Những Điều Tiến Sĩ Billy Graham Dạy Tôi Về Đời Sống Và Mục Vụ

Share

Các vị lãnh đạo có khải tượng thân mến,

Đang khi tưởng nhớ và phản hồi về cuộc đời và di sản của Tiến sĩ Billy Graham, tôi nhận ra có nhiều bài học để đời mà một người có thể tiếp thu được từ một người lãnh đạo Cơ Đốc đầy khải tượng.

Thật là vinh dự cho tôi, được gia đình Graham mời dự tang lễ của ông vào Thứ Sáu ngày 2 tháng 3. Trong lúc chuẩn bị đến tang lễ, tôi viết những suy nghĩ sau đây, hy vọng sẽ cảm động quý vị “giữ lấy và giữ mãi” trong những năm tới đây. Những tư tưởng này đã được gạn lọc qua những lần tương giao với Tiến sĩ Graham từ năm 1982 cho đến nay. Tôi hy vọng những bài học cá nhân này sẽ thật ý nghĩa cho quý vị.

Trước hết, khi tôi suy nghiệm về cuộc đời của Tiến sĩ Graham, dòng chữ Đức Tin và Khải Tượng nảy lên trong những trang viết về dòng sự sống đối với tôi. Từ những ngày khởi đầu cho đến ngày tốt nghiệp vào cõi đời đời, ông đã đem đức tin và khải tượng đến với những vị lãnh đạo chủ chốt trên khắp thế giới. Ông có một cách nhìn về thế giới từ một quan điểm khác và nhìn biết Chúa từ một quan điểm thiên đàng. Trong khi các vị lãnh đạo khác cố gắng tiến đến những cộng đồng là đối tượng thì ông tiến bước đến tầm vóc cộng đồng thế giới.

Tôi vẫn nhớ cứ như là mới xảy ra hôm qua, khi Tiến sĩ Graham phát biểu tại Đại Học Tin Lành ở Springfield, Missouri vào năm 1982, là lúc mà Tiến sĩ Thomas F. Zimmerman là Tổng Quản Nhiệm của Hội Thánh Ngũ Tuần (Assemblies of God) mời ông đến nói chuyện với các sinh viên thần học Ngũ Tuần và các lãnh đạo cùng nhân sự của bộ phận trung ương Ngũ Tuần.

Em của tôi, Tiến sĩ James L. Davis, Chủ Tịch tổ chức Quốc Tế Phát Triển Lãnh Đạo, và tôi đến sớm 2 tiếng đồng hồ để kiếm được chỗ ngồi ở những hàng ghế đầu! Tôi không bao giờ quên được sứ điệp của Tiến sĩ Graham. Ông kết luận với những lời nói về sự ngắn ngủi của thời gian và sự thách thức về hoàn thành Đại Mạng Lệnh trong đời sống của chúng ta. Quý vị có thể nghe được tiếng cây kim chỉ rớt trên sàn nhà. Sứ điệp của ông thật là mạnh mẽ và thu hút lạ lùng.

Điều thứ hai mà tôi nghĩ đến là Tiên Phong và Dấn Thân khi tôi xem đến những ảnh hưởng của đời sống của Tiến sĩ Graham. Ông không tự hào mình là người “trên trước.” Ông sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro nguy hiểm khi những người khác không dám, và một trong những kết quả là ông là người tiên phong dấy lên một sáng kiến mạnh mẽ. Vào năm 1974, Tiến sĩ Billy Graham khởi đầu Phong Trào Làm Chứng Thế Giới Lausanne. Chính do phong trào Lausanne 1974 mà hướng đi sứ mạng của Hội thánh chuyển từ “các quốc gia” đến “các nhóm dân tộc.” Ngày nay, Hội thánh

Toàn Cầu đang tập chú vào những nhóm dân hay những nhóm sắc tộc chưa được nghe tin lành. Tất cả bắt đầu với Tiến sĩ Graham và khải tượng về truyền giáo thế giới của ông. Thêm nữa, ông là một trong những người đầu tiên, nếu không phải nói là người đầu tiên, truyền giảng về Chúa Giê-su qua vệ tinh cho ít nhất là một tỷ người trong một lúc.

Ông là một người tiên phong trong việc hòa phối truyền thông, kỹ thuật và in ấn.

Điều thứ ba, xuyên suốt chức vụ của mình, Tiến sĩ Grham đã đem Sự Tập Chú và Giá Trị vào trong đời sống của gia đình, bạn hữu và các người cùng phục vụ của ông. Tiến sĩ Graham thường nói, “Chúng ta phải giữ những điều chính yếu là chính yếu.” Tôi tin rằng một trong những điều khó mà giữ được là giữ lấy điều chính yếu luôn là chính yếu! Thế mà trong 70 năm. Ông đã đem sự tập chú vào các linh hồn, các thánh và Đấng Cứu Chuộc. Ông thường nhắc nhở chúng ta tại sao chúng ta ở đây và những gì chúng ta phải làm, và ông không lúc nào lơi đi.

Amsterdam 2000

Trong gần 3 năm, tôi có cơ hội phục vụ trong Ủy Ban Điều Hành Amsterdam 2000, Amsterdam 200 được xem là một “sự kiện đa quốc đầy đủ nhất trong lịch sử,” khi các hội thánh từ 218 quốc gia, bang và lãnh thổ đến Amsterdam với trên 11.000 nhà truyền giảng và lãnh đạo hiệp lại để cùng đưa ra một chiến lược truyền giảng chung cho thế kỷ 21.

Tiến sĩ Graham chọn đem giá trị Vương Quốc đến với những nhà lãnh đạo từ mỗi một nước trên thế giới. Ngân sách cho chương trình hội nghị lịch sử này lên đến trên 30 triệu đô Mỹ.

Nhưng tổ chức của ông đã gây quỹ được trọn số tiền này trước một năm!

Vào ngày 6 tháng 8 năm 2000, tiến sĩ Graham đưa ra một thách thức cho tất cả hội nghị chúng tôi:“Chúng ta hãy thắp lên ngọn lửa cam kết công bố tin lành của Chúa Cứu Thế Giê-xu trong quyền năng của Đức Thánh Linh cho đến cùng trái đất, tận dụng mọi tài nguyên có được và với mỗi cân sức của chúng ta.”

Điều thứ tư, có thể nói không do dự, là Trung Tín và Phẩm Chất được chứng tỏ qua đời sống và mục vụ của ông. Tiến sĩ Graham sống không một chút xì-căng-đang, không tì vết suốt bao thập niên phục vụ.

Ông trung tín với Chúa, chung thủy với vợ, gia đình, bạn hữu, tổ chức của ông, quốc gia và thế giới. Có một lần người ta hỏi ông, “Điều gì là điều giá trị nhất mà đời sống ông có được?” Ông trả lời, “Sự liêm chính của tôi. Phải mất cả đời sống để xây dựng một cái tên liêm chính vững chắc nhưng chỉ 30 giây là có thể đánh mất nó.”

Khi tiến sĩ Graham đến một thành phố để tổ chức một cuộc truyền giảng, câu hỏi đầu tiên ông hỏi là, “Mọi người có cầu nguyện không?” Ông biết rõ, nếu không cầu nguyện, đó chỉ là một sự kiện mà không phải là một cuộc gặp gỡ Chúa. Hãy chú ý đến những điều ông không hỏi đến. Ông không hỏi, “Có bao nhiêu người dự? Thời tiết ra sao? Liệu chúng ta có đủ ngân sách?”

Năm 1993 và 1994 tôi được vinh dự, là một nhà truyền giảng, phục vụ trong Ủy Ban Điều Hành NACIE 94. NACIE là viết tắt của “North American Conference for Itinerant Evangelists – Hội Nghị Những Nhà Truyền Giảng Lưu Động Bắc Mỹ.” Hàng ngàn nhà truyền giảng đến hiệp lại ở Louisville, Kentucky. Tiến sĩ Graham thách thức tất cả chúng tôi hãy sống trung tín và thanh sạch suốt những thập niên của cuộc đời của chúng tôi. Trong khoảng thời gian này tôi học được một lẽ thật, “Những cánh cửa nhỏ có thể mở ra vào trong những căn phòng rộng lớn.”

Trong hội nghị NACIE 94, Tiến sĩ Graham mở một cuộc họp báo cho cả trong và ngoài hội thánh. Trong phần hỏi đáp, một phóng viên hàng đầu hỏi ông có suy nghĩ gì về những người theo hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Tôi không bao giờ quên được câu trả lời của ông. Một câu trả lời kinh điển. Ông nói, “Một con chim có cánh phải và cánh trái. Tôi không quan tâm đến việc cứu cánh phải hay cánh trái. Tôi muốn cứu trọn con chim.” Tiến sĩ Graham không chỉ chú tâm phục vụ cơ đốc đến những người bảo thủ hay phóng túng, nhưng đến tất cả nhân loại. Có phải đó là lý do tại sao ông có rất nhiều bạn và ảnh hưởng của ông được cảm nhận sâu xa khắp thế giới?

Kế đến, cuộc đời của Tiến sĩ Graham là một sự cô đọng lại của Ân Huệ và Can Đảm. Khi nghĩ về các bạn của ông và những người mà ông ảnh hưởng đến, không có một công thức toán nào có thể phân tích được ảnh hưởng đó. Sự sống đời đời không thể tìm được trong những gì tính toán, lạc thú hay những kho tàng của thế gian này!

Thư viện Billy Graham

Ân huệ của Chúa đã tuôn đổ trên đời sống của ông từ lúc ông bắt đầu mục vụ cho đến lúc đời ông chấm dứt.Trong tất cả những lúc quan hệ với nhân viên và bạn của ông, tôi chưa hề nghe một ai nói tiêu cực về ông.Thêm nữa, ông luôn là loại người lãnh đạo đi trước và đi đầu.Cho dù Chúa dẫn ông đến đâu, sứ điệp của ông luôn luôn là một:“Đấng Christ là con đường duy nhất đến nước Trời.Ngài đã chết cho tội lỗi của quý vị.”

Sau cùng, nhưng không phải là thứ yếu, tôi nghĩ đến Kết Thúc và Đắc Thắng khi cuộc đời của ông đến chỗ chấm dứt và di sản của ông vẫn tiếp tục. Khi phát biểu tại mộ của Tổng Thống Richard Nixon, ông bắt đầu bằng những lời như sau, “Có dân chủ trong sự chết. Nó đến với tất cả chúng ta một cách bình đẳng và làm cho chúng ta bình đẳng khi nó đến.”

Một người bạn tuyệt vời của tôi, Mục sư Greg Smith, Chủ Tịch tổ chức InStep International in Atlanta, Georgia, nói với tôi, “Vào giai đoạn này của đời tôi, tôi hỏi chính mình, ‘Ai là người mà tôi phải kết thúc với?” Tất cả chúng ta cần phải hỏi câu hỏi này! Ai là người mà quý vị sẽ kết thúc với? Quý vị sẽ kết thúc. Có dân chủ trong sự chết!

Tôi có thể nói với quý vị điều này, hầu hết những người mà quý vị đã khởi đầu với, quý vị sẽ không kết thúc với. Trong suốt hành trình của cuộc đời, chúng ta phải học cách xử lý “sự trao đổi mối quan hệ vĩ đại,” để cho chúng ta có thể tiếp tục làm trọn vận mạng thiên định của mình.

Vào năm 2009, Tiến sĩ James Merritt, Viện Trưởng Danh Dự của Hội Thánh Báp-tít Nam Phương, và tôi, cùng với Tiến sĩ Elmer Towns và một số vị khác, ở Ecuador dự Hội Nghị Một Tỷ Linh Hồn. Tôi sẽ không bao giờ quên được điều Tiến sĩ Merritt nói với khoảng 500 lãnh đạo. Ông nói, Tất cả chúng ta đang chạy một cuộc đua. Thật là một thảm kịch cho chúng ta khi đời sống chúng ta đến chỗ kết thúc mà cuộc chạy đua của chúng ta không hoàn tất.”

Tiến sĩ Graham đã chạy “cuộc đua [mà Chúa] vạch ra” cho ông. Khi ông chạy cuộc đua này, ông đã chứng tỏ mỗi bước chạy của ông với:

  • Đức Tin và Khải Tượng
  • Tiên Phong và Dấn Thân
  • Tập Chú và Giá Trị
  • Trung Tín và Phẩm Chất
  • Ân Huệ và Can Đảm
  • Kết Thúc và Đắc Thắng

Mỗi người trong chúng ta hãy viết lên những phẩm tính này vào trong cuốn Kinh Thánh của mình và áp dụng cho đời sống của chúng ta. Tôi sẻ chia với các con gái của tôi rằng sự thành công thật trong con mắt của Chúa của chúng ta là tìm kiếm Ý Ngài, sống theo và hoàn tất Ý Ngài. Tiến sĩ Billy Graham đã hoàn tất cuộc đua của ông và nhận phần thưởng của ông. Chúng ta hãy nhận lấy cây gậy mà ông chuyển giao cho chúng ta và chạy tới mức đến của Đại Mạng Lệnh trong thế hệ của mình.

Cho Đến Khi Những Người Cuối Cùng Nghe Được.

Tiến sĩ James O. Davis

 

Nephtali

(Lược dịch theo: charismanews.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan