Susannah đã yêu Charles qua gian khổ thế nào
Vào ngày 31 tháng 1 năm 1892, Charles Haddon Spurgeon (1834–1892) qua đời ở Menton, France, cùng vợ là Susie, ở bên cạnh giường. Sự ra đi của ông để lại một khoảng trống sâu lắng trong lòng của Susie trong nhiều năm.
Đang khi thi thể của Charles được chuyển về Luân Đôn trong một tuần để làm tang lễ, thì Susie ở tại điền trang Thomas Hanbury, đối diện biên giới Ý và cách Menton vài dặm, nỗi thương tiếc và đau khổ đã khiến bà chưa muốn về nhà ngay lập tức. Tại đó, những con sông xanh của Địa Trung Hải hôn lên ven bờ nước Ý, Susie ngẫm nghĩ về tương lai không có Charles bên mình nữa:
Khi cơn bão ập đến, cây cối mà chúng ta rất thích trở nên trơ trụi và không còn lá, khi Chúa lột trần chúng ta khỏi sự thoải mái mà tình thương của Ngài đã ban tặng — hoặc là sự đau khổ đi nữa — khi Chúa để chúng ta ở một mình trong thế giới, để than khóc vì mong ước được thỏa mãn tột cùng ở trong lòng — rồi ca ngợi Ngài, chúc tụng, ngợi khen và hát khen danh yêu dấu của Ngài, đây là công việc bởi duy ân điển miễn phí của Ngài. (Gươm và Bay, tháng 12 năm 1903, trang 606)
Nhiều thập kỷ trôi qua, Susie đã trở nên lo lắng về những thử thách của Charles cũng như gánh nặng về sức khỏe suy yếu của bà. Mặc dù sự trẻ trung còn hiện lên trên gương mặt của bà, nhưng các nếp nhăn để lộ ra trong cuộc sống đã có nhiều khó khăn. Chăm về phía biển từ cánh cổng của ngôi biệt thự Hanbury lộng lẫy cách nhà một ngàn dặm, Susie đã quyết định tiếp nối mục vụ rao giảng Phúc âm của Charles.
Nhưng làm thế nào đây?
Góa phụ chăm chỉ
Susie nhớ lại năm 1875. Quyển sách đầu tiên của Charles là Các bài giảng cho sinh viên của tôi sắp sửa xuất bản, Susie đã muốn từng mục sư ở Anh nhận được một quyển như vậy. Charles đã khuyến khích bà làm theo ước muốn tốt ấy. Thế là “Quỹ Sách của bà Spurgeon” được mở ra.
Bây giờ, đã mười bảy năm trôi qua, quan sát khắp bờ biển của nước Ý, Susie quyết định rằng Quỹ Sách sẽ là mục vụ ưu tiên hàng đầu của bà. Đây không phải là cam kết nhỏ nhoi, vì bà phải giám sát từng khía cạnh của Quỹ, cho đến khi bà qua đời vào năm 1903, Susie đã dâng hơn 200.000 quyển sách cho 25.000 mục sư — những món quà ấy đã khích lệ họ, thêm sức cho các Hội thánh, và truyền bá Phúc âm ra khắp vùng.
Khi Quỹ Sách là nỗ lực rất lớn của Susie, thì nó chỉ là một trong nhiều mục vụ của bà góa phụ. Vào giữa những năm 1890, bà đã giúp thành lập Hội thánh Báp-tít Beulah tại Bexhill-on-Sea. Bà cũng là tác giả vài quyển sách, thậm chí bà còn là người đồng biên soạn và đóng góp chính vào bốn quyển tiểu sử của C.H. Spurgeon. Tất cả đều ra từ cam kết của Susie muốn tôn vinh hiển Đức Chúa Trời, đem ích lợi đến cho nhiều người, và để truyền bá di sản của chồng bà. Bà đã thề nguyện sẽ không ngăn trở người truyền đạo ở trong chức vụ, dù bây giờ bà đã lớn tuổi, phiền muộn và cô đơn, bà vẫn giữ nguyên nhiệm vụ ấy.
Susie gặp Charles
Susannah (Susie) Thompson sinh ngày 15 tháng 1 năm 1832 ở Luân Đôn, là con gái duy nhất của Robert và Susannah Thompson. Một cô gái Luân Đôn với suy nghĩ thành thị, bà tới Paris vài lần khi còn trẻ để học tiếng Pháp. Gia đình bà đi nhóm tại nhà thờ New Park Street, đó là nơi James Smith quản nhiệm (1842–1850), chức vụ rao truyền Tin Lành của ông đã thôi thúc Susie muốn được cứu rỗi và làm báp-tem. Khao khát ấy xảy ra vào năm 1852, Susie đã tiếp nhận Chúa khi được 20 tuổi. Tuy nhiên, vì tính cách của bà và rất nhiều yếu tố văn hóa khác, nên bà đã giấu giếm đức tin của mình một khoảng thời gian.
Vào tháng 4 năm 1854, sau khi Charles trẻ tuổi đã đến làm mục sư ở nhà thờ New Park Street, ông biết được tranh chiến thuộc linh của Susie và đã tặng bà quyển sách mà ông rất thích là Thiên lộ Lịch trình của John Bunyan, để giúp bà tăng trưởng đức tin. Chính sự tò mò của Charles đã giải phóng tấm lòng ngại ngùng của Susie. Charles đã cố vấn cho bà hãy thực hành đức tin bằng cách chăm chỉ phục vụ, còn sứ điệp của ông in sâu trong lòng của bà. Đồng thời, tình yêu đã chớm nở giữa hai người, họ kết hôn vào tháng 8 năm 1854. Susie được làm báp-tem vào ngày 8 tháng 1 năm 1855. Hai con trai sinh đôi ra đời, nhưng không lâu sau khi sanh, thử thách đầu tiên cho cặp vợ chồng trẻ đã xảy ra.
Sự chịu khổ của Spurgeons
Charles và Susie đã đi tuần trăng mật ở Paris và hưởng thụ một trải nghiệm văn hóa, từ tranh ảnh nghệ thuật cho đến các thánh đường to lớn. Susie nói tiếng Pháp lưu loát, nhưng Charles thì không. Sau khi trở về Luân Đôn, họ đã chuyển về ở với nhau lần đầu tiên, một nơi gọi là “Đất Yêu” (Tiểu sử, 2:180). Mô tả của bà về mái ấm đầu tiên là rất phù hợp, vì Charles và Susie đã yêu thích hôn nhân của họ suốt 36 năm: một tình cảm lãng mạn và hạnh phúc. Nhưng hòa quyện vào khung cưỡi của họ cũng có những giai đoạn khổ sở, chia ly và buồn bã.
Thảm họa Nhà Hát
Charles vô cùng bận rộn trong năm đầu kết hôn: chăm sóc một hội chúng đang tăng trưởng, dẫn dắt các mục vụ kết nối với Hội thánh, trả lời hàng đống thư từ, và rao giảng khắp các đảo nhỏ của Anh quốc, đồng thời còn phải biên soạn và viết lách. Thảm họa tại Nhà hát Surrey Gardens vào ngày 19 tháng 10 năm 1856, munh họa đỉnh cao danh tiếng của Charles và độ sâu khốn khổ của ông. Charles chỉ mới 22 tuổi đã có tới mười ngàn người tập trung lắng nghe ông giảng, còn có hàng ngàn người ở ngoài đứng nghe nữa. Khi bắt đầu buổi nhóm, một trong những kẻ tinh quái hét lên “cháy” trong khi chẳng có đám cháy nào. Cảnh hỗn loạn đã xảy ra, khi vội vã chạy ra khỏi tòa nhà, bảy người bị đạp chết, ba mươi người bị thương nặng. Spurgeon thấy bàng hoàng, còn tương lai chức vụ của ông cũng trở nên mờ mịt.
Khi Susie nhận được tin ở nhà, bà đã quỳ gối cầu nguyện cho nhiều người khổ sở và người chồng đang ngã lòng của mình. Dầu Spurgeon đã phục hồi lại chức vụ vài tuần sau đó, nhưng ông lúc nào cũng thấy sợ trong lòng. Susie là một cái neo trong cơn phong ba khi họ cùng nhìn về Đấng Christ.
Thân thể khổ sở
Kẻ thù thuộc thể của Charles là bệnh gút (gout?). Sau đó, còn thêm bệnh thận và cả hai thứ bệnh này còn gặp những lúc bị trầm cảm trầm trọng của những ký ức từ thảm họa tại Nhà Hát.
Đối với Susie, vào giữa năm 1868, tín hữu Hội thánh của bà giảm dần, kể từ đó cho đến năm 1892, bà không thường xuyên đi nhóm vì bị ốm. Vào đầu năm 1869, bà được một thầy thuốc James Simpson chăm sóc, dù bà khoẻ hơn nhờ được phẫu thuật, nhưng bà vẫn khổ sở cho đến ngày cuối đời.
Những mâu thuẫn thần học
Một vài mâu thuẫn đã len lỏi trong suốt chức vụ của Charles, nhưng điều làm ông thấy phiền nhất là Mâu thuẫn Down-Grade vào năm 1887. Mấu chốt của mâu thuẫn này đó là Charles thấy có một khuynh hướng đánh giá thấp những tín lý căn bản của Thánh Kinh từ vài người thuộc Hiệp hội Báp-tít. Sự bất đồng đã khiến Charles từ chức khỏi Hiệp hội. Dù không trực tiếp tham gia vào mâu thuẫn, Susie đã bênh vực chân lý bằng cách gia tăng những nỗ lực cho Quỹ Sách, khuyến khích các mục sư đọc các sách tốt nói về tín lý. Bằng cách riêng, bà đã đẩy lùi trào lưu của chủ nghĩa thần học tự do cùng chồng. Susie tin rằng mâu thuẫn này, cùng với rất nhiều tình bạn bị đổ vỡ, đã dẫn đến cái chết của Spurgeon một cách nhanh chóng hơn.
Đức tin kiên định, khiêm nhường
Charles qua đời vào năm 1892, Susie thương tiếc nhưng không bị tê liệt. Suốt cuộc đời, Susie đã được những lời lẽ đầu tiên của Charles cảm động khi bà ở trong sự nghi ngờ. “Sự chủ động phục vụ cùng với sự ấm áp của nó, dường như lấy đi tất cả sự nghi ngờ, vì việc làm của chúng ta là bằng chứng cho sự kêu gọi và sự chọn lựa của chúng ta” (Những lá thư của Charles Haddon Spurgeon, trang 54). Những lời lẽ của Charles đã động viên Susie từ ngày xưa và cho đến hết cuộc đời của bà. Nhưng không chỉ vấn đề cá nhân được giải quyết đã giúp bà tiếp tục.
Để tuyên bố nguồn lực thực sự đằng sau nỗ lực của mình, Susie đã viết rằng: “Tôi chăm xem Chúa bằng sự khiêm nhường và kiên định, để tiếp nhận sự dũng cảm, sức lực để tấn tới phía trước trên con đường mà Ngài đã vạch sẵn cho tôi!” (Ân điển Miễn phí và Tình yêu Hy sinh, 101–2). Lời tuyên bố này không xảy ra cách đơn giản, hay là một cảm xúc dâng trào nào đó đâu. Đối với Susie, đọc Kinh Thánh từ năm này qua năm nọ và từ đầu đến cuối, cùng với sự cầu nguyện và thường xuyên đọc các bài viết dưỡng linh, đã trau dồi cho mình một đời sống sâu sắc và mật thiết với Đấng Christ.
Câu chuyện của Susie chứa đựng bằng chứng phong phú về đức tin của bà nơi Đấng Christ và sự phục vụ hy sinh vì vương quốc của Ngài. Con của bà là Charles đã viết về mẹ của mình rằng: bà đã “cống hiến vì Chúa” ngay cả khi “trí óc không còn minh mẫn, thân thể ngày một yếu đi” (Gươm và Bay, tháng 12 năm 1903, trang 607). Khi qua đời, đứa con trai khác của Susie là Thomas đã viết về cuộc đời của mẹ mình như muốn nhắn nhủ các thế hệ mai sau rằng:
Tôi nghĩ bà sẽ thúc ép chúng ta, còn hơn cả nghiêm túc và sự tử tế, đến với Lời, và nghĩa vụ của chúng ta là giấu Lời ấy vào lòng. Bà sẽ bảo chúng ta phải biết trân trọng và cầu xin những lời hứa đó. Bà sẽ bắt chúng ta giữ chặt lấy Thập tự giá và chung thủy với những điều tốt lành của thập tự. Bà sẽ nài xin kẻ chưa tin Chúa hãy đặt lòng tin vào công tác đã hoàn thành của Chúa Jêsus. (Gươm và Bay, tháng 12 năm 1903, trang 608)
Cháu chắt của Susie là Susie Spurgeon Cochrane viết rằng: “Khi thuận cảnh, bà ngợi khen Chúa, còn khi nghịch cảnh, bà quỳ gối trước mặt Ngài. Hết lần này đến lần khác, bà đến gặp Nước Hằng Sống và uống cạn. Sau đó, chỉ khi đó, bà mới có thể làm được tất cả mọi việc ở trong đời mình” (Susie: Cuộc đời và Di sản của Susannah Spurgeon, trang 256).
Đắng cay là ngọt ngào
Susie là vợ của một mục sư nổi tiếng nhất, tác giả của nhiều sách, một người yêu kẻ nghèo, một người giúp mở mang Hội thánh, một người mẹ hết lòng của các con và là bà của các cháu. Dù trong lúc đau khổ và tiếc thương, Susie đã quyết sống với Đấng Christ, là sự sống và niềm vui của nhiều người khác cũng như là sứ mạng cả đời của bà (Phi-líp 1:21–26).
Trên bia mộ của Susie nằm bên cạnh Charles được khắc lời một bài thánh ca — lời lẽ ấy nói lên sự tận hiến của bà cho Chúa Jêsus và hy vọng vào tương lai.
Vì tất thảy tôi được đều vì lợi tôi nay,
Đắng cay là ngọt ngào, thuốc than là đồ ăn.
Dẫu đau khổ hôm nay, héo úa sớm phai tàn,
Ôi! Khoái lạc dường bấy, bài thánh ca khải hoàn
(Nguồn: tienphong.org)