Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 3): Sinh học phân tử phủ định giả thuyết tiến hóa (P.3)

Share

Tiếp theo: Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 3): Sinh học phân tử phủ định giả thuyết tiến hóa (P.2)

Trong các chương trước, thông qua liệt kê các sự kiện khoa học thực tế, chúng tôi đã chứng minh một cách logic rằng giả thuyết tiến hóa của Darwin là không thể đứng vững. Các nguyên nhân chủ yếu là:

  1. Lấy cục bộ để khái quát toàn bộ;
  2. Lẫn lộn về khái niệm;
  3. Nghiệm chứng thất bại;
  4. Vi phạm quy luật tự nhiên;
  5. Con người không phải từ khỉ tiến hóa thành;
  6. Không phải là “tiến hóa từ từ” mà là “bùng nổ đột ngột”;
  7. Không phải là “chọn lọc tự nhiên” mà là “thiết kế có chủ ý”;
  8. Nhìn thì giống như “thoái hóa cấu trúc,” thực ra đều là “có tác dụng lớn”;
  9. Không phải là “cạnh tranh tàn khốc” mà là “cộng sinh cùng có lợi”;
  10. Không phải “sự thật khoa học” mà là “lừa dối, giả mạo”;
  11. Sự phức tạp và hiệu quả của sinh mệnh trực tiếp phủ định “tiến hóa”;
  12. Gene hoàn toàn ngược với “tiến hóa”;
  13. “Cây tiến hóa hệ thống” là cây giả tưởng không có căn cứ.

   “Thuyết tiến hóa” là một giả thuyết không có cơ sở, nhưng lại được rất nhiều người ủng hộ. Nó không ngừng lấp đầy hệ thống lý luận của mình bằng các nội dung mới. Ngay cả những khám phá khoa học sau này đi ngược lại với “thuyết tiến hóa”, cũng đều bị đưa vào “cái khung lớn” của “thuyết tiến hóa”, khiến mọi người không còn cơ hội nào để phản đối “thuyết tiến hóa” nữa.

   Trong “Chương 3 (Phần 2)” của loạt bài viết này, chúng tôi đã liệt kê một số lượng lớn ví dụ về các nghiên cứu di truyền phủ nhận tiến hóa của các loài.

   Trong “Chương 3 (Phần 3)” này, chúng tôi sẽ tiếp tục liệt kê một công cụ được sử dụng trong hệ thống “tiến hóa”: “Cây tiến hóa hệ thống.”

   Người Á Đông thường biết về gia phả hoặc phả hệ. Nếu quý vị muốn truy tra nguồn gốc và những thay đổi của gia tộc mình, quý vị có thể xây dựng một cây gia phả để kết nối tổ tiên và các thế hệ sau với nhau.

   Trong lĩnh vực sinh học, chịu ảnh hưởng của quan niệm sai lầm do Darwin đề ra về “tiến hóa loài,” người ta đã phát minh ra “cây tiến hóa hệ thống.” Tương tự như khái niệm về “cây phát sinh gene,” đây là một giả thuyết về mối liên hệ tiến hóa giữa các loài khác nhau, tương tự như mối quan hệ họ hàng giữa các thành viên trong gia phả của con người.

   Trong “cây tiến hóa” này, mỗi loài giống như một thành viên trong gia tộc, còn các đường phân nhánh và đường nối thì biểu thị sự phân kỳ tiến hóa và tổ tiên chung. Quý vị có thể truy tra tổ tiên của một loài, mối quan hệ của nó với các loài khác và hậu duệ của nó, giống như quý vị tìm thông tin về tổ tiên và anh chị em của mình trong phả hệ vậy.

   Con người đúng là có quan hệ họ hàng và nguồn gốc gia tộc, nhưng “cây tiến hóa” chỉ là cây giả tưởng không có cơ sở. Các “nút” trên cây là giả tưởng, mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật khác nhau cũng là giả tưởng. Cái gọi là “đại thụ” này là một cây giả tưởng hoàn toàn không tồn tại. Khi các khoa học gia nghiên cứu “cây tiến hóa” này đã phải đối mặt với khó khăn trùng trùng: Rốt cuộc phải chọn gene nào? Cùng một dữ liệu, dùng các phương pháp khác nhau để phân loại sẽ sinh ra các mối quan hệ vai vế rất khác nhau. Vừa rồi còn là ông nội, giờ lại bị xác định là cháu trai, vai vế hỗn loạn.

   Lý do cơ bản là “tiến hóa loài” của Darwin là một mô hình sai lầm. Sử dụng ý tưởng sai lầm của Darwin về “tiến hóa loài” để cố gắng tìm hiểu nguồn gốc của sinh mệnh và giải thích dữ liệu lớn về gene, thì cũng giống như người mù sờ voi, không bao giờ có thể nhìn rõ.

   Chúng ta đều biết đồ chơi xếp hình Lego, nó có hàng trăm bộ phận giống nhau, có thể ghép thành nhiều hình thù khác nhau theo ý tưởng thiết kế của người lắp ráp. Mỗi lần lắp ráp, có thể sẽ thu được các sản phẩm rất khác nhau, ví dụ như phi cơ hay lâu đài, v.v. Vậy những chiếc phi cơ và lâu đài này có nhất định có chung một tổ tiên hay không? Giữa các sản phẩm lắp ráp khác nhau có nhất định có mối quan hệ họ hàng hay không? Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về những vấn đề này ở nhiều cấp độ.

  1. Lỗ hổng trí mạng của “cây tiến hóa hệ thống”

   Giả thuyết “Cây tiến hóa” của Darwin đã cố gắng vẽ nên một bức tranh về sự tiến hóa của sinh mệnh từ những sinh vật đơn bào đơn giản nhất cho đến con người. Trong các chương trước, chúng tôi đã sử dụng các bằng chứng nghiên cứu khoa học chi tiết, từ các cấp độ và góc độ nghiên cứu sinh học khác nhau, để chứng minh một “định luật sắt” rằng: một loài không thể biến thành loài khác. Nói cách khác, “cây tiến hóa” giả tưởng của Darwin về cơ bản là một cái cây không có bất kỳ cơ sở khoa học nào. Nó không thể đứng vững.

   “Cây phát sinh hệ thống” hay “Cây hệ thống” (phylogenetic tree), vốn được thiết kế để thể hiện tính đa dạng của các sinh vật quan sát được trên Trái Đất. Nó là một công cụ cơ bản để phân loại sinh vật và có thể được sử dụng để phân tích sự tương đồng giữa các loài sinh vật khác nhau. [230]

   Thật không may, kể từ thời đại Darwin, công cụ phân tích vốn không liên quan đến “thuyết tiến hóa” này cũng đã bị thu nạp vào hệ thống giả thuyết tiến hóa. Nó đã trở thành một công cụ mạnh mẽ được dùng để chế tạo “cây tiến hóa” giả tưởng của Darwin. Nó đã bị cho thêm nội hàm “tiến hóa” và thường bị gọi nhầm là “cây tiến hóa hệ thống.”

   Rất nhiều người đã bị mê hoặc trước “cây tiến hóa hệ thống” có vẻ sum suê và lầm tưởng rằng sinh học phân tử hiện đại đã thành công tìm ra rất nhiều bằng chứng cho giả thuyết tiến hóa. Tuy nhiên, như mọi người đã biết, thân của “cây tiến hóa hệ thống” cũng giống như giả thuyết “nguồn gốc các loài” vậy, là một suy đoán chủ quan. Nó là một cái cây giả tưởng và không có bất kỳ cơ sở nào. 

4.1 Nguồn gốc và biến thể

   Vào năm 1753, cha đẻ của lĩnh vực phân loại sinh học Carl von Linné (1707-1778) đã xuất bản cuốn “Species Plantarum,” mở ra chương đầu cho việc phân loại sinh học với tên chi và loài bằng tiếng Latinh. Ông Carl von Linné đã chia mối quan hệ giữa thực vật và môi trường sinh trưởng của chúng thành sáu loại. Đồng thời dựa theo cấu tạo của động vật, ông chia chúng thành động vật có vú, chim, lưỡng cư, cá, côn trùng và giun. Đây là phương pháp phân loại cổ điển sớm nhất. Các sinh vật được đặt tên dựa trên hình thái, cấu trúc sinh lý và tập quán sinh sống của chúng. Các thế hệ sau đã cải tiến phương pháp phân loại sinh học của ông Carl von Linné. Họ phân loại các sinh vật sống theo giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi và loài. Bản thân cách phân loại này không có gì sai, bởi các loại sinh vật vốn dĩ rất đa dạng, chúng cùng chung sống trên Trái Đất. Đây chính là tính đa dạng sinh học của các loài.

   Từ “Phylogeny” có nguồn gốc từ “Phylogenie” trong tiếng Đức, có nghĩa là phát sinh hệ thống. Các nghiên cứu ban đầu về phát sinh hệ thống chủ yếu là kiến lập dựa trên các đặc điểm hình thái. Tuy nhiên vào năm 1866, nhà sinh vật học người Đức Ernst Haeckel (1834-1919, một người ủng hộ “thuyết tiến hóa” của Darwin) đã chế ra một “bản đồ tiến hóa phôi thai” hoàn toàn không tồn tại. Cùng năm đó, ông ấy còn vẽ ra “cây tiến hóa hệ thống nhân loại,” định nghĩa sai tổ tiên chung cho các loại sinh vật trên Trái Đất, sau đó lại thể hiện chúng trên một cái cây theo trí tưởng tượng. Nó giống như một cái cây lớn, bắt đầu từ một thân chính và không ngừng phân nhánh, từng bước mọc ra cành và lá. [231] Cứ như vậy, khái niệm “phát sinh hệ thống” đã bị áp đặt vào nội dung của “tiến hóa.” Nó bị lợi dụng để hình dung “cây sự sống” trong giả thuyết “tiến hóa loài.” Cuối cùng, nó đã trở thành một “cây tiến hóa hệ thống” để củng cố cho giả thuyết sai lầm của Darwin.

   Có một câu ngạn ngữ tiếng Anh rằng, “A picture is worth a thousand words” (Một bức tranh đáng giá một ngàn từ). Những bức tranh đẹp thực sự có thể đóng một vai trò tích cực rất lớn khi được sử dụng để truyền đạt chân lý và hướng con người tới cái thiện. Tuy nhiên, nếu một bức tranh, một công cụ trực quan mạnh mẽ, được sử dụng để truyền đạt thông tin hư cấu và về cơ bản là sai lầm, thì bức tranh đó cũng tệ như hàng ngàn lời dối trá.

   Vào năm 1966, nhà sinh vật học người Đức Willi Hennig (1913-1976) đã xuất bản cuốn “Hệ thống phát sinh loài” (Phylogenetic Systematics), trở thành cơ sở của lĩnh vực sinh học hệ thống. Trong cuốn sách này, ông Willi Hennig đã thẳng thắn thừa nhận nhiệm vụ đặc biệt quan trọng – “sắp xếp” – là khó khăn và phức tạp như thế nào. [232] Cây tiến hóa hệ thống nhân loại do ông Haeckel vẽ vào năm 1866.

(Cây sự sống mà Haeckel nhìn thấy trong Sự tiến hóa của loài người. Tác giả Ernst Haeckel – Phiên bản đầu tiên từ en.wikipedia. Các phiên bản sau bắt nguồn từ bản quét này, từ Bảo tàng Hiệp hội Triết học Hoa Kỳ). (Ảnh: Tài sản công)

   Khi con người còn lúng túng trong việc phân loại các loài, sự phát triển của sinh học phân tử hiện đại vừa vặn đã mang tới một lượng lớn dữ liệu di truyền mới. Vừa nhìn vào những dữ liệu này, người ta đã cảm thấy hào hứng như bước vào một cửa hàng kẹo lung linh đủ loại. Ngoài sự phấn khích, mọi người bắt đầu xây dựng các loại cây phát sinh hệ thống bằng cách sử dụng các phương pháp và số liệu di truyền khác nhau.

   Người ta thường xây dựng cây tiến hóa tùy theo mức độ khác biệt về gene của các loài khác nhau. Mỗi nút (node) của cây tiến hóa đại diện cho một tổ tiên chung hoặc một sự kiện dẫn đến sự phân hóa của các loài. Các nhánh cây đại diện cho các nhánh tiến hóa, hay còn gọi là nhánh (clade), trong khi các phiến lá thường đại diện cho một loài cụ thể. Khi xây dựng cây phát sinh loài, người ta thường sử dụng phương pháp bắt nguồn từ gốc (rooted) để tìm tổ tiên chung giả định, hoặc sử dụng phương pháp không bắt nguồn từ gốc (unrooted), không cần có một tổ tiên chung giả định. Hiện tại có rất nhiều phương pháp để xây dựng cây tiến hóa, bao gồm Neighbor joining (NJ), Likelihood, Parsimony và Bayesian. Do hạn chế về số liệu hoặc phương pháp, đôi khi một nút có thể phân nhánh thành nhiều nhánh tiến hóa. Cần lưu ý rằng đây chỉ là một mô tả ngắn gọn về quá trình xây dựng cây tiến hóa, các phương pháp và ứng dụng cụ thể có thể phức tạp và đa dạng hơn.

   Năm 1990, nhà vi trùng học người Mỹ Carl Woese (1928-2012), nhà thực vật học và vi sinh vật học người Đức Otto Kandler (1920-2017) cùng nhà vi sinh vật học người Mỹ Mark L. Wheelis đã đề nghị một “cây sự sống” bao gồm ba hệ sinh vật tổ thành là vi khuẩn cổ, vi khuẩn và sinh vật nhân thực. [233]. Sau đó, người ta đã xây dựng lại cây tiến hóa sự sống giả định dựa trên các gene trên SSU 16S (18S) rRNA của RNA ribosome mà phân bố rộng rãi trong giới sinh vật. [234] Với sự cộng tác của các nhà sinh vật học, nhà phát triển cơ sở dữ liệu và những người khác, cây sự sống (TimeTree), một nguồn tài nguyên trực tuyến về tiến hóa loài giả định đã được công bố lần đầu tiên vào năm 2007.

   Đến năm 2015, TimeTree đã bao gồm 50,632 loài từ 2,274 bài báo đã xuất bản, được trình bày theo hình xoắn ốc [235]. Vào tháng Chín cùng năm, “Open Tree of Life” (cây sự sống phát sinh loài trực tuyến) chứa nhiều số liệu hơn về các loài mới đã được công bố [236]. Năm 2016, một phiên bản mới đã được phát hành, kết hợp nhiều dữ liệu di truyền hơn [237]. Năm 2022, phiên bản thứ năm đã được công bố, nó bao gồm 137,306 loài được đề cập đến bởi 4,075 bài báo đã xuất bản, là phiên bản lớn nhất cho đến hiện tại. [238] Mặc dù “cây tiến hóa” đã tiêu tốn thời gian và sức lực của rất nhiều người làm khoa học, và có vẻ như ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, nhưng trên thực tế, về cơ bản nó là sai lầm, và có những sai sót lý thuyết cố hữu.

4.2 Các “nút” giả định

   Tiền đề chính của việc xây dựng một “cây phát sinh hệ thống” là giả định rằng có một “tổ tiên chung” giữa loài này với loài khác. Nó dựa trên bằng chứng di truyền hoặc bằng chứng hình thái học hiện tại để suy ra quan hệ họ hàng trong quá khứ.

   Ông Barry Hall, Giám đốc Viện nghiên cứu Bellingham tại Washington, Hoa Kỳ, Giáo sư về bộ gene và thông tin sinh học tại Trung tâm Khoa học Bộ gene của Viện nghiên cứu Allegheny-Singer (Genomics and Bioinformatics at the Allegheny-Singer Research Institute’s Center for Genomic Sciences), Giáo sư danh dự về sinh vật học tại Đại học Rochester, đã xuất bản một bài viết mang tính hướng dẫn cách xây dựng “cây phát sinh hệ thống” trên tập san “Sinh học phân tử và tiến hóa” vào năm 2013. Trong đó viết như sau:

   “Giả định cơ bản nhất trong việc phân tích phát sinh loài là tất cả các trình tự gene trên cây đều có cùng mối quan hệ, tức là có nguồn gốc từ một tổ tiên chung. Các chương trình căn chỉnh sẽ sắp xếp các trình tự gene, dù tương đồng hay không. Tất cả các chương trình tạo cây sẽ tạo một cái cây từ trình tự đó. Tuy nhiên, nếu các trình tự không thực sự có nguồn gốc từ một tổ tiên chung, thì cái cây sẽ vô nghĩa và hoàn toàn có thể gây hiểu nhầm.” [239]

   Điều đó có nghĩa là, mối quan hệ họ hàng giữa các loài khác nhau trên “cây tiến hóa hệ thống” đều là giả thuyết. Cũng chính là nói, những “điểm nút” của cây là tưởng tượng, hư cấu, hoàn toàn không tồn tại. Những cái cây cao chót vót với cành lá sum suê đó đều là hư cấu, căn bản không thể đứng vững.

   Hơn nữa, hiện tại chưa phát hiện bằng chứng nào có thể dùng để kiểm chứng sự tồn tại của một “tổ tiên chung” giữa các loài khác nhau. Một lượng lớn bằng chứng từ khảo cổ học, địa chất học và sinh học phân tử cho thấy nguồn gốc sinh mệnh trên Trái Đất không phải là một mô hình tiến hóa đơn lẻ, tuyến tính và lâu dài như Darwin mô tả, hơn nữa cũng không có trình tự trước sau. Ngược lại, sinh mệnh trên Trái Đất có đặc điểm tuần hoàn theo một chu kỳ lặp đi lặp lại là “nhiều lần bộc phát → tuyệt chủng.”

   Rất nhiều nghiên cứu khoa học đều không ủng hộ giả thuyết về tiến hóa loài, chẳng hạn như sự tập trung đột ngột của 20 đến 35 loại hóa thạch của các ngành khác nhau trong Kỷ Cambri [240]; nghiên cứu chụp ảnh mã vạch DNA trên Human Evolution cho thấy 9/10 loài trên Trái Đất xuất hiện cùng một lúc (trong khoảng 100,000 đến 200,000 năm trước) [241]; hóa thạch của một động vật có xương sống 300 triệu năm tuổi tại Công viên quốc gia Canyon ở Utah [242]; ngoài ra, còn có rất nhiều dấu chân của con người đã tồn tại trước khi nhân loại xuất hiện theo giả thuyết tiến hóa [243]. Tất cả đều là bằng chứng rõ ràng đối nghịch với “tiến hóa loài” mà Darwin tưởng tượng ra.

   Do đó, sự xuất hiện của các loài khác nhau trên Trái Đất là không có trình tự trước sau, mà là gần như đồng thời, căn bản không có tổ tiên chung, các điểm nút trên cây phát sinh hệ thống là hoàn toàn không tồn tại. Cái gọi là cây đại thụ cao chót vót là không tồn tại, trên thực tế chúng chỉ có thể là những “bụi cây” nho nhỏ.

Mối tương quan giữa gene của các loài khác nhau và mức độ biến đổi trong cùng một loài là có thể tồn tại, nhưng những điều này không thể chứng minh cho sự “tiến hóa vĩ mô” giữa các loài khác nhau, tức là sự nhảy vọt của các loài giữa các nút khác nhau.

4.3 “Mục lục” hư cấu

   Vì cây tiến hóa hệ thống cần phải sắp xếp tất cả các loại sinh vật trên Trái Đất theo các loại khác nhau và thời gian phát sinh giả định, nên nó liên quan đến vấn đề phân loại. Trong cách phân loại truyền thống, mỗi đơn vị phân loại đều có đặc điểm nhận dạng tương đối rõ ràng. Ví dụ, các đặc điểm của động vật có vú bao gồm tiết sữa, có lông, nhiệt độ ổn định, v.v., các đặc điểm của chim bao gồm có lông, có mỏ, đẻ trứng, v.v. Tuy nhiên, phương pháp phân loại là một sản phẩm của con người, trong việc phân loại và đặt tên thường có tính chủ quan rất mạnh.

   Ví dụ, khi chúng ta sử dụng máy điện toán để quản lý tệp. Mỗi một tệp là một cá thể khách quan, nhưng cấu trúc thư mục là được con người phân chia, việc đặt tệp nào trong mỗi thư mục cũng do con người quyết định. Một tệp có thể được đặt trong thư mục A hoặc thư mục B, tức là quan hệ vị trí giữa các tệp là do con người quyết định. Điều này tương tự như sự tồn tại của các loài riêng lẻ, mối quan hệ giữa các loài là do con người giả định ra.

   Cấu tạo và chức năng của một số sinh vật vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn, chẳng hạn như bạch tuộc. Bạch tuộc có cấu trúc cơ thể rất đặc biệt. Nó có 3 trái tim, 8 cái vòi, một bộ não và hệ thần kinh vô cùng phức tạp [244]. Bạch tuộc có 500 triệu tế bào thần kinh, ngoài trung tâm não chính, mỗi cái vòi của bạch tuộc còn có một nhóm nhỏ tế bào thần kinh điều khiển chuyển động, tương đương với 8 tiểu não độc lập [245].

   Bạch tuộc sở hữu một số khả năng siêu phàm thoát tục: chúng có thể giải đố, thay đổi hình dạng và màu sắc, thậm chí là chỉnh sửa gene của bản thân. So với bộ gene của con người, bạch tuộc có nhiều hơn 33,000 gene mã hóa protein, hơn nữa trong gần như mỗi gene mã hóa protein đều tồn tại các vị trí chỉnh sửa adenosine-to-inosine (A-to-I) mRNA. Ngược lại, con người chỉ có 1% đến 3% mRNA mã hóa protein có các vị trí tương tự [246].

   Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là bạch tuộc, loài được quy là động vật chân-đầu trong động vật thân mềm, đã xuất hiện trên Trái Đất cách đây 500 triệu năm trước. Cấu trúc và chức năng độc đáo và phức tạp của nó khiến các khoa học gia bối rối: Nó nên được đặt ở đâu trong cây tiến hóa hệ thống? Đây thực sự là một nan đề rất lớn.

   Ngay khi các khoa học gia đang rất bối rối, thì vào năm 2018, một nhóm các nhà sinh học vũ trụ đến từ Đại học Buckingham, Vương quốc Anh, và Trung tâm Lý sinh Michigan, Hoa Kỳ, cùng các học giả đến từ Australia, đã mạnh dạn công bố một luận văn trên tập san học thuật “Tiến bộ trong Lý sinh và Sinh học phân tử” (Progress in Biophysics and Molecular Biology). Luận văn này tuyên bố bạch tuộc có thể là sinh vật theo cùng một ngôi sao chổi rơi xuống Trái Đất trong thời gian Bùng nổ kỷ Cambri. [247]

   Cấu trúc và chức năng độc đáo phức tạp của bạch tuộc khiến các khoa học gia bối rối. (Ảnh: amretsunique/Shutterstock)

   Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận về câu trả lời cho câu hỏi “bạch tuộc sinh ra như thế nào” ở các chương sau, nhưng phỏng đoán táo bạo này của các khoa học gia thực chất đã phản ánh suy nghĩ táo bạo của con người về những sinh vật vô cùng phức tạp và khó hiểu trên Trái Đất. Ít nhất kiểu tư duy này đã phá vỡ cách giải thích hạn hẹp và phiến diện về nguồn gốc của sinh mệnh, chỉ xem Trái Đất là một hệ thống khép kín của Darwin. Kỳ thực, mỗi loài đều tồn tại độc lập, mối quan hệ tiến hóa bị áp đặt giữa các loài cũng chính là những “thư mục” do “cây tiến hóa hệ thống” tạo ra, căn bản là không tồn tại.

4.4 Sai lầm về tôpô học

   Phân tích việc phát sinh loài là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi phải giải quyết lượng lớn dữ liệu [248]. Ví dụ, so sánh các đơn vị phân loại được giải trình tự từ các locus (vị trí của gene trên nhiễm sắc thể) khác nhau, xử lý dữ liệu bị thiếu, sao chép và so sánh các phân tích trên tất cả các locus. Trong quá trình phân tích cây tiến hóa hệ thống sẽ xuất hiện các sai lầm không thể tránh khỏi về tôpô học.

   Tôpô học là một ngành toán học nghiên cứu hình dạng và tính chất liên kết của không gian, giống như trò nặn chất dẻo “plasticine” mà trẻ em hay chơi, thường được gọi là “hình học plasticine.” Nó chủ yếu tập trung vào sự biến dạng, kéo dài và uốn cong của vật thể. Có thể tưởng tượng nó như một lĩnh vực khám phá phương thức liên kết các vật thể với nhau.

   Lý thuyết về tôpô học có thể được ứng dụng trong cây tiến hóa. Sai lầm về tôpô học của cây tiến hóa hệ thống có thể được giải thích bằng một phép ẩn dụ. Hãy tưởng tượng rằng bạn muốn vẽ một cây phả hệ thể hiện mối quan hệ họ hàng giữa các thành viên trong gia đình. Nếu bạn đang vẽ cây phả hệ và đặt nhầm ai đó vào nhánh không chính xác, hoặc bỏ qua quan hệ họ hàng của ai đó, thì đó là sai lầm về tôpô học trong cây phả hệ. Sai lầm này có thể khiến cây phả hệ không phản ánh chính xác mối quan hệ họ hàng thực sự.

   Tương tự như vậy, sai lầm về tôpô học của cây tiến hóa hệ thống là chỉ các lỗi tương tự trong việc xây dựng hình dạng của các mối quan hệ tiến hóa, khiến sơ đồ quan hệ giữa các loài không chính xác, đem các vật chủng khác nhau liên kết lại hoặc phân loại không chính xác một số loài nào đó trong cùng một nhánh.

   Ngay từ năm 1989, ông Michael Lynch, viện sĩ nổi tiếng thế giới của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia kiêm chủ tịch Hiệp hội Di truyền học Hoa Kỳ đã đăng một bài báo trên tập san “Evolution.” Bài viết này cho biết: “Ngay cả với lượng dữ liệu khổng lồ, nếu phương thức phân nhánh giữa các loài là phiêu bạt ngẫu nhiên và đột biến, thì các cây phát sinh loài với khoảng cách giữa sáu loài trở lên hầu như luôn chứa các sai lầm về tôpô học… Hơn nữa, khi xem xét kỹ hơn, có vẻ như việc giả định về sự khác biệt chọn lọc liên tục giữa các loài sẽ loại bỏ hoàn toàn khả năng xác định chuẩn xác các điểm phân nhánh trong một cây phát sinh hệ thống.” [249]

   Tóm lại, ngay cả trong mô hình đột biến trung tính đơn giản nhất, khi nhiều dữ liệu khác nhau được nhập vào để tái tạo mối quan hệ phát sinh loài (tiến hóa sinh học), khi dữ liệu vượt quá sáu loài, thì không cách nào tái tạo lại mối quan hệ phát sinh (tiến hóa sinh học) giữa các loài được nữa.

   Nói cách khác, đối với một cái cây đơn giản, không có gì bảo đảm rằng sẽ không có sai sót giữa sáu loài trở lên, chứ chưa nói đến mô hình của một cây phức tạp. Bởi vì các mô hình tiến hóa hiện tại không thể ứng phó với sự phức tạp sinh học, cũng giống như bài toán nhiều vật thể trong vật lý hoặc nguyên lý bất định trong cơ học lượng tử.

   Tuy nhiên, tại sao với rất nhiều dữ liệu như vậy mà vẫn không thể xây dựng một cây tiến hóa hệ thống vững chắc? Lý do cơ bản là, “tiến hóa loài” của Darwin là một giả thuyết sai lầm. Sử dụng tư duy sai lầm về “tiến hóa loài” để cố gắng tìm hiểu nguồn gốc của sinh mệnh và giải thích dữ liệu lớn về gene, cũng giống như người mù sờ voi, vĩnh viễn không bao giờ biết được toàn bộ diện mạo của nó; giống như mò trăng dưới biển, chỉ có thể là ảo mộng mà thôi.

   Vì vậy, khi bắt tay vào “dựng cây,” người ta thường hồ hởi cao hứng, nhưng khi áp dụng vào thực tế thì khó khăn trùng trùng. Càng có nhiều tinh anh nhân sĩ trong ngành và lĩnh vực, họ càng nhận thức được rõ ràng rằng: “cây tiến hóa hệ thống” có một sai lầm về tôpô học cố hữu, điều này trực tiếp phủ nhận tính khả thi của cây này. Rất nhiều bài viết dựng cây thường chỉ là hình thức để có được bằng cấp, chứ không hề thu được kiến ​​thức thực sự gì. Khiếm khuyết này đã đánh trúng tử huyệt của “cây tiến hóa,” đó là một cái cây hoàn toàn không thể đứng vững.

  1. “Cây tiến hóa hệ thống” có sự mâu thuẫn

   Khi mọi người vừa thu được một lượng lớn dữ liệu về bộ gene, họ nghĩ rằng họ đã tìm thấy một công cụ rất tốt để miêu tả “cây sự sống.” Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, càng ngày người ta càng phát hiện có rất nhiều mâu thuẫn trong dữ liệu di truyền.

   Bà Elizabeth Pennisi, một tác giả khoa học nổi tiếng, đã chỉ ra trong một bài báo với tiêu đề “Dữ liệu bộ gene làm rung chuyển cây sự sống” đăng trên tạp chí “Science” vào năm 1998 rằng: “Sự bối rối mà những dữ liệu di truyền này mang lại cho mọi người vượt xa so với niềm cảm hứng.” [250]

5.1 Gene khác nhau, kết quả khác nhau

   Đầu tiên, những người ủng hộ thuyết tiến hóa thường giả định rằng tất cả các sinh vật đều có nguồn gốc từ một tổ tiên. Họ cố gắng tìm các trình tự gene “được bảo tồn về mặt tiến hóa” (tức là thường ổn định bất biến) trong bộ gene của sinh vật. Còn việc chọn gene nào để xây dựng “cây tiến hóa” thì là vấn đề “còn nhiều ý kiến ​​khác nhau.”

   Nhà di truyền học phân tử người Mỹ Rorbert Feldman đã nói trong một cuộc phỏng vấn với bà Elizabeth Pennisi rằng: “Gene nào được dùng, thì vị trí tiến hóa thu được sẽ như thế.” [251]

   Ví dụ, trong lĩnh vực nghiên cứu vi khuẩn, nhà vi sinh vật học và sinh lý học người Mỹ Carl Richard Woese (1928~2012) đã đề nghị rằng dựa theo trình tự gene 16S rRNA của tiểu đơn vị nhỏ của ribosome vi khuẩn để xác định mức độ giống nhau của vi khuẩn, từ đó xác định mối quan hệ họ hàng của các vi khuẩn khác nhau. [252]

   Tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện giữa các loài khác nhau không chỉ có sự chuyển gene dọc mà còn có sự chuyển gene ngang (horizontal gene transfer). Hiện tượng này đề cập đến quá trình một sinh vật truyền vật liệu di truyền cho các tế bào khác chứ không phải tế bào con của nó, dẫn đến sự nhầm lẫn hơn nữa trong cấu trúc của cây tiến hóa. Vì vậy, bà Elizabeth Pennisi cũng cho biết trong bài báo trên tạp chí “Science” rằng: “Tuy nhiên, việc so sánh bộ gene của vi sinh vật mới được giải trình tự với bộ gene của các sinh vật nhân chuẩn như nấm men v.v. đã khiến bức tranh rõ ràng này biến thành hỗn loạn, làm dấy lên nghi ngờ về sự phân loại của tất cả sinh vật sống.” [253]

5.2 “Gia phả” hỗn loạn

   Một vấn đề lớn nữa là cùng một dữ liệu, sử dụng các thuật toán khác nhau sẽ cho kết quả là các cây phát sinh hệ thống khác nhau. Cuối cùng thường là “chồng nói chồng đúng, mẹ chồng nói mẹ chồng đúng,” dẫn đến trường kỳ tranh luận. Mọi người đều quen thuộc với gia phả. Trong một gia phả, những người cùng thế hệ được xếp ngang hàng với nhau, anh chị em là một thế hệ, cha mẹ là một thế hệ, ông bà là một thế hệ. Trong cây tiến hóa hệ thống, nếu sử dụng các gene khác nhau hoặc các phương pháp phân loại khác nhau, thì có thể sẽ xuất hiện các mối quan hệ vai vế rất khác nhau.

   Ví dụ điển hình là cuộc tranh luận học thuật về quan hệ họ hàng của thực vật hạt trần. Cuộc tranh luận này đã diễn ra gần 30 năm nhưng vẫn chưa đi đến hồi kết. Thực vật hạt trần có thể được chia thành cây vạn tuế, cây bạch quả, cây bách, cây thông và cây dây gắm. Cùng với thực vật hạt kín, chúng tổ thành nhánh thực vật có hạt. Trước đây, người ta cho rằng chi dây gắm có quan hệ gần gũi với thực vật hạt kín, nhưng sinh học tiến hóa dựa trên nghiên cứu DNA đã lật ngược quan điểm này. Hiện tại có rất nhiều phỏng đoán, một nhóm cho rằng cây dây gắm giống với cây thông nhất, một nhóm khác cho rằng cây dây gắm giống với cây bách nhất, một nhóm khác lại cho rằng cây dây gắm là nhóm chị em của các loài thực vật hạt trần khác, còn có một nhóm khác nghĩ rằng cây dây gắm là một nhóm chị em của các cây thực vật có hạt khác. [254]

   Kết quả là những người có quan điểm khác nhau nhất quyết giữ vững quan điểm của mình, không ai thuyết phục được đối phương. Vì vậy, năm “cây tiến hóa” khác nhau cùng tồn tại cùng một lúc. Trong mỗi cây tiến hóa, vai vế của các loài thực vật khác nhau có sự hỗn loạn, một thời gian là cháu, một thời gian là ông. Ví như cùng một người trong một nhà, dùng phương pháp này phân tích thì là chú, dùng phương pháp kia phân tích thì lại là cháu nội, thật khiến người ta “dở khóc dở cười.”

   Tương tự như vậy, dòng dõi của chim sẻ ngô cũng rất đa dạng. Mặc dù việc xem nhiều gene như một đơn vị tiến hóa duy nhất là một giả định hấp dẫn, nhưng có rất nhiều vấn đề có thể dẫn đến xuất hiện các cây tiến hóa hệ thống hoàn toàn khác nhau. [255]

5.3 Lấy “thay đổi liên tục” làm mánh khóe sinh tồn

   Trong quá trình xây dựng “cây tiến hóa,” vì để tự biện minh cho mình, những người ủng hộ “thuyết tiến hóa” đã không ngừng bù đắp kẽ hở, giải thích những hiện tượng mà “thuyết tiến hóa” nguyên bản, tuyến tính và đơn nhất của Darwin không thể giải thích được, bằng cách đưa ra các khái niệm mới một cách có chủ đích như thuyết tiến hóa song song (parallel evolution) [256], tiến hóa phân kỳ (divergent evolution) [257], tiến hóa hội tụ (convergent evolution) [258] v.v. Họ không ngừng mở rộng mô hình “tiến hóa” mà thuyết tiến hóa ban đầu không thể bao phủ được.

   Ví dụ, để giải thích tại sao mắt bạch tuộc có cấu trúc phức tạp giống như mắt người, họ đã đề nghị cái gọi là “tiến hóa song song.” Một ví dụ khác, để giải thích tại sao tổ tiên chung của chó và chó sói lại có thể tiến hóa thành những loài khác nhau như chó và sói, họ đã đưa ra cái gọi là “tiến hóa phân kỳ.”

   Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, những mô hình tiến hóa mới này đã phá vỡ cái khung ban đầu của Darwin, khiến “giả thuyết tiến hóa” ban đầu vô tình phát triển thành một hệ thống lý thuyết kỳ lạ. Tuy vậy, bất kể sinh vật thiên biến vạn hóa như thế nào, những người ủng hộ thuyết tiến hóa đều có một tư tưởng cố hữu bất biến, đó là chúng phải luôn phát triển trong khuôn khổ của “sự tiến hóa,” chúng sẽ luôn được đưa vào các mô hình thay đổi khác nhau của “cây tiến hóa.” Đây chính là mánh khóe sinh tồn được áp dụng bởi “cây tiến hóa hệ thống” để giải quyết các nan đề và rắc rối khác nhau.

  1. “Đồng hồ phân tử” đầy mâu thuẫn

   Trong quá trình xây dựng cây tiến hóa, thông thường người ta sẽ sử dụng công nghệ đồng hồ phân tử (Molecular clock). Đồng hồ phân tử còn được gọi là đồng hồ gene, đồng hồ tiến hóa, cũng chính là dựa vào tốc độ đột biến của một số gene nhất định để suy luận ra thời gian hai hoặc nhiều sinh vật tách khỏi nhau trong quá trình tiến hóa. Vì vậy, đồng hồ phân tử đã trở thành một phần quan trọng và một công cụ trọng yếu trong việc phân tích quá trình tiến hóa phát sinh loài. [259] Những gene thường được sử dụng để xác định các protein có quan hệ mật thiết với nhau là cytochrom C, histone, hemoglobin, fibrinopeptide, v.v. Dựa vào các loại protein khác nhau để tính toán sẽ cho ra một đồng hồ phân tử khác nhau.

   Ví dụ, cytochrom C nằm trong ty thể của tế bào và là chất vận chuyển điện tử trong quá trình oxy hóa sinh học. Nguyên tắc hoạt động của nó là dưới sự có mặt của các enzym, nó có tác dụng xúc tác cho enzym trong quá trình oxy hóa và khử. Các nhà tiến hóa thường cho rằng cytochrom C là một phân tử được bảo tồn trong quá trình tiến hóa. Vì vậy, nó thường được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các sinh vật.

   Nhà vi sinh vật học, Tiến sĩ Michael Denton đã nói trong cuốn “Thuyết tiến hóa: Một lý thuyết trong khủng hoảng” (Evolution: A Theory in Crisis) rằng [260]: “Trình tự huyết sắc tố của người và cá chép khác nhau 50%, còn cytochrom C chỉ khác nhau 13%. Nếu giả thuyết tiến hóa là đúng, thì đồng hồ phân tử của huyết sắc tố đang ‘tiến hóa’ với tốc độ nhanh hơn so với cytochrom C. Nói cách khác, có hai đồng hồ phân tử đang chạy với tốc độ khác nhau.”

   “Không chỉ vậy, bởi vì có hàng trăm họ protein khác nhau, mỗi họ đều thể hiện mức độ biến đổi độc đáo của nó, một số lớn hơn huyết sắc tố, một số thì nhỏ hơn nhiều so với sắc tố tế bào. Vì vậy, không chỉ là hai đồng hồ, mà hàng trăm họ protein, mỗi họ đều đang vận động với tốc độ riêng và có mức độ đặc biệt cao.”

   Không còn nghi ngờ gì nữa, “tốc độ tiến hóa” khác nhau của các loại protein khác nhau đã trở thành rào cản phân tử không thể vượt qua trong việc xây dựng “cây tiến hóa hệ thống.” Do đó, trong nhiều thập niên kể từ khi đồng hồ phân tử được sử dụng lần đầu tiên, từ những mô hình đơn giản, đồng hồ phân tử trở nên ngày càng phức tạp, những mô hình và phương pháp xây dựng cũng càng ngày càng phức tạp. Việc chọn loại mô hình đồng hồ phân tử nào để xây dựng một cái cây hoàn toàn không phải là nhiệm vụ đơn giản nữa. [261]

   Sự phức tạp của vấn đề không chỉ có vậy. Việc sử dụng bất kỳ một loại phân tử protein được gọi là “bảo tồn về mặt tiến hóa” nào để xây dựng “cây tiến hóa hệ thống,” đều sẽ tạo ra kết quả trái ngược với tiền đề mà trước đó “thuyết tiến hóa” đã giả định.

   Ông Michael Denton còn chỉ ra rằng: “Mặc dù trình tự cytochrom C ở các động vật có xương sống trên cạn khác nhau là khác nhau, nhưng chúng đều có một khoảng cách tương tự so với trình tự ở cá. Ở cấp độ phân tử, không có cái gọi là quỹ đạo tiến hóa từ cá → lưỡng cư → bò sát → động vật có vú. Do đó, động vật lưỡng cư, theo truyền thống được xem là trung gian giữa cá và các động vật có xương sống trên cạn khác; về mặt phân tử, khoảng cách của chúng với cá cũng giống như bất kỳ loài bò sát hay động vật có vú nào! Đối với những người quen thuộc với quá trình tiến hóa của động vật có xương sống, kết quả này thực sự khiến mọi người kinh ngạc.” [262] Không có dấu hiệu nào cho thấy những sinh vật được thuyết tiến hóa xem là sinh vật “bậc cao” đã “tiến hóa” nhiều hơn so với sinh vật “bậc thấp.”

   Trình tự acid amin trong cytochrom C của vi khuẩn nhân sơ có sự tương đồng gần giống (64% đến 69%) với các sinh vật nhân chuẩn như nấm men, lúa mì, bướm tằm, chim bồ câu và ngựa v.v. Trình tự cytochrom C của các động vật có xương sống như cá mút đá, cá chép, rùa, chim bồ câu và ngựa cũng gần giống như trình tự của bướm tằm, một loài động vật không có xương sống (khác biệt từ 27% đến 30%). So sánh cytochrom C của cá chép với ếch ương beo, rùa biển, gà, thỏ và ngựa, sự khác biệt đều là 13% đến 14%.

   Điều đó có nghĩa là không có sự chuyển tiếp trung gian của cytochrom C, tương tự như việc thiếu các loài chuyển tiếp trung gian được đề cập trong Chương 1. Điều này một lần nữa phủ nhận giả định sai lầm của Darwin rằng các loài tiến hóa dần dần từ thấp lên cao.

   Những phân tích này cho thấy, nếu khái niệm về cây tiến hóa tồn tại và những thay đổi trong gene cytochrom C có thể đại diện cho những thay đổi trên toàn bộ bộ gene, vậy thì với mối quan hệ tiến hóa từ động vật có xương sống cá miệng tròn → cá → động vật lưỡng cư → bò sát → động vật có vú hoặc chim, sự khác biệt của gene cytochrom C cần tỷ lệ thuận với khoảng cách của các mối quan hệ tiến hóa. tuy nhiên, không có bằng chứng nào như vậy. Thay vào đó, nó đã chứng minh rằng sự xuất hiện của các loài khác nhau là một sự bùng nổ đột ngột, về cơ bản là một mối quan hệ đồng cấp, giống như kết quả nghiên cứu và phân tích mã vạch DNA của ty thể.

   Nói tóm lại, bất kể sử dụng “đồng hồ phân tử” nào, đều sẽ xuất hiện kết quả mâu thuẫn với “giả thuyết tiến hóa.” Đây là điều không thể biện minh. Nói cách khác, ngay cả khi dùng lý thuyết về “cây tiến hóa” và “đồng hồ phân tử” để tính toán, kết quả suy luận vẫn mâu thuẫn với “cây tiến hóa.” Điều này chứng minh mạnh mẽ rằng hệ thống lý thuyết này về căn bản đã là sai lầm.

  1. Bí ẩn chưa có lời giải của gene

   Ngoài những hạn chế trên, các gene đang được chọn dùng hiện tại đều là các gene mã hóa protein. Kỳ thực, trong cơ thể sinh vật còn có một số lượng lớn các gene không mã hóa, vị trí của các gene này thậm chí còn không được phản ánh trong “cây tiến hóa hệ thống.”

7.1 “Hộp đen” trong gene

   Người ta từng cho rằng 98% gene của con người là do các DNA vô nghĩa, không mã hóa và không có chức năng tổ thành, hay còn được gọi là DNA “rác.” Những phát hiện gần đây đã cho thấy điều này cách rất xa so với sự thật. [263]

   Bộ gene của con người có khoảng 20,000 gene mã hóa protein, chúng chứa các hướng dẫn để tạo ra các protein cụ thể cho việc xây dựng, duy trì và sửa chữa cơ thể chúng ta. Những gene này chỉ chiếm 2% tổng số gene của chúng ta. Trong một thời gian dài, 98% DNA còn lại của chúng ta đã bị xem là “rác.” Tuy nhiên, trong thập niên vừa qua, thông qua việc sử dụng trình tự sắp xếp toàn bộ bộ gene và các kỹ thuật “omics” khác, các nhà nghiên cứu đã đạt được những hiểu biết mới về các vùng không mã hóa.

   Các gene sử dụng mã bộ ba để xác định trình tự các acid amin sẽ tạo thành một loại protein cụ thể. Mã DNA mã hóa protein không phải được đọc trực tiếp; đầu tiên tế bào sẽ tạo một bản sao trong một phân tử RNA rất tương tự, quá trình này được gọi là phiên mã. RNA chứa các exon mã hóa protein cũng như các vùng không mã hóa được gọi là intron.

   Sau đó, các intron bị loại bỏ và các exon được “ghép” lại với nhau để tạo thành mRNA (RNA thông tin). Công việc này đòi hỏi sự kiểm soát tinh tế của spliceosome, sao cho các intron bị cắt bỏ ở đúng vị trí và khiến các exon được liên kết với nhau. Chúng bắt buộc phải có phương hướng và vị trí chính xác. Nếu một exon bị sai một nucleotide, có thể sẽ tạo ra sự sai biệt rất lớn. Cuối cùng, sau khi cắt nối, các phân tử RNA sẽ được giải mã thành protein với sự trợ giúp của ribosome.

   Nếu thuyết tiến hóa là đúng, tại sao chọn lọc tự nhiên lại cho phép lưu lại 98% gene được xem là rác này? Tại sao các sinh vật lại tiến hóa ra các trình tự intron tinh vi và phức tạp như vậy, cũng như các bước lắp ghép phức tạp như vậy để tạo ra các vùng mã hóa trong DNA? Quá trình này dường như đã lãng phí rất nhiều thời gian. Thật vô lý khi nghĩ rằng intron là vô dụng. Người ta không biết chức năng của nó, nhưng không có nghĩa là intron không có chức năng.

   Những DNA không mã hóa này đã được phát hiện là có rất nhiều công dụng. Đã có những bằng chứng rõ ràng cho thấy chúng đóng vai trò quan trọng, là một phần của mạng lưới thông tin di truyền phức tạp, ví dụ như tiến hành kiểm soát cấu trúc và chức năng tổng thể của bộ gene. Một số RNA không mã hóa, được gọi là microRNA (miRNA), có thể điều tiết quá trình sản xuất protein được mã hóa bởi các gene khác, chức năng của nó ở người, chuột và cá ngựa vằn gần như giống hệt nhau. Vì vậy, xem nó như DNA rác là một sai lầm.

7.2 Dương xỉ làm lung lay cây tiến hóa

   Theo giả thuyết của “cây tiến hóa,” loài xuất hiện sớm hơn trên cây tiến hóa sẽ có vật chất di truyền đơn giản hơn và số lượng ít hơn những loài xuất hiện sau. Tuy nhiên, con người có 23 cặp nhiễm sắc thể, chim thường có 40 cặp nhiễm sắc thể, điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là một loài dương xỉ nhỏ có nguồn gốc từ những niên đại rất xa xưa lại có nhiều nhiễm sắc thể nhất trong các sinh vật trên Trái Đất hiện tại – 720 cặp. Bộ gene của cây cần trôi có 12.3 tỷ base, gấp hơn 3.8 lần bộ gene của con người [264].

   Nếu giả thuyết tiến hóa là đúng thì sinh mệnh phải tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp, vậy tại sao các sinh vật cổ đại lại có nhiều nhiễm sắc thể như vậy? Còn loài người với trí thông minh cao nhất trên Trái Đất, tại sao lại có ít nhiễm sắc thể và gene hơn một loài thực vật cổ đại? Dương xỉ có bề ngoài đơn giản nhưng lại sở hữu bộ gene phức tạp, điều này rõ ràng không thể giải thích bằng giả thuyết tiến hóa. Không có gì ngạc nhiên khi nhà di truyền học phân tử Robert Feldman cho rằng: “Tôi nghĩ ba khu vực lớn của ‘cây sự sống’ này (vi khuẩn cổ, vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn) có đứng được vững hay không vẫn còn là một vấn đề.” [265]

   Do đó, giả thuyết tiến hóa của Darwin hoàn toàn không thể giải thích được sự khác biệt rất lớn trong gene của các loài; mà sự khác biệt về gene của các loài lại càng không thể suy ra mối quan hệ họ hàng mà Darwin đã giả định. Thuyết tiến hóa của Darwin lại một lần nữa bị chứng minh là sai. Cây tiến hóa căn bản chính là “cây giả tưởng” hoàn toàn không tồn tại, đồng hồ phân tử cũng là “đồng hồ giả thuyết” hoàn toàn không tồn tại.

   Do chịu ảnh hưởng lâu dài của thuyết tiến hóa, mọi người đã bị ngâm trong giả thuyết về nguồn gốc sinh vật do “cây tiến hóa hệ thống” mô tả, lối tư duy này đã ăn sâu vào trong lòng mọi người. Nếu phủ định lý luận của cây tiến hóa, có thể sẽ khiến rất nhiều người cảm thấy khó chịu, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực sinh học phân tử. Họ sẽ nói: “Hàng ngày chúng tôi đều thực hiện các nghiên cứu liên quan đến giải trình tự gene và phân tích các đột biến gene. Nếu không có cây tiến hóa nữa thì tất cả các loài này đến từ đâu? Chúng tôi sẽ làm gì?”

   Kỳ thực tất cả sự vật đều có nguồn gốc, cũng như vũ trụ có quá trình sinh thành, vạn vật cũng có quá trình khởi nguồn và kiến lập. Mọi người biết đồ chơi xếp hình lego có hàng trăm linh kiện gần giống nhau, có thể ghép thành rất nhiều hình thù khác nhau tùy theo ý tưởng thiết kế của người lắp ghép. Các sản phẩm lắp ghép trong mỗi lần có thể thiên biến vạn hóa, hoàn toàn khác nhau, ví dụ như phi cơ, lâu đài, v.v.

   Vậy những chiếc phi cơ và lâu đài này có nhất thiết phải có chung một tổ tiên không, có nhất thiết phải có mối quan hệ họ hàng giữa các sản phẩm lắp ráp khác nhau không? Kỳ thực, thuyết tiến hóa bắt nguồn từ lối tư duy của chủ nghĩa vô Thần, chỉ dựa trên sự quan sát bề mặt đối với thế giới vật chất, áp dụng những lý thuyết và phương pháp phân tích sai lầm, đồng thời rút ra những kết luận sai lầm. Con người ngày càng tôn thờ chủ nghĩa vô Thần một cách mù quáng, và từ bỏ việc khám phá các khía cạnh tinh thần và linh hồn của sinh mệnh.

   Giờ đây, chúng ta đã phát hiện chúng ta đang ở trên một con tàu mục nát đầy lỗ hổng, tại sao không dứt khoát từ bỏ, tìm một con tàu khác an toàn và kiên cố hơn để đến đích một cách an toàn? Nếu không có “cây tiến hóa hệ thống” và thuyết tiến hóa thì Trái Đất vẫn quay, muôn loài vẫn thịnh vượng. Những ai có thể buông bỏ xiềng xích trong tư tưởng, sẽ có nhiều thời gian và cơ hội hơn để suy nghĩ về bản chất của các hiện tượng cuộc sống, cũng như khám phá những bí ẩn của sinh mệnh và vũ trụ. Trong các chương tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về vấn đề này từ nhiều khía cạnh.

  1. Mười ba điểm chính phủ định giả thuyết tiến hóa

   Từ lý thuyết đến thực nghiệm, từ vĩ mô đến vi mô, từ lịch sử đến hiện đại, từ tế bào đến phân tử, từ quan điểm sinh học truyền thống đến hiện đại, bất kể ở đâu, tại thời điểm nào và dùng cách gì, người ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào ủng hộ cho giả thuyết tiến hóa. Ngược lại, những sai lầm trong 13 khía cạnh sau đây đã đủ để bác bỏ thuyết tiến hóa, cụ thể như sau:

   (1) Lấy cục bộ để khái quát toàn bộ: Darwin đã mắc một lỗi logic cơ bản ngay từ ban đầu khi sử dụng ví dụ về biến dị trong loài (sau này được gọi là “tiến hóa vi mô”) để suy luận ra kết luận về quá trình tiến hóa giữa các loài (sau này được gọi là “tiến hóa vĩ mô”).

   (2) Lẫn lộn các khái niệm: Dùng “tiến hóa vi mô” để gây nhầm lẫn, làm mờ đi sự khác biệt rất lớn giữa nó với “tiến hóa vĩ mô.”

   (3) Nghiệm chứng thất bại: Các khoa học gia đã thực hiện các dạng các loại thí nghiệm khác nhau nhằm cố gắng xác minh giả thuyết tiến hóa, bao gồm thí nghiệm bình Miller, thí nghiệm RNA của Joyce và những người khác, thí nghiệm E. coli của Lansky, nhưng tất cả đều thất bại.

   (4) Vi phạm quy luật tự nhiên: Những sự thật khoa học cơ bản như “hóa thạch sống” và “nhân giống nhân tạo” không hề sinh ra loài mới, đã chứng minh hoàn cảnh không thể thay đổi sinh vật. Tư tưởng tiến hóa của Darwin đã vi phạm quy luật sắt về sự ổn định của các loài trong tự nhiên.

   (5) Con người không phải tiến hóa từ khỉ: Về mặt sinh học, gene, protein, xã hội học, suy nghĩ và hành vi, con người và khỉ đều có sự khác biệt rất lớn, bản chất là hoàn toàn khác nhau. Không có hóa thạch nào chứng minh sự tồn tại của vượn người thủy tổ, cũng không có bằng chứng nào có thể chứng minh hoặc suy luận rằng khỉ có thể tiến hóa thành người.

   (6) Không phải “tiến hóa từ từ” mà là “bùng nổ đột ngột”: Không có một khối hóa thạch nào có thể chứng minh cho giả thuyết tiến hóa. Hóa thạch kỷ Cambri và các nghiên cứu về DNA ty thể cho thấy sự sống trên Trái Đất được sinh ra theo kiểu bùng nổ đột ngột. Sự sống trên Trái đất không tiến hóa chậm theo kiểu tuyến tính đơn lẻ mà có nhiều khả năng là một chu kỳ lặp đi lặp lại từ bùng nổ → tuyệt chủng.

   (7) Không phải “chọn lọc tự nhiên” mà là “thiết kế có chủ ý”: Tại sao cổ của hươu cao cổ lại dài như vậy? Các giả thuyết về tình trạng thiếu lương thực và lựa chọn bạn tình mà “thuyết tiến hóa” đưa ra đều là những điều vô căn cứ. Darwin đã thẳng thắn thừa nhận trong cuốn “Nguồn gốc các loài” rằng “thật vô lý khi cho rằng đôi mắt có thể được hình thành nhờ quá trình tiến hóa.”

   (8) Nhìn thì giống như “thoái hóa cấu trúc,” thực ra đều là “có tác dụng lớn”: Các chức năng của cơ thể con người rất phức tạp và tinh tế, chúng không phản ánh bởi kích thước và cấu trúc mà mắt người nhìn thấy. Cấu trúc không thể đại diện cho chức năng, cấu trúc nhỏ đi không có nghĩa là chức năng bị suy yếu. Ví dụ, cắt bỏ amidan có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm trùng và bệnh phổi, v.v.; Tuyến tùng tuy đã teo lại nhưng vẫn có vai trò quan trọng đối với hệ thống nội tiết, thần kinh, thị giác, sinh sản và miễn dịch; tuyến ức tuy teo lại nhưng vẫn sở hữu chức năng điều hòa nội tiết, thần kinh và tuổi thọ.

   (9) Không phải là “cạnh tranh tàn khốc” mà là “cộng sinh cùng có lợi”: Mặc dù trong tự nhiên có tồn tại áp lực cạnh tranh và sinh tồn, nhưng Darwin đã sai lầm khi mô tả nó như một quy luật tuyệt đối và cực đoan, sử dụng mối quan hệ cạnh tranh tàn khốc để định nghĩa mối quan hệ cơ bản giữa các sinh vật trong tự nhiên, xem đó là động lực của “tiến hóa loài.” Kỳ thực, mối quan hệ cơ bản giữa các sinh vật trong tự nhiên để có thể ổn định và thịnh vượng là “cộng sinh cùng có lợi.” Mối quan hệ cơ bản cộng sinh cùng có lợi giúp duy trì tính đa dạng của các loài và ổn định sinh thái. Trong thế giới sinh vật có rất nhiều ví dụ về “cộng sinh cùng có lợi.” Các thí nghiệm khoa học đã chứng minh chuột và tinh tinh đều tự động giúp đỡ những đồng loại yếu hơn, huống hồ là con người có lý trí và đạo đức? Có người nói gene là “ích kỷ,” nhưng bản thân gene không có khái niệm về đạo đức hay thiện ác. Là một sinh vật có lý trí và đạo đức, con người có thể theo đuổi đạo đức và thiện lương một cách tự chủ.

   (10) Không phải “sự thật khoa học” mà là “lừa dối, giả mạo”: Trong rất nhiều viện bảo tàng, luận văn khoa học và sách giáo khoa, có rất nhiều bằng chứng sai lệch do các thế hệ sau làm giả để ủng hộ cho giả thuyết tiến hóa. “Thuyết tái hiện phôi thai” và “Người vượn Piltdown” do Haeckel người Đức tạo ra đã bị hãng thông tấn BBC gọi là trò lừa bịp lớn nhất trong lịch sử Anh quốc. Cái gọi là “người Nebraska” hóa ra lại là một con heo.

   (11) Sự phức tạp và hiệu quả của sinh mệnh trực tiếp phủ định “tiến hóa”: Hệ thống sinh học và tế bào vô cùng phức tạp, hơn nữa có thể vận hành một cách hiệu quả, là thứ tuyệt đối không thể được đơn giản hóa. Không chỉ có đôi mắt khiến Darwin kinh ngạc, mà tế bào nhân chuẩn giống như một chiếc máy điện toán xách tay tối tân, tế bào gan giống như nhà máy sinh hóa của cơ thể con người, sợi roi của vi khuẩn là động cơ phân tử hiệu quả và tinh vi, hệ thống miễn dịch của cơ thể con người giống như một hệ thống phòng thủ tuyệt vời, hệ thống thần kinh giống như một hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin phức tạp và kỳ diệu … Những điều này đều không thể giải thích được bằng giả thuyết tiến hóa.

   (12) Gene đi ngược lại “thuyết tiến hóa”: Kết quả hiện đại của một số lượng lớn các nghiên cứu về gene đã chứng minh một cách chắc chắn rằng hầu hết các đột biến gene kỳ thực là “có hại,” trục chính của sinh mệnh không phải “tiến hóa” mà là “thoái hóa.” Lý thuyết trung tính về cơ bản đã làm lung lay giả thuyết chọn lọc tự nhiên. Nói cách khác, một gene nào đó có thể được lưu lại hay không không phụ thuộc vào chọn lọc môi trường, mà phụ thuộc vào một loại “may mắn” không thể biết trước. “Đột biến có hướng” cũng đặt ra thách thức rất lớn đối với thuyết “đột biến ngẫu nhiên” trong hệ thống giả thuyết tiến hóa của Darwin.

   (13) “Cây tiến hóa hệ thống” là một cây tưởng tượng không có cơ sở: Các “điểm nút” trên cây là tưởng tượng, mối quan hệ giữa các loài khác nhau trong thế giới sinh vật cũng là tưởng tượng. Trong quá trình phân tích cây tiến hóa sẽ không thể tránh khỏi sai lầm về tôpô học. Sử dụng lối suy nghĩ sai lầm về “tiến hóa loài” của Darwin để cố gắng tìm hiểu nguồn gốc của sinh mệnh và giải thích dữ liệu lớn về bộ gene của sinh mệnh, thì cũng giống như người mù sờ voi, vĩnh viễn sẽ không bao giờ biết toàn bộ diện mạo của con voi, hoặc giống như mò trăng dưới nước, vĩnh viễn chỉ có thể là ảo tưởng.

   Mới đầu, các khoa học gia lấy được dữ liệu di truyền thì cảm thấy như tìm được kho báu. Tuy nhiên, sau đó các vấn đề liên tiếp nảy sinh: rốt cuộc nên chọn gene nào? Cùng một dữ liệu, dùng phương pháp phân loại khác nhau sẽ tạo ra các mối quan hệ vai vế rất khác nhau. Vừa rồi là chú, giờ lại bị xác định là cháu trai, vai vế hỗn loạn. Đồng hồ phân tử chạy với tốc độ khác nhau cũng khiến mọi người không biết làm thế nào. Bất luận dùng đồng hồ phân tử nào cũng sẽ suy ra những kết quả mâu thuẫn. Điều này đủ chứng minh “cây tiến hóa” là một hệ thống lý thuyết hoàn toàn sai lầm. “Hộp đen” trong gene – những DNA không mã hóa còn gây khó khăn hơn cho các khoa học gia. Một cây dương xỉ nho nhỏ mà lại có nhiều nhiễm sắc thể nhất trong các sinh vật trên Trái Đất, điều này đã đủ để làm rung chuyển cây tiến hóa. Nói tóm lại, giả thuyết tiến hóa không hề có bất kỳ cơ sở khoa học nào, về bản chất là vi phạm tinh thần khoa học và các nguyên tắc khoa học cơ bản. Giả thuyết tiến hóa là ngụy khoa học.

  1. Hàng ngàn khoa học gia chất vấn “lời nói dối lớn nhất thế kỷ 20”

   Kể từ khi cuốn “Nguồn gốc các loài” được Darwin xuất bản vào năm 1859, nó đã liên tục bị thách thức bởi những phát hiện mới ở nhiều ngành khoa học như vũ trụ học, vật lý học và sinh học, v.v. Giữa giả thuyết tiến hóa của Darwin với sự thật có rất nhiều mâu thuẫn. Khi việc nghiên cứu sâu thâm sâu hơn, những mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt, không thể tìm được điểm hòa giải.

   Trong cuốn sách “Thuyết tiến hóa: Một lý thuyết trong khủng hoảng” (Evolution: A Theory in Crisis) được xuất bản vào năm 1985, bác sĩ và nhà sinh vật học phân tử Michael Denton đã gọi giả thuyết tiến hóa của Darwin là “lời nói dối lớn nhất của thế kỷ 20.” [266]

   Năm 2001, một nhóm các nhà khoa học ưu tú ở Hoa Kỳ đã thành lập một tổ chức tư vấn mang tên Viện Khám phá (Discovery Institute). Trong tuyên ngôn “Nghi vấn khoa học về giả thuyết tiến hóa của Darwin,” họ viết [267]: “Chúng tôi nghi ngờ tuyên bố của Darwin cho rằng các đột biến ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên có thể giải thích sự phức tạp của sinh mệnh. Chúng tôi khuyến khích (mọi người) kiểm tra cẩn thận bằng chứng cho sự tồn tại của lý thuyết Darwin.”

   Những khoa học gia ký vào tuyên bố này đến từ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Nhật Bản, Nga, Israel, Hồng Kông, Cộng hòa Séc, Hungary, Ấn Độ, Nigeria, Ba Lan cùng các quốc gia và khu vực khác. Họ là các Giáo sư, Tiến sĩ, Viện sĩ nổi tiếng của Viện hàn lâm khoa học, v.v. làm nghiên cứu về tiến hóa sinh học, sinh vật học, hóa học và các môn khoa học tự nhiên khác. Một số trong đó đang tham gia nghiên cứu khoa học tại các trường đại học danh tiếng quốc tế như Đại học Cambridge, Đại học Harvard, Đại học Yale, Đại học Columbia, Đại học Stanford, Đại học California, Đại học Cornell, Đại học Princeton, Đại học Brown, Đại học Pennsylvania, v.v.

   Trong những người đồng ký tên còn có một số khoa học gia từng được đề cử giải Nobel như nhà sinh vật học tiến hóa Stanley Salthe, nhà hóa học lượng tử Henry Schaefer của Đại học Georgia, nhà phôi học Lev Beloussov của Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên Nga, và nghiên cứu viên Lyle Jensen tại Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Hoa Kỳ.

   Trang web của Viện Khám phá này viết rằng: “Đây là tuyên bố chuyên nghiệp của các khoa học gia về đánh giá của họ đối với các chứng cứ khoa học liên quan đến thuyết tân Darwin và tính trọng yếu của việc xem xét kỹ lưỡng các bằng chứng cho thuyết Darwin hiện đại.” “Tuyên bố bất đồng đối với học thuyết Darwin là để sửa chữa các ghi chép công khai, cho thấy rằng có những khoa học gia ủng hộ việc xem xét kỹ lưỡng các bằng chứng liên quan đến học thuyết Darwin hiện đại, đồng thời đặt câu hỏi liệu học thuyết tân Darwin có thể giải thích cho sự phức tạp và đa dạng của thế giới tự nhiên hay không.”

   Tính đến tháng 04/2020, đã có hơn 1,100 khoa học gia và nhân viên nghiên cứu về hóa học, sinh vật học, y học, vật lý, địa chất, nhân chủng học, cổ sinh vật học, thống kê học và các lĩnh vực khác ký vào bản tuyên ngôn chất vấn giả thuyết tiến hóa của Darwin.

   Năm 2018, Bộ trưởng phát triển nguồn nhân lực của Ấn Độ Satyapal Singh đã gọi lý thuyết của Darwin là “sai lầm về mặt khoa học,” bởi vì không “nhìn thấy bất kỳ con khỉ nào biến thành người.” Đồng thời ông kêu gọi loại bỏ thuyết tiến hóa Darwin khỏi chương trình giảng dạy ở trường học [268]. Một số trường học ở New Delhi, Ấn Độ đã ngừng giảng dạy thuyết tiến hóa của Darwin [269].

  1. Tại sao thuyết tiến hóa vẫn tồn tại cho đến ngày nay?

   Mặc dù các khoa học gia đã phát hiện giả thuyết tiến hóa là một giả thuyết đầy lỗ hổng, nhưng tại sao nó vẫn thống trị giới khoa học và có thể lừa dối thế giới trong hơn một trăm năm qua? Có rất nhiều lý do cho chuyện này.

   Thứ nhất, quán tính tư duy của giới khoa học. Sự phát triển của khoa học hiện đại thường dựa trên nghiên cứu trước đó và tiếp thu kết quả của nó, rất ít khi từ bỏ hoàn toàn hoặc lật đổ nghiên cứu trước đây. Do quán tính này, mặc dù một số nội dung của hệ thống lý thuyết ban đầu đã bị phát hiện là sai, giới học thuật vẫn bảo lưu nó như một nghiên cứu hay quan điểm chứ không hoàn toàn lật đổ nó. Quán tính tư duy của giới khoa học nói chung là không muốn nhảy ra khỏi cái khung tư duy ban đầu để hoàn toàn suy xét lại.

   Thứ hai, giả thuyết tiến hóa cho rằng con người là sự kết hợp của các cấu trúc vật chất, bỏ qua các đặc tính năng lượng và tinh thần của con người, mà cái sau lại là thuộc tính bản chất hơn của con người. Ở góc độ vật chất thuần túy để khám phá nguồn gốc của sinh mệnh, thì sẽ không thể nắm bắt được bản chất của sinh mệnh và nhìn thấy sự thật, chỉ có thể bị giả thuyết tiến hóa làm cho ngày càng mơ hồ. Điều này sẽ được chúng tôi thảo luận chi tiết trong chương 4 và 5.

   Thứ ba, các giả thuyết tiến hóa chưa được chứng minh đã được đưa vào trường lớp để rao giảng. Những khám phá khoa học đặt câu hỏi về “giả thuyết tiến hóa” thì bị bóp méo, các bài báo chất vấn thì bị trì hoãn, các khoa học gia nghi ngờ “giả thuyết tiến hóa” thì bị đàn áp. Sự lũng đoạn về quan điểm học thuật này đã thực sự tẩy não mọi người ở một mức độ nhất định, gây ra nhiều tác hại và tạo thành một vòng luẩn quẩn mà họ không thể tự thoát ra. Điều này sẽ được chúng tôi thảo luận chi tiết trong chương 6.

   Thứ tư, khoa học thực nghiệm hiện đại là dựa trên tư duy phân tích để cố gắng tìm ra một lời giải thích khác biệt, thậm chí đối lập với văn hóa truyền thống về nguồn gốc của sinh mệnh. Giả thuyết chưa được chứng minh này đã được mở rộng sang các ngành khoa học xã hội và nhân văn, với những hệ quả vượt xa lĩnh vực sinh học. Một khi logic sinh tồn và cạnh tranh của giả thuyết tiến hóa được áp dụng vào thực tiễn xã hội, nó sẽ phá hủy nền tảng đạo đức con người, làm cho con người trở nên thoái hóa và biến chất. Điều này sẽ được chúng tôi thảo luận chi tiết trong chương 7.

   Thứ năm, sau sự băng hoại của tôn giáo vào thế kỷ 19, xã hội nhân loại đã xuất hiện khủng hoảng về đức tin, cộng thêm sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ sau Cách mạng Công nghiệp, năng lực sản xuất của con người tăng cao, có thể sử dụng máy móc, giả thuyết tiến hóa đã ra đời dưới một bối cảnh như vậy. Giống như thanh thiếu niên bước vào thời kỳ nổi loạn, họ có xu hướng từ bỏ các giá trị truyền thống, tìm kiếm những lý thuyết nghịch lý và mới lạ. Chúng tôi sẽ thảo luận chi tiết về điều này ở trong chương 8.

   Chương 1 của loạt bài “Nhìn thấu thuyết tiến hóa” sắp xếp các lỗi logic của giả thuyết tiến hóa, dữ liệu thực nghiệm và sự thật khoa học nghi ngờ giả thuyết tiến hóa. Chương 2 phá bỏ những suy nghĩ mơ hồ căn bản của giả thuyết tiến hóa. Chương 3 tiếp tục giải thích các kết quả nghiên cứu sinh học phân tử hiện đại đặt câu hỏi đối với giả thuyết tiến hóa.

   Dựa trên một số lượng lớn các nghiên cứu khoa học và thí nghiệm trong ba chương trước, giả thuyết tiến hóa đã bị phủ nhận hoàn toàn. Nó thậm chí không phải là một giả thuyết, và cần bị loại bỏ khỏi sách giáo khoa. Vậy thì, sinh mệnh của con người rốt cuộc là từ đâu đến, chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận ở các chương sau.

(Còn tiếp)

 

(Nguồn:https://www.epochtimesviet.com)

Bài trước
Bài tiếp theo

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan