Đừng Để Xác Thịt Điều Khiển…

Share

[bs-quote quote=”Tuy nhiên đừng đối xử với người ấy như kẻ thù, nhưng hãy khuyên bảo như một anh em hay chị em” style=”style-19″ align=”center” author_job=”II Tê-sa-lô-ni-ca 3:15 (BD2011)”][/bs-quote]

Hãy tránh tính đa cảm, cứng cỏi và giận dữ. Để cho xác thịt dấy lên bên trong rồi nói ra những cảm xúc tiêu cực là luôn phản tác dụng. Thực ra, điều này có thể làm tổn hại những mối liên hệ đánh giá và làm giảm hiệu quả những lời tư vấn của quí vị dành cho họ trong tương lai.

Đôi khi một sự bất công lóe lên khiến quí vị phản ứng ngay. Hãy chế ngự những cảm xúc này. Hãy tránh đi chỗ khác và cầu nguyện trước khi đáp ứng với tình huống ấy. Xin Cha ban sự khôn ngoan và tin Ngài sẽ ban cho quí vị. Thế rồi vấn đề sẽ được giải quyết bằng uy quyền tin kính và đem lại kết quả bình an.

Tôi thích câu Châm 14:29 nói như sau, “Người chậm nóng giận có nhiều sáng suốt; nhưng người hay nóng tính bày tỏ sự điên rồ.”

Châm 11:12, “Kẻ khinh miệt người láng giềng mình là người thiếu hiểu biết, còn người sáng suốt giữ im lặng.”

Một phản ứng khác trong cách cư xử với tha nhân có thể là tính đa cảm của con người. Điều này có thể che khuất sự công bình và khiến chúng ta không cân nhắc sự kiện. Bị cảm xúc lôi cuốn hơn là những sự kiện khách quan sẽ không đem lại ích lợi lâu dài cho dân sự. Tính đa cảm có nghĩa là: “Một quan điểm được dựa trên hoặc bị nhuốm màu cảm tính”.

Cảm tính con người xem có vẻ như là thương yêu, tử tế, nhưng nó có thể phục vụ cho công việc của ma quỷ. Ví dụ, trong Ma-tho-ơ 16, bàn về sự chết của Chúa Jêsus, Phi-ê-rơ nói, “Chúa ơi, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy!” Chúa Jêsus đáp, “Hỡi Sa-tan, hãy lui ra sau Ta. Con làm cớ vấp phạm cho Ta, vì con không nghĩ đến việc 

Đức Chúa Trời mà chỉ nghĩ đến việc loài người.”

Nói đến sự cứng cỏi, khe khắt, tôi thường nghe điều này khi lắng nghe quí mục sư nói về dân sự mình. Rốt lại thì bầy chiên hấp thụ thái độ này, dù không qua lời nói thì nó cũng được truyền thụ qua tâm linh. Đôi khi sự khe khắt cứng cỏi trong quí vị mục sư đã xảy ra qua những thương tổn trong quá khứ bị áp chế bởi con người. Có lẽ chúng ta phải giữ một lớp vỏ rắn chắc nhưng luôn giữ một trái tim mềm mại.

Một câu hỏi hay mà tôi luôn tự hỏi là, “Liệu tôi có đối xử với người này như con trai của mình không?”Chẳng hạn như bắt gặp con trai tôi là kẻ đồng tính, thì tôi sẽ xử nó ra sao? Liệu tôi có xử con trai người khác theo cách ấy không? 

Hãy học tập để trở nên công chính như Đức Chúa Trời vốn công chính

Dĩ nhiên, có lẽ chúng ta sẽ sửa trách một người hư hỏng, nhưng nhớ đừng tây vị trong việc này. Chúng ta phải bày tỏ cái cảm xúc của Đức Chúa Trời là Đấng không tây vị một ai. Có một cặp vừa đính hôn nhưng thường xuyên ăn nằm với nhau. Một hôm họ đến thưa với tôi, “Thật chúng tôi chỉ không thể giữ nổi.” Phải, tôi đã quở trách rất mạnh mà tôi tin là mình đã thể hiện cái cảm xúc của Chúa. Phản ứng tức thời của họ là giận dữ, nhưng đó là chỗ chấm dứt việc phạm tội. Về sau họ đã đến với tôi với thái độ đau buồn thực sự từ Chúa. Sự sửa trách giúp đặt lại nền móng tốt cho cuộc hôn nhân của họ. Kết quả đem lại một cuộc hôn nhân và một gia đình tuyệt vời.

II Ti 4:2 nói, “..khi thì nài khuyên thuyết phục, khi thì khiển trách khích lệ; hãy dạy dỗ với tất cả lòng nhịn nhục và quảng đại.” Xin lưu ý cái thứ tự ở đây.

Tôi nhớ có một thiếu nữ nọ đến với một nhà tư vấn để thú nhận một loạt tội lỗi nghiêm trọng. Nhà tư vấn nọ trả lời đại loại như thế này, “Đừng bận tâm gì cả, ai mà chẳng sa ngã nhiều lần, Đức Chúa Trời đã tha thứ cho cô.” Trong lúc lời phát biểu ấy có lẽ đúng, nhưng trả lời kiểu ấy thì chẳng đem lại chút cảm biết kính sợ Đức Chúa Trời. Tư vấn kiểu ấy chỉ mở đường cho những tội lỗi thêm sau này. Nếu phải khiển trách, đằng sau hành động ấy phải là lòng thương yêu dành cho con người ấy. Hãy luôn luôn nhớ sự yếu đuối trong con người của chính mình.

 

Nguồn: John Walton, Khôn Ngoan Thực Tiễn. Người dịch: Thiên Hựu (2005)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan