Hãy Cho Phép Con Cái Liều Lĩnh Vì Thiên Quốc?  Dẫn con cái đến với các dân tộc chưa được vươn đến

Share

Một cặp vợ chồng Cơ Đốc có nên dẫn con cái tiến vào vùng nguy hiển trong công tác truyền giáo để chia sẻ Phúc Âm với các dân tộc chưa được vươn đến trên thế giới không? Câu trả lời ngắn gọn là: 

   Vì sao? Vì cớ mục tiêu rất xứng đáng để liều lĩnh, con cái sẽ có nhiều khả năng trở thành những khách lạ trên đất biết sống tôn cao Đấng Christ, từ bỏ sự thoải mái, giảm bớt đau khổ hơn so với việc được bảo vệ khỏi nguy hiểm ở trong sự an toàn của thế giới này. 

Săn sóc vì ích lợi to lớn của họ.

   Khi sứ đồ Phao-lô nói rằng “Ví bằng có ai không săn sóc . . . người nhà mình, ấy là người chối bỏ đức tin, lại xấu hơn người không tin nữa” (1 Ti-mô-thê 5:8), ông đang nói về những kẻ thờ lạy hình tượng của thế gian, chứ không phải những sứ giả đã từ bỏ chính mình của Đấng Christ. Nhưng ngay cả quan sát đó cũng không phải là điểm chính.

   Câu hỏi đặt ra từ câu Kinh Thánh này và nhiều câu Kinh Thánh khác đó là: Điều tốt nhất chúng ta có thể làm cho con cái của mình là gì? Một sứ giả Cơ Đốc chân chính, không làm theo đời này và đang sống xa quê hương ở trên trời sẽ nghĩ gì khi nghe nói rằng: “Hãy săn sóc cho người nhà mình”? Săn sóc gì chứ? Sự thoải mái và sự an ninh theo văn hóa đời này? Thật sao?

   Tôi không nghĩ vậy. Ông đang nghĩ đến việc: Tôi phải làm gì để săn sóc một sứ giả dám sống liều lĩnh và quyết liệt vì Vua Jêsus đây? Tôi phải làm gì để dạy dỗ một con cá heo biết cách sống sót giữa bầy cá mập, chứ không phải một con sứa cồng kềnh trôi nổi cùng những sinh vật phù du bị cá voi khổng lồ gọi là thế gian nuốt chửng? Tôi phải làm gì để nuôi dưỡng một dòng dõi khi nghe Chúa Jêsus phán rằng: “Con Người không có chỗ gối đầu” (Lu-ca 9:58) thì đáp lại rằng: “Hãy theo Ngài”?

“Sự sửa phạt của Chúa.”

   Hãy săn sóc cho gia đình của chúng ta bằng mọi cách. Nhưng chúng ta phải săn sóc thế nào đây? Sứ đồ Phao-lô nói rằng: “Sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa” (Ê-phê-sô 6:4). Họ có thể nếm biết sự sửa phạt của Chúa ở đâu đây? Tại sao chúng ta chỉ nghĩ đến việc đánh đòn, cấm túc và gia đình lễ bái? Mà không nghĩ đến những thử thách và khó khăn được ám chỉ trong Hê-bơ-rơ 12:3–11?

   Vậy, anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu sự đối nghịch của kẻ tội lỗi dường ấy, hầu cho khỏi bị mỏi mệt sờn lòng. Anh em chống trả với tội ác còn chưa đến nỗi đổ huyết. (Hê-bơ-rơ 12:3–4) 

   Chưa hết! “Ví bằng anh em chịu sửa phạt, ấy là Đức Chúa Trời đãi anh em như con” (Hê-bơ-rơ 12:7). 

Rèn luyện một đứa trẻ.

   Hoặc là khi nghĩ về việc “săn sóc . . . người nhà mình”, chúng ta có nghĩ đến việc thực hành từ bỏ chính mình và chấp nhận liều lĩnh chăng? Suy cho cùng, chẳng phải Châm ngôn nói rằng: “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó” (Châm ngôn 22:6) hay sao? Có lẽ chúng ta đã để cho nhiều con cái của mình bị lạc mất vì chúng không được rèn luyện như những người lính. Có lẽ chúng ta đã huấn luyện chúng trong sự thoải mái và an toàn, nên giờ đây chúng sẽ không chịu lìa khỏi cái chỗ đó đâu.

   Còn việc dạy dỗ những người trẻ theo Phục truyền 11:19 thì sao? Hãy dạy chúng biết sống dưới thời chiến khi ở giữa những kẻ thù địch, khi nằm ngủ ở trong cái mùng chống muỗi và thức dậy dưới cái nóng 35 độ C. Hỡi các con yêu dấu, hãy học hỏi từ cha mẹ để biết rõ cuộc sống hầu việc Đức Vua cách vui mừng là như thế nào..

   Dù có bao nhiêu Cơ Đốc Nhân ở Tây phương thích sự thoải mái, yêu cầu phải an toàn, né tránh mạo hiểm đang nghĩ thế nào đi nữa, thì sự thật là có những cuộc liều lĩnh dành cho con cái của chúng ta còn tệ hơn cả cái chết nữa. Kinh Thánh đã nói điều này rồi. Không hề dễ dàng. Đơn giản vậy thôi. Điều này không phức tạp hay khó hiểu. Có những thứ còn tồi tệ hơn cả cái chết. Lãng phí cuộc đời còn tệ hơn là từ bỏ mạng sống.

Tranh chiến càng nhiều sẽ tạo ra những công dân thực thụ.

   Một trong những điều trớ trêu nhất trong lịch sử, đó là những người chưa tin Chúa có sự sáng suốt hơn Cơ Đốc Nhân, đến nỗi mục đích sống của gia đình còn quan trọng hơn cả sự an toàn. John Adams đã trở thành tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ, ông được gửi đến Pháp dưới vai trò Ủy viên vào năm 1778. Đứa con trai 10 tuổi của ông là John Quincy (trở thành Tổng thống thứ sáu) đã đi cùng ông. Abigail, mẹ của John Quincy, là người đã sắp đặt cuộc liều lĩnh này. 

   Đây là mô tả của David McCullough về lối tư duy đằng sau cách nuôi dạy con cái như thế. Cậu bé đã phải xa mẹ và gia đình trong gần bảy năm tiếp theo. McCullough mô tả rằng:

   Cậu bé được đưa qua Bắc Đại Tây Dương vào giữa mùa đông, khi chiến tranh diễn ra. Ngay bên ngoài cảng Boston, các tàu của Anh đang chờ để bắt giữ một người giống như John Adams và đưa ông đến Luân Đôn, đó là nơi rất có thể ông sẽ bị treo cổ vì tội phản quốc. Vậy mà cậu bé cũng đi, mẹ cậu biết rằng có lẽ bà sẽ không gặp cậu trong vòng một năm hoặc lâu hơn, cũng có thể là không gặp lại nữa.Vì sao? Vì bà và cha của cậu muốn John Quincy giao thiệp với Franklin và các nhà triết gia chính trị lỗi lạc của Pháp, học tiếng Pháp, đi vòng quanh châu Âu, để có thể tiếp thu mọi thứ. Họ đã đánh liều mạng sống của cậu bé vì điều đó – để cậu được giáo dục . . .
   Đó là một chuyến đi khủng khiếp. Mọi chuyện tồi tệ nhất đã có thể xảy ra. Khi trở về, cậu bé nói rằng mình sẽ không bao giờ vượt Đại Tây Dương một lần nào nữa. Nhưng khi cha cậu bị gọi quay lại, thì mẹ nói cậu cũng phải quay lại. Đây là những gì bà đã viết gửi cho cậu. Xin nhớ rằng đây là một lá thư gửi cho một cậu bé 11 tuổi, hãy lắng nghe sự khác biệt giữa cách người ta nói chuyện với con cái ngày xưa và cách chúng ta đang làm ngày hôm nay. Dường như bà đang nói chuyện với một người trưởng thành vậy. Bà đang nói chuyện với một người mà họ muốn dẫn đi theo ngay lập tức vì có nhiều việc cần phải làm liên quan đến chuyện sống chết:
Đây là lúc một thiên tài ước rằng mình sẽ được sống. Các nhân vật vĩ đại không được hình thành trong sự êm đềm của cuộc sống hoặc trong sự yên tĩnh của một nhà ga ở Thái Bình Dương. Nhưng thói quen của một tâm trí mạnh mẽ được hình thành khi đối mặt với gian khó. Trách nhiệm lớn lao thường đòi hỏi phải có phẩm chất vĩ đại.  Khi một người được nuôi dưỡng và được khuấy động bởi những cảnh tượng tác động vào tấm lòng, thì những phẩm chất đó lẽ ra đã ngủ yên sẽ bị đánh thức và hình thành nên phẩm chất của một người anh hùng và một chính khách.Tất nhiên là cậu bé đã vâng lời và điều này đã làm thay đổi lịch sử Hoa Kỳ. Theo tôi thì John Quincy Adams là người có trình độ học vấn xuất sắc nhất và có lẽ là người khôn sáng nhất từng đảm nhiệm vị trí chánh văn phòng. (Tinh thần của người Mỹ, trang 115–116)

   “Họ đã liều mạng sống của cậu bé để cậu được đi học”. Được ở cạnh Franklin. Được ở cùng những triết gia người Pháp. Được sống ngay giữa những việc cao cả thời đó! Theo họ nghĩ thì đó mới là cuộc sống. Sống mà không làm những việc lớn thì chẳng đáng sống tí nào. Vì vậy, hãy liều mạng sống mình – và mạng sống của con cái mình – để dự phần vào sự vĩ đại.

Được tạo nên để được nhiều hơn.

   Nhưng chúng ta không được kêu gọi giống nhau. Sự kêu gọi của chúng ta lớn hơn rất nhiều. Chúng ta không được kêu gọi để thành lập một quốc gia tầm thường nào đó. Chúng ta được kêu gọi để phục sự Đức Vua, là Đấng cai trị tất cả quốc gia. Chúng ta không xây dựng một quốc gia tạm bợ, khiếm khuyết, để ghi danh vào sử sách, mà là một dân tộc đời đời – “dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 2:9). Chúng ta không giải cứu người ta khỏi sự bạo ngược của thế gian, nhưng khỏi sự áp bức và đau khổ tột cùng trong địa ngục đời đời. Chúng ta không tìm kiếm học vị theo cách của thế gian, mà tìm cách hiểu rõ tối đa và hết sức dự phần vào con đường và quyền phép cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Chúng ta không muốn con cái sống với mục đích gây ảnh hưởng trong lịch sử, mà tạo nên ảnh hưởng đến đời đời.

   Nếu John và Abigail Adams tưởng rằng những mục tiêu tương đối nhỏ bé của họ dành cho con cái là rất đáng để liều mạng sống mình, thì chẳng phải những mục tiêu của chúng ta cũng đáng để mạo hiểm giống như vậy sao?

   Nhưng chúng ta có nhiều lý do hơn để liều lĩnh. Chúng ta có một lời hứa: Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta (Rô-ma 8:31). Nếu người ta lấy đi mạng sống, người phối ngẫu và con cái của chúng ta, thì họ không hề thành công. Trong mọi sự đó, chúng ta thắng hơn bội phần. Chúng ta có thể làm gì để cho con cái thấy chân lý này tốt hơn ngoài việc dẫn chúng đến với các dân tộc cùng chúng ta?

 

Lược Dịch Theo Nguồn:  https://tienphong.org

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan