10 Dấu Hiệu Của Một Hội Thánh Do Mục Sư Khống Chế

Share

Mới đây tôi có viết một bài có tựa đề “11 Dấu Hiệu Của Một Hội Thánh Gia Đình Trị.” Rõ ràn là, bài viết đó đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả đã từng loại hội thánh trong dạng đó. Một số độc giả cũng hỏi về một loại hội thánh khác mà họ từng thấy: hội thánh “do mục sư khống chế”. Vậy xin chia sẻ những đặc điểm mà tôi đã nhận thấy ở hội thánh trong dạng này:

  1. Mục sư luôn tỏ ra là mình không có một chút điểm yếu nào—hoặc không bao giờ sai lầm.

Vị này bảo vệ không gian của mình, giữ khoảng cách với hội chúng và không bao giờ nói: “Tôi đã sai” hoặc “Tôi xin lỗi”. Ngay cả khi có vẻ như mình đã sai, ông/bà vẫn đổ lỗi cho người khác.

  1. Mục sư không chịu trách nhiệm với bất cứ ai.

Tôi không được thuyết phục rằng Tân Ước đòi hỏi phải có nhiều trưởng lão trong mọi trường hợp, nhưng tôi tin rằng chúng ta không bao giờ tự mình lãnh đạo. Mục sư này lãnh đạo mà không cần ý kiến ​​của người khác.

  1. Tỷ lệ thay đổi nhân sự (đặc biệt là nhân viên giỏi) cao.

Những người rời đi có thể không phải lúc nào cũng thành thật về chuyện họ tranh chiến với mục sư, nhưng rất ít nhân viên ở lại lâu dài. Nếu bạn cho họ có một cơ hội đóng góp với một tâm tình tích cực và trung thực, những lời phàn nàn của họ về mục sư sẽ rất giống nhau một cách đáng chú ý.

  1. Thông điệp ngầm (và đôi khi được nói ra) là “Làm theo hoặc rời đi”.

Những thành viên không hoàn toàn đồng tình với nghị trình của mục sư sẽ được khuyến khích/mời/yêu cầu/thúc đẩy đi đến một hội thánh khác. Ngay cả những câu hỏi đơn giản cũng không được chào đón.

  1. Mỗi một quyết định đều cần phải có sự đồng ý của mục sư.

Bất kể tầm quan trọng của quyết định đó là ra sao, không một ai có thể đưa ra quyết định đó nếu không có sự tham gia của mục sư.  

  1. 6. Những tín hữu trung tín, trưởng thành, tăng trưởng, biết phân biện không ở lâu được tại hội thánh.

Họ nhận ra rằng họ cứ như là không được chào đón hoặc không cần thiết nên họ thường lặng lẽ ra đi. Họ muốn ở trong một hội thánh cho phép họ phát huy tối đa ơn và khả năng của mình.

  1. 7. Hiếm khi mục sư mời người khác đến giảng.

Đôi khi đó là vì bục giảng là phương tiện chính của vị này để gây ảnh hưởng—thậm chí kỷ luật—người khác.  Với những lần khác, đó là vì vị này không muốn chia sẻ sự được chú tâm đến. Cũng có thể là vị này coi những người thuyết giảng tốt là một mối đe dọa.

  1. 8. Nếu hội thánh có “ban lãnh đạo”, các thành viên trong nhóm thường là những tín hữunam và nữ chỉ biết nói dạ vâng”.

Do đó, “ban lãnh đạo” không lãnh đạo cũng như không thực sự hoạt động như một ban. Vai trò duy nhất của họ là khẳng định bất cứ điều gì mục sư muốn.

  1. 9. Mục sư không môn đồ hóa người khác, không sai phái “những người được kêu gọi” hoặc gửi những tín hữu trung tín đi ra khỏi hội thánh để phục vụ.

Tất cả những trách nhiệm mục vụ này đòi hỏi một sự chú tâm vào việc hy sinh để vươn ra ngoài 4 bức tường hội thánh —điều mà một mục sư có tâm tính khống chế không có được.

  1. 10. Hội chúng hết còn hy vọng rằng mọi việc sẽ tốt đẹp hơn.

Cuối cùng, ngay cả những thành viên trung tín nhất cũng quyết định: “Sẽ không có gì thay đổi chừng nào ______ còn là mục sư của chúng tôi”. Các thành viên chịu đựng hơn là tận hưởng hội thánh.

Bạn sẽ thêm gì vào danh sách này? Bây giờ bạn có thể cầu nguyện cho mục sư của bạn hoặc các mục sư khác như thế nào?

 

 

 

Nguồn: https://chucklawless.com  

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan