Kính chào quý vị, Hội Thánh và các nhóm bạn cầu nguyện.
Không ai trong chúng ta và không Hội Thánh nào của Chúa mà lại không chú trọng đến sự cầu nguyện. Chúng ta kêu gọi, khích lệ và đầu tư cho đủ mọi cách và đủ mọi dạng cầu nguyện mà Kinh Thánh bày tỏ.
Tuy nhiên nếu không được thường xuyên làm mới lại và quân bình đời sống cầu nguyện thì sự cầu nguyện có thể dần dần bị biến chất và trở nên những tiết mục nghi lễ tôn giáo của con người. Đây là một trong những bước đầu của sự suy thoái đức tin và phát triển của Cơ Đốc Nhân và Hội Thánh của Chúa.
Ngược lại thường xuyên làm mới lại những điều này sẽ đưa Cơ Đốc Nhân và Hội Thánh của Chúa tăng trường trong sự tin cậy, nhận biết ý Chúa, nhận lãnh ơn quyền và phát triển Hội Thánh cho Vương Quốc Chúa.
Trong tháng 4/2024 chúng ta sẽ cầu nguyện xin Chúa giúp cá nhân chúng ta và Hội Thánh 5 điều như sau:
- Làm mới lại nếp sống thờ phượng của chúng ta và Hội Thánh.
Thờ phượng là nếp sống kết hiệp cùng cộng đồng dân Chúa – mà bạn được Chúa kêu gọi gia nhập vào – để cùng nhau sống tôn thờ Chúa trên hết tất cả mọi sự và yêu thương người khác như chính mình. (Mác 12:28-31).
Không có nếp sống thờ phượng làm nền tảng, sự cầu nguyện của chúng ta sẽ dần dần bị biến chất để trở thành tiết mục cầu nguyện theo nghi lễ tôn giáo của con người.
- Làm mới lại bản chất của sự cầu nguyện là một sự tương giao mật thiết hai chiều giữa cá nhân chúng ta và Hội Thánh với Chúa.
Cơ Đốc Nhân dốc đổ lòng thờ phượng và trình dâng mọi tâm sự sâu kín của mình cho Chúa. Và sau đó lắng nghe và phân biện ra tiếng Chúa phán để sống theo điều Lời Chúa bày tỏ, nhận lãnh sự khôn ngoan và năng quyền trong Lời đó.
- Làm mới lại bản năng tin cậy và chức năng khao khát tìm biết và sống theo Lời Chúa.
Hai điều (1) và (2) kể trên cho thấy rõ cầu nguyện không phải là một nếp sống thụt lùi, rút lui, tránh né trách nhiệm hiệp lòng với Chúa. Nếp sống này thường tạo ra một linh thần “thụ động tiêu cực” và “trao khoán hết mọi sự” cho Chúa phải hành động và chịu trách nhiệm.
Trái lại sự cầu nguyện đến từ lòng tin cậy của người môn đồ và lòng khao khát biết và sống theo Lời Chúa. Sự tương tác giữa bản năng này và tình yêu bày tỏ và ban cho của Chúa sẽ dẫn đưa chúng ta và Hội Thánh của Chúa đến chỗ trải nghiệm được điều Chúa Giê-xu dạy trong Ma-thi-ơ 7:7: ‘Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ, cửa sẽ mở cho các con.’
- Làm mới lại tính nhất quán trong sự cầu nguyện như nhau cho những đối tượng có cùng một tình trạng như nhau và nhu cầu như nhau. Xin Chúa làm mới lại lòng dạn dĩ cầu nguyện của chúng ta.
Rất dễ cho chúng ta kêu gọi cầu nguyện và kiêng ăn xin Chúa chữa lành cho một người đang bị bệnh nặng hay đang bị nợ nần ngập cổ. Nhưng dường như là chúng ta không tha thiết kêu gọi cầu nguyện và kiêng ăn cho một đất nước đang suy sụp đạo đức và bị phá sản về kinh tế, xã hội và chính trị. Có lẽ vì chúng ta sợ làm như vậy là làm chính trị. Nhưng rõ ràng là một người bệnh hay một đất nước có bệnh đều cần được cầu nguyện để họ được Chúa chữa lành như nhau. Xin Chúa làm mới lại lòng dạn dĩ cầu nguyện của chúng ta.
- Làm mới lại đặc tính “nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc” một cách quân bình (Ê-sai 56:6-7; Mác 11:15-17)
Nơi chúng ta hiệp lại cầu nguyện là “nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc.” Ít nhất thì đó là nơi mà những hình ảnh chống lại Chúa hay tin kính Chúa có tầm vóc toàn cầu cần được chia sẻ và cầu nguyện.
Tất nhiên là chúng ta sẽ không lấy mất đi những thời giờ cần thiết cho rất nhiều những vấn đề cầu nguyện khác nhau của một Hội Thánh địa phương trong ý nghĩa đó là một cộng đồng dân Chúa địa phương.
Nhưng nếu không có một sự quân bình cho những vấn đề mà Chúa quan tâm thì chúng ta chỉ chú trọng cầu nguyện cho những nhu cầu bên trong bốn bức tường nhà thờ mà bỏ qua những nhu cầu cầu nguyện cho xã hội, cộng đồng và thế giới chung quanh chúng ta. Sự cầu nguyện cục bộ sẽ đưa đến tầm nhìn cục bộ và kết quả trì trệ sự phát triển. Trái lại sự cầu nguyện quân bình cho chuyện “bên trong” lẫn “bên ngoài” là hình ảnh của một sự hiểu biết và quân bình của tầm nhìn và sự phát triển mà Chúa đang bày tỏ cho Hội Thánh địa phương của Ngài.
6/ Những điều khác Đức Thánh Linh cảm động chúng ta cầu nguyện….………………………..
Shalom.
Nhóm Điều Hợp Chương Trình Cầu Nguyện 24/24 Mỗi Thứ Hai.
(Mỗi tháng người điều hợp sẽ tham khảo với một số Mục sư để các vị này chọn chủ đề và viết chia sẻ nội dung và các điểm cầu nguyện).
—————-
GIẢI THÍCH VỀ CHƯƠNG TRÌNH CẦU NGUYỆN PHỤC HƯNG 24/24 MỖI THỨ HAI
- Mục đích:
1.1. Xây dựng tinh thần và thực hiện sự hiệp một cầu nguyện một cách linh động cho cá nhân, nhóm nhỏ, hội thánh và tổ chức Cơ Đốc.
1.2. Giúp mọi người dù ở Việt Nam, Châu Mỹ, Châu Âu, Úc vv… có thể hiệp một cầu nguyện cho sự phục hưng và biến đổi để phục vụ Hội Thánh và Vương Quốc Chúa mà không bị giới hạn bởi thời giờ, địa điểm, tổ chức Hội Thánh hay hệ phái VV…
- Cách thực hiện nội dung cầu nguyện phục hưng:
2.1. Mỗi tháng người điều hợp sẽ tham khảo với một số Mục Sư ở khắp nơi trên thế giới để chọn chủ đề và nội dung với 5-6 điểm cầu nguyện cho sự phục hưng chung trong tháng và sau đó gửi email thông báo đến các Hội Thánh và quý vị.
2.2. Chúng tôi không thu nhận những nhu cầu cầu nguyện có tính cách là của cá nhân, gia đình hay Hội Thánh địa phương. Những nhu cầu này đều có thể được cầu nguyện trong nhóm học Kinh Thánh, nhóm Cầu Nguyện, buổi thờ phượng vv… của gia đình hay Hội Thánh địa phương.
- Hội Thánh và quý vị tham gia một cách linh động nhưng cam kết:
3.1. Giờ cầu nguyện sẽ là giờ địa phương của quý vị.
3.2. Xin xem bảng giờ cam kết cầu nguyện ở phía dưới. Bảng này chia ngày thứ hai thành 48 khoảnh giờ. Mỗi khoảnh giờ dài 30 phút.
3.3. Hội Thánh, nhóm tế bào hay gia đình quý vị có thể linh động chọn một hay một số khoảnh giờ để cầu nguyện vào mỗi ngày thứ hai. Quý vị tùy nghi chọn giờ cố định hoặc giờ linh động cho thích hợp.
TD: Sau hai tháng cầu nguyện từ 9g đến 10g tối thứ hai, trong tuần này quý vị đổi lại cầu nguyện từ 8g đến 9g sáng thứ hai và tuần tới quý vị đổi giờ cầu nguyện là 11g đến 12g khuya.
Chú ý là nếu giữ cố định thường xuyên giờ cầu nguyện thì sẽ dễ trung tin cầu nguyện hơn.
3.4/ Nếu Hội Thánh hay điểm nhóm của quý vị có nhiều người tham gia thì không đòi hỏi là tất cả phải tập trung ở một chỗ hay cầu nguyện đúng một giờ. Họ có thể cầu nguyện ở nhà riêng của mình vào những khoảnh giờ khác nhau. Dĩ nhiên nếu họ hiệp lại cầu nguyện chung với nhau thì rất tốt.
3.5/ Cách cầu nguyện linh động: trong mỗi khoảng giờ 30 phút đó, mỗi cá nhân hay nhóm cầu nguyện tùy nghi áp dụng cách cầu nguyện của mình như bắt đầu với những bài hát ngợi khen, đọc Lời Chúa dẫn đường vv… Tuy nhiên phải dùng ít nhất là phân nửa thời gian của khoảng giờ để cầu nguyện bằng lời (hay tiếng mới nếu có ân tứ nói tiếng mới).
3.6/ Nếu không tiếp tục hay muốn thay đổi giờ cầu nguyện xin vui lòng báo cho chúng tôi biết: hoidongphuchunglienhieptoancau@gmail.com
NHỮNG KHOẢNH GIỜ CẦU NGUYỆN 24/24 MỖI THỨ HAI.
(Cập nhật 30-9-2019)
Lịch cầu nguyện liên tục 24 tiếng vào thứ hai mỗi tuần
- TỪ 12 GIỜ NỬA ĐÊM RẠNG SÁNG ĐẾN 12 GIỜ TRƯA THỨ HAI.
Thứ hai mỗi tuần |
Tên của Hội Thánh hay người nhận cầu nguyện vào khoảng giờ này.
|
12.00 nữa đêm – 12.30 rạng sáng |
|
12.30 – 1.00 |
|
1.00 – 1.30 |
|
1.30 – 2.00 |
|
2.00 – 2.30 |
|
2.30 – 3.00 |
|
3.00 – 3.30 |
|
3.30 – 4.00 s |
|
4.00 – 4.30 |
|
4.30 – 5.00 |
|
5.00 – 5.30 |
|
5.30 – 6.00 |
|
6.00 – 6.30 |
|
6.30 – 7.00 |
|
7.00 – 7.30 |
|
7.30 – 8.00 |
|
8.00 – 8.30 |
|
8.30 – 9.00 |
|
9.00 – 9.30 |
|
9.30 – 10.00 |
|
10.00 – 10.30 |
|
10.30 – 11.00 |
|
11.00 – 11.30 |
|
11.30 – 12.00 trưa |
|
- TỪ 12 GIỜ TRƯA ĐẾN 6 GIỜ TỐI THỨ HAI.
|
|
12.00 – 12.30 trưa |
|
12.30 – 1.00 |
|
1.00 – 1.30 |
|
1.30 – 2.00 |
|
2.00 – 2.30 |
|
2.30 – 3.00 |
|
3.00 – 3.30 |
|
3.30 – 4.00 |
|
4.00 – 4.30 |
|
4.30 – 5.00 |
|
5.00 – 5.30 |
|
5.30 – 6.00 tối |
|
- TỪ 6 GIỜ TỐI ĐẾN 12 GIỜ KHUYA NỮA ĐÊM RẠNG SÁNG.
I
|
Tên của Hội Thánh hay người nhận cầu nguyện vào khoảng giờ này.
|
6.00 – 6.30 |
|
6.30 – 7.00 |
|
7.00 – 7.30 |
|
7.30 – 8.00 |
|
8.00 – 8.30 |
|
8.30 – 9.00 |
|
9.00 – 9.30 |
|
9.30 – 10.00 |
|
10.00 -10.30 |
|
10.30 – 11.00 |
|
11.00 – 11.30 |
|
11.30 – 12.00 |
|