Hiệp Hội Kinh Thánh Đan Mạch Chối Bỏ Y-sơ-ra-ên Của Lịch Sử

Share

Có lẽ hiện nay bạn đã nghe được một tin tức chấn động, bản dịch mới Kinh Thánh tiếng Đan Mạch đã hầu như là xóa bỏ từ “Y-sơ-ra-ên” ra khỏi phần Tân Ước. Sự thật còn tệ hơn là tiêu đề bản tin, bởi vì Thánh Kinh Hội Đan Mạch (Danish Bible Society) đang xem nhẹ sự nghiêm trọng của hành động của họ khi bỏ đi trên 60 từ “Y-sơ-ra-ên” trong Tân Ước.

Trong bản gốc Tân Ước tiếng Hy Lạp từ “Y-sơ-ra-ên” xuất hiện hơn 60 lần nhưng trong Bản Dịch Mới Kinh Thánh Đan Mạch người ta chỉ đếm được duy nhất 1 lần. Chỉ 1 lần và điều đó đơn giản là do nó là một trích dẫn trực tiếp từ Cựu Ước. Ngoài ra, từ “Y-sơ-ra-ên” biến mất.

Trong một số trường hợp, “Y-sơ-ra-ên” bị thay bằng “đất của người Do Thái.” Chúng ta cần chú ý là có những khác biệt sâu xa về ý nghĩa của hai từ nay trong khía cạnh dịch thuật, lịch sử, giải kinh và thần học. Trong những trường hợp khác, từ “Y-sơ-ra-ên” hoàn toàn bị xóa sổ, như trong Ma-thi-ơ 2:21, “đất Y-sơ-ra-ên” (nơi Giô-sép, Ma-ri và bé Giê-xu đang trở về) chỉ đơn giản được dịch thành “quê nhà.” Đúng vậy, “Giô-sép trở về nhà” so với “Trở về đất Y-sơ-ra-ên.” Đây là loại dịch thuật gì? 

Cho nên chẳng đáng ngạc nhiên, bản dịch mới này làm bùng lên một cơn bão chỉ trích quốc tế, đặc biệt là trong thế giới Do Thái. Và Tổng Thư Ký của Thánh Kinh Hội Đang Mạch, bà Birgitte Stokelund trả lời như thế nào?

Bà viết, “Về căn bản tôi nghĩ là những người phê bình cần hiểu là người Đan Mạch bình thường hiểu rằng “Y-sơ-ra-ên” trong Tân Ước nói đến một dân tộc mà không phải là về địa lý. Đây là cái hiểu khác với những người Do Thái tin về Đấng Mê-si-a nhìn đến quốc gia Do Thái như là sự làm trọn lời hứa của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, tại Đan Mạch, chỉ một ít người muốn đứng vào vị trí này, và đó cũng là lý do tại sao chỉ có một thiểu số nhỏ nhoi trong hội thánh phê bình cách làm việc của chúng tôi.

A! đúng rồi, đó là một nhóm thiểu số rất nhỏ, có lẽ là những người theo chủ nghĩa cơ bản và đa số là thiếu trình độ văn hóa, nói theo lời bình phẩm khinh thường của bà Birgitte Stokelund. Và bà nói tiếp là chỉ có một ít Cơ đốc nhân Đan Mạch thấy là có mối liên hệ giữa nước Y-sơ-ra-ên hiện đại và Y-sơ-ra-ên của Kinh Thánh. Thật đáng buồn làm sao!

Mức tối thiểu của những người dịch theo cách như vậy là đơn giản như thế này: người đọc là Cơ đốc nhân phải không kết nối “Y-sơ-ra-ên” trong Tân Ước với quốc gia Y-sơ-ra-ên ngày nay.

Nói như thế thì làm thế nào mà Thánh Kinh Hội Đan Mạch tuyên bố rằng đó là “thông tin sai” khi kêu lên rằng từ “Y-sơ-ra-ên” đã bị cất đi khỏi bản dịch mới của họ?”

Trang mạng của họ tuyên bố, “Thông tin sai về bản dịch mới Kinh Thánh tiếng Đan Mạch. Bản Kinh Thánh Đan Mạch Hiện Đại 2020 đã được phát hành. Một số truyền thông tin tức nói rằng từ “Y-sơ-ra-ên và những từ Do Thái, người Do Thái đã bị mất đi trong bản dịch. Và họ cũng nói rằng lý do cho việc này là chính trị và khuynh hướng chống Do Thái. Không có gì có thể đi xa sự thật. Những từ “Y-sơ-ra-ên” và “người Y-sơ-ra-ên” xuất hiện trong bản dịch hơn 2000 lần và những từ “Do Thái” và “thuộc Do Thái” xuất hiện hơn 500 lần.”

Nhưng đây là một sự lừa dối trắng trợn, bởi vì sự cáo buộc không phải là là từ “Y-sơ-ra-ên” đã bị lấy ra khỏi toàn bộ Kinh Thánh. Sự cáo buộc là nó đã bị lấy ra khỏi Tân Ước. Và chắc chắn là có vấn đề chính trị và chống Do Thái trong quyết định này.

Vậy thì Thánh Kinh Hội lấy lý do nào để làm điều này? 

Họ giải thích, “Trong Tân Ước, từ ‘Y-sơ-ra-ên’ được hiểu là “dân Do Thái”, “người Do Thái” hay “dân sự” bởi vì nguyên bản tiếng Hy-lạp dùng từ “Y-sơ-ra-ên” để ám chỉ đến một dân tộc có một quan hệ đặc biệt với Đức Chúa Trời – là dòng dõi Gia-cốp. Tuy nhiên, với người đọc đến từ nguồn gốc không phải là Cơ đốc nhân, là những người không biết nhiều về Kinh Thánh, “Y-sơ-ra-ên” có thể chỉ đến một quốc gia mà thôi. Vì thế từ “Y-sơ-ra-ên” trong bản Hy-lạp cần được dịch theo những cách khác, để cho người đọc hiểu nó ám chỉ đến “dân Do Thái.”

Nếu vậy thì tại sao những quốc gia khác như Ai Cập vẫn được gọi là Ai Cập trong Tân Ước? Như Jan Frost đã chỉ ra trong video tiếng Đan Mạch (với phụ đề tiếng Anh), Ai Cập hiện đại ngày nay thật chính là Ai Cập trong những thời kỳ lịch sử trong Kinh Thánh. Thế mà những người dịch không có vấn đề gì hết khi tiếp tục dịch gọi là Ai Cập. Tại sao không làm như vậy với Y-sơ-ra-ên, đặc biệt khi ở đây áp dụng cho lãnh thổ địa lý?

Thế là Ai Cập được nhắc đi nhắc lại cũng trong Ma-thi-ơ 2:13-20 là nơi Giô-sép và gia đình ông đi đến nhưng khi đến Y-sơ-ra-ên thì dịch ra là họ chỉ đi về nhà (Ma-thi-ơ 2:21). Điều này vượt ra khỏi sự không trước sau như một. Điều này là giả hình. Và điều này có mùi của một nghị trình chính trị, vượt quá xa việc “dịch” Kinh Thánh.

Đáng kinh ngạc làm sao, bài xã luận trên trang mạng của Thánh Kinh Hội Đan Mạch có tựa đề, “Tin Giả Về Bản Dịch Mới Kinh Thánh Tiếng Đan Mạch.” Nó đáng được đọc là “Tin Giả Về Tin Thật Về Bản Dịch Mới Kinh Thánh Tiếng Đan Mạch.”

Chưa hết, có những điều khác nửa đã không được nhấn mạnh đúng mức về quyết định đầy sai lầm về bản dịch mới. Nó phá vỡ mối liền lạc giữa Cựu Ước và Tân ước trong Tân Ước, vì từ quan trọng này – xuất hiện trên 2000 lần trong Cựu Ước nói về một trong hai hoặc cả hai là đất đai và dân Y-sơ-ra-ên — biến mất trong Tân Ước. 

Cần nhớ rằng Thánh Kinh Hội Đan Mạch thực hiện bản dịch độc lập, không liên hệ với Hiệp Hội Kinh Thánh Quốc Tế. Hiệp Hội Kinh Thánh Quốc Tế bảo chúng ta rằng, “Từ Y-sơ-ra-ên và dân Y-sơ-ra-ên xuất hiện trong Cựu Ước trên 2000 lần và kết nối với 60 lần xuất hiện trong Tân Ước. Nhưng nay thì chúng không còn trong Tân Ước! Bây giờ thì những lời hứa với Y-sơ-ra-ên và về Y-sơ-ra-ên chấm dứt trong Cựu Ước, khi mà Tân Ước chỉ nói về “người Do Thái,” là người bị cắt đứt khỏi đất của họ.

Không chỉ có bấy nhiêu đó, tại sao những dịch giả này không có vấn đề dịch “Y-sơ-ra-ên” thành “Y-sơ-ra-ên” trong Cựu Ước? Tại sao những người Đan Mạch đọc không bị bối rối như là đọc Tân Ước? Họ sẽ không kể Y-sơ-ra-ên trong Cựu Ước với đất đai và người Y-sơ-ra-ên ngày nay sao? Tại sao là được với kinh văn Cựu Ước nhưng không được với kinh văn Tân Ước? Quý vị có thể thấy hết sức sai lầm làm sao trong chuyện này không?

Còn có nhiều vấn đề nghiêm trọng khác với bản dịch này, bao gồm việc bỏ đi những chữ như là “tội lỗi,” bị hạ xuống thành “lỗi lầm.” Thánh Kinh Hội Đan Mạch giải thích, “không dùng những từ Đan Mạch thông thường như tội lỗi, ân sủng, thương xót, giao ước là những từ ngữ Kinh thánh, mà người Đan Mạch bình thường không quen thuộc với ý nghĩa của chúng.

Nhưng không có cách nào tốt hơn để truyền thông những lãnh vực của sự phản loạn, bất vâng phục và ô uế trong tội lỗi con người. Có phải phạm tội chỉ đơn giản là làm một lỗi lầm?

Tin tức tích cực là sự lên tiếng mạnh mẽ đang gây ra những hỗ thẹn nghiêm trọng cho Thánh Kinh Hội Đan Mạch. Hậu quả là trong bài viết “Tin Giả…” họ tuyên bố rằng, “Bản Tân Ước trong Kinh Thánh Hiện Đại Đan Mạch đã được xuất bản lần đầu năm 2007. Nó đã được hiệu đính nhẹ nhàng cho kịp với sự xuất bản Kinh thánh Hiện Đại Đan Mạch 2020. Với những phê bình đã được nêu lên Thánh Kinh Hội Đang Mạch sẽ cẩn thận xem xét nếu những câu đặc biệt trong Tân Ước cần được hiệu đính.”

Tôi kêu gọi những dịch giả hãy hết sức cẩn thận. Họ đang đặt chân lên vùng đất nguy hiểm và thánh.

 

Văn Bình & Nguyễn Trọng

(Tổng hợp lược dịch theo: Fake News About The True News About The New Danish BibleDanish Bible Society Deny New Bible Removes All References To Israel)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan