Đang khi bạn còn ngồi trong lớp học tại trường trung học hoặc đại học, có lẽ nhiều lần bạn suy nghĩ tôi chẳng thấy có mục đích nào trong tất cả những thứ mà tôi đang phải học. Hoặc có thể bạn có một người bạn là một người ghiền các tin tức vớ vẩn về thể thao là người có thể phun ra một số lượng các thống kê thật khó tin về các cầu thủ vẫn còn năng động vào tuổi 40 và 50. Mục đích sự hiểu biết của người ấy là gì ngoại trừ việc để làm cho các bạn phải sửng sốt ?
Đức Chúa Trời sử dụng sự toàn tri của Ngài không phải để phân loại các thông tin. Phierơ nói với các đám đông rằng “Chúa Jêsus đã bị nộp theo ý định trước và sự biết trước của Đức Chúa Trời.” Mục đích của sự biết trước này là gì ? Để lập một con đường cho chúng ta có được một mối tương giao thân mật với Đức Chúa Trời qua Con Ngài là Chúa Cứu Thế Jêsus. Đấng mà sự chết và sự sống lại của Ngài đã đem lại chiến thắng trên Satan và sự chết đời đời. Mục đích của Ngài là để chúng ta được tự do. Đức Chúa Trời biết rằng một khi bạn chọn trở nên con cái Ngài, bạn sẽ trở nên “thánh sạch và không chỗ trách được” ở trước mặt Ngài.
Đáng buồn thay, đôi khi chúng ta tưởng mình biết nhiều hơn Chúa và không chịu lắng nghe Ngài. Có bao nhiêu lần bạn đã mất kiên nhẫn với con đường mà đời sống bạn đang trải qua và muốn đi thẳng từ điểm A đến điểm C ? Nhưng không phải chỉ việc đến đích là quan trọng. Đức Chúa Trời biết rằng bởi đưa bạn sang điểm B, cuộc hành trình sẽ làm thay đổi bạn ngõ hầu bạn sẽ trở thành loại người mà bạn cần phải trở thành khi đến nơi.
Trong Giê-rê-mi 29:11 Chúa hứa : “Vì Ta biết ý tưởng Ta nghĩ đối cùng ngươi là ý tưởng bình an, không phải tai họa, để cho các ngươi được sự trông cậy trong lúc cuối cùng của mình.” Việc đi theo chương trình của Ngài dẫn đời sống chúng ta đến chỗ lựa chọn tốt đẹp nhất – ngay hiện bây giờ, trong tương lai, và cả cõi đời đời.
Đức Chúa Trời Biết Bạn Cần Sự Khôn Ngoan. Bởi vì Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang ngự trong chúng ta, nên chúng ta có thể nương cậy Ngài như là vị Giáo sư, Đấng khuyên bảo, và Đấng chỉ dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật. Ngài sẵn sàng chia sẻ sự hiểu biết lớn lao của Ngài với chúng ta. Đức Chúa Trời hứa rằng :
“Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho. Nhưng phải lấy đức tin mà cầu xin, chớ nghi ngờ; vì kẻ hay nghi ngờ giống như sóng biển bị gió động và đưa đi đây đi đó.” Đức Chúa Trời không bao giờ ngạc nhiên khi chúng ta gặp phải rắc rối, và Ngài luôn có ở đó để giúp đỡ chúng ta. Nhưng người tin Chúa để vụt mất các giải pháp của Đức Chúa Trời vì họ không dành thì giờ học hỏi lời Ngài. Hoặc họ có thể biết lời Chúa, nhưng không muốn vâng theo hoặc giải quyết hoàn cảnh của mình theo lời hứa của Chúa. Vì vậy họ không nhận được những ích lợi trọn vẹn từ sự toàn tri của Đức Chúa Trời.
Sa-lô-môn viết rằng : “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giêhôva; chớ nương cậy nơi sự khôn sáng của con. Phàm trong các việc làm của con khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con.” Nhưng sự trợ giúp của Đức Chúa Trời không bảo đảm cho chúng ta một cuộc sống không có thử thách và hoạn nạn. Thật vậy Giacơ 1:2-4 và Rôma 5:3-4 cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời thường dùng những nghịch cảnh, những sự đau buồn, những sự thử thách và bắt bớ để ban phước cho chúng ta.
Việc tin cậy Đức Chúa Trời cũng không loại trừ sự cám dỗ. Hãy nhớ thể nào chúng ta đã đọc ở phần trước : “Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được.” Nhiều khi chúng ta ao ước mình biết con đường ra khỏi là như thế nào. Tuy nhiên, khi chúng ta chấp nhận sự kiện Đức Chúa Trời biết kết thúc từ lúc ban đầu, đang cung ứng con đường để thoát ra khỏi, chúng ta có thể được vơi nhẹ. Ngài có quyền để khiến chúng ta đắc thắng.
Đức Chúa Trời biết mọi điều về bạn và Ngài yêu bạn một cách vô điều kiện. Tôi khích lệ bạn – tôi nài xin bạn – hãy mở lòng mình ra cho Ngài và quyết định bước đi với Ngài bất chấp phải trả giá nào. Hãy tự nhắc nhỡ mình hằng ngày về lẽ thật Đức Chúa Trời biết mọi sự. Bạn sẽ không bao giờ lại cảm nhận một cách tương tự về mối tương giao cá nhân hằng ngày của bạn với Đức Chúa Trời tuyệt vời của chúng ta như trước nữa.
Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ đặt tất cả các thuộc linh của Đức Chúa Trời về năng lực (tức là sự toàn năng, toàn tri và toàn tại) lại với nhau để khám phá các đặc điểm khác khiến Ngài vượt trổi trên bất cứ sự vật nào hoặc con người nào khác – đó là quyền tối cao của Ngài. Thuộc tính nầy là đìều cho chúng ta hy vọng hoàn toàn trong tương lai.
(Nguồn: vietchristian.com)