Lời Cầu Nguyện Phó Thác

Share

Ê-phê-sô 6:18

“Hãy hết lòng cầu nguyện, nài xin; trong mọi trường hợp, hãy nhờ Thánh Linh mà cầu nguyện. Để đạt mục đích ấy,hãy tỉnh thức và kiên trì trọn vẹn, cũng hãy cầu thay cho tất cả các thánh đồ.”

Phi-lip 4:6

“Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi việc hãy cầu nguyện, nài xin và cảm tạ mà trình các nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời.”

I Phi-e-rơ 5:7

“Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài vì Ngài chăm sóc anh chị em.”

 

Chúng ta hãy nhìn một loại cầu nguyện khác mà Kinh Thánh có nói đến – lời cầu nguyện phó thác. Phaolô nói đến điều này ở Phi líp 4:6. Sau đó Phierơ 5:7, ông nói, “Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài chăm sóc anh chị em.”

Tôi tin bảng dịch Amplified là bảng dịch được soi sáng nhất về I Phierơ 5:7.

I PHI-E-RƠ 5:7 (Amplifies)

“Hãy trao mọi lo lắng – mọi âu lo, mọi phiền muộn, mọi bận tâm, một lần đủ cả cho Ngài, vì Ngài yêu thương chăm sóc anh em và trông nom anh em.”

Phierơ nói, “Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Chúa.” Điều này được thực hiện trong sự cầu nguyện, qua lời cầu nguyện phó thác. Khi chúng ta trao những lo lắng của chúng ta cho Chúa, chúng ta sẽ phó thác dứt khoát những nan đề chúng ta cho Ngài. Đây là điều có ý nghĩa cho lời cầu nguyện phó thác.

Chắc chắn, có những loại cầu nguyện khác nhau; tất cả những loại cầu nguyện đều không giống nhau. Chẳng hạn, chúng ta đã bàn đến lời cầu nguyện đức tin, lời cầu nguyện ngợi khen, lời cầu nguyện thờ phượng và lời cầu nguyện hiệp một.

Nhưng nếu Cơ Đốc Nhân phó thác những lo lắng mình cho Chúa, hay là cầu nguyện lời cầu nguyện phó thác, thì sẽ có nhiều điều mà họ không phải cầu nguyện để sử dụng những lời cầu nguyện khác. Đôi lúc chỉ phó thác những lo lắng mình cho Chúa sẽ loại trừ một số nan đề và hoàn cảnh mà người ta đang cầu nguyện bởi vì lúc đó Chúa sẽ bắt đầu giải quyết những nan đề đó.

Lo Lắng Ngăn Trở Lời Cầu Nguyện Của Bạn

Một số người đang cầu nguyện về những hoàn cảnh nào đó nhưng không nhận kết quả. Họ không nhận sự đáp lời vì họ không cầu nguyện phù hợp với lời Đức Chúa Trời. Họ không làm những gì Chúa nói, họ làm về sự lo lắng, âu lo, phiền muộn và mối bận tâm. Cầu nguyện cho những lo lắng, âu lo, phiền muộn và những mối bận tâm thì nó không ích lợi gì trừ khi bạn làm những gì Chúa bảo bạn làm về điều đó.

Nói cách khác, cũng có một số điều mà chúng ta không cần cầu nguyện – mà chúng ta cũng không nên cầu nguyện.

Điều này sẽ làm cho một số người ngạc nhiên. Họ nói, “Anh Hagin ơi, tôi nghĩ rằng anh được bảo là anh phải cầu nguyện về mọi sự mà.” Vâng, bạn không được bảo về điều đó. Có nhiều điều mà bạn không phải cầu nguyện và cũng không nên cầu nguyện.

Chẳng hạn, bạn không phải cầu nguyện về Kinh Thánh. Bạn cần tiếp nhận và tin điều đó. Kinh Thánh là thật, và bạn sẽ đọc cùng một cách như là bạn cầu nguyện khi bạn bắt đầu cầu nguyện. Vì vậy, nếu bạn chỉ tin những gì Kinh Thánh nói và làm những gì Kinh Thánh nói, thì bạn không phải cầu nguyện cho những gì bạn đang làm.

Một số người khác dường như cũng được giúp đỡ cách tạm thời bởi lối suy nghĩ hay thừa nhận sự kiện là Chúa biết và hiểu những gì họ đã trải qua. Nhưng họ vẫn giữ lại mối lo lắng của họ, vì vậy, họ không nhận sự giải cứu ra khỏi những nan đề hay hoàn cảnh của họ. Đức Chúa Trời muốn giải cứu bạn ra khỏi tất cả hoạn nạn (Thi Thiên 34:19).

Nhưng để Đức Chúa Trời giúp đỡ bạn, bạn phải hợp tác với Ngài. Bạn phải làm những gì lời Chúa nói. Bạn phải trao tất cả mọi lo lắng cho Ngài, vì Chúa săn sóc bạn (I Phierơ 5:7). 

Nếu bạn muốn nhận lãnh sự chiến thắng và sự giải cứu hoàn toàn, thì hãy biết rằng Chúa hiểu và quan tâm thì chưa đủ. Bạn phải tiếp tục làm những gì Chúa nói trong lời của Ngài. Đức Chúa Trời muốn chúng ta trao tất cả mọi lo lắng, mọi ưu phiền, tất cả mọi âu lo, tất cả mọi bận tâm của chúng ta cho Ngài, vì Ngài chăm sóc chúng ta!

Đây là lời cầu nguyện phó thác, lời cầu nguyện trao mọi gánh nặng, mọi âu lo, – mọi phiền muộn của chúng ta – cho Chúa. Có một câu ở Thi Thiên 37 có thể giúp chúng ta thấy thêm một ít những gì Phiero đang nói ở I Phierơ 5:7.

THI THIÊN 37:5

“Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê hô va, và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy.”

Bên lề trong bảng dịch King James của tôi thì đọc, “Hãy quẳng đường lối mình cho Chúa.” Những chữ “phó thác,” “quẳng đi,” là những điều chứa cùng một ý tưởng. Chúng ta hãy quẳng mọi lo lắng mình cho Chúa. Chúng ta phải phó thác mình và những điều mình lo lắng cho Ngài. Há không phải đó là những gì Kinh Thánh nói ở trong các câu này sao? Chúng ta phải quẳng đi những lo lắng của chúng ta cho Chúa.

Để ý Đức Chúa Trời sẽ không cất đi những lo lắng khỏi bạn. Bạn sẽ phải làm một điều gì đó về sự lo lắng của bạn bằng cách phó thác hay là quẳng nó cho Chúa.

Một số người hỏi, “Phải cầu nguyện để Chúa làm nhẹ bớt gánh nặng của tôi.” Nhưng Chúa không làm điều đó. Không, Chúa bảo là bạn phải giải quyết nỗi lo lắng của bạn. Nếu bạn không làm, thì không có gì xảy ra.

Tôi nói một cách khiêm nhường như tôi biết, nếu bạn cứ giữ nỗi lo lắng của bạn, thì lời cầu nguyện sẽ vô ích, chỉ đơn giản thế thôi. Vậy hãy trao những lo lắng của bạn cho Chúa. Hãy trao những lo lắng của bạn cho Ngài (I Phierơ 5:7).

Chữ “anh em” là một chủ từ được hiểu ngầm trong I Phierơ 5:7. Bạn hãy trao mọi lo lắng hay gánh nặng cho Chúa. Thi Thiên 37:5 Kinh Thánh nói, “Hãy phó thác đường lối ngươi cho Chúa..” “ngươi” là chủ từ được hiểu ngầm ở trong câu này. Nói cách khác, chính bạn phải phó thác đường lối mình cho Chúa.

THI THIÊN 37:5 (Amplified)

“Hãy phó thác đường lối mình cho Chúa – hãy quẳng trao [mọi gánh nặng] cho Ngài; hãy nương nhờ và tin chắc nơi Ngài, Ngài sẽ làm thành.”

Bạn hãy quẳng trao những nỗi lo cho Chúa. Bạn hãy phó thác đường lối mình cho Ngài. Nếu có gì rõ ràng hơn trong lời Chúa thì đó là: Chúa không muốn con cái của Ngài đầy dẫy những bận tâm, và mang gánh nặng về những lo lắng ở cuộc đời và bị đè nén những nỗi lo và những bận tâm đó.

MA-THI-Ơ 6:25-27

25 Ta bảo các con: Đừng lo lắng cho cuộc sống, lo mình sẽ ăn gì, uống gì, hay thân thể mình sẽ mặc gì. Mạng sống chẳng quí hơn đồ ăn và thân thể chẳng quí hơn quần áo sao? 26 Hãy xem loài chim trời. chúng chẳng gieo, chẳng gặt, cũng chẳng tồn kho tích trữ, nhưng Cha các con ở trên trời vẫn nuôi chúng. Các con không quí hơn loài chim sao? 27 Có ai trong các con nhờ lo lắng mà có thể thêm cho đời mình một khoảng khắc nào không?”

Những gì Jêsus nói là, có ai trong các bạn bởi lo lắng phiền muộn mà sẽ thay đổi được điều gì không? Bạn không thể làm được điều đó; bạn không thể thay đổi bất cứ điều gì qua việc lo lắng. Cùng một ý tưởng đó được ghi ở Luca 12.

LU-CA 12:22

“Đức Jêsus bảo các môn đệ, “Vậy nên Ta bảo các con, ĐỪNG LO LẮNG PHẢI LẤY GÌ ĐỂ SỐNG, lấy gì mặc để che thân.”

Một bảng dịch khác đọc là, “Đừng lo lắng gì về ngày mai.”

Chúng ta biết chúng ta phải suy nghĩ về một số điều và lập một số chương trình cho đời sống của chúng ta. Nhưng ý tưởng chính trong các câu Kinh Thánh này là, Đức Chúa Trời không muốn chúng ta đầy những nỗi âu lo, phiền muộn vì ngày mai. Ngài không muốn chúng ta mang gánh nặng âu lo về ngày mai. Mặc dù chúng ta phải suy nghĩ về tương lai để chúng ta có thể lập một số kế hoạch và chuẩn bị, chúng ta cũng có thể làm nhưng trong một cách mà khỏi phải âu lo, phiền muộn.

LU-CA 12:25

“Có ai trong các con nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được một khoảnh khắc nào không?”

Không ai có thể “thêm cho đời mình một khắc nào” và thay đổi hoàn cảnh trong đời sống của mình qua việc lo lắng và nghĩ ngợi về những điều này.

Chú ý một lần nữa những gì Phao Lô nói ở Phi lip 4:6: “Đừng lo lắng gì cả…” Chúng ta ít thấy được lẽ thật đó và đã không sẵn sàng để nắm bắt những câu Kinh Thánh này nói. Lần nữa, bản dịch Amplified sẽ giúp ta hiểu rõ hơn.

PHI-LÍP 45:6 (Amplified)

“Đừng bực bội hay đừng có bất cứ lo lắng gì …”

Tôi muốn bạn để ý một điều ở đây. Đây là điều mà bạn phải làm, Tôi muốn lập lại điều này. Rất nhiều lần người ta muốn cầu nguyện xin Chúa cất đi những lo lắng ưu phiền của họ. Nhưng cầu nguyện theo cách đó thì không đúng với Kinh Thánh và cũng không hữu hiệu, Đức Chúa Trời sẽ làm một điều gì đó cho những nỗi lo lắng và ưu phiền của bạn – cho những nan đề bạn đối diện – nhưng cho đến khi bạn giao những âu lo cho Ngài.

Một lần nữa, ở trong Phi Líp 4:6 “anh em” là một chủ từ được hiểu ngầm. Vậy kho Đức Chúa Trời phán, “Đừng lo lắng gì cả…” Ngài đang nói rằng “Bạn đừng lo lắng gì cả.” Ngài nói, “Bạn không phải bực bội hay có bất cứ lo lắng nào” (Phi líp 4:6 Amplified).

Chớ lo gì cả, phần còn lại câu Kinh Thánh này nói, “…nhưng trong mọi sự bởi lời cầu nguyện nài xin và sự tạ ơn mà trình dâng các nhu cầu mình cho Đức Chúa Trời biết.”

Thật là một điều quan trọng rằng bao lâu bạn cứ bực bội và lo lắng những gì bạn đang cầu nguyện, thì bạn đã hủy đi hiệu quả của lời cầu nguyện.

Nói cách khác, nếu bạn lo lắng một điều gì đó, mà bạn không trao những điều lo lắng về nan đề của bạn cho Chúa, thì bạn vẫn còn có những lo lắng, và bạn không tin cậy Chúa gì cả. Nếu bạn còn lo lắng thì Chúa không thể nào lo cho bạn, nhưng nếu Chúa đã lo thì bạn không phải lo nữa!

Hãy Trao Mọi Lo Lắng Cho Chúa Một Lần Đủ Cả

Sau khi bạn đã cầu nguyện và phó thác dứt khoát những hoàn cảnh đặc biệt của mình cho Chúa, và nếu bạn cố gắng nghĩ ra câu trả lời, thì bạn đã lấy lại những nan đề, Chúa không thể lo được. Có lẽ nếu bạn vẫn nằm thức suốt đêm để cố gắng nghĩ ra những nan đề, và bạn lăn qua lăn lại trên giường, không thể ngủ được, thì Chúa cũng không thể nào giải quyết nan đề. Bạn vẫn còn lo lắng, bạn đã giữ nó lại.

Nếu bạn đi đến bàn và cố gắng để ăn, nhưng bạn không thể ăn được bởi vì bạn lo lắng, phiền muộn, thì Chúa không thể nào giải quyết nan đề ; mà bạn vẫn còn lo lắng. Nếu bạn ăn, thức ăn cũng không tiêu hóa, và bao tử của bạn khó chịu, thì thật sự ra, tất cả những lời cầu nguyện của bạn về hoàn cảnh đó cũng vô ích và sẽ không hữu hiệu. Lời cầu nguyện của bạn sẽ không hữu hiệu vì bạn vẫn có nan đề. Mà bạn không trao nó cho Chúa. (Một số người trong các bạn ở trong tình huống khó khăn này ngay bây giờ!)

Nhưng nếu bạn đang ở trong tình huống đó – và nếu bạn không trao tất cả mọi lo lắng mình cho Chúa – thì bạn có thể làm một điều gì đó để thay đổi tình huống. Tôi muốn bạn để ý, đặc biệt ở bản dịch Amplified của I Phierơ 5:7.

I PHI-E-RƠ 5:7

“Hãy trao mọi lo lắng, mọi âu lo, mọi ưu phiền, mọi bận tâm MỘT LẦN ĐỦ CẢ cho Ngài…”

Đây không phải là điều mà bạn đang làm mỗi một ngày. Đây là lời tuyên bố một lần đủ cả. Nói cách khác, khi bạn vâng theo câu Kinh Thánh này và trao tất cả mọi lo lắng cho Chúa một lần đủ cả, và loại trừ mọi lo lắng ngay lúc đó và đặt hết thảy trong tay của Ngài. Thì lập tức bạn sẽ cam kết và không mang gánh nặng của bạn, lúc nào đó nỗi lo lắng sẽ cố gắng đến tâm trí của bạn, bạn sẽ tìm cách từ chối giữ lại bởi vì bạn đã phó thác để trao mọi gánh nặng cho Chúa rồi.

Có nhiều điều mà Chúa có lẽ thực hiện cho chúng ta rồi, nhưng chúng ta lại không cho phép Ngài. Chúng ta có lẽ đã rất chân thật và trung thực, nhưng chúng ta vẫn không cho phép Ngài. Bởi vì chúng ta đến với Ngài không đúng theo nguyên tắc của Ngài – tức là theo những luật lệ của Ngài mà chi phối tác dụng của sự cầu nguyện. Chúng ta không làm những gì Ngài bảo chúng ta làm.

Bạn thấy không, chúng ta đã không cầu nguyện đúng theo Kinh Thánh nếu chúng ta không trao mọi điều lo lắng của mình cho Ngài. Nhiều khi chúng ta thất bại không trao những lo lắng mình cho Chúa, và rồi sau đó chúng ta thắc mắc tại sao Chúa không hành động để giải quyết cho chúng ta.

Tôi hoàn toàn thỏa mãn rằng có một số người không thật sự muốn loại trừ âu lo của họ. Họ tuyên bố rằng họ loại bỏ, nhưng họ thật sự không loại bỏ, vì nếu họ loại bỏ những âu lo của họ, thì họ không có liên hệ gì để đạt được kết quả của người khác. Nói cách khác, nếu họ loại bỏ những âu lo của họ, thì chắc có lẽ họ không có những gì để nói cả. Và đối với nhiều người, điều đó có nghĩa rằng họ phải kết thúc sự thông công.

Tôi không có ý xấu, nhưng điều này là điều hoàn toàn thật. Trao mọi âu lo của mình cho Chúa là điều đúng theo Kinh Thánh. Bạn có thể làm những gì Đức Chúa Trời bảo làm.

Tôi biết Đức Chúa Trời đã giúp đỡ chúng ta nhiều lần bất kể là sự thất bại, lỗi lầm của chúng ta. Bằng cách này hay cách khác Ngài cũng đã giúp đỡ chúng ta vượt qua. Nhưng hãy xem xét những gì chúng ta đối diện khi chúng ta đi qua những cơn khủng hoảng! Tốt hơn đó là hãy đến theo cách của Đức Chúa Trời, thực hành lời của Ngài, và nhận những điều tốt nhất của Ngài.

Lo Lắng Là Một Tội

Tôi nhớ khi đầu tiên Chúa bắt đầu xử lý tôi liên quan đến vấn đề lo lắng. Tôi không biết bạn suy nghĩ về tội lo lắng liên hệ đến đức tin và việc nhận lãnh sự đáp lời cầu nguyện như thế nào. Nhưng tôi bắt đầu xử lý nan đề này trước khi tôi nhận sự chữa lành trên thân thể của tôi. Lo lắng và tình trạng bị ngăn trở trong đức tin, cả hai đều cột lại với nhau.

Bạn thấy không, cầu nguyện, đức tin, và sự nhận lãnh ơn chữa lành hay sự đáp lời cầu nguyện thảy đều cột lại với nhau. Tôi hài lòng đây là lý do một số người không nhận sự chữa lành cho thân thể của họ. Đôi lúc sự lo lắng phiền muộn là điều đã giữ họ bị bịnh. Nếu họ được chữa lành khỏi những triệu chứng có trong thân thể của họ, thì triệu chứng này sẽ trở lại bởi vì nguyên nhân của tình trạng thân thể của họ – tức là lo lắng và phiền muộn – vẫn còn đó.

Đức Chúa Trời đã xử lý tôi khi trên giường bịnh cách đây hơn năm lăm năm, tại thành McKinney, Texas. Tôi chỉ là một cậu bé trai, tuy nhiên, lo lắng là điều trước tiên mà Chúa xử lý tôi khi Ngài bắt đầu đem tôi vào ánh sáng của lẽ thật lời Ngài. Tôi chưa bao giờ nghe giảng về đức tin và sự chữa lành. Tôi lớn lên trong một Hội Thánh có tinh thần giáo phái. Khi ánh sáng bắt đầu đến với tôi về đức tin và sự chữa lành, Đức Chúa Trời bắt đầu xử lý tôi về sự lo lắng này.

Bạn có thể nói rằng một đứa trẻ không thể lo lắng (tôi chỉ là một đứa bé 15 tuổi). Vâng, đứa trẻ có thể lo lắng. Con trẻ là những bản sao của cha mẹ chúng và những gì chúng thấy và nghe ở nhà từ nơi cha mẹ của chúng.

Bà và mẹ của tôi là những người lo lắng hàng đầu thế giới, và ngay cả khi còn là trẻ con, tôi biết rằng họ luôn luôn lo lắng. Tôi bị tình trạng tim nguy kịch, vì vậy tôi không thể ra khỏi nhà để chạy nhảy vui đùa như những đứa trẻ khác. Tôi phải luôn luôn ở quanh mẹ và bà của tôi. Tôi luôn luôn nghe họ lo lắng và phiền muộn.

Vì vậy, bạn thấy không, tôi đã học để lo lắng ngay từ tuổi còn rất trẻ. Họ là những người lo lắng hàng đầu thế giới, và có lẽ tôi đứng ở vị trí thứ ba sau mẹ và bà của tôi! Khi tôi bắt đầu đọc Kinh Thánh, tôi đi ngay vào Mathiơ đoạn 6, nói về sự lo lắng, và tôi phải mất sáu tháng để qua khỏi đoạn Kinh Thánh này bởi vì tôi bị cáo trách về điều đó.

Tôi đã được tái sanh ngay trên giường bịnh, và tôi hứa với Chúa rằng tôi sẽ không bao giờ nghi ngờ bất cứ điều gì tôi đọc trong lời của Ngài.

Bạn có thể nói, “Vâng, con chưa bao giờ hứa như vậy với Chúa.”

Nhưng nếu bạn được cứu, bạn sẽ không được bảo là nghi ngờ những gì đọc trong lời của Ngài. Vì vậy, hoặc bạn có hứa giống như tôi đã hứa với Chúa hay không, thì Ngài vẫn đòi hỏi đức tin nơi bạn, và bạn có thể sai trật nếu nghi ngờ lời của Chúa. Một số người nghĩ rằng nếu họ không phó mình để trung tín với lời của Đức Chúa Trời, thì họ an toàn. Nhưng nếu bạn là con cái của Chúa, Đức Chúa Trời vẫn đòi hỏi đức tin nơi bạn dẫu bạn có phó mình để tin cậy Ngài hay không.

Tôi đã thưa với Chúa, “Con sẽ không nghi ngờ bất cứ điều gì con đọc trong lời của Ngài. Và khi con đọc lời Ngài và con hiểu được, con hứa với Ngài là con sẽ thực hành.” Nhưng khi tôi đến Mathiơ đoạn 6 chỗ mà Chúa Jêsus phán, “Đừng lo lắng về mạng sống mình” (câu 25). Ánh sáng dường như đã trở nên tắt lịm bởi vì tôi không bắt đầu thực hành điều này. Tôi không vâng theo câu Kinh Thánh này và cũng không bắt đầu bước đi trong ánh sáng của câu này. Tôi vẫn còn giữ nhiều ý tưởng, nghĩ nhiều và lo lắng nhiều về đời sống của tôi!

Kinh Thánh mà tôi đang đọc rất có rất ít phần ghi chú phía dưới để nói cho tôi rằng bảng Hy lạp có thể đọc là, “Đừng lo lắng về ngày mai.” Rồi sau đó liệt ra những câu Kinh Thánh tham khảo khác, mà căn bản là nó cùng một điều tương tự, “Đừng lo lắng; đừng đầy dẫy những ưu phiền.”

Tôi đầy dẫy những ưu phiền và lo lắng và nỗi sợ hãi. Không những tôi sắp chết với tình trạng tim nguy cập, mà còn ở trong tình trạng lo lắng sự chết sẽ đến! Lương tâm của tôi cắn rức tôi khi tôi đọc Mathiơ 6:25 bởi vì tôi không thực hành lời của Ngài.

Mathiơ 6:25 nói, “…Đừng lo lắng cho cuộc sống…” tôi nghĩ, tôi không được bảo là đừng suy nghĩ về ngày mai. Nghĩa là, tôi biết tôi không được bảo là đừng lo lắng về tương lai. Đó là hoàn toàn đúng.

Trong những lời của Mathiơ 6:25 dường như nói đến tên tôi và Chúa bắt đầu xử lý tôi, tôi ngạc nhiên thưa với Chúa: “Chúa ơi, tại sao, nếu con phải sống giống như điều đó, con sẽ không thực hiện như là Cơ Đốc Nhân; con không thể nào sống một đời sống giống như Cơ Đốc Nhân được.” Tuy nhiên sống mà không lo lắng và ưu phiền là một phần thiết yếu trong đời sống Cơ Đốc Nhân. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi không thể sống mà không lo lắng hay ưu phiền gì. Tôi nghĩ tôi không thể làm được điều đó, và tôi xếp Kinh Thánh lại.

Khi tôi xếp Kinh Thánh lại, thì ánh sáng tắt lịm và tôi đã đi vào tối tăm. Tôi mở Kinh Thánh ra trở lại và cố gắng đọc lướt nhanh chương đó trong Mathiơ. Tôi tự nhủ, tôi sẽ chỉ đọc qua loa Mathiơ đoạn 6. Tôi sẽ bỏ qua đoạn này.

Cho đến lúc đó, mọi sự trong lời Chúa đã hoàn toàn rõ ràng và sáng sủa và một phước lành đến với tôi. Nhưng khi tôi chọn không bước đi trong ánh sánh của những gì Chúa tỏ cho tôi trong lời của Ngài, thì mọi thứ đã trở nên tối tăm và mờ nhạt đối với tôi. Bạn biết đó, bạn sẽ không nhận một chút ánh sáng nào cho đến khi bạn bước đi trong ánh sáng mà bạn đã hoàn toàn có.

Đừng lo lắng về những điều bạn không hiểu trong lời của Chúa; chỉ biết là bạn sẽ thực hành và làm những gì bạn biết. Phần còn lại tự nó sẽ lo liệu lấy.

Tôi cứ tiếp tục đọc. Ngay cả tôi bắt đầu nghiên cứu về AntiChrist! Đề tài AntiChrist không phải là lĩnh vực khó khăn với tôi, vì vậy không cáo trách tôi khi tôi nghiên cứu về điều đó. Nhưng lo lắng là một nan đề, và nó làm phiền nhiễu tôi khi tôi nghiên cứu về điều đó bởi vì tôi không xử lý về nỗi lo lắng của mình.

Lương tâm của tôi đã cắn rứt bởi vì tôi không thực hành Lời Chúa. Nhưng cuối cùng tôi cam kết với Chúa vào ngày thứ tư 4 tháng 7 năm 1993 vào lúc 8 giờ tối.

Tôi thưa với Chúa, “Chúa ơi, hãy tha thứ cho con. Hãy tha thứ cho con về sự lo lắng. Tha thứ cho con về đầy dẫy những ưu phiền. Tha thứ cho con về sự lo âu. Tha thứ cho con về sự nản lòng mà con đã nằm trên giường bịnh. Bác sĩ nói con phải chết. Nhưng hãy tha thứ cho con vì sự nản lòng. Tha thứ cho con vì đã u sầu. Hãy tha thứ cho con vì con cảm thấy đã thương tiếc cho mình. Tha thứ cho con vì có một thái độ đáng thương hại”.

Tôi đã thưa với Chúa, “Bây giờ con sẽ biết rằng Ngài sẽ tha thứ cho con, Chúa ơi, bởi vì Ngài nói rằng Ngài sẽ tha thứ nếu con xưng tội của con (I Giăng 1:9). Và con xưng tội lo lắng của con và xin Ngài hãy tha thứ cho con. Từ nay trở đi, bởi vì Ngài đã tha thứ cho con, Con hứa với Ngài là những ngày bao lâu con sống, thì con không bao giờ lo lắng nữa. Con sẽ không bao giờ đầy dẫy những ưu phiền. Con sẽ không bao giờ có những u sầu và không bao giờ âu lo nữa. Con sẽ không nản lòng nữa.”

Đức Chúa Trời là nhân chứng của tôi, trong nhiều năm sau này, cho dù tôi đã bị cám dỗ – giống như bạn – nhưng tôi không lo lắng. Tôi đã không đầy dẫy những âu lo. Và cũng không còn lo lắng. Tôi không còn u sầu trong suốt những năm này. Tôi đã không nản lòng. Cho dù điều gì đã xảy ra, tôi sẽ không nản lòng. Ngợi khen Chúa!

Bạn thấy không, tất cả những điều này sẽ đi chung với nhau bước di trong ánh sáng lời của Chúa và phát triển đức tin đắc thắng.

Lần kia tôi đang tổ chức một buổi nhóm cho một vị Mục Sư của một Hội Thánh lớn tại thành phố nọ. Họ có khoảng trung bình 550 đến 570 người trong trường Chủ nhật. Và trong buổi nhóm sáng Chủ nhật họ đã có từ 600 đến 700 người. Ở tầng dưới có khoảng 550 và cái hành lang thì có khoảng 300 người ngồi. Vào buổi tối Chủ nhật thì tầng dưới luôn luôn đầy ngặt người và ở hành lang thì khoảng từ 50 đến 150 người.

Và trong các buổi nhóm phấn hưng vào tối cuối tuần, đám đông trẻ khắp mọi nơi từ 90 đến 150 người. Đó là con số khiêm nhường khi sánh với số người tham dự trung bình vào sáng Chủ nhật trong suốt tuần. Thật là khó để thấy 90 người trong một đám khán giả rộng lớn!

Cũng phải thắc mắc là vị Mục Sư đặc biệt này đã nhờ tôi tổ chức buổi nhóm cho ông. Bạn thấy không, nhiều lần ông đã nhờ tôi tổ chức một buổi nhóm, nhưng tôi chưa bao giờ đồng ý để tổ chức một buổi nhóm nào cho ông. Ông bước lên tại buổi hội nghị và những buổi nhóm khác và mời tôi đến Hội Thánh của ông, nhưng tôi không thật sự trả lời. Tôi sợ Chúa bảo tôi đi đến Hội Thánh của ông giảng. Tôi không muốn đi bởi vì tôi biết rằng ông hầu như là một đầy tớ Chúa có tiếng tăm trong nước, giảng tại Hội Thánh của ông.

Tôi không phải hạng Mục Sư hay giáo sư gây xúc động mạnh và đôi lúc nếu bạn không phải là hạng người gây xúc động mạnh, thì khó để bạn liên hệ với người khác, vì vậy tôi không muốn đi. Tôi đang tổ chức một buổi nhóm tại một nơi khác và khi tôi cầu nguyện về buổi nhóm của tôi, thì Chúa đã phán với tôi một cách rõ ràng và nói rằng, “Ta muốn con hãy đi đến Hội Thánh của vị Mục Sư đó.”

Trước đó vị Mục Sư đó đã viết thư cho tôi và hỏi tôi một lần nữa tôi có đến hay không, vì vậy tôi viết cho ông một lá thơ và nói rằng, “Bây giờ tôi có thể đến.”

Tôi đến Hội Thánh của ông ta và như tôi đã nói, chúng tôi có một đám đông lớn vào ngày Chủ Nhật, nhưng đám đông đó trông có vẻ ít người vào đêm cuối tuần. Vị Mục Sư và những Mục Sư cộng tác đã nói với tôi, “Anh Hagin, mặc dù Hội Thánh của chúng tôi rất là lớn, nhưng chúng tôi chưa hề có một buổi nhóm nào về phấn hưng. Dân sự của chúng tôi là những người làm việc, và đôi lúc cả chồng lẫn vợ đều đi làm.” Trong một thành phố lớn như thế, người ta sống những vùng rộng, mà tôi có thể hiểu tại sao họ khó đến buổi nhóm ban ngày.

Vậy chúng tôi bắt đầu với những buổi nhóm ban ngày trong Hội Thánh lớn có hai người tham gia! Sáng hôm sau chúng tôi đã có sáu người. Mỗi ngày, vị Mục Sư và những Mục Sư cộng tác đã cố gắng khích lệ tôi.

Họ nói, “Anh Hagin ơi, anh đừng nản lòng mà bỏ chúng tôi. Anh đang làm tốt. Anh đang giúp đỡ chúng tôi hơn là anh tưởng nữa. Đừng để những đám đông hay những ngày nhỏ mọn này làm phiền muộn anh. Anh kéo nhiều người đến với Chúa hơn là vị đó (họ nói tên của vị nhà truyền giảng nổi tiếng này). Chúng tôi đến đám đông mỗi đêm và anh đang thu hút hơn là vị đó đã làm.

Rồi ngày sau họ cho tôi biết cách tất cả những điều này. Tôi chưa bao giờ nghĩ gì cả. Tôi chỉ nói, “Vâng, vâng” hãy tiếp tục. Họ cứ giữ cho đến một hai tuần.

Cuối cùng tôi nói với họ, “Anh ơi, không có lý do cho anh để cố gắng khuyến khích tôi. Tôi sẽ không đi cho đến khi Chúa nói tôi ‘rời.’”

Họ nói lại, “Ồ, anh sẽ ở với chúng tôi một tuần khác chứ?”

Tôi nói, “Vâng, tôi sẽ ở bởi vì Chúa không bảo tôi đi. Nếu anh hay là Đức Chúa Trời bảo tôi đi, tôi sẽ đi. Nhưng tôi sẽ không nản lòng. Chúa đã bảo tôi đến đây. Tôi sẽ không đến nếu Ngài không bảo. Và tôi sẽ không phiền gì cũng không lo lắng gì nếu không ai có mặt ở buổi nhóm ngoại trừ hai người phụ nữ già này”.

Tôi muốn nói về điều đó. Chúng tôi bắt đầu bằng hai người trong buổi nhóm ban ngày. Tôi không nhìn họ là những người già hay không, chúng tôi bắt đầu bằng hai người phụ nữ trong buổi nhóm ban ngày! Nhưng trước khi buổi nhóm kết thúc, tôi đếm vào buổi sáng 120 người. Ngợi khen Chúa! Và điều đó trong suốt tuần.

Vị Mục sư trả lời, “Chúng tôi đã có những người rao giảng ‘đức tin’ khác đến giảng ở đây nhưng anh chỉ là người mà chúng tôi mời đã thực hành những gì anh giảng. Chúng tôi nói về điều đó và cảm thấy rằng chúng tôi cần chức vụ của anh, nhưng chúng tôi chưa bao giờ cần một người dạy dỗ đến đây trước đó. Chúng tôi biết rằng chúng tôi cần chức vụ dạy dỗ của anh trong Hội Thánh, chúng tôi sợ rằng anh nản lòng mà bỏ đi.

“Chúng tôi đã mời nhiều đầy tớ Chúa khác đến đây và giảng như là bão tố về đức tin. Trong suốt những buổi nhóm ban đêm, nhưng trong ban ngày mặt của anh ta hoàn toàn thất vọng, anh ta sẽ nói, ‘Vâng, tôi sẽ ở đây!’ Rồi thì chúng tôi thúc đẩy và khích lệ anh ta và hứa cho anh ta thêm nhiều tiền nếu anh ta ở lại.”

Nhưng tôi tin rằng lời Đức Chúa Trời là để hết thảy chúng tôi thực hành, dù là chúng tôi là những người rao giảng hay là những tín hữu – hay là bất cứ ai. Lời Đức Chúa Trời vẫn hữu hiệu. Tôi không khuyến khích họ hãy làm bất cứ điều gì mà chính tôi lại không làm.

PHI-LÍP 4:6 (Amplifined)

“Đừng bực bội hay lo lắng gì cả [Vậy thì bạn sẽ làm gì về nan đề của bạn?], Nhưng trong mọi hoàn cảnh và trong mọi sự nhờ sự cầu nguyện nài xin [những lời cầu xin rõ ràng] với sự tạ ơn liên tục trình bày nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời biết.”

Hoặc chúng ta có thể nói như thể này: Dù là gánh nặng lo lắng, ưu phiền, và mối bận tâm gì, chúng ta phải phó thác nó cho Ngài và hãy trao cho Ngài, hãy quẳng nó cho Chúa. Chúng tôi phải làm điều đó một lần đủ cả (I Phiêrơ 5:7 Amplified).

Chúng ta phạm tội trong lĩnh vực này khi chúng ta không vâng theo lời Chúa và đem gánh nặng cho Chúa. Hãy để gánh nặng cho Chúa! Như tôi đã nói, thỉnh thoảng chúng ta tiến lên trước cầu nguyện và cầu nguyện. Khi chúng ta đứng dậy khỏi nơi đó, chúng ta giữ gánh nặng của mình và mang chúng đi theo với chúng ta.

Hãy Học Để Trao Gánh Nặng Cho Chúa

Tôi bắt đầu chức vụ khi còn là một người rao giảng trẻ tuổi của Báptíp Nam Phương. Tôi nhận một sự khải thị về ơn chữa lành thiên thượng trên giường bịnh, và tôi đã được chữa lành. Trong những ngày đầu tiên trong chức vụ của tôi, tôi là Mục Sư của Hội Thánh Cộng Đồng đều đến Hội Thánh. Vào tháng tư 1937, tôi nhận báp tem Thánh Linh và nói tiếng lạ.

Trong những ngày này khi một người nhận lãnh Thánh Linh và nói tiếng lạ, thì người đó sẽ bị Hội Thánh các giáo phái tẩy chay. Ngược lại, tôi biết nhiều Mục Sư đã nhận Thánh Linh mà vẫn còn tiếp tục làm Mục Sư cho Hội Thánh của họ. Thật ra, trong số những Mục Sư này đã dẫn hội chúng của họ đến báp tem trong Thánh Linh, hầu hết những người này trong Hội Thánh của tôi đã nhận báp tem Thánh Linh.

Bạn có biết tôi khám phá gì khi tôi bắt đầu thông công với những người Ngũ Tuần này không? Tôi khám phá ra rằng họ biết nhiều về Đức Thánh Linh hơn là tôi đã biết, nhưng tôi biết nhiều về đức tin hơn là họ đã biết. Chúng ta đã phạm một lỗi lầm khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta không cần học hỏi nơi người khác.

Vì vậy tôi bắt đầu làm Mục Sư cho Hội Thánh Ngũ Tuần. Tôi không biết những nan đề của Hội Thánh có cho đến khi tôi bước vào Hội Thánh Phúc Âm Trọn Vẹn! Chúng tôi không có nan đề trong các Hội Thánh cộng đồng của giáo phái mà trước đây tôi làm Mục Sư. Nếu một người bị cám dỗ lối lo lắng, thì tôi cũng bị cám dỗ lối lo lắng về Hội Thánh Phúc Âm Trọn Vẹn mà tôi đang làm Mục Sư!

Tôi ở đây, một cậu bé trai 21 tuổi, tôi làm Mục Sư của một Hội Thánh mà lúc đó chỉ 23 tuổi. Có những người trong Hội Thánh mà đã báp tem Thánh Linh, đã nói tiếng lạ nhiều năm hơn là tôi sống! Bạn có thể hiểu rằng tôi cảm thấy thiếu thốn khi còn quá trẻ.

Ngoài ra, còn có những nan đề trong Hội Thánh đó. Tôi biết là cần phải nói đôi điều với dân sự Chúa, nhưng tôi không biết phải nói gì. Tôi sợ rằng nếu tôi nói điều gì đó thì tôi sẽ nói những điều sai. Có những tình trạng đã tồn tại trong Hội Thánh suốt hai mươi ba năm qua. Tôi biết tôi phải nói về những nan đề đó, nhưng tôi không biết phải nói gì. Nếu tôi làm thì tôi sợ rằng tôi sẽ làm sai.

Tôi nhớ tôi đã thức dậy rất sớm vào buổi sáng Chủ Nhật, và tôi đã mang gánh nặng về những nan đề của Hội Thánh. Tôi tưởng rằng điều này là thời điểm duy nhất trong cuộc đời của tôi mà tôi đã chịu thua với gánh nặng có tính chất như thế này. Tôi cứ suy nghĩ về những nan đề trong Hội Thánh đó và tôi cứ thắc mắc nên làm gì, và khi tôi tự hỏi phải làm gì thì tôi đã bước ra vườn (vì tư thất Mục sư ở gần cạnh nhà thờ). Tôi không nhớ là tôi đi ra đó. Nhưng khi tôi tỉnh ra thì tôi không biết làm cách nào mà tôi đi ra đó được.

Khi bước ra vườn sân, tôi nhận biết rằng những gì tôi đang làm, và tôi tự hỏi, Tôi ra đây để làm gì?

Rồi thì tôi nghĩ, Chúa ơi, là Mục sư, con phải có một số trách nhiệm trong Hội Thánh này. Phải làm một điều gì đó, nhưng con không biết làm gì. Con cảm thấy không đủ khả năng.

Rồi thì tôi nói, “Chúa ơi, hãy tha thứ cho con. Con biết rõ điều này. Con biết là không lo lắng. Con sẽ không bận tâm hay lo lắng điều gì. Con đã bị cám dỗ và đã đôi lúc đã thất bại đối với sự lo lắng, nhưng con từ chối lo lắng.”

Tôi cảm nhận Đức Thánh Linh nói với tâm linh của tôi, “Hãy trao mọi lo lắng mình cho Chúa; vì Ngài săn sóc anh em” (I Phierơ 5:7).

Tôi nói, “Chúa ơi, con biết rằng con đã có một số trách nhiệm khi làm Mục Sư, nhưng con sẽ giao tất cả những nan đề của Hội Thánh này cho Chúa. Con sẽ không lo lắng về điều đó. Con sẽ không nghĩ gì nữa.”

“Chúa ơi, con sẽ giảng lời của Chúa. Con sẽ đối xử với mọi người một cách đúng đắn. Con sẽ thăm viếng người bịnh, con sẽ giao mọi thứ khác cho Ngài. Con sẽ ăn mỗi bữa và ngủ ngon mỗi đêm bởi vì con sẽ không mang gánh nặng này – mà là Ngài đang mang.”

Khi tôi nói điều đó, thì giống như một cái gì đó đã ra khỏi tôi. Tôi đến Hội Thánh với lòng vui vẻ hát, và Thánh Linh Đức Chúa Trời gặp gỡ chúng tôi, và chúng tôi có một buổi nhóm vinh hiển. Vì điều lạ lùng đã xảy ra trong buổi nhóm đó.

Chúng tôi đã có một buổi nhóm thông công ở quận giữa vòng các Mục sư từ Thứ Hai đầu tiên của mỗi tháng. Và tôi đến các buổi nhóm này, các đầy tớ Chúa hết thảy đều ngó về những lo lắng, phiền muộn, gánh nặng và trách nhiệm của họ.

Những người đầy tớ Chúa này nói với tôi, “Anh ơi, chiến trận thế nào?” Hết thảy họ đều ở trong trận chiến, nhưng tôi không ở trong trận chiến nào cả. Ngợi khen Chúa! Tôi có đắc thắng! Những người ở trong trận chiến thì chưa có chiến thắng. Trận chiến là của Chúa, và sự đắc thắng là của chúng ta. Khi tôi bước đi một cách thông thả thì những người đầy tớ Chúa này đứng đó với mặt sầm ra cứ nói về những lo lắng, những nan đề trong Hội Thánh của họ.

Một người trong số họ với tôi sau này, “Tôi sẽ nói cho anh, tôi điên vì nó bởi vì đức tin của anh đã thuyết phục chúng tôi. Anh đã vẫy tay và nói, ‘Các anh ơi, tôi không phải có lo gì hết cả! Tôi cũng không thể thấy tốt hơn,’ cứ tiếp tục thôi.” Người đó nói rằng những người Mục sư này cứ đứng đó mà nháy nháy mắt và nhìn nhau. Một số người trong họ lắc đầu rồi nói, “Ồ, đáng tiếc, cậu bé thật đáng tiếc. Nó không đủ suy nghĩ để lo lắng.” Không, tôi đã có nhiều suy nghĩ khỏi phải lo – nghĩa là có quá nhiều suy nghĩ của Kinh Thánh.

Tôi muốn minh họa điều này cho bạn. Bạn có thể thấy được là nếu tôi trao gánh nặng về Hội Thánh cho Chúa, thì tôi sẽ không còn lo nữa? Tôi không lo; mà là Chúa lo. Tôi không nói rằng lo lắng không có thật. Mà chỉ nói, “Tôi không còn lo nữa,” vì Chúa đã lo rồi. Tôi không còn giữ điều Chúa đã giữ. Ngợi khen Chúa!

Nếu tôi có ba đô la trong ví, và tôi đã cho bạn, thì tôi sẽ không còn nữa. Nếu bạn đến hỏi tôi, “Anh Hagin ơi, anh còn tiền không. Cho tôi mượn đỡ một đô? Mai tôi sẽ trả cho anh.” Tôi sẽ nói, “Anh ơi, tôi rất vui cho anh mượn một đô la, nhưng giờ thì không còn xu nào”. Tôi nói vậy có thật không? Làm sao tôi cho người khác mượn tiền đang khi tôi không có một xu nào? Trước đây tôi có ba đô la, nhưng giờ thì không còn nữa. Vì tôi đã cho rồi.

Trong cùng một cách, nếu tôi trao những lo lắng, phiền muộn cho Chúa mà có ai hỏi, “Anh vất vả ra sao?” Tôi phải nói, “Tôi không còn lo nữa.” Tôi không nói thật sao? Dĩ nhiên tôi nói thật đấy!

Sau này có một số Mục Sư nói: “Tôi biết rõ. Anh ta nói dối. Tôi biết anh ta vẫn còn lo.” Nhưng tôi đâu có nói là lo lắng không có. Mà chỉ nói tôi không còn lo nữa. Nếu ai đó hỏi mượn tiền tôi mà lúc đó tôi lại không mang tiền theo, thì tôi sẽ không nói là tiền không có mà chỉ nói là tôi không có tiền. Lo lắng có thật, nhưng tôi đã quẳng nó đi rồi. Tôi không còn lo nữa; Chúa đã lo rồi!

Vì Mục Sư của Hội Thánh kề bên sẽ nói, “Ông ta nói láo, tôi biết ông ta rõ hơn các anh. Tôi biết hết các nan đề trong Hội Thánh ông ấy.” Ông ta nói đến một vài nan đề mà ông ta biết, chớ những nan đề khác còn tệ hơn trong Hội Thánh ông ta. Tuy nhiên, tôi vẫn thở phào nhẹ nhõm và nói, “Anh ơi, Tôi không lo gì.” Halêlugia! Tôi không lo nữa. Chúa đã mang tất cả nỗi lo của tôi.

Bạn Có Thể Trao Những Nỗi Lo Của Mình Cho Chúa

Khi tôi coi sóc Hội Thánh Ngũ Tuần thành lập được hai mươi ba năm mà tôi đã kể cho bạn nghe, thì không ai khác cùng coi với tôi. Không ai khác nộp đơn xin làm Mục sư. Không ai khác dám thử coi Hội Thánh. Tôi phải đi vì Chúa phán, “Hãy đi.”

Tuy nhiên, sau khi chúng tôi rời Hội Thánh đó, người ta cho tôi hay là đã có bốn mươi Mục Sư nộp đơn xin làm Mục Sư Hội Thánh đó. Đức Chúa Trời can thiệp và chăm sóc những nan đề này trong Hội Thánh vì tôi đã giao những nan đề và lo lắng này cho Ngài rồi. Ngài đã giải quyết tất cả.

Kinh Thánh nói, “Đừng lo lắng gì cả…” (Philíp 4:6). Tôi không biết bạn thế nào, nhưng đôi lúc tôi phải nói về mình. Tôi đã làm Mục Sư mười hai năm và trong khi làm Mục Sư, bạn dễ bị cám dỗ để lo lắng về mọi thứ. Đôi lúc, tôi phải bịt tai và buộc mình ngay trước cửa nhà thờ rồi ngồi ngay tại bục giảng tự nhủ, Nào, hỡi Kenneth, ngươi biết rõ là ngươi bắt đầu lo lắng. Đừng lo gì cả! Điều đó không đúng. Và tôi đã trao mọi lo lắng cho Chúa.

Nhiều lần trong lúc nửa đêm, tôi phải thức dậy và ma quỷ gieo rắc trong trí tôi hình ảnh về tình trạng xảy ra trong Hội Thánh, và tôi bị cám dỗ để lo lắng.

Nhưng thay vì lo lắng, tôi bắt đầu phát cười và nói, “Ngợi khen Chúa, tôi không còn lo nữa! Ta không bận tâm nữa. Không, hỡi ma quỷ, ta không có lo nữa. Ngươi gieo hình ảnh này cho ta và để ta thấy nó, nhưng ta không lo nữa. Chúa đã lo liệu hết.”

Khi Chúa lo liệu thì bạn rất ngạc nhiên về những gì Ngài làm cho nan đề bạn. Bao lâu mà bạn còn ôm chặt nó, cố gắng nghĩ ra cách Chúa thực hiện và tự mình giúp Ngài giải quyết nan đề của bạn, thì Ngài sẽ không giải quyết cho bạn – bạn vẫn còn nan đề. Bao lâu bạn ôm chặt lấy nan đề của bạn, thì bạn vẫn còn – và Chúa sẽ không giải quyết được. Ngài sẽ không giúp bạn được điều gì cả.

Ngợi khen Chúa, giữa những nghịch cảnh, giữa những bão tố của cuộc đời, giữa những ngọn gió kẻ thù thổi qua, tôi rất vui là chúng ta có thể làm đúng như Lời Đức Chúa Trời nói: Đừng lo lắng hay ưu phiền về bất cứ điều gì (Phi líp 4:6 Amp). Chúng ta có thể trao mọi lo lắng mình cho Chúa (I Phierơ 5:7). 

Nếu ma quỷ cố gieo trong trí bạn hình ảnh về nan đề của bạn, hãy loại trừ khỏi tâm trí bạn ngay và hãy nói, “Không, hỡi ma quỷ, ta không có lo, ta không lo gì cả. Ta đã giao hết cho Chúa rồi. Ngài đã lo.”

Đức Chúa Trời có thể giải quyết nan đề của bạn thậm chí khi bạn ngủ. Ngài không hề nhắm mắt hay buồn ngủ (Thi Thiên 121:3,4). Ngợi khen Chúa! Bạn cần ngủ, nhưng Đức Chúa Trời không cần ngủ, Chúa ban giấc ngủ cho con cái yêu dấu của Ngài (Thi Thiên 127:2). Bạn là con cái yêu dấu của Ngài bởi vì bạn đã tiếp nhận ở trong con yêu dấu của Ngài là Chúa Jêsus Christ (Êphêsô 1:6). Bạn sẽ ngủ một giấc ngủ ngon lành!

Có người nói, “Anh Hagin ơi, tôi đã thử tôi đã cố gắng, cố gắng làm những gì anh nói. Tôi đã cố gắng trao những gánh nặng cho Chúa, nhưng tôi không thể trao được.”

Đó là chỗ mà bạn đã trật. Phierơ không nói là hãy cố gắng trao những gánh nặng bạn cho Chúa. Ông nói rằng chúng ta phải làm điều đó. Ông không nói là chúng ta cố gắng đừng ưu phiền hay lo lắng gì. Ông nói rằng chúng ta chỉ đừng lo lắng ưu phiền về điều gì.

Đó là chỗ rắc rối. Dường như đối với tôi và nhiều người rất vui để biết rằng họ trao những gánh nặng cho Chúa và họ khỏi phải lo gì cả. Trong những thời điểm và thời buổi này, chúng ta cần biết điều này. Nó sẽ giúp đỡ chúng ta rất nhiều nếu chúng ta thực hành và trao mọi lo lắng mình cho Chúa.

Nó sẽ tạo ra những sự khác biệt khi bạn tin Kinh Thánh, bởi vì khi bạn tin lời của Chúa, bạn sẽ thực hành. Phần lớn những người trong Hội Thánh không tin Kinh Thánh, bởi vì họ tin, thì họ sẽ thực hiện.

Họ có thể sẽ ngừng chấp nhận trong tâm trí rằng lời của Chúa là thật. Họ chỉ chấp nhận trong tâm trí và nói rằng Kinh Thánh là đúng, nhưng họ không thật sự tin trong lòng. Chẳng hạn, nếu bạn thực sự bước đi trong ánh sáng của lời Chúa, thì bạn không phải lo lắng gì cả nếu bạn trở về nhà và thấy nhà của bạn bị thiêu rụi trong khi bạn đi khỏi! Bạn sẽ không lo lắng ưu phiền gì. Bạn sẽ nói, “Ngợi khen Chúa, chúng ta sẽ có căn nhà tốt hơn.”

Nhà tôi thường bực bội với tôi trong những ngày đầu của cuộc hôn nhân chúng tôi bởi vì tôi không lo lắng. Nhà tôi được sinh trưởng trong bối cảnh của Hội Thánh trực thuộc giáo phái, và lúc đầu nhà tôi không hiểu lối sống bởi đức tin này. Chúng tôi có hai đứa con, lần nọ nhà tôi nói với tôi, “Em nghi là nếu vợ con em chết ngay lập tức hôm nay thì anh cũng không lo lắng gì cả.”

Tôi nói, “Sau khi em chết rồi thì lúc đó nếu tôi lo thì tôi sẽ trở thành kẻ ngu. Làm vậy có ích lợi gì đâu?” Thật là ngu dại để lo sau khi điều đó xảy ra? Mặc dù vợ tôi không hiểu những điều tôi nói lúc đó, kể từ đó bà ta cũng học để sống khỏi phải lo lắng khi bà ta trao mọi gánh nặng cho Chúa.

Như tôi đã nói, lo lắng thì không thêm một khắc nào cho cuộc đời mình (Mathiơ 6:27). Lo lắng không làm thay đổi điều gì đó trở nên tốt đẹp hơn cả. Vậy đừng lo lắng gì cả! Đó là chỗ mà Đức Chúa Trời muốn bạn trở nên một Cơ Đốc Nhân. Ngài muốn bạn tự do, khỏi phải lo lắng và tin cậy Ngài.

Hãy nhớ, việc trao gánh nặng cho Chúa là một việc chúng ta làm một lần đủ cả. Vậy hãy trao gánh nặng cho Chúa một lần đủ cả. Bạn có thể làm điều đó. Thật là vô ích để nói rằng bạn không thể. Một số người trong bạn có thể nói trong trí rằng, bạn không thể làm điều này, nhưng bạn có thể làm. Chúa không bảo bạn làm một điều gì mà bạn không thể làm. Như bạn học thực hành đức tin, đời sống của bạn có thể tốt đẹp và phước hạnh nữa. Vậy mục đích trong đời sống bạn là thực hành lời Chúa và thực hành đức tin.

Nếu bạn chưa làm thì không có thời gian nào tốt hơn là bây giờ. Hãy phóng thích tất cả những ưu lo và hãy ngủ bình tịnh một cách bình an tối nay. Dù bạn lo lắng phiền muộn bận tâm đang đè nén bạn có thể trao hết cho Chúa ngay bây giờ.

Hãy nhắm mắt và hãy kêu lên từng điều lo âu của bạn và dâng nó cho Chúa. Nó có thể nặng mà bạn không thể mang nổi, nhưng nó không thể nặng mà Chúa không mang nổi. Khi bạn trao những lo lắng mình cho Chúa và giao cho Ngài, bạn sẽ thấy Chúa bắt đầu hành động một cách mạnh mẽ thay cho bạn để đem trả lời tất cả những nan đề và những bận tâm của bạn.

Hãy dự định trong lòng là thực hành Lời Chúa và thực hành đức tin.

 

(Nguồn: Cầu Nguyện Hiệu Quả, Kenneth E. Hagin)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan