Cầu nguyện là một vai trò chủ chốt trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Những bài hát chúng ta ca ngợi là gì, nếu không phải là những lời cầu nguyện được đặt vào âm nhạc? Những khúc Kinh Thánh chứa đầy sự ngợi khen là gì nếu không phải là những lời cầu nguyện được đọc lên một cách hợp xướng?
Sứ đồ Phao-lô đặt sự cầu nguyện là tâm điểm của nền nếp giữ gìn một linh thần cầu nguyện liên tục. “16 Hãy vui mừng mãi mãi, 17cầu nguyện không thôi; 18 hãy cảm tạ Chúa trong mọi hoàn cảnh, vì đó là ý muốn của Đức Chúa Trời đối với anh em trong Đấng Christ Jêsus” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:16-18, BTTHĐ 2010). Có một số lý do khiến cho cầu nguyện đóng một vai trò ngoại hạng trong sự thờ phượng. Hiểu những lý do này có thể giúp chúng ta làm cho tác động của sự thờ phượng lên đến đỉnh cao nhất.
Cầu Nguyện Đem Chúng Ta Vào Sự Hiện Diện của Đức Chúa Trời.
Tác giả thư Hê-bơ-rơ viết, “Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ân điển, để nhận được sự thương xót và tìm được ân điển giúp đỡ chúng ta kịp thời” (Hê-bơ-rơ 4:16). Điều ông muốn nói là bởi sinh tế Đấng Christ, chúng ta trực tiếp đến với Chúa. Ông kêu gọi chúng ta hãy tận dụng quyền lui tới này bằng cách đến với Chúa trong sự cầu nguyện với một tâm tình tin cậy, mạnh dạn, biết rằng lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được Chúa nghe và trả lời.
Cũng giống như vậy, chúng ta không nên quá dạn dĩ đến nổi đánh mất sự nhìn thấy những điều xảy ra chung quanh. Cầu nguyện đưa chúng ta vào căn phòng ngai tể trị của Chúa. Nếu chúng ta không để thời gian để hấp thụ những hàm ý của điều đó, chúng ta không thể nhận biết trọn tầm vóc của sự kiện này. Cầu nguyện cho chúng ta một sự đàm luận với Đấng đã sáng tạo vũ trụ, Đấng đã rẻ Biển Đỏ cho dân Y-sơ-ra-ên băng qua, Đấng đã bảo vệ Đa-ni-ên trong hầm sư tử, Đấng đã sai con cá khổng lồ nuốt lấy Giô-na, Đấng đã dâng sinh tế là Con độc sinh của Ngài, và Đấng đã khiến Người sống lại từ kẻ chết. Đó là một cơ hội lớn lạ vô cùng, khi bạn nghĩ về cầu nguyện. Cho nên chúng ta phải suy nghĩ về nó. Để được kết quả tốt nhất, sự dạn dĩ mà tác giả Hê-bơ-rơ nói về khi đến với Chúa trong sự cầu nguyện phải được chan hòa với một ý thức kính sợ và cảm tạ.
Cầu Nguyện Đặt Trọng Tâm Của Chúng Ta Vào Đức Chúa Trời.
Hiểu được ai là Đấng mà chúng ta nói chuyện với – và đó là đặc ân lạ lùng làm sao – giúp chúng ta giữ đúng những ưu tiên khi cầu nguyện. Những trái đầu mùa của sự cầu nguyện của chúng ta là thuộc về Chúa. Một cách lý tưởng, sau đó, là một tập hợp của năng lực, lòng nóng cháy và tính sáng tạo của chúng ta tiến đến sự ca ngợi và cảm tạ Ngài vì cớ công việc của Ngài – trong đời sống của chúng ta và trong thế giới chung quanh chúng ta.
Tác giả Thi Thiên dâng lên một lời tán dương siêu phẩm về sự tốt lành của Đức Chúa Trời.
Nhưng lạy Đức Giê-hô-va! Ngài là cái khiên chở che con;
Ngài là vinh quang của con và là Đấng làm cho con ngẩng đầu lên.— Thi Thiên 3:3
Lạy Đức Chúa Trời, chúng con cảm tạ Chúa;
Chúng con cảm tạ vì danh Chúa ở gần.
Người ta thuật lại các công việc lạ lùng của Ngài.— Thi Thiên 75:1
Đức Giê-hô-va luôn ban ơn, hay thương xót,
Chậm nóng giận và đầy nhân từ.— Thi Thiên 145:8
Chúng ta có thể lấy ra từ những mẫu ca ngợi của họ dùng cho những trãi nghiệm riêng và sáng tạo của chúng ta để đặt trọng tâm chính yếu của chúng ta vào Chúa khi cầu nguyện.
Cầu Nguyện Giúp Chúng Ta Nhận Biết Nơi Chốn Và Mục Đích Của Chúng Ta
Thường thường khi chúng ta đến với Chúa trong sự cầu nguyện như là một phản ứng với những hoàn cảnh của chúng ta – một cơn khủng hoảng sức khỏe, một quan hệ bị tan vỡ, mất việc làm, một cảm quan bất lực hay vô vọng. Chúng ta cầu nguyện trong những lúc tuyệt vọng, kêu cầu Đức Chúa Trời làm điều chúng ta muốn Ngài làm. Trong những lúc như vậy, lời cầu nguyện trở nên một “bài tập.” Chúng ta đưa cho Chúa một việc làm và chờ cho Ngài hoàn tất việc đó.
Đức Chúa Trời tỏ ân sủng; Ngài sẽ đáp ứng với “những yêu cầu khẩn cấp,” dù không nhất thiết phải là trong những cách chúng ta muốn Ngài phải. Tuy nhiên, khi chúng ta cầu nguyện trong một cách thiển cận như vậy, chúng ta giới hạn tiềm năng cầu nguyện trong đời sống của chúng ta. Cầu nguyện, trong dạng năng động nhất của nó, là một sự nhận biết về chỗ của Chúa trong đời sống của chúng ta và chỗ của chúng ta trong ý chỉ của Ngài trong mỗi ngày (hay mỗi hai lần trong một ngày hay hàng giờ).
Tập chú sự quan tâm của chúng ta trước hết cho Chúa giúp chúng ta giữ gìn một tâm tình hạ mình vâng phục làm vui lòng Ngài. Khi chúng ta tôn cao mỹ đức của Chúa và ca ngợi Ngài về quyền năng, sự khôn ngoan, tình yêu và khả năng của Ngài để đem sự tốt lành nhất từ trong mọi hoàn cảnh, chúng ta có thể thấy thật sự những hoàn cảnh của chúng ta là gì – và đó là đang được giữ chắc chắn trong sự nắm bắt của Ngài.
Sứ đồ Phao-lô hiểu nhận biết chỗ của chúng ta, tương quan với Chúa trong sự cầu nguyện là gì. Công Vụ 20:36 cho chúng ta biết rằng “ông quỳ xuống và cầu nguyện.” Tư thế quỳ của Phao-lô nhắc ông rằng ông đến với Chúa như là một người tôi tớ, một người ăn mày. Chúng ta phải đến với Ngài trong cùng một cách như vậy. Cho dù chúng ta không có cơ hội để quỳ khi cầu nguyện, lòng của chúng ta phải đầu phục Chúa, tìm kiếm mục đích của Ngài chứ không phải của chúng ta.
Cầu Nguyện Sắp Đặt Lòng Của Chúng Ta Theo Của Chúa
Thí dụ mẫu mực nhất của việc tìm mục đích của Chúa trong sự cầu nguyện đến từ Chúa Giê-xu. Trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, trước khi bị bắt, Chúa Giê-xu cảm biết toàn sức nặng của điều Ngài sẽ chịu đựng. Ngài bắt đầu lời cầu nguyện của Ngài, nói lên, “Cha ơi! Nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi con!” (Ma-thi-ơ 26:39). Đó chắc chắn là lời thỉnh cầu có thể hiểu được, từ một con người bị đẩy đến chỗ tận cùng của sức chịu đựng của con người.
Nhưng chính cách Chúa Giê-xu chấm dứt lời cầu nguyện của Ngài là điều vang dội với chúng ta. Lời cầu nguyện thống thiết với lời như sau: “Dù vậy, không theo ý con, mà theo ý Cha” (Ma-thi-ơ 26:39). Ngay trong tình trạng yếu đuối nhất, ưu tiên cao nhất của Chúa Giê-xu là đặt ý của Ngài theo ý của Đức Chúa Trời. Đường hướng của chúng ta phải nhắm đến sự sống theo hướng dẫn của Ngài trong sự cầu nguyện của chúng ta. Sau khi đã tuôn đổ lòng mình cho Chúa, thật hệ trọng là chúng ta cầu nguyện, “Bất kể là những điều này khẩn cấp hay quan trọng với chúng ta đến mức nào đi nữa, chúng mờ nhạt khi so sánh với sự khẩn thiết và quan yếu của ý chỉ của Ngài. Đó là ưu tiên cao nhất của tôi.”
Đó là phẩm chất của thờ phượng và cầu nguyện.
Văn Bình
(Lược dịch theo: thomasnelsonbibles.com)