Những Trở Ngại Cho Sự Tha Thứ

Share

“Tại sao tôi không thể tha thứ?” là một câu hỏi trong trí của nhiều người. “Tôi biết rằng Chúa muốn tôi tha thứ, nhưng tôi chỉ không tìm đủ sức để làm đến nơi đến chốn.”

Tha thứ không phải là một việc dễ dàng. Tôi tin rằng tiêu biểu có ba trở ngại chính cho sự tha thứ. Thứ nhất là một sự thiếu trách nhiệm khi đề cập đến sự chủ quyền trên sự sa ngã của chúng ta. Nếu chúng ta không thể nhìn nhận những lỗi lầm của riêng mình, làm sao chúng ta có thể tiến tới sự tha thứ trong các mối liên hệ của chúng ta? Chúng ta phải trước tiên có thể thú nhận rằng chúng ta không hoàn hảo và rằng chúng ta có khả năng làm tổn thương người phối ngẫu của mình.

Thứ nhì, sự giận dữ không được giải quyết là một cản trở lớn cho quyền năng chửa lành của sự tha thứ. Nếu chúng ta không chịu bỏ đi sự cay đắng, sự giận dữ, hay sự thù ghét, chúng ta đang bám víu vào những quyền lực có tính chất phá hoại rất lớn. Những quyền lực này đối diện tương phản với quyền năng của sự tha thứ. Hai quyền lực này không thể tồn tại chung với nhau. Chúng quá khác nhau để mà có được sự hài hòa giữa chúng.

Sau cùng, nhiều người có những quan niệm sai lầm về sự tha thứ; và vì thế vật lộn với sự tha thứ bởi vì họ đi sai đường. Những ảo tưởng về sự tha thứ rất nguy hiểm vì chúng không phải là lẽ thật. Lẽ thật sẽ luôn luôn thả tự do cho chúng ta, giống như sự tha thứ. Nhưng nếu chúng ta tin vào những lời nói dối về sự tha thứ thì tự nhiên chúng ta sẽ tránh né nó bằng mọi cách, đặt biệt là trong ánh sáng của những đau đớn thực sự về tình cảm.

Những tin tưởng sai lầm thông thường về sự tha thứ là gì? Thứ nhất, và quan trọng hơn hết, tha thứ không phải là quên đi. Bao nhiêu lần chúng ta đã nghe một người nào đó nói, “Tha thứ và quên đi!” Điều này gần như không thể được, dĩ nhiên ngoại trừ tổn thương não trầm trọng. May thay, bộ não của chúng ta không được quấn dây để mà hoàn toàn quên đi những biến cố đau thương trong quá khứ. Một vài người nghĩ rằng đây là một lời đùa độc ác tạo ra bởi Đức Chúa Trời, chỉ để hành hạ chúng ta vì cớ tội lỗi của chúng ta. Nhưng kỳ lạ thay, đó là sự ban phước của Chúa mà cho phép chúng ta ghi nhớ những kinh nghiệm đau buồn từ quá khứ của chúng ta. Kin Hubbard có lần đã viết, “Không một ai quên chốn mà anh ta đã chôn cái rìu.”

Nếu chúng ta tin chúng ta có thể chôn vùi những tổn thương của mình, chúng ta chỉ kéo dài điều không thể tránh khỏi. Bằng cách chôn vùi những đau thương sâu tận trong lòng chúng ta, chúng ta chỉ đang chờ cho một sự bùng nổ xảy ra mà thôi, giống như một ngọn núi lữa, sức nóng và áp suất dồn dập từ những đau thương trong quá khứ tích lũy, hy vọng được thả ra, cho đến khi nó cuối cùng nổ tung. Coi chừng, những bộc phát này vô cùng tai hại cho gia đình và bạn bè. Những tro bụi hay dung nham sẽ che phũ mọi thứ trong lối của nó.

Gia-cơ 1:2-4 nói rằng, “Hởi anh em, hãy coi sự thử-thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức-tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào.” Những thử thách và kinh nghiệm đau đớn là những biến cố Chúa có thể dùng vào quá trình tăng trưởng của con dân Ngài! Tại sao chúng ta lại muốn quên?

Nói tóm lại, William Meniger đã viết (trong “Quá trình của sự tha thứ”).

Sự tha thứ, thế thì, không phải là quên đi. Nó không phải là bỏ qua hay tuyên bố vô tội. Nó không phải là giả vờ cũng không là một việc làm vì cớ của kẻ phạm tội. Nó không là một việc chúng ta chỉ làm bởi vì một hành động dã man của ý chí. Nó không đòi hỏi một sự đánh mất danh tâm, mất đi nét đặc biệt, hay mất mặt. Nó không thả kẻ phạm tội khỏi sự ràng buộc mà họ có thể có hoặc không có nhận thức. Một sự hiểu biết về những điều này sẽ có ích cho việc giúp đở người ta bước vào quá trình tha thứ.

 

(Nguồn: vietchristian.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan