Ai Viết Sách Truyền Đạo?

Share

Từ khóa của Truyền đạo là “hư không”, sự trống rỗng phù phiếm của việc gắng sức xây dựng một đời sống hạnh phúc và sung mãn mà không có Chúa.  “Người Truyền Đạo,” theo truyền thống được coi là Sa-lô-môn, nhìn cuộc sống “dưới ánh mặt trời” (Truyền đạo 1:9) và, từ góc độ con người, tuyên bố tất cả đều hư không.

Không có gì ngoài Chúa – dù là quyền lực, sự nổi tiếng, uy tín, thú vui – có thể lấp đầy khoảng trống do không có Chúa trong đời sống con người.

Nhưng một khi được nhìn từ góc độ của Đức Chúa Trời, cuộc sống sẽ có ý nghĩa và mục đích, khiến cho Sa-lô-môn phải thốt lên: “Ăn…uống…vui vẻ…làm điều lành…sống vui vẻ…kính sợ Đức Chúa Trời…giữ các điều răn của Ngài!”

Sự hoài nghi và tuyệt vọng tan biến khi cuộc sống được xem như một món quà Đức Chúa Trời ban cho mỗi ngày.

Ai đã viết Truyền đạo?

Có những lập luận mạnh mẽ cho rằng tác giả của Truyền Đạo là Sa-lô-môn.

 Bằng chứng theo truyền thống:

Truyền thống Talmudic của người Do Thái cho rằng cuốn sách này là của vua Sa-lô-môn nhưng gợi ý rằng những người chép bản thảo thời vua Ê-xê-chia có thể đã làm một số chỉnh sửa (xem Châm ngôn 25:1). Quyền tác giả Sa-lô-môn của Truyền đạo là quan điểm tiêu chuẩn của Cơ đốc giáo, mặc dù một số học giả, cùng với truyền thống Talmud, tin rằng tác phẩm này sau đó đã được hiệu đính trong thời của vua Ê-xê-chia hoặc Ê-xơ-ra.

Bằng chứng nội tại:

Tác giả tự nhận mình là “con vua Đa-vít, vua Giê-ru-sa-lem” trong 1:1-12. Sa-lô-môn là dòng dõicủa Đa-vít có đủ điều kiện nhất theo như những bày tỏ nội tại về lai lịch tác giả trong cuốn sách này. Ông là người khôn ngoan nhất từng giảng dạy ở Giê-ru-sa-lem (1 Các Vua 4:29-30). Những mô tả về việc Người Truyền Đạo khám phá thú vui (Truyền đạo 2:1-3), những thành tích ấn tượng (2:4-6) và sự giàu có vô song (2:7-10) chỉ được thực hiện bởi Vua Sa-lô-môn.

Những câu châm ngôn trong cuốn sách này cũng tương tự như những câu châm ngôn trong Sách Châm ngôn. Theo Truyền đạo 12:9, Người Truyền Đạo đã sưu tầm và sắp xếp nhiều câu châm ngôn, có lẽ ám chỉ đến hai tuyển tập của Sa-lô-môn trong Châm-ngôn. Sự thống nhất về quyền tác giả của Truyền đạo được hỗ trợ bởi bảy chi tiết trong sách Truyền Đạo.

Chúa Giê-xu trong Truyền đạo

Truyền đạo miêu tả một cách thuyết phục sự trống rỗng và phù phiếm của cuộc sống khi không có mối quan hệ với Chúa. Mỗi người đều có sự vĩnh cửu trong lòng mình và chỉ có Đấng Christ mới có thể mang lại sự thỏa mãn, vui mừng và khôn ngoan tối thượng. Điều tốt và cao cả nhất của con người được tìm thấy nơi “một Người Chăn” (Truyền Đạo 12:11), Đấng ban sự sống sung mãn(Giăng 10:9-10).

NHỮNG TỪ KHÓA CỦA TRUYỀN ĐẠO

Hư Không

Từ hư không xuất hiện ba mươi bảy lần để diễn tả nhiều điều không thể hiểu được về cuộc sống. Tất cả các mục tiêu và tham vọng trần thế khi được theo đuổi như là những mục đích tận cùng đều dẫn đến sự không thỏa mãn và vô dụng.

Nhưng Truyền đạo không đưa ra câu trả lời theo chủ nghĩa vô thần hay hoài nghi; Đức Chúa Trờiđược nhắc đến xuyên suốt Truyền Đạo. Một cách thực tế, nó báo rằng việc tìm kiếm mục đích tận cùng của con người phải kết thúc nơi Đức Chúa Trời. Sự thỏa mãn trong cuộc sống chỉ có thể được tìm thấy bằng cách nhìn ra khỏi cái thế giới này.

Câu Chìa Khóa: Truyền đạo 2:24 và 12:13-14

Không gì tốt hơn cho con người là ăn, uống, và hưởng phước của công lao mình. Ta thấy điều đó cũng đến từ bàn tay Đức Chúa Trời..”

Truyền Đạo 2:24, (BTTHĐ 2010 và NKJV)

1 3Lời kết luận cho tất cả những gì đã nghe trên đây là:

Hãy kính sợ Đức Chúa Trời và tuân giữ các điều răn của Ngài,

Đó là phận sự của con người.

14 Vì Đức Chúa Trời sẽ đem ra xét xử mọi việc,

Kể cả những việc kín giấu, dù thiện hay ác.

Truyền Đạo 12:13-14, NKJV

 

 

 

Lược dịch: Nguyễn Trọng (BBT)

Nguồn: https://www.thomasnelsonbibles.com

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan