Đau Khổ Và Ý Chúa

Share

Bạn có từng thấy chính mình, trong sự than tiếc, đau đớn, tan vỡ hay tuyệt vọng, tự hỏi bằng cách nào bạn sẽ chịu được qua ngày kế đó? Tự hỏi ở đâu sẽ đem lại cho bạn sức sống? Thế giới của bạn đã tan nát và bạn chỉ còn cảm xúc vỡ vụn, trống rỗng và không hy vọng.

Thế rồi một người bạn hay người trong gia đình đến với bạn và thả một trái bom “Mỗi một sự việc xảy ra vì có một lý do”. Bạn mĩm cười và gật đầu – đó là tất cả những gì bạn có thể làm để giữ cho mình khỏi đấm vào mặt họ.

Bạn không thể tưởng tượng được một lý do cho những gì đã xảy ra.

Càng nung nấu suy nghĩ về một lý do để có thể giải thích cho sự đau đớn đó làm bạn càng giận. Bạn cố gắng một cách tuyệt vọng để hiểu được một tình trạng mà sẽ không bao giờ hiểu được. Bạn tìm kiếm những câu trả lời nhưng không có được một câu.

Tôi đã bỏ ra nhiều năm tìm kiếm những câu trả lời, cố gắng tìm những lý lẽ để chấm dứt được sự đau đớn của tôi. Tôi đã nghĩ rằng nếu tôi có thể tìm ra nguyên cớ, tôi xử lý tình trạng được. Nhưng điều tôi tìm thấy qua nhiều năm tìm kiếm, kinh nghiệm và sống là thường thì không có lý do nào để giải thích tại sao thảm kịch xảy ra.

Đôi khi những điều xấu xảy ra không do một lý do nào khác hơn là vì chúng ta là những con người sống với trãi nghiệm của con người. Nỗi đau, tan vỡ, thương tiếc, mất mát, bệnh tật và cái chết là những phần không thể tránh được của trãi nghiệm con người.

Chúng ta nghe người ta nói “Cuộc sống đưa tôi vào một chỗ khốn khó không thể tưởng tượng được.” Chúng ta cho rằng cuộc sống phải là dễ dàng và khi sự việc không diễn ra theo cách chúng ta muốn, chúng ta cảm thấy như là chúng ta đã bị xử sai. Con người dường như có một cảm quan bẩm sinh là mình có quyền được có mọi điều tốt mình muốn. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta có một sự hiện hữu được miễn trừ sự đau thương.

Nhưng sự thật là con người không được miễn trừ khỏi trãi nghiệm của con người. Và tranh chiến là một phần không thể tránh được của trãi nghiệm của con người. Không một ai trong chúng ta được miễn trừ khỏi luật này. Tất cả chúng ta phải tranh chiến. Tất cả chúng ta đau khổ. Tất cả chúng ta trãi nghiệm đau đớn, tan vỡ và mất mát. Và đôi khi, không có một lý do nào khác hơn là vì chúng ta là con người và đau thương là một phần của tiến trình là con người.

Mới đây tôi có một cuộc đối thoại với một người bạn đang vật lộn để tìm sự bình an với “chương trình của Chúa” cho cuộc đời của bà trong đó gồm có cái chết gần đây của người thân yêu của bà.

“Làm thế nào mà chuyện này có thể là ý của Chúa?” Bà hỏi.

Đây là điều mà tôi hiểu ra về ý của Chúa:

Ý của Chúa sẽ không phải là con đường chúng ta đi, nhưng là chúng ta đi trên con đường.

Chương trình của Chúa không bao giờ để cho một người phải bị ung thư. Ý của Chúa không phải là cho một trẻ em ngây thơ bị giết một cách dã man. Ý Của Chúa không phải là cho một thiếu nữ bị hãm hiếp. Ý của Chúa không phải là những chứng bệnh kinh niên, đau thương, bệnh tật, khuyết tật và cái chết.

Ý của Chúa không phải là một sư kiện xảy ra cho chúng ta, nhưng là về cách chúng ta đáp ứng với những gì xảy ra.

Ý của Chúa cho chúng ta là đồng hành với Ngài trong suốt kỳ ung thư. Trong sự bị hành hạ. Trong sự chết. Trong bệnh tật. Ý Chúa cho chúng ta là đến gần Ngài hơn trong cơn đau thương. Ý của Chúa là chúng ta dùng những sự kiện đau thương trong đời sống của mình để thực hiện sứ điệp của Ngài về hy vọng, ân sủng, tha thứ và thương xót.

Chương trình của Chúa không bao giờ là để cho sự đau thương trở thành một phần của sự trãi nghiệm của con người. Chương trình của Ngài là chúng ta sống trong sự bình an và hòa hiệp với Ngài. Trãi nghiệm của con người trở nên đầy đau thương khi tội lỗi bước vào thế gian. Ý chí tự do riêng của chúng ta dệt nên những đường chĩ của thảm kịch, mất mát, đau thương và đau đớn trong trãi nghiệm của con người.

Đức Chúa Trời không chịu trách nhiệm về sự đau thương cũa chúng ta. Chúng ta không chịu trách nhiệm về sự đau thương của chúng ta. Điều đã xảy ra trong vườn Ê-đen chịu trách nhiệm cho tình trạng của con người. Và tình trạng con người cài đặt con người cho sự đau khổ. Chúa không làm cho chúng ta bị tổn thương. Ngài đang cùng chúng ta bị tổn thương. Điều chúng ta làm với sự tổn thương của chúng ta là vấn đề. Cách chúng ta xử lý thảm kịch là điều đem mục đích vào trong sự tổn thương của chúng ta. Sự mất mát đau thương không tô điểm cho chiều dày sẵn có của sự tốt lành. Điều đó không là thật. Không có điều tốt nào trong chuyện bị hãm hiếp, giết người hay bạo hành. Chúng ta phải làm nên sự tốt lành. Chúng ta phải chọn đáp ứng trong một cách đem lại điều tốt lành trong một tình trạng không thể được. Chúng ta phải chọn cho ra mục đích và ý nghĩa của sự đau khổ của chúng ta. 

 

Không phải mỗi một điều xảy ra là vì một lý do nào đó. Nhưng trong mỗi một điều xảy ra, có một lý do để đem hy vọng và chữa lành đến cho nhau. Đức Chúa Trời có thể dùng sự đau đớn của chúng ta cho một điều tốt lành vĩ đại hơn nếu chúng chọn để cho Ngài bước vào đời sống của chúng ta. 

 

Ánh Dương & Ngọc Nga 

(Lược dịch theo: faithit.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan