Ba Điều Bạn Không Biết Về Vợ Của Người Giảng Đạo Đầy Ơn Spurgeon

Share

Charles Spurgeon kết hôn với Susannah Thompson vào ngày 8 tháng 1 năm 1856. Người vợ của Spurgeon trở nên người bạn đời đúng nghĩa nhất, người đồng hành tin cậy và sâu đậm nhất và “nguồn vĩ đại nhất của mọi phước hạnh trên đời này.” 

Susanah diễn tả lại cuộc đời chung sống của họ như là “hai người hành hương đồng hành trên con đường cao tốc của cuộc đời chung sống với tay trong tay – trái tim gắn chặt với trái tim.”

Ai là người đàn bà đã nắm lấy trái tim của người được gọi là Hoàng Tử Của Những Thầy Giảng? Đây là ba điều về vợ của Spurgeon mà quý vị có thể chưa biết.

1/ Susannah Phải Học Một Bài Học Rất Khó Học Trong Hôn Nhân

Susannah kết hôn với một người đàn ông được ủy thác những gánh nặng rất lớn. Là một trong những người đàn ông có ảnh hưởng nhất của nước Anh, Charles gánh lấy trên vai của ông một trách nhiệm mục vụ thật nặng nề. Công việc (giảng dạy, LND) của ông đòi hỏi rất nhiều thời giờ, năng lực và sự tuôn đổ ra mỗi tuần. Thật dễ cho Susanah cảm thấy cay đắng về sự đòi hỏi của mục vụ của Spurgeon, nhưng thay vì như thế, Susanah cam kết không bao giờ trở nên một chướng ngại cho những nỗ lực vì vương quốc Chúa của chồng.

Trong thời gian đính hôn, Susanah học một bài học khó mà học được. Charles được mời giảng vào một buổi trưa và muốn Susanah cùng đi với ông. Bà hồi tưởng:

“Chúng tôi đi chung với nhau, vui vẻ, trong một cỗ xe… Nhưng, vào lúc chúng tôi đến nơi, anh ấy đã quên mất sự hiện diện của tôi; gánh nặng của sứ điệp mà anh phải công bố với đoàn người có linh hồn bất diệt nằm trên vai anh, và anh quẹo vào một cái cửa kéo nhỏ… không có một chút nào nhận ra là tôi bị để lại một mình và phải tự cố gắng hết sức có thể được.”

Susanah thật hoang mang và tức giận vì hôn phu của mình sao thật dễ quên mất về mình. Ngay lập tức, cô quay về nhà để bày tỏ cảm xúc của mình với bà mẹ thật kiên nhẫn của cô. Mẹ cô nói rằng Charles không phải là một người đàn ông bình thường và trọn cuộc đời của anh phải được tận hiến cho sự phục vụ Chúa, và Susanah phải “không bao giờ, không bao giờ ngăn trở anh bằng cách cố gắng đặt cô là cao nhất trong trái tim của anh.”

Dù điều đó thật là khó nghe, Susanah quyết định sắp đặt mọi ước muốn của cô theo sự kêu gọi của anh và đặt công việc của Chúa là trên hết trong tấm lòng của riêng cô. Chỉ trong giây lát sau khi cô đã làm quyết định này, Charles kinh hoảng chạy ập vào nhà, hết sức lo lắng về chuyện gì đã xảy ra cho Susanah yêu quý của mình. Cả hai cùng phá ra cười, nhưng Susanah rời khỏi nhà với một tấm lòng được biến đổi mà điều đó ảnh hưởng suốt cuộc đời của họ sau đó.

Từ ngày đó trở đi, Susanah quan tâm đến chính mình với ý thức một quan hệ đời đời cùng với mục vụ của người chồng. Bà tuyên bố:

“Đó là một mục đích được định ra cho suốt cuộc hôn nhân của tôi, là tôi không bao giờ ngăn trở anh trong việc anh phục vụ Chúa , không bao giờ cầm giữ anh để khiến anh không làm trọn những công vụ của anh, không bao giờ lấy cớ sức khỏe yếu đuối của tôi để làm thành một lý do tại sao anh phải ở lại nhà với tôi… Tôi cảm tạ Chúa, bây giờ, là anh đã giúp cho tôi có thể hoàn thành quyết tâm này.”

2/ Đức Chúa Trời Đúc Khuôn Tính Cách Của Susanah Trên Cái Đe Của Sự Đau Đớn.

Ngoài việc hỗ trợ Charles trong những thời kỳ trầm cảm và bệnh của ông, chính Susanah cũng có những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và trải qua một phần lớn tuổi trưởng thành của bà như là một người bệnh tật. Bà thường phải chịu đựng những cơn đau dữ dội đến nỗi không thể di chuyển.

Những chi tiết về bệnh tật của bà vẫn đang còn được đưa ra ánh sáng, nhưng chúng ta biết rằng tình trạng của bà trở nên nghiêm trọng đến nỗi phải mổ. Một trong những nhà giải phẫu hàng đầu ở Scotland thực hiện một cuộc giải phẩu mà nó lại không diễn tiến như kế hoạch đã định. Kết quả của cuộc giải phẫu bất thành thật là tai hại. “Đau đớn thay vì phục vụ,” bà nói, “trở nên chén của tôi trong mỗi ngày.”

Nhưng Susanah tin rằng Chúa dùng sự tan vỡ của bà để tinh luyện tính cách của bà. Sự đau thương thể lý của bà đem bà đến gần với một Cứu Chúa là Đấng đã chịu thương khó cho bà và cùng với bà.

Ngay trong những tình huống đau đớn nhất, Susanah bày tỏ lòng tạ ơn, vui mừng, bình an và nhẫn nại. Bà hồi tưởng, “Chúng tôi nói về tình yêu dịu dàng của Chúa dành cho con trẻ bị đau thương của Ngài… Tôi nhớ đã cảm nhận rằng Chúa thật rất gần với chúng tôi.”

Tấm lòng của Susanah, có gốc rễ trong sự tạ ơn và tín thác cho Chúa để hoàn thành sức mạnh của Ngài trong sự yếu đuối của bà. “Chúa tốt lành làm sao đối với kẻ chẳng xứng đáng như tôi.” Bà tin vậy.

3/ Susanah Lập Nên Một Mục Vụ Toàn Quốc.

Vào năm 1873, Susanah đọc xong cuốn Những Bài Diễn Thuyết Với Các Sinh Viên Của Tôi. Khi Charles hỏi bà thấy như thế nào, bà trả lời, “Em ước mong em có thể đặt nó vào trong tay của mỗi một mục sư ở Anh.” Ông đáp lại, “Thế thì sao không làm như vậy? Em có thể tặng bao nhiêu?”

Câu hỏi này thúc đẩy Susanah hành động. Bà tổ chức một cơ quan phục vụ gọi là “Quỹ Sách” để cung cấp những bản sao của cuốn sách cho các mục sư nghèo khắp nước Anh. Lúc đầu, Susanah thiếu tài chánh để làm cho ước mơ này trở nên sự thực. Nhưng một cách vui mừng, bà mua 100 cuốn và gửi đến các mục sư đang có cần. Khi bà bệnh nặng không thể tham dự các buổi họp mặt của Đền Tạm Thủ Đô (Metropolitan Tabernacle, một tổ chức như là Liên Hiệp Báp-tít ở Anh, vào thế kỷ 19, LND), Susanah đầu tư thời gian vào việc làm cho Quỹ Sách được tiếp tục.

Hành động cương quyết, khải tượng hy sinh đã khởi xuống nên một tổ chức phục vụ tiếp diễn cho đến khi bà về với Chúa.

Khi những lá thư cám ơn tuôn đổ vào nhà của Susanah, tin tức loan ra khắp nước Anh và vô số những dâng hiến được gửi đến để duy trì dự án của bà. Trong một năm, vợ của Spurgeon đã gửi 3.058 sách thần học đến các mục sư nghèo. Chín năm sau đó, bà đã phân phối 71.000 cuốn sách.

Hãy Tận Dụng Đời Sống Của Chúng Ta.

Di sản vượt thời gian của Susanah là dấu hiệu cho chúng ta tiếp tục những bước đi của bà. Lòng cương quyết ráng sức của bà đang trong lúc có những đau bệnh riêng, sự nhẫn nại không bị xẹp xuống và sự tháo vát, và tính xoay sở thánh thiện bền đỗ của bà nhắc chúng ta rằng bất cứ ai và mỗi một người đều có thể làm một sự khác biệt cho Chúa Cứu Thế Giê-xu.

Susanah không lập Quỹ Sách bằng cách thu góp từ những người khác. Thay vì làm như vậy, nó bắt đầu khi bà quyết định hy sinh thời gian, năng lực và các tài nguyên của bà. Bà không ngờ rằng Đức Chúa Trời đã tuôn đổ phước của Ngài trên dự án của bà.

Không thể tính ra bao nhiêu bông trái thánh linh được kết quả từ Quỹ Sách. Bao nhiêu linh hồn được cứu? Bao nhiêu cuộc đời được thay đổi? Có lẽ là một ngày kia chúng ta sẽ biết. Nhưng vì những cố gắng của bà, nhiều mục sư được khích lệ, nhiều giáo sĩ được vững lòng, nhiều gia đình được làm mạnh mẽ và nhiều hội thánh được trang bị tốt hơn để loan truyền tin lành cho đến cùng trái đất. 

Khi vợ của Spurgeon về với Chúa vào năm 1902, bà đã phân phối cho khắp nước Anh tất cả là 199.315 tài nguyên thần học.

Ngày hôm nay, xin Chúa cho chúng ta học làm đòn bẩy cho sự loan truyền của tin lành. Nguyện mỗi người chúng ta phát triển một khải tượng do Chúa thiết kế lớn đến nổi chỉ duy Ngài hoàn tất được nó. Và với Susanah, nguyện Chúa dùng sự tan vỡ cũng như sự ban phước của Ngài cho chúng ta để làm phần lớn của Chúa Giê-xu Christ, là Đấng, như Susanah làm chứng, là “một tặng phẩm rất cứu giúp trong lúc ưu phiền.”

 

Ngọc Nga & Nguyễn Bình

(Lược dịch theo: spurgeon.org)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan