Các Em Chẳng Ổn Chút Nào: Điểm Sách Của Jonathan Haidt Về Thế Hệ Trẻ Lo Lắng.

Share

“Sức khỏe tâm thần là một vấn đề phức tạp và cơ quan nghiên cứu khoa học hiện tại chưa chỉ ra mối liên hệ nhân quả giữa việc sử dụng mạng xã hội và những người trẻ tuổi có kết quả sức khỏe tâm thần tồi tệ hơn.”

Trên đây là tuyên bố mà người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg mới đây đã tuyên thệ trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ. Tuyên bố của Zuckerberg chỉ là ví dụ gần đây nhất về việc các giám đốc điều hành của các Big Tech đã công khai phủ nhận trong nhiều năm rằng sản phẩm của họ có hại cho trẻ em.

Nhưng thủy triều cuối cùng đã thay đổi.

Trong cuốn sách mới của mình, Thế Hệ Lo Âu: Cách Sự Tái Cài Đặt Tuổi Thơ Đang Gây Ra Dịch Bệnh Tâm Thần – The Anxious Generation: How the Great Rewiring of Childhood Is Causing an Epidemic of Mental Illness, Jonathan Haidt đã thực hiện một công trình khó nhọc để chứng minh điều mà Big Tech đã phủ nhận: rằng các sản phẩm, điện thoại thông minh và mạng xã hội của họ đang giết chết con cái của chúng ta. Haidt chứng minh cả hai rằng có một vấn đề – trên thực tế, có một cuộc khủng hoảng về sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên – và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là do tuổi thơ được đặt nền trên điện thoại để các em bị dẫn đến chỗ sử dụng điện thoại thông minh và các ứng dụng mạng xã hội của chúng.

Câu hỏi dành cho chúng ta bây giờ, Haidt gợi ý, là từ chỗ này chúng ta sẽ đi đến chỗ nào. Haidt không phải là người bi quan. Ông lập luận rằng mặc dù tàu hỏa đã rời ga nhưng vẫn chưa quá muộn để quay đầu lại.

Bọn trẻ không ổn chút nào

Thật xấu hổ khi chúng ta sống trong sự chối bỏ sâu rộng đến mức Haidt đã phải nỗ lực rất nhiều để phải chứng minh điều lẽ ra là hiển nhiên: thanh thiếu niên liên tục vùi đầu vào điện thoại của chúng. Rõ ràng là những thiết bị và ứng dụng này không tốt cho trẻ em.

Nhiều bậc cha mẹ thất vọng và bực dọc vì những công nghệ này và cách chúng xâm chiếm tuổi thơ của con trẻ. Mọi giáo viên đều than thở rằng học sinh của họ đã thay đổi như thế nào, cả về khả năng học tập và kỹ năng hòa nhập vào xã hội, bởi vì những chiếc điện thoại này. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi cuốn sách của Haidt đã được đón nhận nhiệt tình như vậy, ở cả hai phía chính trường và người dân trong mọi tầng lớp xã hội.

Haidt chắc chắn không phải là không gặp phải lời chỉ trích. Các học giả khác đã cố gắng chỉ ra một cách không thuyết phục rằng nguyên nhân của điều này đến từ các yếu tố khác, như các vụ xả súng ở trường học, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hoặc biến đổi khí hậu, để giải thích cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên.

Những lời chỉ trích về tác phẩm của Haidt, đôi khi mang tính chất cá nhân, không phải là không liên quan. Anh đã chạm đến một dây thần kinh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và lợi ích kinh doanh lớn của chúng ta. Có những động lực mạnh mẽ chống lại loại công việc mà Haidt đã làm trong cuốn sách này, và vì vậy, với cái giá phải trả là sự xem xét kỹ lưỡng, anh ấy đã giúp chúng tabằng cách cho chúng ta thấy rõ rằng điện thoại thông minh và mạng xã hội có hại cho con cái củachúng ta.

Haidt mở đầu chương thứ nhất của cuốn sách bằng cách đưa ra bằng chứng cho thấy tỷ lệ lo lắng, trầm cảm, tự làm hại bản thân và cô đơn của thanh thiếu niên bùng nổ ngay sau khi điện thoại thông minh và mạng xã hội ra đời. Haidt gọi giai đoạn từ 2010 đến 2015 là “Sự Tái Cài Đặt Vĩ Đại”, thời điểm mà điện thoại thông minh và mạng xã hội được thanh thiếu niên sử dụng rộng rãi và khi chúng ta chứng kiến ​​sự gia tăng đột biến về các vấn đề sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên.

Haidt cung cấp bằng chứng thuyết phục cho lý thuyết của mình rằng Tái Cài Đặt Vĩ Đại là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên, sau khi đánh gốcnhững lời giải thích khả dĩ khác là do thời điểm xảy ra các đợt tăng đột biến và tính chất quốc tế của cuộc khủng hoảng trên khắp phần thế giới có nguồn gốc văn hóa tiếng Anh.

Haidt xác định bốn tác hại cơ bản của tuổi thơ sử dụng điện thoại: thiếu thốn sức sống của quan hệ xã hội, thiếu ngủ, phân tán sự tập chú và nghiện ngập. Ông lưu ý rằng trong khi các bé gái dễ bị tổn hại hơn từ mạng xã hội và các bé trai phải chịu đựng nhiều hơn khi liên tục xem nội dung khiêu dâm và trò chơi điện tử, thì cả hai câu chuyện đều kết thúc ở cùng một điểm: các bé trai và bé gái ngày nay tin rằng cuộc sống của họ thật vô nghĩa.

Haidt giải thích rằng phương tiện truyền thông xã hội, nội dung khiêu dâm trực tuyến và trò chơi điện tử đều đã lôi kéo trẻ em ra khỏi cộng đồng trong thế giới thực và vào các mạng ảo đang thay đổi nhanh chóng, dẫn đến tình trạng bất thường hoặc vô chuẩn mực và tình trạng bất thường sinh ra tuyệt vọng.

Nhưng Haidt còn đi xa hơn. Anh ấy đặt tuổi thơ mới dựa trên điện thoại này trong bối cảnh rộng lớn hơn về sự phát triển bình thường của trẻ em được cho là sẽ như thế nào. Anh ấy cũng chia sẻ cốt truyện về sự sa sút của tuổi thơ vui chơi đã có trước khi có điện thoại thông minh và mạng xã hội.

Bức tranh rõ ràng này về sự phát triển bình thường của tuổi thơ và nhu cầu thiết yếu về vui chơi có rủi ro và độc lập cho thấy sự rõ ràng đáng lo ngại của tuổi thơ nghèo khó về mặt phát triển mà điện thoại thông minh đã tạo ra. Haidt thật đúng khi gọi điện thoại thông minh là “kẻ chặn đứng trải nghiệm” một cách đúng đn vì chúng tước đi của trẻ những trải nghiệm mà chúng phải có để tiến đến tuổi người lớn.

Xuyên suốt cuốn sách, Haidt đề cập đến sự tương phản rõ rệt và đáng lo ngại giữa tuổi thơ chơi đùa trong quá khứ và tuổi thơ dựa trên điện thoại ngày nay. Các đặc điểm tương phản mà Haidt xác định giữa thế giới thực và thế giới ảo – giữa tương tác thể hiện thực tế và không thực tế, tương tác đồng bộ và tương tác không đồng bộ, giao tiếp một-với-một hoặc một-với-một vài so với giao tiếp một-với-nhiều (phát sóng) và cộng đồng với tiêu chuẩn cao so với tiêu chuẩn thấp để tham gia – làm rõ ra rằng – tuổi thơ dựa trên điện thoại là một thứ gì đó “vô nhân đạo”.

Một yếu tố góp phần gây ra cuộc khủng hoảng này mà Haidt chưa khám phá là việc sử dụng công nghệ của chính các bậc cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ nghiện những công nghệ này nên không nhận thức được những tác hại đối với bản thân và con cái. Một nghiên cứu cho thấy con cái của những bậc cha mẹ thường xuyên sử dụng mạng xã hội có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn. Không chỉ các bậc cha mẹ để lạc mất con mình vào thế giới ảo của điện thoại thông minh mà nhiều bậc cha mẹ cũng lạc vào đó. Và sự mất mát này cũng đang làm tổn thương con cái của họ.

Như Haidt lập luận, nếu tuổi thơ dựa trên điện thoại thực sự có hại cho con cái chúng ta, thì những gì là những điều có thể làm được để khôi phục khả năng có một tuổi thơ có tự do khỏi điện thoại?

Giải pháp của Haidt

Haidt gợi ý rằng chúng ta cần một cách nuôi dạy con cái đảo ngược lại, một sự đảo ngược cho phép chơi độc lập, mạo hiểm trong thế giới thực đồng thời dựng lên các rào chắn để bảo vệ trẻ em khỏi những tác hại khác nhau do thế giới ảo gây ra.

Trong phần cuối của cuốn sách, Haidt đặt ra câu hỏi làm thế nào chính phủ, trường học và phụ huynh có thể hỗ trợ sự đảo ngược này, bằng các giải pháp nhằm hạn chế sử dụng điện thoại và mạng xã hội từ thời thơ ấu, đồng thời khuyến khích nhiều rủi ro hơn và lối chơi độc lập trong thời thơ ấu.

Với tư cách là một nhà phân tích chính sách về công nghệ dùng cho tuổi thơ, tôi được khuyến khích bởi và hoàn toàn đồng ý với những khuyến nghị của Haidt dành cho các nhà hoạch định chính sách, trường học và phụ huynh. Tuy nhiên, nếu có bất cứ điều gì khác nửa, tôi sẽ đưa họ đi thêm vài bước nữa.

Các nhà hoạch định chính sách

Haidt nhận xét một cách chính xác rằng “phương tiện truyền thông xã hội không giống như đường”. Anh giải thích rằng nó không chỉ ảnh hưởng đến người sử dụng nó mà còn thay đổi môi trường xã hội của mọi người. Phương tiện truyền thông xã hội và điện thoại thông minh có tác dụng ở cấp độ nhóm. Khái niệm này nhấn mạnh sự cần thiết của các giải pháp ở cấp độ chính sách để giúp đỡ các bậc cha mẹ, bởi vì việc chống lại các động lực xã hội ở cấp độ nhóm rộng lớn là điều hầu như là các cá nhân cha mẹ không thể làm được.

Nếu mạng xã hội không giống như đường thì nó sẽ như thế nào? Tôi có một vài gợi ý. Nó giống như thuốc lá, cực kỳ gây nghiện và có hại cho cơ thể trẻ em, dù chỉ với một lượng nhỏ. Nó cũng giống như rượu ở chỗ nó ảnh hưởng đến trí não trẻ em đang phát triển nhiều hơn não người lớn và trẻ em thiếu khả năng tự chủ và kiểm soát xung lực để tiêu thụ nó một cách an toàn.

Là một xã hội, chúng ta không cho phép trẻ em bán hoặc tiêu thụ những chất này. Chúng ta hạn chế và quản lý chúng hoặc, trong trường hợp các loại thuốc nặng hơn, cấm hoàn toàn chúng.

Luật giới hạn độ tuổi có nghĩa là thuốc lá và rượu không phải là một phần không thể thiếu đượccủa tuổi thơ Mỹ. Luật pháp giúp thiết lập các chuẩn mực. Để điện thoại thông minh và mạng xã hội không còn là một phần tất yếu của tuổi thơ ngày nay, các nhà hoạch định chính sách nên coi chúng như thuốc lá và rượu và quản lý chúng từ thời thơ ấu.

Haidt lập luận về những hạn chế về độ tuổi như vậy. Ông khuyến nghị luật pháp liên bang nên nâng độ tuổi trưởng thành trên Internet lên 16 thay vì 13 tuổi như hiện nay, điều mà các chuyên gia đồng ý là quá thấp và được ấn định vào năm 1998 – rất lâu trước khi có sự tồn tại của mạng xã hội. Tôi đồng ý rằng độ tuổi nên được nâng lên; nhưng tôi muốn mục tiêu là 18 tuổi hay hơn.

Nhận thấy có thể mất một thời gian để nâng cao tiêu chuẩn quốc gia, tôi sẽ bổ sung thêm khuyến nghị của Haidt rằng có những hành động mà các tiểu bang có thể thực hiện để hạn chế quyền truy cập của trẻ em vào mạng xã hội, như yêu cầu sự đồng ý của cha mẹ để trẻ vị thành niên mở tài khoản mạng xã hội có xác minh độ tuổi chặt chẽ. để đảm bảo sự tuân thủ, hoặc như Florida đã làm, cấm hoàn toàn mạng xã hội đối với trẻ vị thành niên từ 14 tuổi trở xuống.

Đây là những bước đi đúng hướng. Ngoài ra, luật pháp của tiểu bang và liên bang nên giúp ngăn chặn trẻ em truy cập vào nội dung khiêu dâm bằng cách yêu cầu xác minh độ tuổi đối với các trang web khiêu dâm mà trẻ em có thể dễ dàng truy cập thông qua mạng xã hội. Một số tiểu bang của Hoa Kỳ gần đây đều đã thông qua những luật như vậy.

Các Giáo viên và Hiệu trưởng

Các nhà hoạch định chính sách rất quan trọng trong việc loại bỏ điện thoại khỏi tuổi thơ. Nhưng trường học cũng có thể đóng một vai trò quan trọng và giúp khuyến khích các chuẩn mực văn hóa chống lại những công nghệ này. Haidt tuyên bố rằng trường học phải là khu vực không có điện thoại cho trẻ em và thanh thiếu niên. Tôi đồng tình. Nhưng chỉ có chính sách cấm sử dụng điện thoại trong lớp học thôi là chưa đủ. Chúng cần được giúp tránh xa trong trọn ngày học.

Các chính sách trong lớp học rất khó thực thi một cách hiệu quả và chúng hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ kiên trì và nhiệt tình của từng giáo viên khi thực thi chúng. Hơn nữa, việc không sử dụng điện thoại trong suốt ngày học cũng giúp chống lại những tác động tiêu cực đến động lực xã hội của thanh thiếu niên. Trường học không có điện thoại có nghĩa là hành lang, phòng ăn trưa và thời gian giữa các lớp có thể tràn ngập tiếng ồn ào và tiếng cười của những tương tác trực tiếp thay vì im lặng khi học sinh cúi đầu xem điện thoại.

Cha mẹ

Tuy nhiên, tất cả tuổi thơ, không chỉ trong ngày đi học mới không có điện thoại.

Nếu những công nghệ này tệ như Haidt cho chúng ta thấy, thì cha mẹ nên áp dụng cách tiếp cận tối đa với chúng và loại bỏ hoàn toàn cả điện thoại thông minh và mạng xã hội khỏi tuổi thơ của trẻ. Những người phản đối có thể lập luận rằng có một số lợi ích mà phương tiện truyền thông xã hội và điện thoại thông minh mang lại, chẳng hạn như cung cấp liên hệ cộng đồng và kết nối với những người có cùng sở thích, quyền truy cập thông tin, khoảng không gian để thể hiện bản thân và hỗ trợ xã hội từ đồng bạn để giảm bớt căng thẳng – sẽ bị mất.  Đó là kết quả của việc từ chối hoàn toàn.

Haidt thách thức những tuyên bố này bằng cách giải thích rằng mạng xã hội cung cấp rất ít bằng chứng về lợi ích đối với sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên. Haidt viết: “Mạng xã hội không đồng nghĩa với Internet, điện thoại thông minh không tương đương với máy tính để bàn hay máy tính xách tay”. Việc từ chối sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội không có nghĩa là trẻ em không bao giờ có thể truy cập Internet vì những mục đích có lợi nhất định.

Những người khác có thể tin rằng đơn giản là không thể hoàn toàn loại điện thoại thông minh được. Có áp lực quá lớn trên việc nói “không”. Sự thật là nó có thể được thực hiện. Chúng ta cần có thêm tài nguyên để hướng dẫn các bậc cha mẹ cách họ có thể biến toàn bộ tuổi thơ và tuổi thiếu niên không có mạng xã hội và phần lớn không có màn hình.  Càng ngày càng có nhiều phụ huynh đang làm điều này.

Trong khi Haidt đề xuất giới hạn thời gian cho trẻ lên màn hình, tôi vẫn cảnh báo các bậc cha mẹ rằng để thành công trong việc từ chối sử dụng điện thoại thông minh cho đến sau khi tốt nghiệp trung học càng nhiều càng tốt, thì cha mẹ phải tạo điều kiện cho tuổi thơ không có màn hình càng tốt. Ngay cả việc cho phép trẻ sử dụng màn hình hàng ngày cũng có thể khiến trẻ quen với màn hình nhiều hơn mức mong muốn. Điều này có thể khiến việc nói “không” với những yêu cầu cuối cùng của trẻ về điện thoại thông minh trở nên khó khăn hơn. Màn hình nên là một cách thưởnghiếm hoi, không phải là một thói quen hàng ngày.

Haidt bắt đầu và kết thúc cuốn sách của mình bằng sự so sánh rằng tuổi thơ dựa trên điện thoại giống như những đứa trẻ của chúng ta lớn lên một mình trên sao Hỏa. Mặc dù con cái của chúng ta có thể không ở trên sao Hỏa, nhưng chúng ta đã cho phép chúng lớn lên trong một thế giới ảo, xa rời nơi chúng không hiện diện trọn vẹn ở đây cùng chúng ta. Không còn phải sống trong sự phủ nhận sự thực này nữa. Như Haidt kết luận: “Đã đến lúc kết thúc thử nghiệm. Hãy đem các con của chúng ta về nhà.”

 

 

 

Lược dịch: Trần Ngọc (BBT).

Nguồn:  https://newsweekly.com.au  

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan