Sao Mai Lucifer Sa Ngã Trở Thành Sa-Tan

Share

Trừ khi được nêu lên, Kinh Thánh dùng trong bài viết là từ Bản Truyền Thống Hiệu Đính 2010

Theo mạch văn của Ê-xê-chi-ên 28 thì 10 câu đầu của chương này nói về một lãnh đạo là con người thiên nhiên. Sau đó, bắt đầu từ câu 11 và xuyên suốt đến câu 19, Lucifer (Sao Mai) là trọng tâm của ý nghĩa bày tỏ.

Những lập luận nào đưa đến kết luận rằng những câu này nói về sự sa ngã của Lucifer? Ngược lại với 10 câu đầu nói về kẻ cai trị thành Ty-rơ (bị đoán phạt vì xưng mình là một thần linh dù y chỉ là một người nam), ý nghĩa bày tỏ của kinh văn là về vua Ty-rơ. Nhiều học giả tin rằng dù có một “người cai trị” ở Ty-rơ, “vua” thật của Ty-rơ là Sa-tan, vì sau cùng chính nó là kẻ vận hành mọi sự trong bản chất chống nghịch Chúa của thành này và chính nó đã làm mọi sự đó xuyên qua con người của kẻ cai trị thành.

Ký thuật về sự sa ngã của Lucifer được cho thấy trong hai chương Cựu Ước cốt yếu là Ê-xê-chi-ên 28 và Ê-sai 14. Hãy xem xét qua hai chương này.

Một số người cho rằng những câu kinh văn có lẽ thật sự là nói về một vị vua là con người ở Ty-rơ dưới quyền lực của Sa-tan. Có lẽ vị vua Ty-rơ trong lịch sử là một công cụ của nó, thậm chí có thể là nó ngự trong ông ta. Khi mô tả về vị vua này,

Ê-xê-chi-ên cũng cho thấy những tính chất của một loài siêu nhiên, Sa-tan, là kẻ đang xử dụng, nếu không phải là đang ngự trị trong vị vua.

Có những tính chất thật trong vị “vua” là những tính chất không phải của con người xác thịt. Thí dụ, vị vua được cho thấy là có những bản chất khác với con người (là một chê-rúp, câu 14); hắn đã có một địa vị “trọn vẹn” và không “gian ác” (câu 15); hắn ở một thế giới không phải của con người thọ tạo (vườn Ê-đen và núi thánh của Đức Chúa Trời, câu 13 và 14); hắn chịu đoán phạt khác với sự đoán phạt dành cho loài người, bị ném “như là vật ô uế xuống khỏi núi Đức Chúa Trời”, câu 16); và những chữ mô tả bản chất của hắn không phải là dùng cho loài người (vốn là một kiểu mẫu về sự khôn ngoan và vẻ đẹp toàn hảo… trong vườn Ê-đen, câu 12-13).

Kinh văn cho thấy vị vua này được bàn tay của Đức Chúa Trời dựng nên một cách toàn hảo (28.15). Hắn là toàn hảo cho đến khi thấy ra có sự gian ác trong hắn (câu 12,15). Đó là tội gì? Chúng ta thấy trong câu 17, “Lòng ngươi kiêu ngạo vì vẻ đẹp ngươi, Và vinh quang của ngươi làm hư hỏng sự khôn ngoan mình.” Thật rõ là Lucifer trở nên bị ấn tượng với vẻ đẹp, sự thông thái, quyền năng và địa vị đến nỗi nó muốn lấy cả sự tôn quý và vinh hiển thuộc về Đức Chúa Trời. Tội làm hư hoại Sa-tan là tội kiêu ngạo tự phát.

Rõ ràng, đây là hình ảnh của sự bắt đầu của tội lỗi trong vũ trụ – xảy ra trước khi loài người sa ngã. Tội lỗi xuất phát từ ý chí tự do của Lucifer – với ý thức hiểu biết mọi sự nhưng lại chọn nổi loạn nghịch lại Đấng Sáng Tạo.

Đức Chúa Trời đoán xử thiên sứ thọ tạo quyền bính này: “Ta ném ngươi xuống đất.” (Ê-xê-chi-ên 28.18, BDM 2002). Điều này không có nghĩa là sau khi sa ngã thì Sa-tan không còn cách nào khác để đến trước mặt Chúa vì có những chỗ khác trong Kinh Thánh cho thấy Sa-tan có thể (Gióp 1.6-12; Xa-cha-ri 3.1,3). Dù vậy Ê-xê-chi-ên 28.18 cho biết là Sa-tan hoàn toàn bị ném ra khỏi chỗ “có thẩm quyền và địa vị thiên thượng” (Lu-ca 10.18).

Ê-sai 14.12-17 là một chương Cựu Ước khác nói đến sự sa ngã của Sa-tan. Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận là có một số học giả Kinh Thánh cho rằng chẳng thấy có gì ám chỉ đến Sa-tan trong chương này. Họ lập luận rằng được nói đến ở đây là một con người (4.16); được so sánh với các vua thế gian khác (c.18); và nhóm chữ, “Sao ngươi từ trời rơi xuống!” (c.12), chỉ nói đến sự sụp đổ từ đỉnh cao quyền thế.

Nhiều học giả khác giải thích chương này chỉ ám chỉ đến sự sụp đỗ của Sa-tan mà thôi, không có gì nói đến một vị vua con người. Những sự mô tả về nhân vật trong chương này không nằm trong sự mô tả bản tính con người, và bởi đó mà chương này không nói về một con người xác thịt.

Có quan điểm thứ ba mà tôi tin là bao gồm hai quan điểm trên. Ê-sai 14.12-17 ám chỉ cả hai. Có thể nói là câu 4 đến 11 nói về vua Ba-by-lôn. Sau đó, từ câu 12 đến 17 là nói đến cả hai, không chỉ về vua Ba-by-lôn nhưng cũng minh họa về Lucifer.

Nếu chương này có nói đến sự sa ngã của Lucifer thì cấu trúc của chương này phải phù hợp với cấu trúc của Ê-xê-chi-ên 28 – trước tiên nói về một vua là con người, và sau đó là nói đến cả hai, một lãnh đạo là con người và Sa-tan. Sự nổi bật là ngôn từ dùng để diễn tả nhân vật trong chương này “vừa khít” với những chương khác nói về Sa-tan trong Kinh Thánh. Thí dụ, 5 lần ngôn từ “Ta sẽ” trong Ê-sai 14 dùng để tỏ ra một bản tính kiêu ngạo, cũng được minh chứng trong Ê-xê-chi-ên 28.17 (xem thêm 1 Ti-mô-thê 3.6 cũng nói đến bản tính lừa dối)

Hậu quả của tội nghiêm trọng là Lucifer bị đuồi ra khỏi sự sống trên thiên đàng (Ê-sai 14.12). Nó trở nên bại hoại, và tên của nó được đổi ra từ Lucifer (sao mai) thành Sa-tan (kẻ thù nghịch). Quyền thế của nó hoàn toàn là cho sự hủy hoại (Ê-sai 14.12,16,17). Số phận của nó, sau lần trở lại thứ hai của Đấng Christ, là sẽ bị quăng vào hố sâu trong thời kỳ 1000 năm Đấng Christ cai trị vương quốc Chúa (Khải Huyền 20.3), và kết cuộc là bị ném vào hồ lửa đời đời (Ma-thi-ơ 25.41).

 

Naphtali

(Lược dịch từ: christianity.com)

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan