Cái Đêm Tưởng Là Hôn Nhân Của Tôi Chấm Dứt

Share

Người ta nói là năm đầu tiên kết hôn là năm “trăng mật”, nhưng đó không phải là trường hợp của vợ chồng tôi.

Chúng tôi đã làm mọi chuyện “đúng cách” và đã được tư vấn trước hôn nhân, giữ trong sạch cho đến đêm tân hôn, và hứa nguyện trở thành một mẫu mực mà gia đình và các bạn của tôi nhìn biết. Chúng tôi cầu nguyện mỗi sáng và thực lòng muốn đặt Đấng Christ là trọng tâm của hôn nhân của chúng tôi. Nhưng một ngày kia tôi cảm thấy như là tôi đang luôn luôn vật lộn leo dốc đứng. Đã có quá nhiều những chi tiết nhỏ phải làm: ai chịu trách nhiệm cho những việc vặt trong nhà, tính toán khi nào chúng tôi phải có thời giờ chung với nhau vì anh ấy vẫn còn đi học, và học cách làm cho mỗi người làm theo đó.

Thế rồi vào đêm hôm đó, hôn nhân của chúng tôi gần như là chấm dứt, và mọi sự thay đổi.

Cho đến lúc đó, sự bất đồng của chúng tôi đã trở nên một khuôn mẫu nhất định: một trong hai chúng tôi nổi giận (thường là tôi), thế là tôi giải quyết bằng cách không thèm nói chuyện với anh trong vài giờ đồng hồ, và sau cùng anh phải xin lỗi tôi và chúng tôi nói chuyện đến nơi đến chốn về những gì đã xảy ra. Trong tâm trí tôi, không thèm nói chuyện là một cách trừng phạt để huấn luyện anh đừng có vượt qua những làn ranh giới. Tôi nghĩ là tôi càng giữ như vậy lâu, và cư xử với anh như vậy với một mức mà tôi cho là đủ, anh phải ý thức ra là anh đã làm hư việc và biết là sẽ không làm như vậy nửa.

Cha mẹ của tôi đã có một cuộc hôn nhân khó khăn, và khi nghĩ về cha mẹ của mình, những lý lẽ tranh cãi đối đáp của họ là những điều chính yếu nằm trong ký ức của tôi. Rất thường xảy ra là cha tôi làm hay nói một điều nào đó khinh suất và mẹ tôi phản ứng lại theo cách cảm xúc, ném trở lại những lời làm tổn thương được tính toán để cắt sâu như mức mà bà nghĩ là bà đã bị tổn thương sâu như vậy.

Tôi lớn lên với ý nghĩ, “Tôi sẽ KHÔNG BAO GIỜ sống với một người đàn ông không cư xử cho đúng với tôi.” Tôi không bao giờ xét thấy là cha tôi đã lớn lên với một người cha hà khắc đến nổi nghĩ rằng không có cách nào ngoài chuyện lấy cái đồ nướng bánh làm cháy cánh tay của cha tôi vì cha tôi đã để bánh mì trong đó lâu quá. Tất cả những gì tôi đã biết là rõ ràng là cha tôi thực là thô lỗ trong lời nói và chẳng ý thức là ông đã dễ dàng làm tổn thương cảm xúc của mẹ tôi.

Cho nên khi bước vào hôn nhân, tôi đã sẵn có một cái dằm xóc lớn trên vai của mình và tôi không nhận ra cái khuôn mẫu phản ứng lại như vậy của mẹ tôi mỗi khi chồng tôi và tôi có chuyện bất đồng với nhau.  

Một ngày kia, anh nói một điều làm tổn thương cảm xúc của tôi. Tôi là một người rất nhạy cảm, và tôi không nhớ chính xác anh ấy đã nói gì, nhưng tôi nhớ sự cảm xúc bị tổn thương, không được cảm biết, và không được tôn trọng. Trong tâm trí tôi, chồng của tôi thật là may mắn mới cưới được tôi, và anh phải biết rõ đáng lẽ không được làm tổn thương tôi theo cái cách như vậy.

Vậy là tôi dùng cách không thèm nói chuyện. Nhưng lần này, sự giá lạnh giữa chúng tôi kéo dài hai ba ngày.

Sau cùng tôi thấy là tôi nên nói một vài điều để cho chúng tôi có thể nói chuyện và giải quyết. Tôi đã biết rằng đó đúng là điều phải làm, nhưng lòng của tôi chưa ở ngay vào chỗ đó. Tôi chưa ăn năn về bất cứ cái gì hết. Thay vì lắng nghe lẫn nhau thì anh và tôi cứ lập đi lập lại ý riêng của mình, nói là tại sao mình thấy là mình đã bị người kia xử sự sai. Sau cùng chồng tôi nói, “Anh cần em kiên nhẫn với anh, Anh đang cố gắng thay đổi, nhưng anh không thể chỉ qua một đêm mà thay đổi được.

Khi anh nói điều đó, ngay lập tức tôi nhớ đến hôn nhân của cha mẹ của tôi. Tôi tưởng tượng ra mình bị vướng mắc vào một hôn nhân mà tôi không hạnh phúc, tuyệt vọng chờ cái ngày chồng của tôi trở nên nhạy bén hơn với những nhu cầu cảm xúc của tôi. Tôi nhớ là đã hứa với chính mình rằng tôi sẽ KHÔNG BAO GIỜ ở trong một hôn nhân mà tôi không hạnh phúc.

Một sự bình lặng lạnh băng đến trên tôi và tôi nói với anh quá nhiều lời mà tôi không biết là nếu tôi đã sẵn sàng ở nên anh để chờ anh thay đổi. Thật khó quá và tôi không biết là tôi có thể ở bên anh không.

Chồng tôi “táp” lại. Anh la lớn lại với tôi, “Đó là lý do tại sao anh luôn luôn sợ rằng anh sẽ cứ phải kết thúc với sự cô độc” (vì tôi sẽ không thèm nói chuyện…). Anh đá cái ghế anh đã ngồi lên và đấm vào tường rồi khóc.

Tôi bị đóng băng và shock. Tôi chưa bao giờ thấy anh quá cảm xúc như vậy.

Tôi trở về phòng của chúng tôi và mau mau khóa cửa. Tim tôi đập nhanh như chạy đua. Chuyện gì mới xảy ra vậy? Tôi nghe tiếng cửa trước mở ra và đóng lại.

Nhiều giờ đồng hồ trôi qua, Chúa bắt đầu chỉ cho tôi thấy phẩn của tôi trong những gì mới xảy ra. Tôi nhận ra những gì thật khó mà đối diện. Tôi khóc khi nhận thức rằng nỗi lo sợ bị tổn thương đã đầu độc hôn nhân của tôi. Thay vì ngăn ngừa cái chu kỳ tôi đã thấy ở cha mẹ của mình, tôi lại thật sự là làm cho nó chắc chắn xảy ra.  

Tôi kêu khóc với Chúa hãy cứu lấy hôn nhân của tôi thay vì sự sợ hãi và tính ích kỷ của tôi. Tôi nhận ra là tôi không thể cứ giữ lấy sự sợ hãi và trong cùng lúc đó cam kết với hôn nhân của mình. Tôi cứ bắt chồng tôi đạt đến một tiêu chuẩn mà không một người đàn ông nào có thể sống đạt đến. 

Thay vì cho anh có thời gian và không gian để giải quyết những điểm yếu của anh, tôi dùng chúng như là những vũ khí để hăm dọa anh vào chỗ phải chịu phục tôi. Tôi đã ích kỷ và thao túng.

Chúa đánh vỡ tôi thật sâu đậm vào đêm đó.

Cuối cùng, tôi cầu nguyện và hy vọng rằng chồng tôi được bình an và chuyện tranh cãi này sẽ không phải là điều tương tác cuối cùng mà chúng tôi có. Tôi kêu cầu Chúa đem anh về để cho chúng tôi có thể suy xét và bắt đầu lại một cách tươi mới.

Khi anh sau cùng về nhà lúc 2 giờ sáng, tôi quàng tay mình quanh anh và siết chặt anh. Anh bối rối! “Em xin lỗi nhiều,” tôi vừa nói vừa hôn vào má và miệng của anh. “Mình hãy xem xét đi.” Anh nhận rằng anh đã nghĩ rằng tôi đã thu dọn hành trang và sẵn sàng bỏ đi khỏi anh.

Tối hôm đó chúng tôi nói chuyện rất lâu Tôi giải thích mọi sự, và anh ấy nửa. Anh đã lớn lên không có cha mẹ, luôn luôn cảm thấy đơn độc ngay cả trong lúc ở giữa các bạn. Và trong tâm trí của anh, anh rất sợ phải kết thúc trong tình cảnh như vậy.

Tối hôm đó là một bước ngoặt trong hôn nhân của chúng tôi. Nó dạy cả hai chúng tôi rằng chúng tôi không thể yêu nhau theo cách khác hơn là cách Chúa đã định nếu chúng tôi cứ giữ lấy sự sợ hãi.

Từ đó trở đi những bất đồng của chúng tôi lành mạnh hơn rất nhiều. Chúng tôi mau mắn xin lỗi nhau và tìm ra cách giải quyết thay vì để cho chúng trở thành những cái ung nhọt. Chúng tôi học cách nhìn đến nhau như là một đội, thay vì là những người đối đầu, nhìn thấy những chiều kích khác nhau của một sự tranh luận. Thật dễ để yêu thương khi bạn không luôn luôn nhìn lại quá khứ để tìm lối thoát.

Kinh thánh nói rằng “tình yêu thương cất đi sự sợ hãi.”

Tình yêu toàn thiện không bao giờ có thể xuất phát ra từ những tấm lòng ích kỷ của chúng ta. Nó nhận lấy quyền năng chữa lành của Chúa Giê-su trong mỗi ngày để giúp chúng ta yêu nhau trong cách mà chúng ta được định cho. Khi chúng ta xả tháo đi những sợ hãi về bị phản bội, lợi dụng hay ở trong thế yếu, chúng ta giải phóng chính mình để tình yêu của Ngài thẩm thấu vào lời nói, hành động và tư tưởng của chúng ta. Thay vì nhìn nhau với sự không tin cậy và không tha thứ, chúng ta kết nối với nhau và để cho Đức Chúa Trời làm công việc của Ngài trong chúng ta. Chúng ta trở nên sẵn sàng nắm bắt cơ hội để yêu thương không bị giới hạn. Khi chúng ta làm như thế, chúng ta đem những giới hạn ra khỏi những gì Chúa có thể làm trong hôn nhân của chúng ta.

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: thrivingmarriages.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan