Phía Sau Mỗi Cuộc Tranh Chiến Là Một Khát Vọng Kết Nối

Share

Bích và Phan đang ngồi trên ghế dài đối diện với tôi. Họ đang cố làm sao để nối kết với nhau. Cả hai đều cảm thấy là mình bị bác bỏ, bỏ lơ, đổ lỗi, giận dữ và trách móc.

Tôi hỏi họ, “Cuộc hôn nhân của hai bạn nhìn ra sao nếu chúng ta có thể làm việc thông suốt những vấn đề này?” 

Bích trả lời khôi hài, “Anh ấy sẽ dọn lấy quần áo của anh ấy.”

Vợ tôi hỏi, “Hãy nói là chúng ta có mọi sự được đồng ý thì cuộc hôn nhân của hai bạn nhìn ra sao?”

Bích trả lời, “Tôi đoán sẽ dễ dàng, hay ít nhất là không căng thẳng.”

Vợ tôi hỏi, “Hai người có muốn cảm nhận là được chọn lựa?”

Cả hai đồng ý là họ muốn được mong muốn.

Vợ tôi và tôi hỏi thêm những câu hỏi. Có muốn cảm thấy an toàn? Được khao khát? Được an ủi? Được làm êm thắm? An ninh? Có muốn có ai đó luôn luôn ở bên mình?

Dĩ nhiên là họ muốn tất cả mọi điều đó.

Không Tốt Cho Người Nam Ở Một Mình

Sáng Thế Ký 2:18 chép, “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ tạo nên một người giúp đỡ thích hợp với nó.” (BTTHĐ 2010).

Phân đoạn này đi vào tâm trí tôi khi tôi nói chuyện với những cặp vợ chồng như Bích và Phan. Dễ cho những buổi tư vấn của chúng tôi bị lạc vào trong những chuyện tranh chấp hàng ngày như là việc nhà, làm cha mẹ, tiền bạc hay tình dục. Tôi hiểu những chuyện đó là quan trọng và các cặp vợ chồng cần giải quyết những bất đồng của họ, nhưng thường là có một nhu cầu sâu xa hơn. 

Đức Chúa Trời nhận biết nổi khao khát sâu thằm của chúng ta, không muốn cô độc. Chúng ta muốn sự hỗ trợ tâm hồn từ người phối ngẫu của mình.

Tôi chưa bao giờ có một người không đồng ý với nhu cầu được chọn, được khao khát hay được mong muốn. Có một lý do tại sao Chúa gọi người Do Thái là Tuyển Dân của Ngài – đó là để đáp ứng một nhu cầu sâu xa hơn. Giao ước hôn nhân là về chọn yêu một người, hỗ trợ và đứng chung với người đó mãi mãi.

Bạn Có Ở Đó Vì Tôi?

Tiến sỹ Sue Johnson trong cuốn sách của bà, Được Sáng Tạo Để Nối Kết, một cách xuất sắc mô tả câu hỏi phần nối kết cốt lõi. Anh/em có ở đó vì tôi?

Tôi chứng kiến những cặp vợ chồng vật lộn với vấn đề gốc rể này. Ở mức căn bản nhất, chúng ta muốn biết là chúng ta không cô độc. Chúng ta muốn biết rằng người bạn đời của chúng ta đứng cùng chúng ta.

Tôi có nghe một người đàn ông kể lại câu chuyện về làm thế nào mà anh cảm thấy bị tách ra khỏi vợ mình ngay trên giường ngủ. Nàng nằm trên giường và làm việc với cái điện thoại, trả lời email và tin nhắn từ mọi người. Anh phê bình nàng về cách quản lý thời gian. Anh giải thích làm thế nào cô không phải làm việc trên giường. Anh phê bình cô không chịu để ra giờ nghĩ.

Cô phản ứng bảo vệ mình và nói cho anh biết rằng cô phải làm việc này cho xong. Họ tranh cãi về chuyện này trong nhiều năm.

Vấn đề không phải là về điện thoại hay quản lý thời gian. Anh muốn biết là cô có ở cùng với anh. Cô có đặt giá trị anh? Cô chọn anh hay công việc của cô? Anh muốn sự nối kết.

Tranh Chấp, Bỏ Đi Hay Băng Giá 

Thật dễ nổi cơn khi chúng ta không cảm nhận được người phối ngẫu của mình ở cùng với mình. Chúng ta thường phản ứng bằng tranh chiến, bỏ đi hay băng giá.

Sau đó là chỉ trích, phòng thủ, tỏ ra coi thường và chặn họng.

Chúng ta diễn giải những phản ứng của người phối ngẫu như là “không đứng chung với tôi.” Chúng ta phản ứng dựa trên cái sợ hãi bị ngắt đi sự nối kết.

Tôi đã mất một thời gian mới hiểu được điều này. Tôi thường nghĩ rằng những tranh cãi với vợ tôi là về tiền bạc, việc nhà, dạy con, tình dục vv. Bây giờ tôi nghĩ nhiều hơn về quan tâm của tôi, rằng tôi không nghĩ là vợ tôi “ở cùng với tôi” khi đến với những đề tài đó.

Tôi luôn luôn không quan tâm về chuyện nàng đồng ý hay không đồng ý với tôi. Tôi chỉ muốn chúng tôi cùng nhận ra chuyện này. Trong quá khứ tôi không nghĩ rằng tôi nhận biết đủ về nỗi sợ hãi của tôi và những nhu cầu để làm điều nối kết này. Bây giờ khi tôi tranh luận với vợ tôi, tôi nghĩ về điều này. Tôi thừa nhận rằng phần nhiều những phản ứng của tôi được nung đốt bởi nhu cầu nối kết với vợ tôi.

Tập Chú Vào Sự Nối Kết

Khi tôi tư vấn cho các vợ chồng và họ bắt đầu tập chú vào sự xây dựng mối nối kết của họ, những tranh chấp của họ trở nên dễ quản lý hơn. Họ bắt đầu lắng nghe lẫn nhau và làm việc để hiểu nhau. Họ có thể không luôn luôn đồng ý, nhưng ít nhất là họ làm việc hay ở đó cho nhau. 

Một cặp, Bích và Phan, khởi đầu với sự giận dữ và trách móc. Họ bắt đầu nhận thức rằng họ cùng muốn điều như nhau – sự nối kết, được chọn, có người làm êm dịu lòng và có người đồng hành kế bên họ. Một khi họ có được điều ấy, chúng tôi có thể làm việc trên những điều phân rẻ hay kích động họ.

Cho nên chúng tôi bắt đầu làm lại cuộc đối thoại thành “Thái độ đó có xây dựng sự nối kết của các bạn?” Điều gì giúp ích cho tình trạng như thế này? Khi các bạn không đồng ý, làm cách nào người phối ngẫu của bạn chứng tỏ rằng họ đang làm việc chung với các bạn?

Bích và Phan đang từ từ có thể nhẫn ra những thái độ, những điều kích hoạt và những tư tưởng làm hại họ. Họ có thể làm những quyết định mới.

 

Ngọc Nga 

(Lược dịch theo: thrivingmarriages.com)

 

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan