Có phải là điều đáng hỗ thẹn khi ở trong cuộc hôn nhân với cùng một người hôn phối suốt đời mà quá trình chia sẻ cuộc sống cùng nhau chẳng làm được một sự biến đổi nào cho cả hai? Hay nuôi dạy con cái trong hai mươi năm và không lớn lên trong sự kiên nhẫn, ân sủng và nhân từ?
Các mối quan hệ cá nhân và quan trọng nhất của chúng ta làm chúng ta cảm động sâu sắc. Chúng ta trải nghiệm sự biến đổi. Những lỗi lầm nhỏ trong sự tương giao được mài giũa mất đi , những bề mặt thô nhám của cuộc sống chung được chà xát mịn màng: đã thay đổi thành con người thật của chúng ta.
Và sau đó là Chúa Jêsus. Có phải là điều hỗ thẹn không khi mang danh tính “Cơ đốc nhân” trong hầu hết cuộc đời người lớn của chúng ta và bằng cách nào đó vẫn không thay đổi?
Một cuộc hôn nhân mang lại sự biến đổi không phải là một cuộc hôn nhân nào cả. Hôn nhân trong Chúa luôn mang đến sự biến đổi. Hoặc một ví dụ khác: nuôi dạy con cái mà không gặp phải tình trạng dễ bị tổn thương và rủi ro là thất bại trong quá trình nuôi dạy con cái. Tình bạn không có sự cho đi và nhận lại chỉ là cái bóng mờ của mối quan hệ thực sự. Thế mà hết năm này qua năm khác, chúng tôi thấy mình cứ ở mãi trong cùng một hình dạng thuộc linh.
Trong khi quảng bá một bài đăng trên blog gần đây, tôi đã sử dụng Facebook để khuyến khích những người khác truy cập trang web này. “Lời hóc búa” trong cập nhật của tôi là câu này: “Kinh khủng chẳng phải là khi được tha thứ mãi mãi, nhưng là khi luôn luôn không thể biến đổi?” Một trong những người bạn trên Facebook của tôi đã trả lời với lời bình luận, “Điều đó thật là điều đã tổng kết cuộc sống của tôi.” Có bao nhiêu người trong chúng ta có thể đã đăng lên cùng một lời bình luận như vậy?
Bất kỳ mối quan hệ nào, khi ở trong Chúa, cũng mang đến sự biến đổi ở mức độ sâu sắc nhất. Chúng ta có một mối quan hệ hay một sự sắp đặt với Chúa Giê-su? Đối với nhiều người tin Chúa, Ngài là người đã trả giá cho tội lỗi của chúng ta, mở đường cho sự sống vĩnh cửu – và là người đã rời khỏi hành tinh này từ rất lâu rồi. Nhiều tín đồ bình thường biết cách dành lấy riêng cho mình quyền hợp pháp được nhận sự tha thứ của Đức Chúa Trời, nhưng không có lòng thực tâm mong muốn là mình sẽ trở nên “phù hợp với hình ảnh của Chúa Giê-su Christ”. (Rô-ma 8: 29) Những lời hứa về sự biến đổi trong Kinh Thánh bị đẩy vào trong tương lai, như thể chúng sẽ xảy ra một cách kỳ diệu vào lúc Chúa trở lại.
Tôi muốn đề xuất ba tác nhân thay đổi trên trái đất mà Chúa cũng có thể sử dụng trong đời sống tâm linh của chúng ta. Trong hôn nhân, gia đình và tình bạn, chúng ta trải qua sự biến đổi thông qua tình yêu, sự kết ước và sự bền chặt. Ba trụ cột của mối quan hệ giữa con người với nhau cũng có thể trở thành phương tiện mà Đức Thánh Linh hoạt động trong cuộc sống của chúng ta.
Tình Yêu
Lý do khiến tôi trở nên ít ích kỷ hơn sau ba mươi sáu năm chung sống rất đơn giản: Tôi yêu vợ và không muốn làm nàng đau đớn. Khi tôi hành động ích kỷ với vợ của mình, nàng phải trả giá. Tôi tận mắt chứng kiến nỗi đau mà tôi gây ra và vì tôi yêu cô ấy, tôi quyết định nghĩ đến cô ấy trước khi nghĩ đến tôi. Tôi vẫn là một người đàn ông ích kỷ, nhưng liệu tôi có bớt ích kỷ hơn sau ba mươi sáu năm thử nghiệm và sai trật?
Điều này cũng có thể đúng với mối quan hệ của tôi với Đấng Christ. Nếu Chúa Giê-xu chỉ đơn giản là Đấng Biện Hộ Thiên Thượng, người giải cứu tôi khỏi địa ngục, thì Ngài không có quyền lợi gì về mạng sống của tôi. Tuy nhiên, nếu Chúa Giê-xu là tình yêu nồng nhiệt của đời tôi, thì tôi sẽ vui mừng làm cho hành động của mình phù hợp với những điều mang lại sự vui mừng cho Ngài. Đây không phải là về làm theo Luật Pháp, mà là về làm hài lòng người yêu của tôi. Tất nhiên, câu hỏi đầu tiên là – tôi yêu Ngài, hay tôi chỉ muốn sử dụng sự hy sinh Ngài?
Kết Ước
Nổi nóng muốn điên lên là điều có tính di truyền – bạn mắc phải chứng bệnh này từ con bạn! Một đứa trẻ hai tuổi có thể ấn nút cho bạn bao nhiêu lần trong một ngày? Tại sao chúng ta không dắt đứa trẻ mới biết đi đó đến cửa trước và nói, “Thôi nhé. Đủ lắm rồi. Mày tự mà lo đi nhé! ” Nuôi dạy con cái đến với một kết ước hai mươi năm cho những điều chưa biết. Chúng ta gắn bó với con cái khi chúng khiến chúng ta phát điên. Chúng ta tiếp tục đổ cuộc đời mình vào chúng ngay cả khi chúng vô ơn và chỉ tập chú vào cái tôi của chúng. Chúng ta vẩn giữ thật sự với chúng ngay cả khi chúng ta không hiểu chúng, đơn giản vì chúng ta kết ước với chúng. Sự cam kết đứng vững ngay cả khi tình yêu muốn chạy đi và khóc.
Nếu chúng ta học kết ước từ việc nuôi dạy con trẻ thì sự kết ước để phục vụ chúng ta như là ân sủng của Ngài phải nhiều hơn biết bao nhiêu? Ngay cả khi chúng ta cảm nghĩ là Ngài chống lại chúng ta, kết ước có thể giữ chúng ta đứng vững trong Ngài. Dĩ nhiên Đấng toàn năng không phải là một đứa trẻ bất thường nhưng chắc chắn là có những lúc chúng ta không hiểu những hành động của Ngài. Những điều răn của Ngài có thể vận hành ngược lại với những tham vọng của chúng ta. nhưng kết ước có thể làm chúng ta kiên trì cho tới khi chúng ta đi đến chỗ hiểu được Ngài và sự khôn ngoan của Ngài. Sự kết ước đó có thể làm vững chắc việc chúng ta giải quyết sắp đặt trật tự của đời sống của chúng ta theo những ưu tiên của Ngài.
Mức Liên Tục
Đời sống diễn tiến hàng ngày. Chúng ta giặt giũ tuần nầy, biết rằng chúng ta sẽ làm như vậy trở lại vào tuần tới. Những công tác lập đi lập lại đe dọa làm tràn ngập ao ước của chúng ta cho những gì whimsy và mạo hiểm. Nhưng những ai bỏ lơ những vấn đề hàng ngày bị kể là thiếu trưởng thành và trách nhiệm. Những “diễn hành”” làm việc từ những ngày, tuần lễ, tháng và năm này cho đến những ngày, tuần lễ, tháng và năm tới xây dựng sự trung tín vào linh hồn của chúng ta. Chúng ta có thể trở nên giống như những người lùn của Tolkien: những người bé nhỏ và trầm lặng chứng tỏ một sự giữ được sức mạnh không thấy được. Điều gì xảy ra nếu những chuyện tầm thường mỗi ngày của đời sống khải thị một điều gì đó vĩ đại của Đức Chúa Trời?
Sự biến đổi thuộc linh bắt đầu với mối quan hệ, và hôn nhân là một thí dụ điển hình tuyệt vời. Câu hỏi thật là mối quan hệ giữa chúng ta với Chúa Giê-xu có nâng lên tới mức giữa chúng ta với những con người mà chúng ta trân quý nhất không. Không ai nên đặt mình vào hôn nhân, gia đình, hay tình bạn mà không có sự biến đổi. Thế thì tại sao chúng ta đặt mình vào một quan hệ dành cho Chúa ở mức ít có sự biến đổi hơn?
Ngọc Nga
(Lược dịch theo: thrivingmarriages.com)