Ai Làm Mẹ, Hãy Tận Dụng Tối Đa Thời Gian Rảnh Rỗi Của Mình

Share

Khi con trai của tôi còn bé bỏng, tôi nhớ mình đã rất ghen tị với chồng. Mỗi ngày anh đều thức dậy và đi làm, đó là những chuyến đi ngắn hàng ngày trong chiếc xe hơi mà anh muốn nghe gì cũng được hoặc ngồi im lặng vài phút. Lúc ấy, tôi phải ở nhà và chỉ loay hoay với mấy đứa con lúc nào cũng đòi hỏi đủ thứ. Tôi không có thời gian rảnh – tức là không có thời gian cho “riêng mình”.

Bây giờ, tôi là vợ mục sư, ở nhà dạy con và làm việc bán thời gian từ xa. Mỗi ngày của tôi khác hơn trước nhiều, nhưng đến cuối ngày tôi luôn cảm thấy không có thời gian cho riêng mình. Có lẽ độc giả cũng thông cảm với tôi chăng! Dù chúng ta làm việc ở nhà hoặc đi làm, chúng ta đều có trách nhiệm phải hoàn thành, nhiệm vụ phải làm và các mối liên hệ cần xây dựng. Vậy, chúng ta thường không có thời gian rảnh rỗi.

Nhưng điều chúng ta đang có – cho dù khó nhận ra ngay – chính là cơ hội để tận dụng thời gian rảnh rỗi của mình thật ý nghĩa. Các khung giờ ngắn ngủi này có thể không phù hợp để làm việc lớn hoặc các chuyến đi mạo hiểm thú vị nào đó, nhưng chúng cũng đủ để mang lại sự tươi tỉnh và khích lệ.

Thời gian rảnh thêm lên

Ngay cả khi không có nhiều thời gian rảnh rỗi trong tuần, chúng ta vẫn có nhiều phút hữu dụng – 5 phút lúc này, 10 phút lúc kia. Cho dù đứng đợi trước phòng khám của bác sĩ hoặc coi chừng một đứa đi tắm, thì chúng ta có thể tận dụng các khoảng thời gian ấy một cách tuyệt vời.

Các khung giờ ngắn ngủi này có thể không phù hợp để làm việc lớn hoặc các chuyến đi mạo hiểm thú vị nào đó, nhưng chúng cũng đủ để mang lại sự tươi tỉnh và khích lệ.

Nhiều người trong chúng ta có thói quen cầm điện thoại và lướt mạng xã hội như một phản xạ tự nhiên trong khi xếp hàng chờ tại siêu thị hoặc bắt xe công cộng. Nhưng chúng ta có được tươi tỉnh hơn chăng? Hay chúng ta có thể bị cạn kiệt cảm xúc sau khi nhìn chằm vào cuộc sống của người khác? Dưới đây là năm cách khác để sử dụng quỹ thời gian rảnh rỗi đó.

  1. Đọc Lời Chúa

Chúng ta có ba phút? Hãy mở Kinh Thánh ra tại quầy bếp và đọc Thi thiên hay một phân đoạn nào đó. Chúng ta đang lái xe đến dự một cuộc họp? Hãy nghe Kinh Thánh trên đường đi. Không có thời điểm không phù hợp để đọc Kinh Thánh (2 Ti-mô-thê 3:16).

  1. Cầu Nguyện

Hãy tận dụng thời gian khi chúng ta đang tắm hay dắt chó đi dạo để cầu nguyện cho gia đình, bạn bè hoặc Hội thánh của mình. Khi chúng ta nhận được tin nhắn từ một người đang gặp khó khăn, hãy dừng lại và dành một phút cầu nguyện cho người đó. Tôi biết một giáo sư trong đại học đã cầu nguyện cho người khác mỗi khi ông bật công tắc đèn – ông đã tận dụng từng giây phút rảnh rỗi đó cho mục đích tốt đẹp (Ê-phê-sô 6:18).

  1. Học hỏi

Hãy cân nhắc đến việc để một quyển sách bổ ích ở trong ví hoặc túi xách của mình, sẵn sàng lấy ra và đọc khi có thời gian rảnh rỗi. Chúng ta cũng có thể nghe sách nói hoặc nghe tin tức giúp mình tăng trưởng và chỉ cho mình thấy lẽ thật.

  1. Mối quan hệ

Chúng ta có một phút rảnh rỗi trong khi chờ tập tin tải lên máy tính hoặc chờ bánh mì nướng xong chăng? Hãy dành một phút đó để gửi một tin nhắn khích lệ đến một người bạn của mình – hãy tìm cách “khích lệ nhau về tình yêu thương và các việc lành”(Hê-bơ-rơ 10:24)

  1. Nghỉ ngơi

Nếu chúng ta đang ở một nơi yên tĩnh, hãy nhắm mắt lại và hít thở sâu, tập chú vào lẽ thật nói rằng chúng ta được Đức Chúa Trời dựng nên cách đáng sợ lạ lùng (Thi thiên 139) và Chúa luôn ở cùng chúng ta (Thi thiên 16:8). Tận dụng thời gian đúng mục đích sẽ giúp chúng ta cảm thấy tràn đầy năng lượng và được tươi tỉnh trong tâm linh.

Muốn có trách nhiệm

Nhưng khi thời gian rảnh rỗi không đủ để hoàn thành một công việc nào đó thì sao? Một trong những thách thức mỗi khi không có nhiều thời gian rảnh rỗi là tôi thường có những điều muốn làm – chẳng hạn như muốn có thời gian chất lượng với Chúa hoặc phát triển tình bạn thân thiết – những điều này cần nhiều thời gian hơn. Nếu tôi tập trung vào những điều không thể làm được vì còn những trách nhiệm khác ở trước mắt, tôi dễ bị khó chịu và dẫn đến việc tưởng tượng rằng mình đang bị lừa gạt ở trong đời này.

Để chống lại điều đó, tôi đã học cách sắp đặt những mong muốn thành trách nhiệm của mình. Trước khi có con, tôi thích dành nhiều thời gian với Chúa mỗi sáng, nghiên cứu Lời Chúa và đọc sách về kỷ luật thuộc linh hoặc các anh hùng đức tin. Dù tôi vẫn có thời gian cá nhân mỗi ngày với Chúa, nhưng lại không còn quỹ thời gian dư dả như trước. Vậy, tôi đã nung nấu muốn dành thời gian nhiều hơn với Đấng Christ vào trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình.

Chúng tôi có “thời gian buổi sáng” để dùng bữa với nhau và cùng nhau hát một bài thánh ca, kinh qua quyển sách Giáo lý Vấn đáp Mới, đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Vào buổi trưa, chúng tôi thường đọc lớn tiếng tiểu sử của một giáo sĩ. Tôi đang rèn luyện các con của mình trong đức tin (Châm ngôn 22:6) lại còn có thêm thời gian với Chúa trong khi ở bên chúng. Đôi bênh đều có lợi.

Tương tự, tôi vẫn luôn đau đáu muốn gây dựng mối quan hệ với những chị em khác trong giai đoạn quá bận rộn của cuộc sống. Tôi cũng thường có những “buổi tối của các chị em” với bạn bè của mình, nhưng vẫn không đủ để phát triển các mối quan hệ sâu sắc ấy. Hẹn hò cà phê một mình thường không thể thực hiện được vì các con của tôi vẫn ở bên cạnh mỗi ngày. Thay vào đó, tôi đã đón nhận niềm vui (và sự lộn xộn!) của những ngày vui chơi cùng các chị em và các con của họ. Tôi và bạn bè của mình có thể tiếp tục tăng trưởng cùng nhau, ngay cả con cái của chúng tôi cũng học được những kỹ năng quan trọng như chia sẻ và kết nối với bạn bè ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Tôi đã nung nấu muốn dành thời gian nhiều hơn với Đấng Christ vào trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình.

Hãy tin cậy Chúa về thời gian

Sự thất vọng của tôi đối với chồng – và cảm giác bị mắc kẹt mà không có thời gian chất lượng cho bản thân – cuối cùng lại xuất phát từ một quan điểm sai lầm về thời gian và từ suy nghĩ cho rằng tôi sẽ không có thời gian “cho” mình đâu. Mặc dù chúng ta đang sống trong một nền văn hóa khuyến khích bản thân xem thời gian của mình là của riêng, nhưng sự thật là đối với những người tin theo Đấng Christ, thì thời gian của chúng ta không phải là của riêng mình nữa.

Đức Chúa Trời đã biết hết số ngày của chúng ta (Gióp 14:5; Thi thiên 31:15), chỉ có Chúa nắm giữ thời gian trong tay của Ngài. Có niềm vui và sự bình an trong lẽ thật này, vì chúng ta có thể tin rằng ngày tháng của mình đều có mục đích, ngay cả khi chúng ta không cảm thấy như vậy. Nếu chúng ta đang ở trong giai đoạn không có nhiều (nếu có) thời gian rảnh rỗi, hãy tin cậy Chúa, hãy biết rằng Chúa đang làm việc lành và ý nghĩa cho quỹ thời gian của chúng ta (Ê-phê-sô 2:10). Mặc dù cần có sự chú ý và một kế hoạch hẳn hoi, nhưng thời gian rảnh rỗi được sử dụng tốt có thể thêm lên và kéo dài, giúp chúng ta được sai trái trong đời sống mỗi ngày.

 

 

 

Nguồn: https://tienphong.org

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan