Mỗi người phải đối diện với những quyết định hoặc là chọn con đường của Đức Chúa Trời hay của riêng họ. Chúng ta bị áp lực phải đồng hóa với thế gian và văn hóa chung quanh chúng ta thay vì đầu phục Chúa như là vua của chúng ta. Chúng ta được bảo hãy nhìn đến quyền lợi riêng của mình thay vì yêu thương người lân cận như chính mình. Những chọn lựa này. dù là trong hiện tại hay trong thời Các Quan Xét đều quan trọng như nhau.
Sách Các Quan Xét có đặc trưng là cho thấy dân Y-sơ-ra-ên làm điều họ cho là phù hợp – có nghĩa là, họ làm điều mà ý riêng của con người của họ cho là đúng. Khi người ta làm điều họ cho là đúng, họ có khuynh hướng không làm điều Chúa cho là đúng. Để cho mình dựa vào chính mình, con người làm điều ác trước mặt Chúa. Dân Y-sơ-ra-ên cứ luôn luôn chọn những con đường của các nước chung quanh họ hơn là con đường của Chúa. Thay vì là một vương quốc của thầy tế lễ và là một nước thánh tận hiến cho Chúa, họ chọn trở nên giống như những nước khác, thờ phượng các thần giả. Thay vì vâng phục Lời Chúa được ban cho họ, họ vi phạm mối quan hệ giao ước với Chúa.
Những sự kiện trong cuốn sách xảy ra sau khi có những cố gắng khởi đầu cuộc đánh chiếm đất Ca-na-an. Trong sách Giô-suê, cuốn sách trước Các Quan Xét, chúng ta thấy Chúa làm trọn giao ước của Ngài với Áp-ra-ham khi Ngài đem dân Y-sơ-ra-ên vào đất hứa (Giô-sua 21:45; 22:4; 23:14-15).
Các Quan Xét sau đó mô tả sự bất trung của dân Chúa đối với mối quan hệ giao ước.
Nước Y-sơ-ra-ên bị phân tán ra sau cái chết của Giô-suê, và không một quan xét nào cai trị trên toàn thể dân sự. Các chi phái của Y-sơ-ra-ên thiếu một sự lãnh đạo trung ương, cho nên họ nhận diện lai lịch của họ theo chi phái riêng của họ hơn là với toàn thể đất nước. Vì vậy, luôn có những cuộc chiến giữa các chi phái với nhau, và họ phải vất vả mới quy tụ lại được với nhau để chống lại những dân trong những lãnh thổ mà Chúa kêu gọi họ vào chiếm lấy (so sánh với Phục Truyền 7,20). Đó là một trong giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử Y-sơ-ra-ên và nó cho thấy bản chất tội lỗi của con người trong một sự tỏ ra bại hoại thật hết sức không ngờ được. Ngày nay cũng chẳng khác như vậy là bao nhiêu.
Có lẽ Các Quan Xét được viết trong thời trị vì của Đa-vít hay Sô-lô-môn. Phần mở đầu (1:1-3:6) cho thấy đầu tiên là sự hoàn thành thành công khá lớn của Giu-đa so với những thất bại của các chi phái khác. Nó cũng tỏ ra một chu kỳ cứ bị tái lập. Chu kỳ giống như thế này: dân sự làm điều ác trước mặt Chúa; Chúa sai một dân ngoại mạnh mẽ đến áp bức họ; dân sự kêu cầu; Chúa sai một quan xét đến giải cứu họ; đất được yên nghĩ. Rồi chu kỳ đó lại tiếp tục nửa.
Sách Các Quan Xét (3:7-16:31) bao gồm những câu chuyện về các quan xét. Xuyên suốt cuốn sách, tinh thần chung của những dòng tường thuật trở nên tối tăm. Bắt đầu với một ghi chú đánh giá cao với một người lãnh đạo từ chi phái Giu-đa thành công trong chiến dịch chống lại sự áp bức, nhưng người quan xét cuối cùng, Sam-sôn, một quan xét từ chi phái Đan, nhìn có vẻ giống như một người lãnh đạo của những dân chung quanh Y-sơ-ra-ên hơn là một người lãnh đạo của dân Y-sơ-ra-ên. Cuốn sách càng đi tiếp vào những câu chuyện thì các quan xét càng lúc càng thành công ít hơn, và vào cuối cuốn sách, các quan xét không cứu vãn nổi Y-sơ-ra-ên. Trong suốt những dòng câu chuyện về những vị quan xét chính, những thành phần của chu kỳ chuộc tội càng mất dần đi đến nổi có một cảm nhận của một sự phá vỡ khuôn mẫu khi Y-sơ-ra-ên càng lao vào sự hỗn loạn. Phần kết luận của cuốn sách cho thấy là mọi người làm theo ý mình cho là phải (chương 17-21).
Sau đây là 5 điều chính yếu chúng ta có thể học về giai đoạn này trong lịch sử:
1. Các quan xét giúp chúng ta biết Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời ghen tuông với dân sự của Ngài và không muốn họ thờ phượng các thần khác. Chúa trung tín với mối quan hệ giao ước, cho dù dân Y-sơ-ra-ên không trung tín. Chúa cũng kiên nhẫn với dân sự của Ngài. Dân Y-sơ-ra-ên thường cư xử như là những con trẻ cứ lập đi lập lại những lỗi lầm của họ, ngay cả khi họ được ban cho những hướng dẫn rất rõ ràng về những cách hành động phải lẻ. Nhưng Chúa cũng là thánh và công bình. Ngài không cho phép tội lỗi không bị trừng phạt.
2. Trong khi các quan xét là những cá nhân bất toàn, họ cũng là dân sự của Chúa và hành động với đức tin vĩ đại.
Đức Chúa Trời dùng những cá nhân bất toàn để làm những điều vĩ đại mà những điều này chỉ có thể thực hiện được bởi quyền năng của Thánh Linh và qua ân sủng của Chúa.
3. Sách dạy dân sự của Chúa về những điều Chúa chấp nhận.
Bản chất của dòng câu chuyện là nó cho thấy điều tốt, điều xấu và mọi thứ ở giữa hai điều này. Và chỉ vì có một điều nào đó có liên hệ với dòng câu chuyện không có nghĩa là chúng được Chúa chấp nhận. Cấu trúc dòng câu chuyện của chu kỳ tội lỗi-cứu chuộc dạy người đọc về những gì được Chúa chấp nhận hay không chấp nhận.
4. Các Quan Xét bày tỏ cho biết con người là ai khi họ đi theo chính họ.
Toàn thể sách cảnh cáo thật rõ ràng về tội thờ lạy thần tượng và cho thấy con người có thể phát triển chỉ bởi qua một sự thờ phượng thật và phải lẻ dành cho Chúa mà thôi.
5. Cuốn sách hướng tới sự đến của một vị vua công chính là người sẽ dẫn dắt dân sự của Chúa vào sự thờ phượng Ngài một cách thích hợp.
Vị vua này không phải là Đa-vít hay Sô-lô-môn hay bất cứ một vị vua thế gian nào. Vị vua này là Chúa Giê-xu Christ. Trong khi tất cả 5 bài học này là quan trọng với Cơ đốc nhân ngày nay, bài học cuối cùng này cộng hưởng mạnh mẽ một cách đặc biệt khi chúng ta đang chờ đợi sự trở lại của vị vua vĩ đại của chúng ta. Đồng thời chúng ta được kêu gọi hãy yêu Chúa bằng cách trung tín với Ngài và chuẩn bị cho sự trở lại của Đấng Christ.
Sách Các Quan Xét nói về một dân tộc sống ở trong một thời điểm và không gian khác nhưng cũng là những người trãi nghiệm sự đối nghịch với một đời sống tận hiến cho và sống theo Chúa. Những dân chung quanh Y-sơ-ra-ên đang áp lực họ để họ phải thỏa hiệp và trở nên giống như chúng. Cơ đốc nhân ngày nay thấy chính họ cũng đang ở trong một hoàn cảnh như Y-sơ-ra-ên ngày xưa – thế gian đang dồn ép chúng ta phải đồng hóa với những cách sống của nó. Đức Chúa Trời, tuy nhiên, đang kêu gọi chúng ta hãy vững lòng trung tín. Để làm được điều này, chúng ta cần Con Trai vĩ đại hơn của Đa-vít – Chúa Giê-xu.
Nguyễn Trọng
(Lược dịch theo: thenivbible.com)