là những thính giả bất cẩn và thiếu chú ý, giống như nhiều người xung quanh, và họ tưởng mình là tốt đẹp. Họ cảm thấy khoái chí khi nghe giảng và tự hào cho rằng ân điển ở trong lòng của mình. Tuy nhiên, họ hoàn toàn bị lừa dối. Những điều cũ vẫn chưa qua đi. Không có công tác cải đạo thật xảy ra với người bề trong của họ. Cho dù có tất cả cảm xúc, tình cảm, niềm vui, hy vọng và mong muốn ấy, họ thực sự đang trên đà bị hủy diệt.

  1. Nơi bụi gai

Thứ ba, chúng ta được dạy rằng có vài người nghe Phúc Âm mà tấm lòng của họ giống như gai góc mọc ngoài đồng.

Đó là những người chú tâm vào bài giảng về chân lý của Đấng Christ và có một mức độ vâng lời ở trong đời sống. Sự hiểu biết của họ đồng ý với chân lý. Đánh giá của họ tán thành với chân lý. Lương tâm của họ bị chi phối bởi chân lý. Tình cảm của họ ủng hộ chân lý. Họ thừa nhận chân lý là đúng, tốt và xứng đáng được đón nhận. Họ thậm chí kiêng cữ nhiều thứ mà Phúc Âm lên án và áp dụng nhiều thói quen mà Phúc Âm đòi hỏi. Nhưng đáng tiếc là họ chỉ làm được một thời gian ngắn. Họ bị trói buộc cách nhanh chóng và không bao giờ tiến xa hơn một điểm nhất định trong niềm tin của mình. Bí mật lớn nhất về tình trạng của họ là thế gian. Nhưng lo lắng về đời nầy, sự mê đắm về giàu sang, và các sự tham muốn khác ngăn cản Lời Chúa đâm rễ ở trong tâm hồn của họ. Rõ ràng tình trạng thuộc linh của họ rất hứa hẹn và thuận lợi, nhưng họ vẫn đứng yên. Họ không hề tiến đến tiêu chuẩn trọn vẹn của Cơ Đốc giáo trong Tân Ước. Họ không có kết quả trọn vẹn.

Rất ít người hầu việc Đấng Christ cách trung tín không chỉ ra được nhiều trường hợp như thế này. Hầu hết thì họ là những người đau buồn nhất. Đi xa như vậy mà không đi xa hơn – nhìn thấy quá nhiều mà không thấy tất cả – tán thành dữ lắm mà không trao cho Đấng Christ tấm lòng, đây thực sự là điều đáng buồn nhất! Chỉ có một phán quyết dành cho những kẻ như vậy. Nếu không có sự thay đổi quyết định, họ sẽ không bao giờ được vào thiên quốc. Đấng Christ muốn tất cả tấm lòng của chúng ta. Ai muốn làm bạn với thế gian, thì người ấy trở nên kẻ nghịch thù cùng Đức Chúa Trời vậy (Gia-cơ 4:4).

  1. Nơi đất tốt

Cuối cùng, chúng ta được dạy rằng có vài người nghe Phúc Âm mà tấm lòng của họ giống như đất tốt ở ngoài đồng.

Đó là những kẻ thực sự tiếp nhận lẽ thật của Đấng Christ vào tận đáy lòng, tin cách mặc nhiên và làm theo cách kỹ lưỡng. Kết quả của chân lý được nhìn thấy cách rõ ràng – đều đặn, rõ ràng và không nhầm lẫn ở trong lòng và đời sống. Người đó sẽ ghét bỏ, đau buồn, chống cự và trừ bỏ tội lỗi. Người đó sẽ yêu thương, tin cậy, noi theo và vâng lời Đấng Christ. Sự thánh khiết sẽ hiện ra trong đời sống của người đó cách khiêm nhường, có tâm trí thiêng liêng, kiên nhẫn, hiền lành và khoan dung. Có những điều được nhìn thấy cách rõ ràng. Công tác thật của Đức Thánh Linh không thể bị che giấu.

Lúc nào cũng có vài người ở trong tình trạng thuộc linh như thế này khi Phúc Âm được rao giảng cách trung tín. Họ có số lượng rất ít so với số đông của thế gian ở xung quanh mình. Kinh nghiệm và mức độ trưởng thành thuộc linh của họ có thể khác nhau nhiều, một số kết quả ra ba mươi, số khác sáu mươi và có người được gấp trăm lần. Nhưng kết quả của hạt giống rơi vào đất tốt sẽ luôn luôn giống nhau. Sự ăn năn, đức tin nơi Đấng Christ và đời sống thánh khiết được nhìn thấy cách rõ ràng. Không có những điều này thì không có đức tin cứu rỗi.

Bây giờ, chúng ta hãy tự hỏi rằng: Chúng ta là ai? Chúng ta nên được xếp vào hạng người nào? Chúng ta nghe Lời Chúa bằng tấm lòng như thế nào? Đừng bao giờ, đừng bao giờ quên rằng có ba cách lắng nghe chẳng hề kết quả và chỉ có một cách lắng nghe đúng nhất mà thôi! Đừng bao giờ, đừng bao giờ quên rằng chỉ có một dấu hiệu rõ ràng về hạng người biết lắng nghe bằng cả tấm lòng! Đó là có kết quả. Không có kết quả tức là trên đường xuống địa ngục.

[1] “Cứu Chúa của chúng ta đã mượn những so sánh của Ngài từ những điều dễ hiểu và quen thuộc, chẳng hạn như người gieo giống, giống, đất, mọc, héo, nghe hoặc những mong đợi không thành của người gieo giống, tất cả đều rất phổ biến, tất cả sẽ dạy chúng ta biết vài sự vấn đề thuộc linh. Vì chẳng có sự gì ở dưới đất mà không giúp chúng ta nghĩ đến các sự ở trên trời. Đấng Christ không thể nhìn vào mặt trời, gió, lửa, nước, gà mái, hạt cải; hoặc là những điều bình thường, như tiền công cho một ngày làm việc, y phục dự lễ cưới và các nghi thức của người Do Thái; hoặc là những đầy tớ chầu chực tại bàn của chủ, con cái xin bánh và cá tại bàn của cha mình; mà Chúa không áp dụng tất cả cách đặc biệt vào sự gây dựng của ân điển. Những điều trên đất phải nhắc chúng ta nhớ đến những điều trên trời. Chúng ta phải chuyển điều tự nhiên thành ân điển” – Thomas Taylor, 1634.

 

 

 

Nguồn: https://tienphong.org

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan