Mưu kế trong lòng người ta như nước sâu; Người thông sáng sẽ múc lấy tại đó.
Châm-ngôn 20:5
Nếu chúng ta muốn những lời cầu nguyện của mình có hiệu quả, chúng ta cần học cách trở thành một người nghe giỏi. Tại sao? Bởi vì lời cầu nguyện là một cuộc đàm thoại. Trong khi chúng ta có thể không nghe tiếng nói của Đức Chúa Trời khi cầu nguyện. Chúa vẫn ban Thánh Linh và Lời Kinh Thánh cho chúng ta để bíết cách mà Ngài muốn chúng ta sống và giúp đỡ chúng ta. Nhưng hầu hết chúng ta quá bận rộn, và chúng ta nói quá nhiều, hơn là để nghe và hiểu Chúa và những người khác–– có thể đang cố gắng nói với chúng ta.
Chúng ta có thể nghĩ rằng mình đã là một người lắng nghe tốt. Nhưng có một sự khác biệt lớn giữa nghe và lắng nghe! Nghe đơn giản là những rung động xảy ra trong tai chúng ta. Lắng nghe là cách giải mã những rung động đó trong não bộ. Nhiều lần tôi đã nghe vợ tôi, những đứa con của tôi, hoặc ai đó trong Hội Thánh nói điều gì đó – nhưng tôi không lắng nghe.
Lắng nghe là một kỹ năng. Và nếu chúng ta tiến hành sẽ có tác dụng trong đời sống cầu nguyện – và trong tất cả mọi mối liên hệ của chúng ta – chúng ta phải phát triển nó. Dưới đây là bốn bí quyết để trở thành người lắng nghe tốt hơn.
1. Kềm hãm sự chỉ trích và phê phán ngay khi bắt đầu.
Đừng vội đánh giá cho đến khi chúng ta nghe và hiểu tất cả. Tôi công nhận điều nầy không phải là tự nhiên. Khi ai đó đang nói chuyện và chúng ta nghe thấy điều gì mà chúng ta không đồng ý với nó, chúng ta bị lôi cuốn phải nói, “Hết giờ! Dừng lại ngay! Hãy đối phó với điều nầy. “Và chúng ta không bao giờ nhận thêm bất kỳ điều gì. Nhưng chúng ta cần phải nghe người đó nói xong. Châm-ngôn 18: 13:“Trả lời trước khi nghe, Ấy là sự điên dại và hổ thẹn cho ai làm vậy.”
2. Giữ bình tĩnh
Đừng tự bảo vệ mình. Kinh Thángh trong Châm-ngôn 19:11: “Sự khôn ngoan của người khiến cho người chậm nóng giận; Và người lấy làm danh dự mà bỏ qua tội phạm.” Nếu chúng ta kiên nhẫn, chúng ta là người khôn ngoan. Chúng ta cần kiên nhẫn đối với những người kém trưởng thành hơn và những người hiểu lầm. Chúng ta cần bình tĩnh.
3. Hãy là người lắng nghe tích cực.
Chúng ta trở thành người lắng nghe giỏi bằng cách tạo ra những câu hỏi sáng tạo. Châm-ngôn 20:5: “Mưu kế trong lòng người ta như nước sâu; Người thông sáng sẽ múc lấy tại đó.”. Câu này nói rằng ý nghĩa thực sự của con người nằm ở bên trong chúng. Một người hiểu biết sẽ có thể thu hút những người khác bằng các câu hỏi.
4. Diễn giải và tóm tắt.
Để trở thành một người lắng nghe giỏi, chúng ta phải có khả năng nói với họ những gì họ vừa nói chúng ta, trước khi chúng ta nói về những gì chúng ta cần nói đến. Trước khi bạn chia xẽ câu chuyện của mình, chúng ta cần cho họ biết chúng ta hiểu họ đến đâu. Diễn giải lại với họ những gì họ đã nói.
(Nguồn: vietchristian.com)