PHẨM VÀ LƯỢNG CỦA THỜ PHƯỢNG BẰNG TRANG MẠNG
Hãy tâm tình với các lãnh đạo Hội thánh, và họ sẽ bảo cho bạn biết là càng ngày càng khó làm cho người ta đến nhà thờ vào ngày Chúa Nhật để thờ phượng.
Bạn cũng cảm nhận như vậy phải không?
Điều gì đang xảy ra? Và sự hiện diện thờ phượng của con dân Chúa trong tương lai sẽ đi đến đâu?
Thật vậy, ngay cả những người đang đi thờ phượng cũng ít đi thờ phượng thường xuyên như trước. Và một điều oái ăm là trong lúc có nhiều người dù chưa tin Chúa nhưng có lòng tìm kiếm thuộc linh thì không có bao nhiêu trong bọn họ cảm thấy hứng thú đến thờ phượng tại Hội thánh.
Bạn cũng nhận ra rằng những gì vào một thập niên trước đây hữu hiệu trong Hội thánh thì nay không còn hữu hiệu như vậy nữa.
Vậy thì điều gì xảy ra khi mà mức dự thờ phượng thường xuyên không còn như trước đây?
Không một điều nào trong những điều này có nghĩa là mọi sự đã trở nên u tối và thảm họa rồi! Không hẳn như vậy đâu.
Trong bao thế kỷ qua, hiện diện thờ phượng ngày Chúa Nhật vẫn luôn là một cách chủ yếu cho Cơ đốc nhân nối kết với nhau và với những người muốn khám phá mối liên hệ giữa họ với Chúa Giê-su.
Tôi là một người vững tin vào tương lai của Hội thánh và nhóm lại. Hội thánh tồn tại không phải vì chúng ta luôn luôn làm đúng, nhưng bởi vì Hội thánh là của Chúa Giê-su, không phải của chúng ta.
Đang trong lúc tôi nghĩ về những dự đoán tốt đẹp về Hội thánh tương lai (với bài 10 Tiên Đoán Về Hội Thánh Tương Lai), chúng ta đang ở một thời điểm có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.
Khi bạn vẽ phóng lên về tương lai, những câu hỏi trở nên những người bạn tốt nhất.
Tại sao? Bởi vì luôn luôn, tương lai không được dẫn đi bằng sự sáng tỏ của những câu trả lời như là sự sáng tỏ của những câu hỏi.
Hỏi những câu hỏi đúng, và rồi bạn sẽ nhận được những câu trả lời đúng. Thất bại khi đặt ra câu hỏi sẽ làm bạn thất bại.
Nếu bạn bực tức vì những khuynh hướng hiện hành, đó là tốt cho bạn. Đó có nghĩa là bạn đang đặt mình vào chỗ đột phá. Hay ít nhất là có ai đó đang như vậy, bởi vì sự không mãn nguyện, hơn bao giờ hết, sẽ dẩn chúng ta đi vào chỗ cải tiến thay vì tự mãn.
Lịch sử thuộc về những con người biết cải tiến.
Vì vậy, nhằm mục đích thúc đẩy một số sự cải tiến, tôi đưa ra 10 câu hỏi mà không ai biết câu trả lời. Đây là những câu hỏi về mức dự thờ phượng tương lai.
1. Dự Thờ Phượng Không Thường Xuyên Sẽ Trở Nên Một Chuẩn Mực Toàn Cầu?
Nếu bạn lớn lên trong một Hội thánh, có lẽ là bạn không bỏ mất một Chúa Nhật nào. Sự thật là những ngày như thế đã qua rồi. Xin kể ra ở đây một số lý do.
Những người trung tín thờ phượng (3 tuần mỗi tháng) thường là trong những dạng như sau:
- Tình nguyện
- Những người đã nhóm lại rất lâu (và lớn tuổi)
- Những gia đình có các con rất nhỏ.
- Một số là người mới đến dự nhóm và tân tín hữu (ít nhất là trong một mùa)
- Một cách thành thực, những gia đình lợi tức thấp và không có khả năng đi đến một nơi nhóm khá xa.
Vì sự dự nhóm bất thường trở nên “chính thức” nên nó khiến dấy lên một loạt những câu hỏi khác.
2. Sự Dự Nhóm Bất Thường Có Làm Cho Sự Cầu Nguyện Giảm Đi
Một số lập luận rằng dự nhóm thường xuyên không phải là một dấu chỉ về sự cầu nguyện. Vậy thì dự nhóm bất thường là một dấu chỉ như vậy?
Hiển nhiên, không hẳn là như vậy. Nhưng nhìn chung, càng ít cam kết thì càng ít chú tâm thường xuyên.
Đến nhà tập thể dục một lần một tháng hơn là ba lần mỗi tuần luôn luôn truyền thông một điều gì. Bỏ đi một cuộc hẹn với người quý vị yêu là một dấu hiệu của một chuyện gì sâu xa hơn.
Người ta luôn luôn cam kết với những gì họ tận hiến. Cho đến khi họ không còn tận hiến nữa.
Theo lẽ tự nhiên, mục tiêu của đức tin là đem con người đến cam kết với Chúa Giê-su chứ không phải với một hội thánh địa phương, nhưng như tôi đã trình bày (trong một bài viết khác), Đấng Christ và Hội thánh của Ngài có quan hệ sâu xa với nhau.
3. Hội Thánh Trên Mạng Có Thể Thay Thế Cho Hội Thánh Nơi Những Con Người Hiệp Lại?
Nếu người ta không thường xuyên đến nhà thờ nữa, thì chỗ mới của họ là gì?
Nhiều người thay thế sự không đến nhà thờ để thờ phượng bằng cách thờ phượng trên mạng
Thập niên vừa qua cho thấy sự bùng nổ của những chọn lựa trên mạng, hầu hết là miễn phí: từ mạng xã hội cho đến mạng truyền thông podcast, những buổi nhóm được trực tiếp truyền hình trên mạng.
Những cơ hội này không ngừng lại và sẽ phát triển thêm.
Ngay cả khi Hội thánh nơi quý vị có không có chương trình đưa lên mạng, đừng lo lắng – hàng ngàn những nơi khác cũng vậy. Không có cách nào để che giữ hội chúng của quý vị khỏi một thế giới đang luôn thay đổi.
Và thực tế, hãy nghĩ đến điều đó, đừng lẫn tránh. Hội thánh luôn luôn điều chỉnh với một thế giới đang biến đổi, bởi vì Chúa Giê-su “yêu thương thế gian.”
4. Những Tham Dự Trên Mạng Sẽ Nuôi Dưỡng Tính Tiêu Thụ Hay Thúc Đẩy Lòng Dự Phần?
Một trong những mục tiêu chủ của Cơ đốc nhân là cam kết với sứ mạng ở trước chúng ta: sẻ chia tình yêu thương và sự cứu chuộc của Chúa Giê-su cho thế giới.
Nhưng sự tham dự trên mạng có lèo lái Cơ đốc nhân vào một cam kết sâu xa hơn với sứ mạng đó hay làm chúng ta đi sâu hơn vào tính tiêu thụ (tìm những sản phẩm tốt để dùng hơn là đóng góp).
Thách thức với kỹ thuật, là ở điều này, chúng ta vừa là cha mẹ vừa là đứa con của nó. Chúng ta dựng nên nó, nhưng chúng ta không rõ nó hình thành lại chúng ta như thế nào.
Cho nên, với sự dấy lên của những chọn lựa kỹ thuật số, Cơ đốc nhân sẽ gia tăng cái nhìn về đức tin của họ như là một thứ cần được tiêu thụ.
Tin lành, bởi bản chất của nó, đòi hỏi sự tận hiến, dự phần và chấp nhận rủi ro.
Cơ Đốc Giáo, ở đỉnh tốt nhất, không bao giờ theo khuynh hướng “tiêu thụ tối đa và đóng góp tối thiểu”
Do đó trong nhiều khía cạnh, sự tiêu thụ “buổi nhóm” trên mạng xây dựng vương quốc của tôi. Trong khi chúng ta được kêu gọi xây dựng Vương Quốc Chúa.
5. Điều Gì Sẽ Xảy Ra Với Mục Vụ Làm Chứng Trong Một Thế Giới Có “Mức Tham Dự Thờ Phượng Thấp”?
Trong mọi thứ mà tôi quan tâm đến về mức tham dự thờ phượng Chúa Nhật, đây là thứ mà tôi quan tâm nhất.
Nếu quý vị tiêu thụ đức tin trên mạng và chỉ dự thờ phượng đôi khi, làm sao quý vị có thể mời bạn của mình vào dự thờ phượng? Đúng vậy, quý vị không thể làm được như vậy.
Sẻ chia một nối kết trên Facebook không giống như là sẻ chia đời sống của riêng bạn với một người bạn.
Đúng là theo lý thuyết thì quý vị có thể sẻ chia đức tin của mình ở bàn ăn nhà bếp. Nhưng thành thực mà nói, không nhiều người làm được như vậy. Và có nhiều điều cho tôi thấy là hầu hết những người không thường xuyên đi thờ phượng cũng ít khi sẻ chia niềm tin của họ cho người khác.
Cơ đốc nhân phải sống cho thấy Tin Lành là tốt lành, không phải chỉ cho mình, nhưng cho mọi người khác nữa.
6. Điều Gì Sẽ Xảy Ra Với Lối Sống Là Môn Đồ Trong Một Môi Trường Ảo?
Sự trưởng thành của người tin kính không phải là được đo bằng điểm cao về những gì mình biết nhưng là được đo lường bởi tình yêu thương.
Và tình yêu thương có một sức đẩy tuôn tràn ra.
Đúng là để phát triển thành người môn đồ, quý vị phải tiêu thụ. Nên phải lắng nghe sứ điệp và bản tin nhắn, học những lớp thần học trên mạng… làm mọi điều cần làm.
Nhưng sự tiêu thụ không bao giờ là mục tiêu của đời sống thật sự trở thành người môn đồ. Chúa Giê-su không bao giờ kêu gọi quý vị là một môn đồ; Ngài kêu gọi quý vị làm những người khác thành môn đồ.
Nếu bí quyết của quý vị là tránh né những Cơ đốc nhân khác vào ngày Chúa Nhật và tiêu thụ những gì quý vị thích vào thứ hai để xây dựng chính mình, quý vị đã đánh mất sứ mạng.
7. Một Kinh Nghiệm Trên Mạng Có Thể Thật Sự Biến Thể Trở Nên Thực Hữu?
Với việc càng ngày càng có nhiều hội chúng truyền thông các buổi thờ phượng trên mạng, câu hỏi đặt ra là điều gì xảy ra cho phía những người tham dự trên mạng.
Trước hết, tôi nghi rằng mức tập trung thu nhận của người xem và nghe trên mạng có tính rải rác và tạm thời. Vừa xem mạng vừa chạy trên máy chạy bộ không phải là một kinh nghiệm trong phòng thờ phượng sống động và có sự việc đang diễn tiến trước mắt. Lắng nghe trong khi đang nấu buổi ăn tối và đang khi các con chạy lên chạy xuống không thể bằng ngồi chăm chú theo dõi bài giảng. Đúng là trong nhà thờ người ta vẫn có bị mất tập trung nhưng nó khác xa loại bị mất tập trung của cách dự thờ phượng trên mạng.
Thứ hai, ngay cả khi quý vị ngồi chăm chú xem chương trình được truyền hình trên máy của quý vị, bầu không khí đó có được như là ở trong phòng nhóm? Giữa một năm chỉ xem trên mạng và một năm dự thờ phượng trong phòng nhóm thì hai kinh nghiệm của hai điều đó khác nhau thế nào?
Tôi nghĩ rằng ở một chừng mực nào đó, điều thứ nhất là quý vị không có sự giao thông tương tác giữa những con người với nhau. Hơn nữa, còn những điều khác như là mất đi kinh nghiệm sự hiệp chung lại trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
8. Một Quan Hệ Kỹ Thuật Số Với Niềm Tin Cơ Đốc Có Đủ Không?
Khi mà sự tham dự hiện diện tiếp tục giảm sút và những phương tiện kỹ thuật số gia tăng, có thể nào nó sẽ khiến giống như mọi game chơi và phim ảnh, sự tham dự thờ phượng “ảo” trên mạng sẽ chiếm gần 100% những mối quan hệ Cơ Đốc?
Có thể như vậy. Nhưng tôi thấy là nhiều điều sẽ bị mất đi.
Một tỷ lệ rất cao những cặp vợ chồng ngày nay gặp nhau trên mạng. Nhưng không có cặp nào gặp nhau trên mạng muốn sự tương giao sẽ tiếp tục chỉ ở trên mạng. Mục tiêu là phải làm sao để người gặp người để khởi sự cuộc sống chung. Liệu Cơ đốc nhân có khác hơn?
Nếu mục tiêu là sống chung, cùng dự phần với sứ mạng, để cùng nhau thay đổi thế giới, phải lắm… điều đó phải do có những mối quan hệ giữa con người với nhau thật sự.
Nhưng trong một thế giới càng lúc càng có nhiều nối kết ảo hơn là nối kết người với người, chúng ta sẽ phải thấy những gì nó làm sinh ra.
9. Những Gì Xảy Ra Cho Con Trẻ Mà Cha Mẹ Chỉ Tham Dự Thờ Phượng Trên Mạng?
Điều này làm tôi xốn xang nhất. Cha mẹ thường lỡ dịp thờ phượng bởi vì họ bận rộn hay muốn có một ngày nghĩ.
Và cha mẹ dễ dàng nhận được tin nhắn hay vẫn còn cơ hội tham gia một nhóm tế bào.
Nhưng còn các trẻ em thì sao?
Chúng tôi vừa thực hiện một mục vụ xây dựng quan hệ cho mọi lứa tuổi bởi vì tôi nghĩ rằng Tin Lành về bản chất mang tính “quan hệ”
Quý vị không thể gửi tin nhắn hay truyền thông tự động.
Khi cha mẹ không đi thờ phượng, con trẻ mất phần nhiều hơn cha mẹ mất phần
Điều gì sẽ xảy ra cho một thế hệ trẻ em lớn lên trong khung cảnh mất mọi sự nối kết?
10. Những Người Tin Sống Cách Cá Nhân Và Rời Rạc Sẽ Gánh Vác Sứ Mạng?
Cho dù các xu hướng tương lai sẽ theo con đường diễn tiến trên mạng hay là sự tham dự rời rạc không có các phương tiện mạng, câu hỏi vẫn là liệu những người tin khi chọn cách sống cá nhân sẽ gánh vác sứ mạng để tiến lên?
Hội thánh luôn luôn ở chỗ mạnh nhất khi Hội thánh là một phong trào của những con người hiệp lại và sẻ chia với nhau những sứ mạng, khải tượng, giá trị và chiến lược.
Chủ nghĩa cực kỳ cá nhân của văn hóa hiện nay (tôi sẽ làm điều tôi muốn khi tôi muốn) vận hành như là một thập tự giá mà một chiều là Tin Lành và một là sứ mạng của Hội thánh.
Tôi biết nhiều Cơ đốc nhân lập luận rằng họ đã hết phần với Hội thánh rồi. Nhưng điều đó không thay đổi cái nhìn của tôi rằng kẻ duy nhất tin rằng các Cơ đốc nhân “tăng trưởng” nhờ sống cá nhân chủ nghĩa chính là kẻ thù của đức tin.
Quý vị nghĩ sao?
Tôi không muốn nói như là ngày thê thảm đang xảy ra. Hội thánh của chúng tôi phát triển vào năm ngoái… và nhiều Hội thánh cũng đang phát triển. Nhưng càng lúc, các lãnh đạo Hội thánh sẽ nói với quý vị rằng dường như có một trận chiến nghịch lại một kẻ thù hết sức mạnh hơn trước đây rất nhiều.
Đây là do sự chuyển hướng rất lớn của văn hóa xung quanh chúng ta.
Tôi tin rằng tương lai sẽ trở nên kỳ diệu cho Hội thánh nếu chúng ta hỏi câu hỏi đúng, nắm lấy giây phút thời điểm với một tấm lòng đầy tràn cầu nguyện và bắt đầu đổi mới.
Những câu hỏi này không chỉ là về chiến lược, chúng bao gồm những câu hỏi về thần học và triết học.
Hội thánh chưa phải là đang dẫy chết, nhưng đặt câu hỏi đúng sẽ hà sự sống vào trong nó.
Người dịch: Nguyễn Bình & Ngọc Nga
(Nguồn: “10 KEY Questions About Church Attendance in the Future”, churchleaders.com)