Người Sáng Lập CM&A – Albert Benjamin Simpson

Share

A.B Simpson và phu nhân

I.- THÂN-THẾ & SỰ-NGHIỆP:

A.B. Simpson (Albert Benjamin Simpson), cái tên được viết-tắt như thế, nhưng thật ra rất đầy đủ và mang nhiều ý-nghĩa. Ông con của một gia-đình thủ-công (nghề đóng thuyền) và buôn bán nhỏ. Một gia-đình Cơ-Đốc hiền-lương, biết tằn-tiện nhưng rộng lòng hiếu-khách. Thân-sinh của ông tên là James Simpson, một người đàn ông cần-kiệm liêm-chính, chất-phác, im-lặng nhưng hiếu-học, thường đọc các sách khó như giáo-lý Calvin chẳng hạn! Thân-mẫu của ông là bà Jane Clark Simpson, một phụ-nữ quý-phái, yêu-mến Chúa hết lòng và tuân-phục chồng mọi bề. Cả hai đều gốc người Anh nhưng sinh-sống tại Canada.

Ngày 15 tháng 12 năm 1843 cậu bé Simpson chào đời tại Bayview, đảo Prince Edward thuộc Ca-nada quanh năm giá-lạnh. Ông bà James thật mừng-rỡ khi nghe tiếng khóc chào đời là bé trai, mặc dầu bên cạnh ông bà có William Howard và Louisa. Nhưng nó là niềm an-ủi để thay-thế cho đứá con trai đầu lòng là James Albert đã mất lúc chập chững biết đi quanh nhà kêu ‘Má’ kêu ‘Ba’! Trong những lúc thương nhớ đứa con là kết-quả của mối tình đầu, bà đã cầu-nguyện với Chúa cho bà đứa con khác và nó sẽ được dâng lên cho Chúa, với đức tin trong tính thận-trọng cố-hữu của ngườii Tô-cách-Lan. Bà rào-đón với Chúa: ‘Nếu đẹp ý Ngài. . . nó sẽ là người hầu việc Ngài. Là người ra đi rao-giảng Lời Ngài!

Ông James Simpson quyết-định đặt tên con là Albert Simpson, thay thế tên cho người anh đã mất! Điều này hợp ý bà, vì bà đã dề-nghị, cũng để nói lòng yêu-mến và hy-vọng bấy lâu. Bà cũng nghĩ đế chuyện Gia-cốp và hy-vọng cậu bé nhỏ này sẽ như Bên-gia-min. . . . Thế là xong, tên cậu bé trọn-vẹn là ALBERT BENJAMIN SIMPSON.

Năm 1853 – A.B. Simpson tuy mới Mươi tuổi nhưng đã có một kinh-nghiệm giữa sự-sống và sự chết, đã phải tranh chiến với nội-tâm gữa tiếng gọi của Chúa hay ở lại thế-gian làm người bình-thường. Cuối cùng Cậu đã chọn con đường theo Chúa. Đây cũng chính là đièu mà bà Jane Clark Simpson mong muốn trong lòng. Bà hằng cầu-nguyện đìều đó cho con mình. Nhắc đến bà ở đây, ta không khỏi nhớ đến các bà mẹ thuơng con đã sử-dụng đức-tin nhỏ bé của mình hầu ‘lay-động cánh tay thương-xót’ của Chúa như bà An-ne mẹ của Sa-mu-ên, Ma-nô-a mẹ của Xê-bê-đê, Mô-ni-ca mẹ của Augustine, Suzanna Wesley mẹ của John Charles và John Wesley….. v.v.

Đánh dấu sự quyết-định quan-trọng để phục-vụ Chúa, A.B. Simpson đã lễ-phép và trang-trọng thưa với Ba trong một buổi họp gia-đình. Sau giây phút đắn-đo, James Simpson đứng lên bằng một giọng run run tỏ ý chấp-thuận, và ông với tay đặt trên đầu con: ‘Xin Chúa chúc-phước cho con, con trai của Ba.’

Năm 1857 – Mới 14 tuổi nhưng tinh-thần A.B. Simpson đã trưởng-thành trước tuổi. Để đạt mục-đích, Câu đã học toán, La-tinh, Hy-lạp với một giáo-sư tư.

Năm 1858 – Rời giáo sư tư, Cậu ghi-danh tại Chatham cách nhà khoảng 9 dậm. Dĩ-nhiên, mỗi ngày Cậu phải cuốc-bộ 18 dậm trong mọi điều-kiện của thời-tiết! Học càng cao, văn càng đầy thì không sao tránh khỏi điều thông thường là ‘lòng yêu-mến Chúa lúc ban-đầu’ có đôi phần giảm-sút.! Thêm vào đó, trong lòng Cậu giữa nhà thơ và nhà thờ đang giao-chiến dữ-dội, mà Cậu thì thích cả hai! Vật-lộn với sự tranh-chiến kéo dài đến kiệt sức. Nhưng tạ ơn Đức Chúa-Trời vì “Ngài đã gọi” thì “Ngài cũng đã sắn-sẵn” (Rô-ma.8:28-30). Người mà Chúa đã dùng để theo-dõi cách âm-thầm không ai khác hơn là ông James Simpson. Một ông Bố bề ngoài trông như khắc-khổ, nhưng ‘nguờì bề trong’ được Chúa vun-trồng cách tươi mới với tấm lòng đôn-hậu của người Tô-cách-Lan đầy tình thương và dịu-hiền. Ông đã đền với Cậu đúng lúc và kịp-thời. Ông quì xuống bên con dốc-đổ tấm lòng trước Chúa cho con trai yêu-dấu của mình! Điêu này được Chúa đẹp lòng, Ngài đã thuơng-xót cả hai bố con! Sau đó Cậu khỏe-mạnh tươi-vui tiếp-tục học-hành. Có một hôm, Chúa đã chỉ cho Cậu mở nhằm trang sách cũ mốc-meo của vị Mục-sư sở tại đã lâu với tựa-đề ‘Sự bí-mật của Tin-lành thánh-hóa’ (The Gospel Mystery of Sanctification) của Marshall. Hàng chữ nổi-bật như lửa sáng của trang sách ấy là: “Việc tốt-lành đầu-tiên mà bạn có thể làm được là tin Chúa Giêsu. Khi chưa thực-hịên đìều này thì mọi công-tác, mọi lời nguyện cũng như nước mắt và những quyết-tâm đều là vô-ích! Tin Chúa Giêsu là tin Ngài có thể cứu bạn đúng như Lời Ngài đã phán. Ngài tiếp-nhận bạn và Cứu bạn ngay bay giờ và tại đây, Ngài phán: “Ai đến cùng Ta, Ta không bỏ ra ngoài đâu!” – Thế là đủ cho Cậu.

Năm 1859 – Mười sáu tuổi, trước khi bước vào chức-vụ thì cậu dạy học để có tiền theo đại học, vừa dạy vừa học khác nào các vị-tiên tri trước khi thi-hành chức-vụ thì đã làm nghề chăn chiên. Trong những ngày dạy học và nghiên-cứu, đời sống thuộc-linh của A.B. Simpson lớn lên như cỏ mọc bên dòng nước. Năm 1860 – Mười bảy tuổi, trong ‘ơn kêu gọi’ Anh đã thảo ra một bản giao-ước giữ Chúa và mình. Sau khi đã dành trọn ngày ‘kiêng ăn và cầu-nguyện’ rồi ký tên và niêm-phong giao-ước lại. Năm 1861 – Mười tám tuổi, vào mùa thu, được giới-thiệu và đến trình-diện hội-đồng mục-sư uy-quyền, đáng sợ, tại London của Ontario! Dưới sự bảo-lãnh của mục-sư William Walker khả-kính và nhờ tiếng tốt của cha mình là ông James Simpson. Lúc này J. Simpson đang là trưởng-lão của hội-thánh. Chính cậu A.B. Simpson cũng nhận-thức đuợc rằng: ‘đuợc kêu gọi vào chức-vụ’, tin này đồn ra nhanh chóng trong vùng Chatham tới cả quận Kent, Ontario nhưng còn phải đuợc những vị tiên-tri lớn tuổi trong hội-đồng mục-sư chấp-thuận truớc khi mình có tiếng nói trên tòa-giảng của hội-thánh Truởngn-lão…! Cũng năm này, Anh bắt đầu ghi danh học tại học đường Knox. Bài giảng đầu tiên trong dịp lễ giáng-sinh tại nhà thờ Tilbury gần nhà được thành-công rực-rỡ, khiến nhiều nguời ngạc-nhiên vì có thành-kiến là chỉ có các vị lớn tuổi thì mới đuợc lên tòa-giảng…!

Năm 1865 – Hai muơi hai tuổi, tốt-nghiệp đai-học Knox. Tháng 7 năm này đuợc hội-đồng mục-sư gọi ra thẩm-vấn để chuẩn-bị phong-chức mục-sư. Tốt-nghiệp đại học chưa đủ mà còn phải khảo-sát về những kinh-nghiệm thuộc-linh nữa. Phải viết một bài với nhiều luận-đề khác nhau, phải đọc trước hội-đồng một bài đọc, viết môn luận-đề bằng tiếng La-tin….. Tất cả A.B. Simpson đều trải qua cách tốt đẹp và cuối cùng hội-đồng mục-vụ đồng-ý phong chức mục-sư trong tuổi 22 này. Chúa đã trồng nên Ngài sử-dụng ngay, ấy là hội-thánh Knox Hamilton vốn là một hội-thánh có tiếng vào hạng khá của Canada. Vì một lý-do nào đó, toà-giảng này trống, thay vì mời các mục-sư giỏi nhất của giáo-hội Trưởng-Lão đến, thì họ đã mời mục-sư A.B. Simpson.

Ngày 11 tháng 9 năm 1865 giảng lần đâu tiên trong chức-vụ mục-sư tại nhà thờ Knox Hamilton. Mới rời nông-trại đượpc bốn năm, ra trường được 3 tháng, giờ đây đã quản-nhiệm nhà thờ lơn của thành-phố, được tấn-phong mục-sư và cưới vợ lập gia-đình.

Vợ của ông là cô Margaret Henry, con gái của vị chấp-sự có uy-tín trong hội-thánh của tiến-sĩ Jenning tại Toronto. Cô thật là người vợ tốt, biết quên mình để lo cho 6 đứa con. Cô có lòng sốt-sắng, chứng tỏ cô là sự nâng-đỡ đích-thực cho chồng trong chức-vụ. Suốt 8 năm hầu việc Chúa tại hội-thánh Knox, ông đã thành-công cách xuất-sắc. Đã dẫn đưa vào hội-thánh 750 thuộc-viên mới, trả xong năm ngàn ($5,000) đồng tiền-nợi của hội-thánh về tài-sản, thành-lập hội Phụ-nữ tương-tế, là tiền bối của đoàn cầu-nguyện liên-hiệp.

Năm 1873 – Vào tháng 12 ông xin nghỉ chức quản-nhiệm nhà thờ Knox Hamilton. Năm 1874 – Vào tháng Giêng, Ong khơi sự hầu việc Chúa tại hội-thánh Chestnut Street ở Louisville, Kentucky. Thời-điểm này nội-chiến Bắc-Nam mới tạm yên nhưng trong hội-thánh các con-cái của Chúa chưa quên được những ngày hãi-hùng và mặc cảm! Chính nơi đây Chúa đã dùng mục-sư A.B. Simpson trong chức-vụ hoà-giải giữa các tôi-tớ và các con-cái của Ngài. Ong mời tất cả các mục-sư trong vùng và thành-phố Louisville đến để tổ-chức các buổi giảng ngoài trời trong chương trình phục hưng hội thánh. Đều đưa đến thành-công cho ông. Ông đã khéo-léo không để các vị trổ tài tranh-luận mà đề-nghị mọi người đồng quì-gối xuống ‘tìm cầu mặt Chúa’ – Đang khi họ cầu-nguyện thì lửa thuộc-linh làm tan chảy lòng mọi người! Mọi người được phấn-hưng và chiến-dịch rao-giảng TIN-LÀNH CỨU-RỖI ngoài trời được hình-thành. Chiến-dịch đã từ ngoài trời đi vào các thư viện công cộng, rạp hát bỏ trống và hàng trăm người đã trở lại với Chúa! Trong cuộc phục-hưng này, người được thay đổi nhiều nhất chính là ông mục-sư A.B. Simpson của chúng ta! Ong đã cảm-thức được mùi vị thơm tho, một sự Sống mới đầy quyền-năng qua người bạn là cựu thiếu-tá Whittle cùng tham-dự chiến-dịch với những thành quả. Nhận ra sự khuyết-điểm, sự cao-ngạo với những thành-quả của mình, ông đã quyết-định dóng đinh các điều đó vơi bản ngã mình vào khổ-giá trong Danh Cứu Chúa và khao khát sự đầy dẫy Đức Thánh Linh. Điều gì đã đối cháy lòng ông? Chỉ có Chúa và A.B. Simpson biết! Cũng từ đây những khải-tượng Chúa tỏ cho ông cứ lớn lên.

Việc rao-giảng Tin-lành trong thính-đường, thư-viện cũng như tại rạp hát là một táo bạo chưa từng có trong giáo-hội Trưởng-lão, nhưng ông đã làm một việc thu-hút nhiều người, từ tôi tớ của Chúa cho đến mọi tín hữu. Đây cũng là cái gai cho nhiều nhà bảo thủ. 

Năm 1879: Đây là năm quan-trọng trong đời sống phục-vụ, đó là tiếng gọi của Chúa cho công việc truyền-giáo thế-giới. Hội-thánh Chestnut Street đã thật sự lớn lên và vững vàng với tổ-chức ngoài trời. Nay con đưừng Chúa mở ra cho tôi tớ của Ngài ấy là có lời mời từ New-York (Mỷ). Đó là hội-thánh Therteenth Street với sự mời chính-thức của các chức-viên trong Hội-thánh. Ông đắn đo, và rồi đã cháp-nhận, khởi sự từ tháng 11 năm 1879. Đây là ý muốn của Chúa nên Ngài đã tạo cho ông mọi thuận tiện để ông hoàn-thành khải-tượng.

Từ khi Mục-sư A.B. Símpson đến, Hội-thánh tăng-trưởng và thêm người, nhưng ngặt một nỗi là số người tăng lên này không cùng giai-cấp với các thuộc-viên cũ, vì họ từ đường-phố đi vào chứ không phải từ các gia-đình dòng tộc quý-phái..! Có một lần kia, trong lúc họp, Mục-sư đưa ra yêu-cầu Hội-thánh tiếp-nhận khoảng 100 tân-tín-hữu từ khu tỵ-nạn người Ý mà ông đã truyền-giảng ngoài đường-phố cho họ. Các chấp-sự đã ôn hoà giảng giải: ‘Họ rất vui thấy các người ý này tin Chúa, thế nhưng có thể nào ông Mục-sư kiếm cho một chỗ nào đó để họ sinh họat thuộc-linh với nhau cùng một giai cấp, có như thế mọi người mới thỏa-mái hơn…’ điều này xẩy ra cho ông thấy khó mà hoàn-thành khải-tượng của Chúa đã kêu gọi ông. Nếu ông muốn thể-hiện giấc mơ Chúa cho đó thì phải ở trong môi trường khác chứ không thể ở trong Hội thánh Thirteenth này!

Năm 1881: Vào mùa hè, mục-sư A.B. Simpson được chữa lành thuộc-thể. Nói về ‘sự chữa lành bệnh thuộc-thể đến từ Chúa’ chứ không bởi thuốc, tức giáo-lý ‘bởi đức-tin được chữa lành từ Thiên-thượng’ do ông cổ-xúy. Phải kể đến bạn của ông là bác-sĩ y-khoa Charles Cullis, từng làm giám-đốc bệnh-viện lao của thành-phố Boston. Ông đã kinh-nghiệm sự thương-xót của Đức Chúa-Trời, vì Ngài là Đấng chữa bệnh (Xuất.15:26b) cho kẻ VÂNG LỜI NGÀI nên đã bỏ nghề bác-sĩ trở nên người rao giảng Tin-Lành Cứu Rỗi cả thuộc-linh lẫn thuôc-thể. Sau đó cũng chính mục-sư A.B Simpson cũng đã kinh-nghiệm, đã được chữa-lành từ Thiên Thượng. Hai người đã trở nên bạn thân cùng rao-giảng về giáo-lý “Chúa chữa bệnh” sau giáo-lý ‘được tẩy-sạch bởi Huyết của Chúa Giêsu’. Mặc cho có sự chống-đối dữ-dội từ nơi bạn đồng lao, cả trên báo chí nữa! Dầu vậy ông vẫn im-lặng cầu-nguyện và lo công việc mình. Nói như thế không có nghĩa ông quên đi lẽ-thật Chúa truyền hoặc lấn-ép nó, nhưng ông đã viết ra theo lối ‘biện giải’ trong quan-điểm thần-học, không đi đến ‘bút chiến’.

Mối liên-hệ của ông với giáo-hội Trưởng-lão vẫn ấm-áp tốt đẹp, nhưng vì 2 quan-điểm khiến ông phải từ chức quản-nhiệm và rời bỏ hoàn-toàn mọi công-tác mục-vụ với giáo-hội Trưởng-Lão!

1)- Kinh-nghiệm siêu-nhiên tức sự chữa-lành từ Đức Chúa-Trời, không dùng thuốc.

2)- Ứng-dụng Báp-têm dầm mình dưới nước, nhất nhất y như Kinh-thánh dạy. Đi đôi với tư-duy, ông đã tái Báp-têm trong nghi-thức ‘dầm mình’ trong nước ngay sau khi được chữa lành bệnh một cách lạ-lùng!  Ông quan-tâm đến sự hướng-dẫn của Chúa Thánh-Linh và lời cầu-nguyện của đức-tin hơn khuôn rập cứng ngắc theo giáo-lý dù là giáo-lý của chính ông. Mục-sư AB. Simpson quyết-định rời nhà thờ, một mình bước vào công việc rao-giảng Tin-Lành cho dân chúng của thành-phố New-York. Việc này bị mọi người xem là một sự điên-dại hiếm có! Các chấp-sự trong hội-thánh đã đến tư-thất chia buồn với bà Simpson, họ coi đó như đến dự đám tang của ông! Nhưng Chúa có mở cho ông một cánh cửa ấy là báo-chí. Không hiểu tại sao báo-chí lại thích ông!  Đăng tải bài giảng và quảng cáo mỗi buổi nhóm chiều Chúa nhật tại thính đường rẻ tiền Caledonian ở đường Eighth Avenue. Còn các buổi nhóm trong tuần thì tại tư gia bà Simpson. Sau buổi nhóm đầu tiên chỉ có 7 người đáp-ứng ở lại quì xuống cầu-nguyện trao-phó mọi điều cho sức mạnh của Chúa Thánh-Linh với khẩu-hiệu trong “Xa-cha-ri 4:6”

Năm 1882: Khoảng giữa năm, mục-sư AB Simpson thành-lập các nhóm:

– Rao-giảng ngoài phố.

– Mang Sứ-điệp vào bệnh viện, nhà tù.

-Đi tìm và cứu các phụ nữ trong các ‘ổ-chuột’. . .

-Cho xuất-bản nguyệt-san (The Gospel in All Lands) với những hình-ảnh truyền-giáo rất sống động!

Năm 1883: Ông xuất bản cũng nguyệt-san đó nhưng với tên khác (The Word, Word and World). Tờ báo có tầm cỡ quốc-tế, vì người chủ-bút xem thế-giới như giáo-phận của mình với sự hiệp-thông liên giáo phái.

– Ông công-bố giáo-lý phục-hồi ân-tứ, nội-dung với hình-thức ‘biện-giáo’ dựa vào Tin-lành “Mác 16:9-20”

-Khởi-xướng hình-thức nhóm họp và thờ-phượng theo cách mới mà ông gọi là ‘Hội đồng bồi linh’.

– Ông lập Trường Kinh Thánh để đào-tạo giáo-sĩ. Sau những ngày lang thang cuối cùng được định-cư tại Nyack thuộc New York.

Năm 1885: Ông tham-dự hôi-đồng ‘Đời sống sâu nhiệm’ ở Bethshan, London về đã khiến ông suy-tư nhiều về khải-tượng mà Chúa đã đặt để trong lòng ông. Ông lại chuẩn-bị và viết điều-lệ đơn-giản nhất cho một hiệp hội. 

Năm 1887: Tức sau 2 năm đi dự hội-đồng về, ông đã soạn-thảo xong điều lệ, áp-dụng thành-lập ‘Hội Liên-hiệp Cơ-Đốc’. Năm này đánh dấu cho bước tiến của ‘Hội Liên-hiệp Truyền-giáo Tin-lành.’ Sức thu-hút lớn nhất trong các buổi nhóm hội-đồng là sự giảng dạy về SỰ CHỮA BỆNH TỪ THIÊN-THƯỢNG, kế đó là những giờ cầu nguyện cho người bệnh. Một thành công nữa ấy là sự tế-nhị ông không dành vinh-dự cho mình mà biết dành cho người khác bằng cách đi mời các giáo sĩ khắp nơi về giảng-dạy. Trong những năm này, số người nổi lên chống đối nhiều hơn là ủng-hộ ông! Họ đăng báo và vẽ hình hí-họa bôi nhọ ông và nhạo báng chủ-đề ‘Hội-đồng chữa bệnh bằng đức-tin’! Báo-chí cũng chia làm 2 phe, phe này lên án ông rất gắt-gao thì phe kia lại bênh-vực ông cách ráo-riết. Một điều dạy dỗ nữa là số đông tín đồ kém thân-thiện đối với ông là sự dạy về ‘Sự đầy trọn’ hay ‘ĐỜI SỐNG SÂU NHIỆM HƠN’ tức là “Phép Báp-têm bằng Đức Thánh-Linh” và “Sự chữa bệnh từ Thiên Thượng”.  Điều này đã làm ông phải thay đổi cách diễn-đạt và một vài phương-thức.

Năm 1888: Các buổi nhóm vẫn tiếp-tục với sự đổi mới, số người mới tăng lên với thời-gian 8 năm (1881-1888). Số người đặc biệt này cùng với ông tiếp tục dọn từ nơi này đến nơi khác, chẳng khác nào dân Ysơraên trong sa-mạc cho dến khi có cơ-sở lâu dài tại Eighth Avenue. Tòa nhà được cung-hiến vào tháng 5 năm 1889 với cái tên là ‘ĐỀN TẠM PHÚC-ÂM’ (Gospel Tabernacle). Trước đây 8 năm, mục-sư AB. Simpson bắt đầu công việc, ông không có ý-định thành-lập một hội-thánh khác.

Năm 1893: Ông thực-hiện một chuyến đi xa, đi ‘vòng quanh thế giới’ với mục-đích: Đi thăm các vùng truyền-giáo thuộc hội Liên Hiệp Phúc Âm (CMA), ông có đến xứ Thánh, Ấn-độ, Trung-Hoa và Nhật-Bản.

Năm 1897: Hội Liên Hiệp Cơ-Đốc (Christian Alliance) và Hội Liên-hiệp Truyền Giáo (Evangelical Missionary Alliance) thống nhất làm một với chung một cái tên là “CHRISTIAN AND MISSIONARY ALLIANCE” (CMA).

Năm 1905: Quyển Thánh Ca ra đời: ‘Thánh ca của đời sống Tín-đồ’ do mục-sư AB.S impson và Burke, Stebbins… Trong đó có 150 bài của AB.Simpson.

Năm 1906: Mục-sư A.B Simpson gửi một khuyến-cáo cho Hội đồng Liên-hiệp về sự biểu-dương quyền-năng ân-tứ Thánh-Linh qua phong-trào ‘TIẾNG-LẠ’. Ông cổ-võ về Báp-têm bằng Đức-Thánh-Linh nhưng không đồng quan-điểm về tiếng-lạ như nhóm anh-em ở Azusa Los-Angeles. Do đó mà một số tôi-con Chúa sát-nhập vào giáo-đường Azusa do mục-sư William J. Seymour.

Năm 1907: Mục-sư Tiến-sĩ A.B Simpson trở về Old Orchard, tiểu bang Maine là nơi ông đã được chữa-lành bệnh thuộc-thể vào tháng 8 năm 1881 để tìm-kiếm ý muốn của Đức Chúa-Trời về ân-tứ tiếng-lạ. Ông kể lại rằng: ‘Chúa đã đền gặp tôi với sự chiếu sáng rõ rệt khi tôi đang sấp mình xuống trước mặt Ngài. Kế đó, vinh-quang của Chúa mờ dần, tôi kêu lên xin Chúa ở lại, Chúa bảo tôi hãy tin và tiếp-nhận vơi đức tin đơn sơ như tôi đã tiếp-nhận sự chữa bệnh 26 năm trước. Tôi làm đúng như lời Chúa dạy và tôi được Chúa ban cho những năng-lực để tin và tiếp-nhận tất cả, trong khi tôi nghỉ-ngơi trong Chúa’(*)

Nhiều người quen biết và chuyên viết các tiểu-sử đã viết về ông rằng: ‘Ông luôn kiêng-ăn cầu-nguyện để tìm-kiếm một lễ báp-tem sâu-nhiệm và đầy-dẫy hơn, với tất cả những sự bầy-tỏ của Đức Thánh-Linh’. Tuy-nhiên, A.B Simpson không hề nhận được ân-tứ tiếng-lạ. Do đó ông nhận-định rằng: ‘Ân-tứ tiếng-la chỉ là một biểu-hiệu của sự đầy-dẫy Thánh-Linh, ân-tứ này không phải là thiết-yếu và không phải là bằng chứng duy-nhất của kinh nghiệm đầy dẫy Thánh-Linh’(*).

Dầu không chấp-nhận giáo-lý Ngũ Tuần cho rằng tiếng-lạ là bằng-chứng duy-nhất của Báp-tem bằng Đức Thánh-Linh, nhưng ông đã thường mời bà Carrie Judd Montgomerry đến hội-thánh của ông để chia sẻ những kinh-nghiệm Ngũ Tuần mỗi khi bà này có dịp thăm viếng Nyack.

Năm 1910: Vào thàng Tư năm này, lần đầu tiên Tiến-sĩ A.B Simpson công-bố lập-trường của Hội Phúc-âm Liên Hiệp như sau : ‘Chúng tôi hoàn-toàn công-nhận tất cả các ân tứ của Thánh-Linh, kể cả ân-tứ nói các thứ tiếng-lạ, là ân-tứ Chúa ban cho Hội-thánh thuộc các thời-đại. Trong đó có nhiều người khôn-ngoan và đáng kính-trọng trong hội chúng tôi, cả người phục-vụ ở hải-ngoại cũng như quôc nội, đã tiếp-nhận được kinh nghiệm này. Tuy-nhiên, chúng tôi không đồng-ý với lời dạy cho rằng ân-tứ đặc biệt này được dành cho tất cả mọi người và là bằng chứng độc-nhất của Báp-tem bằng Thánh Linh. Chúng tôi không tiếp-nhận hay sử-dụng trong các hoạt-động và các đoàn-thể của chúng tôi. Người nào đẩy mạnh ý-kiến này là ý kiến cực-đoan và không đúng Kinh-thánh này” (*).

Sự bất-đồng ý kiến trên đã khiến một số chi hội khá lớn và một số mục-sư lỗi lạc đã rút ra khỏi hội Phước-âm Liên-hiệp để đóng góp vào hội Ngũ Tuần Assemblies of God.. Người thân-cận với ông như tiến-sĩ Kenneth MacKenzie cũng bỏ đi và có ghi lại rằng: ‘Tôi không thể nào bỏ qua mà không ghi lại nỗi khổ-đau của tiến-sĩ Simpson đã trải qua khi ông thấy những người bạn cùng những cộng-tác-viên được ông tin cậy và quý-trọng đã không tiếp tục cộng-tác với ông nữa vì ông không hoàn-toàn chấp-nhận lý tưởng của họ..!(*)

Sau đó, Ông viếng thăm Nam-Mỹ, khi trở về đến Panama, ông bị bệnh sốt-rét trầm-trọng. (* mấy câu này được trích trong sách ‘All For Jesus’ của Robert L. Niklaus, John S. Sawin và Samuel J.Stoesz, do Christian Publiction ở Camp Hill xuất bản 1986)

Năm 1911:  Ông 68 tuổi, tuy không đến được Việt-Nam, nhưng Hiệp Hội của ông đã đến và đã truyền giảng. Vì chiến-tranh đệ-nhất thế-giới (1914-1918) các giáo-sĩ phải triệt thoái về Nước, mãi đến 1918 các giáo sĩ mới trở lại. Hội thánh Tin-Lành được hình-thành nhưng với danh-hiệu là ‘Hội thánh truyền-giáo Đông-Dương’ bao gồm Lào, Cambodia và Việt-Nam. . .. [Xin đọc tiếp phần “Lịch-sử Hội-thánh Tin-Lành Việt-Nam…]

Năm 1919: Mục-sư AB. Simpson ‘NGỦ YÊN TRONG CƯU-CHÚA GIÊSU. Ngày 28 tháng 10. Ông đã để lại cho chúng ta tấm-gương: Hiền hòa, sốt sắng theo tiếng gọi của Chúa, không cứng-ngắc theo giáo-lý mà mềm-mại trong ơn Thánh-Linh. Vì những ngươi nghèo-khổ, mang Chân-lý Cứu-rỗi vào nơi oán-thù…!

II.- VỀ GIA-SẢN CƠ-ĐỐC 

Mục-sư AB. Simpson đã góp vào gia-sản Cơ Đốc hơn 70 cuốn sách về đủ mọi đề tài. Ông viết hàng ngàn bài giảng, đã được đăng-tải trên các báo chí, cũng như các tuần san, nguyệt san thời ấy. Ông cũng viết được 150 bản thánh ca để thờ phượng cũng như cho truyền giảng.

 

(Nguồn: http://the-he-moi.blogspot.com/2011/07/albert-benjamin-simpson.html)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan