Tại sao những người trẻ rời khỏi hội thánh? Nếu mỗi lần nghe câu hỏi này là nhận được 1 đô la thì tôi sẽ nhận được rất nhiều tiền. Và tôi hiểu tại sao. Tốc độ người trẻ rời khỏi hội thánh đã lên đến mức báo động. Dường như là mỗi người lớn trong hội thánh của chúng ta đều biết về một người trẻ đã gạt đức tin của họ qua một bên, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Đây là điều thật đau lòng.
Thế thì hội thánh cần thay đổi những gì? Trong khi cần phải trả lời câu hỏi này, tôi lại nghĩ rằng câu hỏi ưu tiên hơn là câu hỏi về vai trò của cha mẹ, đặc biệt với con em là thanh thiếu niên.
Tôi tin rằng cha mẹ, không phải hội thánh, chính là đường nối kết chính giữa thanh thiếu niên và Đức Chúa Trời. Trong cuốn “Tìm Câu Giải Đáp” Christian Smith nói điều này:
[bs-quote quote=”Ảnh hưởng quan trọng nhất trong sự hình thành đời sống tôn giáo của những người trẻ là đời sống tôn giáo mà cha mẹ làm mẫu mực và dạy cho chúng.” style=”style-18″ align=”center”][/bs-quote]
Trong một cuộc phỏng vấn với Kara Powell và Chap Clark, Smith nói mạnh mẽ hơn:
[bs-quote quote=”Đức tin của trẻ em là hình ảnh của đức tin của cha mẹ của chúng.” style=”style-18″ align=”center”][/bs-quote]
Ôi! Thật đúng là như vậy.
Quý vị đang vẽ lên bức chân dung của Đức Chúa Trời cho con trẻ của quý vị trong mỗi ngày. Mỗi một lời nói, hành động và đối thoại là một nét vẽ. Khi con trẻ đến tuổi rời khỏi mái ấm gia đình, chúng nhìn vào bức chân dung của Chúa mà quý vị đã vẽ nên. Đây là bức chân dung có tác động làm nên những hành động và quyết định về đức tin của chúng.
Có những trường hợp ngoại lệ không? Chắc chắn là có. Từng là một Mục sư đặc trách thanh thiếu niên, tôi đã chứng kiến những người trẻ từ bỏ Chúa Giê-xu dù cha mẹ của chúng có đời sống tin kính rất tốt. Tôi cũng thấy những người trẻ bước vào trường đại học với lửa lòng cho Chúa, cho dù cha mẹ của chúng có một đời sống đức tin lung lay và yếu ớt. Vì vậy, đây không phải là một vấn đề đơn giản trắng và đen.
Nhưng liệu quý vị, là cha mẹ, có đóng một vai trò lớn trong sự hình thành đức tin của các con trẻ của quý vị không? Không nghi ngờ gì, có.
Tôi muốn chỉ ra một số điều mà thanh thiếu niên cần cha mẹ làm. Tôi đã từng là một người bỏ Chúa khi vào Đại Học, sau đó trở thành người Mục sư phục vụ các bạn trẻ và luôn luôn nóng cháy về sứ mạng vươn đến những thế hệ trẻ tương lai.
Đây là 7 điều mà các thanh thiếu niên cần cha mẹ làm để chúng không lìa bỏ Đức Chúa Trời.
1. CHẤM DỨT VIỆC TRÚT TRÁCH NHIỆM VỀ ĐỨC TIN CỦA CON EM CHO LÃNH ĐẠO THANH NIÊN
Tôi lớn lên trong hội thánh. Nhưng tôi chưa bao giờ là một thành viên của một Ban Thanh Niên. Tôi không được huấn luyện thật sự cho mục vụ thanh thiếu niên. Cho nên khi tôi nhảy vào mục vụ này, tất cả mọi sự đều mới lạ với tôi.
Nhưng chỉ trong vài tháng đầu, tôi nhận ra một vấn đề báo động. Dường như là các phụ huynh xem tôi là người chịu trách nhiệm chính về sự tăng trưởng thuộc linh của con em của họ. Tại sao báo động chuyện này? Kinh Thánh không hề nói đến một khuôn mẫu như vậy.
Điều rất đáng tiếc là hầu hết các hội thánh cứ sáng tạo ra sự hỗn loạn này. Rồi còn làm nó trở nên mạnh thêm. Lịch sinh hoạt thì dầy đặc những sự kiện, và áp lực văn hóa đòi hỏi các bạn trẻ phải chiếm huy chương vàng về thành tích tham dự đủ hết. Xin đừng hiểu sai ý tôi. Tôi không chống lại mục vụ thanh thiếu niên. Tôi tin đó là một phương tiện rất lớn trong việc xây dựng đức tin của các bạn trẻ.
Nhưng có một vấn đề nảy sinh khi mục vụ thanh thiếu niên trở thành PHƯƠNG TIỆN DUY NHẤT.
Các phụ huynh ơi, quý vị là người chịu trách nhiệm chính yếu trong việc xây dựng đức của con cái của mình. Lãnh đạo thanh thiếu niên hiện hữu là để góp phần hướng dẫn cho con em, trang bị cho chúng (và quý vị nữa) và những đóng góp này là “phụ thêm” vào những gì quý vị đang thực hiện ở nhà. Họ không “hiện hữu” để thay thế quý vị.
2. CHÚNG CẦN QUÝ VỊ CHĂM SÓC NHỮNG TRĂN TRỞ CỦA CHÚNG Ở MỨC ĐỘ NGANG BẰNG VỚI MỨC QUÝ VỊ QUAN TÂM ĐẾN SỰ CỨU RỖI CỦA CHÚNG
Nhìn lại giai đoạn lớn lên đã qua, tôi nhớ lại vô số lần nói chuyện với cha mẹ của tôi về chịu báp-tem. Hội thánh nơi tôi xem báp-tem là một điều rất cao trọng. Quá cao trọng. Đây là cảm nhận của tôi lúc đó nên dần dần tôi trở nên ghét chuyện “làm báp-tem’ đến nỗi cứ sau những lần nói chuyện về tại sao tôi cần phải chịu báp-tem thì tôi lại càng ghét chuyện báp-tem và cứ thế mà xa dần Chúa.
Có lẽ phản ứng như vậy là không đúng rồi. Nhưng đó là tình trạng đã xảy ra cho tôi. Điều này mới nghe thì có vẻ kỳ lạ nhưng thật là tôi cần được chăm sóc về những trăn trở của tôi ở mức bằng với việc cha mẹ tôi quan tâm về sự cứu rỗi của tôi.
Rồi tôi phải trăn trở rất nhiều trong những năm học phổ thông cấp 3. Tôi vật lộn trong sự tìm ra tôi là ai. Tôi vật lộn với sự tham muốn tình dục và phim ảnh sex. Tôi đi vào những con đường tối tăm để tìm kiếm một hướng đi.
Lúc đó dường như ai cũng chỉ thấy “sự cứu rỗi” là điều duy nhất quan trọng. Thế rồi tôi bắt đầu thấy Chúa trong cách như thế này. Ngài không nói nhiều về những vật lộn của tôi. Ngài chỉ muốn tôi “được cứu.” Và tôi không quan tâm gì đến một Đức Chúa Trời chẳng thông tin gì cho tình trạng của tôi. Thế nên tôi rời khỏi hội thánh.
Đây là điều tôi học được trong thời kỳ đó. Trong lúc mọi người nói chuyện với tôi với lòng chân thành, tôi lại tin rằng họ đang muốn nhân tạo nên sự cứu rỗi của tôi. Con người không có quyền năng để cứu bất cứ một ai. Đó là công việc của Đức Chúa Trời.
Quý vị không thể sản xuất ra sự cứu chuộc. Nhưng quý vị có thể bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời.
Quý phụ huynh ơi, điều quý vị có thể làm là bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời trong quý vị cho con em của mình. Bắt đầu bằng cách giúp chúng thấy là những trăn trở của chúng cũng là những sự quan tâm của Ngài. Hãy ngồi xuống với chúng. Nói chuyện với chúng. Bày tỏ ân sủng cho chúng.
Khi làm như vậy, phúc âm sẽ đến với sự sống. Bởi vì phúc âm không chỉ là thông tin về sự cứu rỗi. Phúc Âm thông tin tất cả mọi sự: nghiện ngập, cám dỗ, vấn đề nhận ra mình là ai vv. Một khi con em của quý vị thấy rằng Chúa cùng đi với chúng trong những lúc khó khăn, chúng sẽ khao khát trao đời sống của chúng cho Ngài.
3. CHÚNG CẦN QUÝ VỊ TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI CHÚNG HỎI
Xã hội và văn hóa ngày nay hết sức phức tạp và đa dạng. Các bạn trẻ thấy hết mọi sự. Mọi thông tin dù là tốt hay xấu đều có sẵn. Trong lúc các bạn trẻ phải tranh chiến với những câu hỏi khó khăn về tính dục và những vấn đề quan hệ thì thế gian này đang xây nên quan điểm của họ bằng những bài viết, câu chuyện trao đổi, video vv.
Điều rất quan trọng cho các phụ huynh là phải mở ra những khoảng không gian để thảo luận với con em về những đề tài hóc búa. Đã đến lúc chấm dứt việc bịt mắt trước những câu hỏi quan trọng với đời sống của thanh thiếu niên. Ngây thơ không biết không phải là lý do chính đáng. Tránh né trả lời vấn đề, trả lời không đâu vào đâu và thái độ căng thẳng cũng không giải quyết được gì.
Tôi nhớ là chưa hề có lần nào nói chuyện với một người lớn về sự phát triển tính dục theo tuổi lớn lên. Không có lần nào về tham muốn tình dục. Không có chút gì về ý Chúa dạy về sự trong sạch. Không biết gì về vấn đề thủ dâm. Cũng không ai nói đến chuyện uống rượu. Tôi phải chiến đấu với những câu hỏi này, nhưng những Cơ đốc nhân không có mặt ở đó để cho tôi những câu trả lời. Thế là tôi phải tự hình dung ra cho mình. Quý vị có thể tưởng tượng ra như thế thì những gì sẽ xảy ra cho tôi.
Đúng là những cuộc đối thoại có thể là lúng túng. Vâng, chúng có thể tạo ra căng thẳng. Nhưng đây là con em của quý vị đang hỏi. Nếu quý vị không tạo ra những khoảng không gian cho những câu hỏi khó, chúng sẽ tìm đến những chỗ khác để có những câu trả lời. Và điều này luôn luôn đem đến những kết thúc rất xấu.
4. CHÚNG CẦN QUÝ VỊ CHẤM DỨT “BẢO VỆ” CHÚNG
Thế giới này đang tan vỡ ra. Tôi không tranh biện về điều này. Thế giới của chúng ta càng ngày càng tội lỗi.
Nhưng tôi hỏi rằng những đáp ứng gì cần có nếu cũng những tình cảnh này xảy ra trong những thành phố như Ê-phê-sô và Cô-rinh-tô? Trong thời của Phao-lô, Ê-phê-sô đầy dẫy tà thuật. Mỗi mùa xuân, có đến 1 triệu người đến đền thờ thần Ạt-tê-mít là nơi đầy gái điếm. Họ đến đó đâu phải để nói chuyện thời tiết.
Thêm nữa, Ê-phê-sô là nơi của Lễ Hội Đi-ô-ni-sút, nơi xem kịch và mọi người buông tuồng uống rượu.
Thế thì Phao-lô căn dặn các tín hữu Ê-phê-sô, trong một văn hóa đầy tội lỗi như vậy, những gì? Ông nói họ hãy mang lấy áo giáp của Chúa (Ê-phê-sô 6.10-20). Nói cách khác, hãy bước vào cuộc chiến. Phao-lô không hiểu loại thần học tránh né vấn đề. Không có chuyện như thế. Ông muốn Cơ đốc nhân ở Ê-phê-sô sống đạo trong văn hóa đó, không bỏ chạy.
Khi mục tiêu sau cùng là làm chắc rằng con em của chúng ta không bao giờ thấy được những điều xấu của thế gian, chúng ta đã không thực hiện công lý với chúng, chúng ta cướp đi khỏi chúng việc nhìn thấy quyền năng biến đổi của tin lành.
Là cha mẹ, mục tiêu của chúng ta không phải là dạy con em chạy trốn trước sự tà ác. Mục tiêu của chúng ta là chỉ cho chúng cách đối diện nó cho vinh hiển Chúa. Trong những chỗ đó, chúng sẽ thấy Tin Lành và bản tính thực và thực tế của Tin Lành.
5. CHÚNG CẦN THẤY CHÚA HƠN LÀ CÓ THÊM NHỮNG LUẬT LỆ VÀ CHỈ CÓ MẶT Ở NHÀ THỜ
[bs-quote quote=”Mỗi một quyết định, mỗi một tư tưởng, và mỗi một hành động đều đến từ chỗ này: Tôi tin cậy ai?” style=”style-19″ align=”center” author_job=”Kara Powell”][/bs-quote]
Nhìn lại thời thơ ấu, đây là nhân tố quan trọng nhất trong đức tin của tôi khi tôi chuyển tiếp lên đại học. Tôi cần thấy cha mẹ tôi tín thác vào những lời hứa của Chúa. Tôi cần thấy cha mẹ tôi làm quyết định như là Chúa là thật và sống động, không phải làm theo một số điều luật “được” hay “không được.” Tôi nhận được từ mẹ tôi nhưng không bao nhiêu từ cha tôi.
Cho đến khi Chúa cho quanh tôi là những người nam mẫu mực trong lòng tin cậy Ngài, tôi mới thoát khỏi cái bối rối thế nào là sống theo Chúa Giê-su.
Quý phụ huynh ơi, đặc biệt là những người cha, đừng bao giờ đánh giá thấp những tác động mà các quyết định của quý vị sẽ ảnh hưởng trên con cái. Chúng cần thấy quý vị xem nơi làm việc của quý vị là một cách đồng sứ mạng. Chúng cần thấy quý vị yêu thương người khác, yêu thương mọi người. Chúng cần thấy quý vị tin những lời Chúa hứa trong Kinh Thánh.
Nếu quý vị hạ đời sống tin kính xuống mức chỉ là có mặt ở nhà thờ và đạo đức, các con của quý vị sẽ nhận ra ngay. Ai muốn đi theo một Đức Chúa Trời không có gì hơn là luật lệ và có mặt tại một tòa nhà? Phần tôi là không.
6. CHÚNG CẦN THẤY NHỮNG TRANH CHIẾN VÀ NGHI NGỜ CỦA QUÝ VỊ
Quý vị cần phải mạnh mẽ cho các con. Chúng cần thấy quý vị cũng có như chúng có. Tôi hiểu sự e dè của quý vị. Nhưng cần phải thực tế một chút. Đức Chúa Trời là đấng huyền nhiệm. Đức tin không phải là điều dễ dàng. Có những câu hỏi về Ngài mà chúng ta không dễ có những câu trả lời. Quý vị cũng từng kinh nghiệm về những ngày mình muốn bỏ cuộc.
Tôi muốn quý vị gặp một vài người. Đây là những sứ đồ. Ồ, họ là những người đồng hành với Chúa Giê-xu và khởi đầu hội thánh. Đúng vậy nhưng họ cũng ở trong hội của những người có những nghi vấn về đức tin của mình.
Quý phụ huynh ơi, con cái có những nghi ngờ. Và chúng cần thấy rằng quý vị cũng có những nghi ngờ để chúng biết rằng quý vị có kinh nghiệm trước chúng và chúng có thể dạn dĩ tâm sự. Nếu không, chúng sẽ e sợ mà không dám thố lộ với quý vị. Để rồi khi những câu hỏi về Chúa dấy lên, chúng sẽ hoặc là giữ kín trong lòng hay tìm đến những kẻ khác để có câu trả lời. Cả hai cách đều là những chọn lựa rất xấu.
Tôi không nói là quý vị phải có giờ xưng tội gia đình vào mỗi tối. Nhưng sự yếu đuối và chân thật của chúng ta có quyền năng. Con cái của chúng ta cần biết rằng chúng ta cũng là con người bất toàn. Và chúng cần biết là con đường đi vào sự mật thiết với Chúa gồm có những thời mùa của sự nghi ngờ và tranh chiến.
7. CHÚNG CẦN QUÝ VỊ KÊU CẦU CHÚA XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN ĐỨC TIN CỦA CHÚNG
Quý phụ huynh ơi, trong hành trình đặt nền tảng đức tin cho con em, không có gì quan trọng bằng sự cầu nguyện. Cầu nguyện cho chúng. Cầu nguyện với chúng. Trong mỗi ngày.
Phần tốt nhất của một ngày của tôi là khi mấy đứa con trai của tôi trên giường và nói vợ chồng tôi cầu nguyện cho chúng. Tôi biết cũng sẽ có ngày mà chúng sẽ không còn kêu chúng tôi cầu nguyện cho chúng. Cho dù vậy, chúng tôi chiến đấu trong sự căng thẳng và cầu nguyện cho chúng dù chúng không còn muốn chúng tôi. Chúng tôi cam kết cầu nguyện cho chúng mỗi đêm. Và chúng tôi tin rằng dù chúng trưởng thành rời đi chúng sẽ muốn chúng tôi cầu nguyện cho chúng và con cái của chúng.
Tôi mãi nhớ ơn mẹ tôi. Bà thật là kỳ diệu! Tôi tin chắc là đức tin của tôi, phần nào là một sản phẩm của lòng chuyên tâm cầu nguyện của bà. Tôi nghĩ là mẹ tôi cầu nguyện đến nỗi sau cùng Chúa phải mệt vì luôn phải nghe bà cầu nguyện cho sự biến đổi đời sống của tôi. Thế nên sau biết bao nhiêu năm nghe hàng ngàn lời cầu nguyện cho một điều như nhau, Ngài kêu tôi trở về. Và từ đó trở đi tôi không bao giờ ngó lại phía sau nữa.
Ngay cả khi con cái của quý vị thật đang rất xa Chúa, Ngài chỉ cách xa chúng một lời cầu nguyện.
Không bao giờ ngừng cầu nguyện cho con cái. Đừng cho phép hoàn cảnh dù là tà ác hiện tại của chúng ngăn trở quý vị cầu nguyện. Cho dù chúng cách xa Chúa bao nhiêu năm ánh sáng, Chúa chỉ cách xa chúng một lời cầu nguyện. Một lời cầu nguyện có thể thay đổi mọi sự.
________________
Quý phụ huynh thân mến, quý vị đang vẽ nên chân dung của Đức Chúa Trời cho con cái của mình. Chân dung đó nhìn giống như cái gì?
Không bao giờ là chậm trễ để khởi đầu đầu tư vào đức tin của con cái. Đức Chúa Trời không làm việc như là doanh nghiệp làm tiền. Kết quả về đức tin của con em của quý vị không bị định đoạt bởi thời khắc mà đầu tư. Ngài không bị giới hạn bởi những điều như vậy.
Cũng không bao giờ quá sớm để khởi đầy. Hãy đặt nên con đường đức tin cho con cái ngay bây giờ.
Hội thánh đóng một vai trò trong đức tin của con cái. Nhưng trách nhiệm chính yếu là quý vị, cha mẹ. Quý vị cần biết điều này. Chúa không bao giờ ban cho quý vị một công tác mà không trang bị thích ứng cho quý vị. Con cái của quý vị không cần một “lãnh đạo” thanh niên hài hước thật hay, kiến thức tuyệt vời và giảng dạy xuất sắc nhất. Chúng cần quý vị.
Vậy hãy cho chúng những gì chúng cần có.
Văn Bình
(Lược dịch theo: faithit.com)